Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

on tap lich su hoc ki 2 lop 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.34 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 11 – THUẬN NGỌC LÊ</b>


<b>Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của phong trào chống pháp ở đông dương từ 1918-1939?</b>
Đặc điểm chung của phong trào chống thực dân pháp ở đông dương 1918-1939 là:


+Kẻ thù chung của 3 nước đông dương là pháp
+ Phong trào phát triển mạnh mẽ.


(-Ở lào : Có cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901-7/1937) ;
Và cuộc khởi nghĩa của Chậu Pa-chay (1918-1922).


-Ở Cam-pu-chia: bùng nổ phong trào chống thuế (1925-1926) tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ
trang của nông dân huyện Rô-le-phan ở Cơng-pơng Chơ-năng.


-Ở Việt Nam : có phong trào Xơ-Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931).)
+Phong trào công nhân phát triển từ tự phát lên tự giác.


+ Mục tiêu: Đánh đuổi thực dân Pháp và bọn tay sai giành độc lập dân tộc.


+ Hình thức đấu tranh: Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh ( khởi nghĩa vũ trang, mít tinh, biểu
tình, tuần hành, thị uy)


+ Có sự liên minh chiến đấu của 3 nước Việt Nam, Lào, Cam- pu- chia.


+ Kết quả: tuy phong trào đấu tranh phát triển mạnh song cịn mang tính tự phát, lẻ tẻ, rời rạc nên
đều bị thực dân Pháp đàn áp<sub></sub> thất bại.


+ Từ 1930, Ptđt có bước phát triển mạnh do sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, đã tạo nên
sự phát triển mới của cách mạng Đông Dương là đưa phong trào cách mạng phát triển theo xu
hướng vô sản.



<b>Câu 2: Nêu nguyên nhân và kết quả chiến tranh thế giới lần thứ hai?</b>
Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.


1. Nguyên nhân sâu xa.


- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm


sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ
đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.


- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết
thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất
bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự
Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.


2. Nguyên nhân trực tiếp.


- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những
mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai
khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít
gồm Đức, Ý và Nhật. Phe các nước tư bản dân chủ Anh- Pháp- Mĩ do có nhiều thuộc địa nên tiến
hành cải cách và tăng cường bó lột từ thuộc địa nên đã dần khơi phục nền kinh tế thốt khỏi khủng
hoảng. Các nước tư bản phát xít do thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã mất hầu hết
thuộc địa và bị cắt một phần lãnh thổ cũng như bồi thường chiến phí… nên bắt đầu châm ngịi lửa
cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ âm mưu chia lại trật tự thế giới, chiếm thêm
thuộc địa từ phe A-P-M để bóc lột giúp cho phe phát xít thốt khỏi khủng hoảng kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Năm 1935, Đức cơng khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược
Ê-ti-ơ-pia và hình thành nên 3 lị lửa chiến tranh trên toàn thế giới.



- Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Béc-lin – Rơ ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến
hành cuộc chiến tranh thế giới mới.


Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên
nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp
châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ
mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.


Kết quả chiến tranh thế giới lần hai:


-Thất bại : chủ nghĩa phát xít Đức – Italia – Nhật Bản.


-Thắng lợi: khối đồng minh Mĩ – Anh – Pháp – Liên Xơ ( trong đó Mĩ – Anh – Liên Xơ là lực
lượng trụ cột có vai trò quyết định quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít)


-Gây nên hậu quả nghiêm trọng trong lịch sử nhân loại: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị
thương, tiêu tốn 4000 tỉ đơ la.


<b>Câu 3:Tình hình nhà Nguyễn trước năm 1858. Diễn biến, kết quả chiến sự Đà nẵng 1858?</b>
<b>#Tình hình nhà Nguyễn tước năm 1858: </b>


*Chính trị :


+là quốc gia độc lập có chủ quyền.


+Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
*Kinh tế:


+Nơng nghiệp: lạc hậu, mất màu, đói kém thường xun diễn ra.



+Cơng thương nghiệp : đình đốn, lạc hậu do chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình phong
kiến.


*Qn sự:


+ lạc hậu, vũ khí thơ sơ.
*Ngoại giao:


+Sai lầm, cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ.
*Xã hội:


+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi.




Đến giữa thế kỉ XIX Việt Nam rơi vào khủng hoảng và suy yếu.
<b>#Diễn biến chiến sự ở Đà Nẵng 1858 và kết quả:</b>


Diễn biến:


-ngày 31/8/1858: liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng
- ngày 1/9/1858: liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà
- Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến.


-Quân và dân ta đã anh dũng chống trả và đẩy lùi các đợt tấn công của địch.


Kết quả: Sau 5 tháng tấn công liên quân Pháp – Tây Ban Nha bị cầm chân tại Đà Nẵng
(8/1858-2/1859).


<b>Câu 4:Nguyên cớ, khái quát diễn biến Pháp đánh Bắc Kì lần1 ,2?</b>


Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

*Diễn biến:


+5/11/1873: các đội tàu chiến của Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy ra đến Hà Nội <sub></sub> pháp giở trị khiêu
khích.


+9/11/1873: Pháp gửi tối hậu thư chi tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương.


+Không đợi trả lời ngày 20/11/1873 Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội, sau đó mở rộng đánh
chiếm ra các tỉnh ĐB sơng Hồng.


Pháp đánh Bắc kì lần thứ 2:


*Ngun cớ: 1882 Thực dân Pháp vu cáo triều đình vi phạm hiệp ước 1874 để kéo quân ra Bắc
( lần thứ 2)


*Diễn biến:


+3/4/1882 : quân pháp đổ bộ lên Hà Nội.


+ 25/4/1882: Pháp gửi tối hậu thư cho tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu.


+Pháp chiếm thành Hà Nội, sau đó đánh chiếm mỏ than Hịn Gai, Quảng u và tỉnh Nam Định.
<b>Câu 5: Cuộc phản công ở kinh thành Huế. Đặc điểm tính chất phong trào Cần Vương?</b>


<b>Diễn biến cuộc phản công ở kinh thành Huế:</b>


+ Đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5/7/1885 : Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn cơng đồn Mang Cá và tồn
Khâm Sứ Pháp.



+ Sáng ngày 6/7/1885: quân Pháp phản công <sub></sub> Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng những
người tâm huyết rút khỏ kinh thành Huế chạy lên sơn phòng Tân Sở (quảng trị).


+13/7/1885 Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi nhân
dân giúp vua cứu nước.


<b>Đặc điểm phong trào Cần Vương là : </b>


-Thời gian: Phong trào Cần Vương diễn ra từ 1885-1896.


- Phạm vi hoạt động: địa bàn rộng lớn, từ bắc vào nam, sôi nổi và phát triển nhất là ở Bắc Kì và
Trung Kì.


Các PTĐT lúc đầu chủ yếu ở nông thôn, đồng bằng sau chuyển trọng tâm lên vùng trung du và
miền núi.


- Lãnh đạo: triều đình phong kiến lưu vong( đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết) cùng
các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ.


- Mục tiêu đấu tranh: giải phóng đất nước, đánh đuổi thực dân pháp và triều đình phong kiến đầu
hàng giành lại nền đọc lập cho dân tộc, khôi phục lại vương triều phong kiến.


- Lực lượng tham gia: đông đảo các giai cấp và tầng lớp trong xã hội như văn thân sĩ phu u nước
tiến bộ, nơng dân, đặc biệt có sự tham gia của các tộc người thiểu số.


- Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang sử dụng vũ khí đánh pháp


-Một số phong trào đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa Ba Đình (Phạm Bành-Đinh Cơng Tráng); Khởi
nghĩa Bãi Sậy ( Nguyễn Thiện Thuật); Khởi nghĩa Hương Khê(Phan Đình Phùng)…



- Kết quả: tuy phong trào phát triển mạnh, gây cho Pháp nhiều khó khăn ở buổi ban đầu song các
cuộc khởi nghĩa trong phong trào còn diễn ra cục bộ, lẻ tẻ, chưa có sự thống nhất, Pháp còn mạnh,
tổ chức đàn áp <sub></sub> PT Cần Vương thất bại sau 11 năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

-Phong trào Cần Vương thất bại chứng tỏ sự khủng hoảng của đường lối cứu nước theo ý thức hệ
phong kiến. Song nó đã dọn đường cho những cuộc vận động cách mạng mới vào đầu thế kỉ XX.
<b>Tính chất của phong trào Cần Vương : là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo </b>
khuynh hướng ý thức hệ phong kiến thể hiện tính dân tộc sâu sắc.


<b>Câu 6: nêu hoạt động của Phan Bội Châu và xu hướng bạo động?</b>
<b>*chủ trương:</b>


Chống pháp để giành độc lập dân tộc dựa vào sự viện trợ của nước ngoài ( cầu viện Nhật Bản )
bằng bạo lực vũ trang.


<b>*phương pháp : bạo động vũ trang</b>


<b>*mục tiêu: Giải phóng dân tộc( cứu nước </b><sub></sub> cứu dân)


<b>*Hoạt động:</b>


+5/1904: Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội tại quảng nam, chủ trương đánh pháp giành độc
lập.


+1904-1908: tổ chức phong trào Đông Du




thất bại, Phan Bội Châu về Trunng Quốc <sub></sub> sau đó sang Xiêm chờ thời cơ.



+1911 : cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ, Phan Bội Châu từ Xiêm về Quảng Châu
(trung quốc)


+6/1912: PBC cùng với 1 số thanh niên yêu nước thành lập tổ chức Việt Nam Quang Phục hội chủ
trương đánh Pháp thành lập nước Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam với hoạt động là tổ chức ám sát
tiêu diệt bọn tay sai, những tên đầu sỏ của pháp tiêu biểu là toàn quyền pháp An-be-xa-rô <sub></sub> pháp tổ
chức đàn áp


+24/12/1913: Phan Bội Châu bị bắt và bị giam tại nhà từ Quảng Đông.
<b>*Tác dụng:</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×