Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ly thuyet hoa otdh tang hsco dap an 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.41 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ KIỂM TRA LÝ THUYẾT SỐ 8 Câu 1: Cho cân bằng hóa học sau: 2NH 3 (k)  N2 (k) + 3H2 (k). Khi tăng nhiệt độ của hệ thì tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro giảm. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Khi tăng nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. C. Khi tăng áp suất chung của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. D. Khi tăng nồng độ của NH3, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Câu 2: Cho các phát biểu sau: (1) Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng. (2) Các polime đều không tác dụng với axit hay bazơ. (3) Protein là một loại polime thiên nhiên. (4) Cao su buna–S có chứa lưu huỳnh. Số câu phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 3: Cho dãy gồm các chất: Na, O2, Cu(OH)2, Cu, C2H5OH, C6H5NH2. Số chất tác dụng được với axit axetic (trong điều kiện thích hợp) là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4: Cho dung dịch X chứa KMnO4 và H2SO4 (loãng) lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, FeSO4, H2S, HCl (đặc), Na2CO3. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra có tạo sản phẩm khí là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 5: Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3? A. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3. B. NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2. C. NH4Cl, CH3COONH4, (NH4)2CO3. D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3. Câu 6: Cho các mệnh đề sau: (a) Các halogen đều có số oxi hóa dương trong một số hợp chất. (b) Halogen đứng trước đẩy được halogen đứng sau ra khỏi dung dịch muối. (c) Các halogen đều tan được trong nước. (d) Các halogen đều tác dụng được với hiđro. Số mệnh đề phát biểu sai là A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 7: Sắt (III) nitrat (trong nước) oxi hóa được tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây? A. Fe, Cu, KCl, KI. B. Fe, Cu, Ag. C. Fe, Cu, KI, H2S. D. Fe, Cu, KI, Ag. Câu 8: Axit photphoric và axit nitric cùng có phản ứng với nhóm chất nào sau A. KOH, NaH2PO4, NH3. B. Na3PO4, NH3, Na2CO3. C. Na2SO4, NaOH, NH3. D. NaOH, Na2CO3, NaCl. Câu 9: Cho các phát biểu sau: (1) Etanal có nhiệt độ sôi cao hơn axit axetic. (2) Etanal cho kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3. (3) Etanal ít tan trong nước. (4) Etanal có thể được điều chế từ axetilen. Những phát biểu không đúng là A. (1), (2) B. (1), (3) C. (1), (2), (3) D. (3), (4) Câu 10: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tắc sắp xếp nào sau đây là sai? A. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. C. Các nguyên tố được sắp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. D. Các nguyên tố được sắp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Câu 11: Cho dãy các chất: toluen, phenyl fomat, fructozơ, glyxylvalin (Gly–val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 12: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C 6H10. X tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa vàng. Khi hiđro hóa hoàn toàn X thu được 2,2–đimetylbutan. Tên gọi của X là A. 3,3–đimetylbut–1–in. B. 3,3–đimetylpent–1–in. C. 2,2–đimetylbut–3–in. D. 2,2–đimetylbut–2–in. Câu 13: Để tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Ni, Fe ở dạng bột (vẫn giữ nguyên khối lượng của Ag ban đầu) thì dung dịch cần dùng là A. Dung dịch FeCl3. B. Dung dịch HNO3 đặc nguội. C. Dung dịch H2SO4 loãng. D. Dung dịch HCl..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 14: Thực hiện quá trình điện phân dung dịch CuCl2 với các điện cực bằng đồng. Sau một thời gian thấy A. khối lượng catot tăng, khối lượng anot giảm. B. khối lượng anot, catot đều tăng. C. khối lượng anot tăng, khối lượng catot giảm. D. khối lượng anot, catot đều giảm. Câu 15: Trong số các chất và ion sau, có bao nhiêu chất và ion có tính lưỡng tính: HSO 3–, ClH3N–CH2– COOH, Cr(OH)3, PbO, Zn, CH3COONH3CH3. A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 16: Có các nhận định sau: (1) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. (2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,… (3) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất rắn ở nhiệt độ thường. (4) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (5) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. (6) Khi đun chất béo lỏng với hiđro trong điều kiện thích hợp thì chúng chuyển thành chất béo rắn. Các câu nhận định đúng là A. (1), (2), (5), (6) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (4), (5) D. (3), (4), (5) Câu 17: Để nhận biết các dung dịch Al(NO 3)3, Zn(NO3)2, FeCl3 chứa trong các lọ riêng biệt, ta dùng hóa chất nào sau đây? A. dung dịch NH3. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. dung dịch AgNO3. Câu 18: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu CTCT phù hợp với X? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 19: Trong các polime cho dưới đây, polime nào không phải là polime tổng hợp? A. Nilon–6. B. Xenlulozơ triaxetat. C. Polistiren. D. P.V.C. Câu 20: Phát biểu không đúng là: A. Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là chất khí ở điều kiện thường. B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit. C. Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. D. Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-. Câu 21: Sacarozơ, mantozơ và glucozơ có chung tính chất là A. đều bị thuỷ phân. B. đều tác dụng với Cu(OH)2. C. đều tham gia phản ứng tráng bạc. D. đều tham gia phản ứng với H2 (Ni, t0). Câu 22: Số đồng phân ancol là hợp chất bền ứng với công thức C3H8Ox là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 23: Cho dãy các chất: NH4Cl, Na2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là A. 5. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 24: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi hồng? A. metylamin. B. alanin. C. glyxin. D. anilin. Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. (b) Cho PbS vào dung dịch H2SO4 loãng. (c) Đun nhẹ dung dịch NaHCO3. (d) Cho mẩu nhôm vào dung dịch Ba(OH)2. (e) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaNO3 (rắn), đun nóng. (f) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH loãng. Số thí nghiệm tạo ra chất khí là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 26: Cho các cặp chất sau: (1) C 6H5OH và dung dịch Na2CO3; (2) dung dịch HCl và NaClO; (3) O 3 và dung dịch KI; (4) I2 và hồ tinh bột; (5) H2S và dung dịch ZnCl2. Những cặp chất xảy ra phản ứng hóa học là A. (3), (4), (5). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 27: Cho từ từ đến hết từng giọt dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na 2CO3 thu được V lít khí. Mặt khác, nếu cho từ từ đến hết dung dịch chứa b mol Na2CO3 vào dung dịch chứa a mol HCl thu được 2V lít khí (các khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa a và b là A. b = a. B. b = 0,75a. C. b = 1,5a. D. b = 2a. Câu 28: Cho các vật liệu polime sau: bông, tơ tằm, thủy tinh hữu cơ, nhựa PVC, tơ axetat, tơ visco, xenlulozơ và len. Số lượng polime thiên nhiên là A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 29: Dãy kim loại nào sau đây được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua hoặc oxit tương ứng. A. K, Mg, Ag. B. Mg, Fe, Pb. C. Na, Ca, Al. D. Na, Al, Cu. Câu 30: Cho các chất: Ca(HCO3)2, HCOONH4, Al(OH)3, Al, (NH4)2CO3, MgCl2, Cr2O3. Số chất vừa tác dụng được với dung dịch NaOH loãng vừa tác dụng với dung dịch HCl là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Hỗn hợp tecmit (dùng để hàn gắn đường ray) gồm bột Fe và Al2O3. B. Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.2H2O.  2  C. Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3 , SO 4 , Cl . D. Các kim loại kiềm thổ đều cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện. Câu 32: Cho các cân bằng sau trong các bình riêng biệt: H2 (k, không màu) + I2 (k, tím) 2HI (k, không màu) (1) 2NO2 (k, nâu đỏ) N2O4 (k, không màu) (2) Nếu làm giảm thể tích bình chứa của cả 2 hệ trên, so với ban đầu thì màu của A. hệ (1) hệ (2) đều đậm lên. B. hệ (1) không thay đổi; hệ (2) nhạt đi. C. hệ (1) và hệ (2) đều nhạt đi. D. hệ (1) đậm lên; hệ (2) nhạt đi. Câu 33: Cho sơ đồ chuyển hóa sau Glucozơ → C2H6O → C2H4 → C2H6O2 → C2H4O (mạch hở) → C2H4O2. Có bao nhiêu chất trong sơ đồ phản ứng trên có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 trong điều kiện thích hợp? A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 34: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa. (d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol. (e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 35: Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất: (1) ancol propylic; (2) metylfomiat; (3) axit axetic là A. (1)> (3)> (2). B. (1) > (2) >(3). C. (2)> (1)> (3). D. (3)>(1)>(2). 2+ Câu 36: Cho dãy gồm các phân tử và ion: N2, FeSO4, F2, FeBr3, KClO3, Zn , HI. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 37: Lần lượt cho dung dịch FeCl3, O2, dung dịch FeSO4, SO2, dung dịch K2Cr2O7/H2SO4, dung dịch AgNO3, dung dịch NaCl, dung dịch HNO3 tác dụng với dung dịch H2S. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 7. B. 8. C. 6. D. 5. Câu 38: Trong các chất: etilen, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, cumen và isopren số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 39: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron trong phân lớp p là 11. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt proton, notron và electron là 10. Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Hợp chất giữa X và Y là hợp chất ion. B. Trong tự nhiên nguyên tố Y tồn tại cả dạng đơn chất và hợp chất. C. Công thức phân tử của hợp chất tạo thành giữa X và Y là XY..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> D. X có bán kính nguyên tử nhỏ nhất so với các nguyên tố trong cùng chu kì với nó. Câu 40: Chất nào sau đây không có đồng phân hình học A. 2,3-điclobut-2-en. B. but-2-en. C. pent-2-en. D. isobutilen. Câu 41: Nhận xét nào sau đây sai? A. FeO có cả tính khử và oxi hóa. B. Gang là hợp kim của Fe và C, trong đó có từ 2-5% khối lượng C. C. Quặng hematit đỏ có thành phần chính là Fe2O3. D. Đồng thau là hợp kim của đồng và thiếc. Câu 42: Cho các chất sau: H3PO4, HF, C2H5OH, HClO2, Ba(OH)2, HClO3, CH3COOH, BaSO4, FeCl3, Na2CO3, HI. Trong các chất trên, số chất điện li mạnh là A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 43: Cho V lít hơi anđehit mạch hở X tác dụng vừa đủ với 3V lít H 2, sau phản ứng thu được m gam chất hữu cơ Y. Cho m gam Y tác dụng hết với lượng dư Na thu được V lít H 2 (các khí đo ở cùng điều kiện). Kết luận nào sau đây không đúng. A. Đốt cháy hoàn toàn a mol Y thu được b mol CO2 và c mol H2O, luôn có a = c - b. B. Y hòa tan Cu(OH)2 (trong môi trường kiềm) ở nhiệt độ thường cho dung dịch xanh lam. C. X là anđehit không no. D. Khi cho 1 mol X tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 4 mol Ag. Câu 44: Cho bốn dung dịch: Br2, Ca(OH)2, BaCl2, KMnO4. Số dung dịch có thể làm thuốc thử để phân biệt hai chất khí SO2 và C2H4 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 45: Hiđrocacbon mạch hở có công thức tổng quát CnH2n+2-2a, (trong đó a là số liên kết ) có số liên kết  là A. n-a. B. 3n-1+a. C. 3n+1-2a. D. 2n+1+a. Câu 46: Cho các chất sau: KHCO3, NaClO, CH3OH, Mg, Cu(OH)2, dung dịch Br2, CaCO3, C2H2. Số chất phản ứng axit axetic là A. 6. B. 7. C. 5. D. 8. Câu 47: Axit nào trong số các axit sau có tính axit yếu nhất: A. CH2Cl-COOH. B. CH3-COOH. C. H-COOH. D. CH2F-COOH. Câu 48: Một loại cao su lưu hóa chứa 4,5% lưu huỳnh. Cho rằng mỗi cầu đisunfua –S-S- thay thế hai nguyên tử H. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua? A. 20. B. 10. C. 24. D. 16. Câu 49: Cho các chất sau: FeO, (NH4)2Cr2O7, Cr(OH)3, Fe(OH)3, Al(OH)3, Zn(OH)2, AgNO3, FeCO3, CuO. Số chất có thể bị nhiệt phân hủy là A. 7. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 50: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 0. 0. +HCN H 2 O/H H 2SOđ, +CH3OH (H2SOđ, 4 t ) 4 170 C T (CH3)2CO    X     Y      Z        . Phát biểu nào sau đây không đúng? A. T trùng hợp thành polime để làm thủy tinh hữu cơ. B. Đốt cháy Y, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. C. X là hợp chất tạp chức. D. Z là axit acrylic. -----------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×