Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.55 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI ĐỀ THI CHÍNH THỨC. (Đề thi gồm 01 trang). KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC: 2013-2014 Môn: NGỮ VĂN.. Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------. Câu 1. (12,0 điểm): Chất thơ trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Câu 2. (8.0 điểm): Có quan niệm cho rằng: “Che giấu khuyết điểm của bản thân sẽ không làm ta trở nên tốt đẹp hơn. Uy tín của ta tăng thêm nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm”. Em hãy trình bày ý kiến của mình đối với nhận xét trên bằng cách kể lại một câu chuyện.. -------Hết-------. Họ và tên thí sinh:………………………………………………….SBD:……………. (Học sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI HƯỚNG DẪN CHẤM. KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014. Môn: NGỮ VĂN. (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang). I. Yêu cầu chung: - Hướng dẫn chỉ nêu ra một số ý chính có tính chất gợi ý, giám khảo cần chủ động trong đánh giá, cho điểm tùy theo thực tế bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài làm sáng tạo, có sức thuyết phục, tránh máy móc đếm ý cho điểm. - Cho điểm 20, chiết đến 0, 25. II. Yêu cầu cụ thể : Câu 1. Nội dung cần đạt 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.. ( 12,0 điểm) 2. Giải thích:. Điểm 0,5 1,0. - Thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt.Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng.Thông qua tấm lòng, 0,5 thơ phản ánh tập trung, cô đọng đời sống xã hội.Ngôn ngữ thơ cô đọng hàm súc...vừa khái quát được hiện thực vừa tạo ra được khoảng trống để người đọc tưởng tượng. - Chất thơ: Chất thơ của một tác phẩm được tạo ra từ nhiều yếu tố: Chất thơ bay lên từ nguồn cảm xúc dồi dào.Chất thơ 0,5 gắn liền với trí tưởng tượng nhưng cũng chính là tính chất của cuộc sống sôi động và chân thực.Chất thơ sóng sánh trong từng biểu hiện của “ Cái đẹp”. 3. Chất thơ trong “ Lặng lẽ Sa Pa”: - Nhan đề tác phẩm: Thấm đẫm chất thơ gợi mở trong lòng 10,0 người đọc nhiều cảm xúc, nhiều suy nghĩ, nhiều dư vị về 0,5 mảnh đất, con người nơi Sa Pa. - Tình huống truyện: Là cuộc gặp gỡ tình cờ, thú vị và bất ngờ giữa anh thanh niên và cô kĩ sư, ông họa sĩ, bác lái xe.Trong cái lạnh giá của Sa Pa nhưng vẫn nồng ấm tình người, mang nhiều dư vị ngọt ngào khó quên. Cốt truyện 1,0 đơn giản, nhẹ nhàng, man mác, không có sự căng thẳng, xung đột. - Khung cảnh thiên nhiên ở Sa Pa đẹp thơ mộng, huyền ảo: Đoạn văn miêu tả thiên nhiên có sức hấp dẫn kì lạ, mỗi hình ảnh đều thể hiện cảm xúc của nhà văn.Mỗi chữ, mỗi câu đều 1,5 có hình khối, đường nét, màu sắc...đậm chất hội họa..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Vẻ đẹp của tâm hồn con người: + Anh thanh niên: Phân tích cuộc sống đẹp của anh để thấy được đó là âm 1,5 vang đẹp dội lên từ cuộc sống của một con người bình thường trên vùng núi cao lặng lẽ. 1,0 Phân tích, cảm nhận về vẻ đẹp trong suy nghĩ của anh về công việc, cuộc sống. Để từ đó thấy được tâm hồn trong sáng, bình dị, cư xử tinh tế, lịch lãm, nhẹ nhàng, sâu lắng, yêu công việc đến say mê, sống có hoài bão, lí tưởng của anh thanh niên. + Ông họa sĩ: Gặp anh thanh niên ông bị cuốn hút ngay.Anh 1,0 thanh niên đã đem đến cho ông nhiều điều mới lạ khiến cho một con người từng trải như ông phải suy nghĩ, ông thấy trẻ lại yêu cuộc sống hơn và khao khát sáng tạo. + Cô kĩ sư: Giấy lên trong lòng một ấn tượng hàm ơn khó 1,0 tả. Cuộc gặp gỡ giúp cô hiểu con đường mà cô đang đi tới, tin tưởng hơn vào sự lựa chọn của mình.Ta bất giác cũng 0,5 bồi hồi, xao xuyến trước những rung động của cô gái trẻ. Đó là vẻ đẹp toát lên từ những con người lao động thầm lặng cống hiến hi sinh cho đất nước, cho nhân dân. 1,0 - Ngôn ngữ giàu nhịp điệu, giọng văn nhẹ nhàng thanh thoát, tình huống truyện nhẹ nhàng, tất cả toát lên sự rung động tinh tế trong tâm hồn tác giả về vẻ đẹp thiên nhiên và con người. 1,0 Khẳng định: Chất thơ trong tác phẩm thể hiện phong cách Nguyễn Thành Long, góp phần tỏa sáng chủ đề tác phẩm. 0,5 4. Đánh giá: - Khái quát vấn đề. 3. (8,0 điểm). - Liên hệ. 1) Yêu cầu chung: - Học sinh biết kể lại một câu chuyện có liên quan đến nhận xét của một nhà văn được nêu ở đề bài, thông qua đó, trình bày ý kiến của mình đối với nhận xét trên. - Nắm được phương pháp làm bài văn tự sự có kết hợp với các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm. 2) Yêu cầu cụ thể: Bài làm phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây: 2.1. Làm rõ ý nghĩa của nhận xét trên. 2.2. Kể một câu chuyện của bản thân hoặc được chứng.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> kiến, trải nghiệm có liên quan đến việc che giấu và công nhận, sửa chữa khuyết điểm. 2.3. Khẳng định tác hại của việc che giấu khuyết điểm và ích lợi của việc chân thành công nhận khuyết điểm. 2.4. Thể hiện được những suy nghĩ và những tình cảm chân thật. 3) Tiêu chuẩn cho điểm: Điểm 7, 8 : - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. - Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, phong phú, giàu sức thuyết phục. - Diễn đạt tốt. Có thể còn một vài sai sót nhỏ Điểm 5, 6 : - Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu nêu trên. - Bố cục và nội dung hợp lí, có sức thuyết phục. - Diễn đạt tốt. Có thể mắc một ít lỗi diễn đạt Điểm 3, 4 : - Hiểu đúng đề bài, bài viết đầy đủ 4 ý ở mục 2 nhưng còn sơ lược. - Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý. Không mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 1, 2: - Nội dung sơ sài. Còn lúng túng trong phương pháp. - Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 0 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>