Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.38 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Mạng thi ca Việt Nam Vé trở về Tác giả: Văn Lê 1. Ngày ấy anh đi Cánh đồng làng giống như bàn tay trắng Sau khi đã hiến dâng những gì cần dâng hiến, gốc lúa đã lần lượt phai màu Từng đám trẻ con như bầy chim sà xuống đồng làng bòn mót những gì vụ mùa bỏ sót. Những gốc rạ đã chết được kéo lên khỏi đất chất thành từng đống và được chuyển về nhà Cuộc đưa ma cuối cùng của vụ mùa diễn ra âm thầm trong tiếng kẽo kẹt tiễn đưa từ hai đầu đòn gánh Gốc rạ được hóa kiếp trở thành tro bụi – khép lại một quy trình. Trên đồng làng phù sa đã kết tinh chỉ để lại những váng màu không dễ gì gột rửa trên móng chân người con gái Những đám ruộng há miệng chờ mưa xuân, hoang vu, trễ nải, nứt nẻ như gót chân người. Đồng chiều ngơ ngẩn buồn! Anh ngơ ngẩn buồn bước về qúa khứ Ở đâu đó giữa hoang vu chợt cất lên tiếng thánh ca âm u khổ sở Âm u khổ sở tiếng thánh ca của muôn loài sinh vật tiễn đưa anh. Mười chín năm trưởng thành Anh chẳng để lại một dấu vết nào trên cánh đồng quen thuộc. Anh cũng chẳng để lại một dấu vết nào trên cơ thể người con gái anh yêu! Chỉ có tờ giấy khai sinh úa như trời chiều chứng thực cái ngày anh ra đời, – Cái ngày anh chính thức xuất hiện trên mặt đất. Đó là dấu vết duy nhất là cái cớ duy nhất để anh tiếp nhận sự mời gọi của chiến tranh! Anh nhìn con dấu đỏ tươi trên lệnh động binh Lòng trống vắng như vòm trời không đáy Cánh đồng ngơ ngẩn buồn Anh cũng ngơ ngẩn buồn trong váng nắng buổi chiều sót lại! Sót lại giữa tầng không – váng nắng buổi chiều. 2. Anh trở về ngôi nhà tranh quạnh hiu Nơi anh sống với một người em gái Căn nhà ấy do mẹ cha để lại Để lại cho anh một gia tộc – Hai người!.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ngày cha mẹ anh đi, gió nấc từng hồi! Rắn rết trong hang bò ra đầy ngõ Náo loạn làng quê – chó sủa. Náo loạn bầu trời – vần vũ chim bay! Cuộc trở mình của tự nhiên diễn ra giữa ban ngày. Mọi trật tự bỗng nhiên gãy đổ Sông suối thay lòng đổi dạ Cuộc đưa ma tại làng quê, nhức nhối tiếng gọi hồn. Từ bữa ấy anh buộc phải lớn khôn. Nhận trọng trách về mình trước tuổi Quần quật từ lúc bình minh sấp ngửa đến khi chiều tối. Anh đánh đổi những gì cần đánh đổi để em anh được sống cuộc đời thường! Cái ý nghĩ vô cùng giản đơn, như cây phải xanh, như người phải lớn. Ý nghĩ ấy phải lìa đời rất sớm, khi nước nhà ngùn ngụt lửa can qua! Em gái anh dáng như bà già khoác chiếc áo tơi, mỏng manh như món đồ dễ vỡ. Nó đứng chờ anh ở ngay đầu ngõ Miệng cười lóe vệt trăng non. Nhìn em gái lòng anh ngơ ngẩn buồn! Thương em bơ vơ tuổi còn quá nhỏ Anh đã định cưới một người thôn nữ – Cái người con gái anh yêu! Cô êm ả như dòng sông buổi chiều Thân thể phì nhiêu như lúa đồng ngậm sữa. Cô hoàn thiện như một câu chuyện cổ, ngơ ngác như chim mới ra ràng. Cái mối tình làm anh hoang mang Đổ vào anh như giông như bão Cái mối tình làm anh điên đảo dập vùi anh như nước tràn bờ! Anh bỏ cô vì một lẽ đơn sơ. Anh không muốn làm tổn thương em gái! Anh không muốn cuộc đời cô trễ nải bị niêm phong như một thùng hàng! Ngày bỏ cô, anh như mất hồn, lang thang như mây chiều,.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> vô cảm như người điên ngoài chợ! Anh không thể nói cho người yêu rõ Những nỗi niềm ngột ngạt trong anh! Trước ngày đi, anh tháo tung hết quần áo của mình, khâu cho em một bộ quần áo mới! Đó là tài sản của anh để lại Để lại cho người em ruột của anh! Ngày anh lên đường vòm trời cong vênh mất sạch dấu cả những quầng mây trắng. Gió lạc lối tràn qua đồng vắng vấp vào vách đá, bật lên tiếng kêu rên xiết vô tình! Anh hun hút lao vào chiến tranh Bỏ gia tộc cho một người còn lại Bỏ gia tộc cho một người em gái mỏng manh như món đồ dễ vỡ co ro như bà lão ăn mày. 3. Câu chuyện về người lính hy sinh buồn như lá thu bay, Vỏn vẹn có vài dòng và do tôi tưởng tượng. Em gái của anh đã không thể lớn! Vẫn co ro như bà lão ăn mày, mỏng manh như món đồ dễ vỡ. Cô buôn bán nhì nhằng ngoài chợ, nhặt nhạnh từng xu của đám dân nghèo. Những năm chiến tranh đất nước gieo neo. Giấy báo tử về làng như lá rụng! Khủng khiếp nhất là phải làm người sống. Sáng mở mắt ra đã nơm nớp trong lòng… Cô chỉ mong đất nước hòa bình! Anh trai trở về làng quê yêu dấu, Chăm sóc cô như thời thơ ấu Chở che cô như đê chở che đồng. Cô đã gánh cả một thời bão giông trên đôi vai nhọc nhằn, vô cảm. Cô đã gánh nỗi âu lo thầm lặng chờ anh trai trong muôn nỗi nhọc nhằn! Cô thấy mình như cái bến trên sông, – Cái bến sinh ra để mà chờ đợi! Cô thường thắp đèn dầu mỗi tối, – ngọn đèn canh đêm là để đợi chờ! Ngày anh trai hy sinh, bến nước bơ vơ,.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cô chẳng còn ai mà chờ đợi nữa. Mọi trật tự trong cô sụp đổ Cô lang thang cuối đất cùng trời, xác xơ như bà lão ăn mày, vô cảm như người điên ngoài chợ! Cô tìm anh trai đầu nguồn, cuối phố, thăm thẳm khe sâu, hun hút rừng già… Cô bỗng gặp một người con tìm cha dằng dặc bưng biền tận cùng núi đỏ… Xơ xác như người điên ngoài chợ Co ro như ông lão ăn mày. Hai con người cuối đất đầu mây Chia sẻ cho nhau nỗi buồn mình có. Hai con người từ hai xứ sở Đã làm nên một gia tộc cho mình… Nhưng hy vọng tìm anh sau chiến tranh tràn ngập trong cô như nước mùa tháng tám xé lòng cô như cánh đồng gặp hạn, ăn mòn cô như nắng lột da người! 4. Cô gái ấy hiện diện bên tôi, xới tung cả nếp nghĩ trong đầu, cố tìm kiếm dấu vết mà anh trai để lại. Cô cho tôi xem mấy tờ tiền dầu dãi, Đó là số tiền tiêu vặt nhiều tháng của người lính binh nhì. Số tiền ấy, anh trai gởi về! Cô không dám tiêu, dù tháng năm ngặt nghèo, đói khổ. Cô không nghĩ những đồng tiền đó, có lưu giữ mồ hôi và dấu vân tay chai sạn của anh! Cô cho tôi xem những con chữ màu đen như một đạo binh, Tràn qua bức tường tựa sa mạc trắng. Những dòng chữ nhấp nhô sống động, căn dặn cô là phải giữ phần hồn. Những dòng chữ ngột ngạt lo buồn, Đã sưởi ấm cô trong mùa giá rét. Cô không nghĩ nó lại thành dấu vết, khẳng định anh từng sống giữa đời này! Cô không nghĩ nó là lời trăng trối Trước khi anh về với gió mây! Tôi đã từng đi qua chiến tranh. Từng nhìn thấy những lá thư chữ to được người lính khắc vội vàng trên những thân cây.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Người kiên nhẫn hơn thì khắc vào lèn đá. Những dòng chữ có hình hài vội vã Đơn giản chỉ là những thông tin báo cho người sau biết ai, ở đâu đã từng đến nơi này! Chẳng ai nghĩ nó trở thành dấu vết Mà con người gởi lại rừng cây! Chẳng ai nghĩ nó là lời trăng trối của người đi gởi lại nước non này. Năm tháng trôi qua, trời đất đổi thay, nắng gió đổi thay đổi thay khí hậu. Tên tuổi của những người lính kia cũng dần mất dấu Thời gian đã mang đi về cõi vô cùng! 5. Sau ngày giỗ anh trai lần thứ ba lăm, Cô nhận được thư của một người nào đó. – Chắc chắn cũng là người tìm mộ. Báo cho cô biết là đã tìm thấy anh trai tại một cánh rừng! Ôm lá thư vào lòng, Cô khóc vống lên như đứa trẻ. Cô bán hết những gì có thể Cùng chồng lặn lội vào Nam Cô đã đến khu rừng phía bắc Cà Tum, nhỏ như chó nằm ló đuôi nghèo như khu vườn hoang hóa. Cô đã gặp những người xa lạ, Mộc mạc như gỗ thô, chân chất tựa cây rừng. Họ trao cho cô một bọc ni – lông nhỏ như con búp bê được bao bằng lá cờ tổ quốc. Trong cái lọ thuốc tiêm mà họ tìm thấy được, Có một mảng giấy ghi tên tuổi, quê hương và ngày mất của anh! Những dòng chữ viết trong chiến tranh, xộc xệch như một đoàn quân, sống động như ban mai, khiêm hạ như vầng trăng cuối tháng! Rõ ràng là trước khi mai táng, Một người lính nào đó đã không quên viết những dòng này. Những dòng chữ báo cho người sau biết: Ai, ở đâu đã nằm xuống nơi đây..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Những dòng chữ chính là dấu vết Khẳng định anh từng có giữa đời này! Những dòng chữ cũng là tờ giấy phép Cấp cho anh về với gió mây! Nhìn chiếc lọ thần kỳ trong đất mấy mươi năm, Nó không mang theo thông điệp của người đi biển, cũng không có cuộc hành trình trên biển. Nhưng có chung đích đến Và, tuyệt vời hơn là có được phép màu. 6. Đưa anh ra bến tàu, Cô lặng lẽ nhìn chồng… lặng lẽ. Cô nhất quyết mua cho anh tấm vé. Cô muốn anh trai cô như người sống về làng. Hai con người chân đất lang thang rách rưới như những kẻ ăn mày, co ro như người khất nợ. Hai con người đổi hết tiền mình có, lấy tiền xu để thêm vé trở về! Con tàu lăn dài qua những vùng quê, băng qua bóng đêm, trườn qua hoàng hôn tấy đỏ. Hai con người ngồi im như tượng gỗ Cùng ôm chung bộ hài cốt trong lòng. Mỗi lần tàu qua sông, Họ lại thảy một đồng xu xuống nước. Họ nhất quyết với nhau là phải thức thức trắng đêm để trả tiền đò. Đưa được anh trai về quê Cô không nỡ báo cho làng xóm biết Ở làng cô còn hàng trăm người chết, Chưa một ai được về… Sài Gòn – Tây Ninh, tháng 8 năm 2008.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>