Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.18 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
PHÒNG GD&ĐT HÒA VANG ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG
<b>TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH NĂM HỌC 2012-2013</b>
Môn: Văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút
<b>ĐỀ:</b>
<b>Câu 1: (2 điểm)</b>
Viết một đoạn văn để so sánh cụm từ "ta với ta" trong bài <i>Bạn đến chơi </i>
<i>nhà</i> của Nguyễn Khuyến với cụm từ "ta với ta" trong bài <i>Qua đèo Ngang</i> của Bà
Huyện Thanh Quan.
<b>Câu 2: (2 điểm)</b>
Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy trình bày tác dụng nghệ
thuật của biện pháp tu từ đó ?
<i>Trên đường hành quân xa</i>
<i>Dừng chân bên xóm nhỏ</i>
<i>Tiếng gà ai nhảy ổ:</i>
<i>"Cục … cục tác cục ta"</i>
<i>Nghe xao động nắng trưa</i>
<i>Nghe bàn chân đỡ mỏi</i>
<i>Nghe gọi về tuổi thơ</i>
<i>("Tiếng gà trưa" - Ngữ văn 7, tập 1)</i>
<b>Câu 3: </b><i><b>( 6 điểm</b></i><b>)</b>
Tục ngữ Việt Nam có câu "<i><b>Khơng thầy đố mày làm nên" nhưng cũng có </b></i>
Em hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào? Từ đó rút ra bài học cho bản
thân.
<b>TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH NĂM HỌC 2012-2013</b>
Môn: Văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút
<b>Câu 1: ( 2 điểm)</b>
<i>1.Yêu cầu:</i>
<i>a. Về kĩ năng</i>: Học sinh đạt được các kĩ năng sau:
-Biết xây dựng một đoạn văn; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
-Kĩ năng so sánh về một vấn đề văn học
<i>b. Về nội dung</i>:
-Nêu được điểm giống nhau: đều kết thúc bài thơ bằng cụm từ "ta với
ta". (0,5 đ)
-Nêu được điểm khác nhau: "ta với ta" trong bài "Bạn đến chơi nhà" là
cách sử dụng từ đồng âm: "ta" (tôi, chỉ tác giả) và "ta" (chúng ta) để nhấn mạnh
sự hịa hợp, gắn bó của tình bè bạn trong sự thiếu thốn về vật chất tiếp đón. "ta
với ta" trong "Qua đèo Ngang" là cách sử dụng điệp từ "ta" (tôi, chỉ tác giả) để
nhấn mạnh cảm giác cô đơn của tác giả trước cảnh trời nước bao la. (1.5 đ)
<i>2.Biểu điểm:</i>
-Điểm 2: Đảm bảo được các yêu cầu trên
-Điểm 1: Hiểu đúng yêu cầu đề nhưng nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn
hạn chế.
-Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề
<b>Câu 2: (2 điểm)</b>
<i>1.Yêu cầu:</i>
<i>a. Về kĩ năng</i>: Học sinh đạt được các kĩ năng sau:
-Diễn đạt trong sáng, rõ ràng; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
<i>b.Về nội dung:</i>
-Xác định được biện pháp tu từ điệp ngữ : <i>Nghe</i> (0.5 điểm) ; ẩn dụ <i>Nghe</i>
<i>xao độngnắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ</i> (0.5 điểm)
-Trình bày được tác dụng nghệ thuật của phép điệp ngữ: nhấn mạnh sự
tác động âm thanh tiếng gà trưa đến cảm xúc của người chiến sĩ.; từ tác động của
thính giác để mở ra trường liên tưởng về cảm xúc: xao xuyến, bâng khuâng, hồi
tưởng về kí ức tuổi thơ . (1 điểm)
<i>2.Biểu điểm:</i>
-Điểm 2: Đảm bảo được các yêu cầu trên
-Điểm 1: Hiểu đúng yêu cầu đề nhưng nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn
hạn chế.
-Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề
* <i>Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và nội </i>
<i>dung.</i>
<b>Câu 3: ( 6 điểm)</b>
<i>1.Yêu cầu:</i>
-Kĩ năng trình bày một bài văn hoàn chỉnh: đầy đủ bố cục 3 phần, diễn
đạt trong sáng dễ hiểu, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
-Kĩ năng lập luận giải thích một vấn đề với hệ thống luận điểm, luận
chứng rõ ràng, thuyết phục; bước đầu biết cách so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ
vấn đề.
<i>b. Về nội dung:</i>
-Giải thích được nội dung của hai câu tục ngữ, sử dụng lý lẽ và dẫn
chứng để làm sáng tỏ nội dung từng câu tục ngữ:
"Không thầy đố mày làm nên": đánh giá cao vai trò giáo dục của người
thầy trong việc học.
"Học thầy không tày học bạn": đánh giá cao vai trò của việc học hỏi từ
bạn.
-So sánh, đối chiếu ưu điểm, hạn chế của mỗi cách học để từ đó rút ra
quan điểm của bản thân: học sinh có thể chọn cách học ở câu tục ngữ mà mình
tâm đắc hoặc kết hợp cả hai cách học ở hai câu tục ngữ trên, quan trọng là phải
<i>2.Biểu điểm:</i>
-Điểm 6: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. Có thể mắc một vài sai sót
nhỏ.
-Điểm 4-5: Biết vận dụng phương pháp lập luận giải thích đã học. Trình
bày được những ý cơ bản nhưng có chỗ cịn hạn chế. Bố cục rõ, ít mắc lỗi diễn
đạt.
-Điểm 3-2: Hiểu yêu cầu của đề nhưng chưa làm sáng tỏ được nội dung.
Kĩ năng lập luận còn lúng túng, còn mắc lỗi diễn đạt.
-Điểm 1: Bài làm sơ sài, diễn đạt kém.
-Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.
<i>*Lưu ý:</i>
<i>-Giám khảo có thể cho điểm lẻ đến 0,5</i>