Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

DE CUONG ON TAP LICH SU 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.25 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 Câu 1. Trình bày tóm tắt diễn biến Cầu Giấy năm 1873 ?Nêu ý nghĩa? * Diễn biến Thấy lực lượng địch ở Hà Nội suy yếu, quân ta khép chặt vòng vây nên ngày 21/3/1873, quân Pháp buộc phải phá vong vây đánh ra Cầu Giấy. Chớp thời cơ quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm phục kích giết tại trận viên chỉ huy Gác-ni-ê và nhiều sĩ quan và binh lính địch. * Ý nghĩa Chiến thắng Cầu Giấy làm quân Pháp hoang mang, lo sợ chủ động thương lượng với triều đình còn quân ta thì phấn khởi, hăng hái quyết tâm đánh giặc. Câu 2. Vì sao Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước Giáp Tuất 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? *Triều đình kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874 vì : Xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi giai cấp và dòng họ, ảo tưởng con đường thương lượng, Hiệp ước 1874 là sự tính toán thiếu cẩn thận của triều đình Huế, triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm phậm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo * Nhận xét Hiệp ước 1874 so với Hiệp ước 1862 : So với Hiệp ước 1862, Hiệp ước 1874 làm ta mất thêm ba tỉnh Nam Kì, mất thêm một phần quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam… Câu 3. Em có nhận xét gì về thái độ của nhà Nguyễn trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Thái độ: thờ ơ, nhu nhược, ươn hèn, coi rẻ lợi ích quốc gia, đề cao lợi ích cá nhân của mình, coi thường dân chúng, không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp ,bỏ lỡ thời cơ để hành động Câu 4. Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? - Là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, địa bàn hoạt động rộng lớn gồm 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình - Là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất của phong trào Cần Vương gần 10 năm - Trình độ tổ chức cao, chặt chẽ, quân đội chia làm 15 thứ, mỗi thứ có từ 100 500 người , có sự chỉ huy thống nhất - Có lãnh đạo tài ba thủ lĩnh Phan đình Phùng- quan Ngự sử , tướng tài Cao Thắng - Tự chế tạo được vũ khí tối tân - Phát huy được tinh thần đoàn kết của nhân dân Câu 5.So sánh khởi nghĩa Yên Thế và những cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương.. nhauKhác. Giống nhau Mục đích Lãnh đạo Thời gian. Khởi nghĩa Yên Thế Phong trào Cần Vương - Đều là phong trào yêu nước chống Pháp, làmchậm quá trình bình định của Pháp - Đều thất bại -Đấu tranh để bảo vệ cuộc sống tự do, -Chống Pháp để khôi phục lại chế độ phong kiến giành lại ruộng đất Hoàng Hoa Thám – là nông dân, dũng Văn thân sĩ phu lãnh đạo cảm, mưu trí, yêu thương nghĩa quân - Tồn tại 30 năm ( 1884 – 1913), gây - Dài nhất là 10 năm( 1885 – 1896) cho địch nhiều tổn thất -Diễn ra trước khi có chiếu Cần Vương -Diễn ra sau khi có chiếu Cần Vương. Câu 6. Nêu những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đầu thế kỉ XX trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp? Tác hại của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào? *Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp : - Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân. - Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩ kiếm lời. - Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường, mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế. *Tác hại: - Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nông nghiệp dẫm chân tại chỗ. - Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.  Nền kinh tế Việt Nam cơ bản là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc vào kinh tế Pháp. Đời sống của nhân dân đặc biệt là công nhân và nông dân cực khổ và bị bần cùng hóa. Câu7. Em hãy nêu sự biến chuyển của xã hội Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX * Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I của Pháp làm cho XH VN có nhiều biến đổi: - Giai cấp nông dân và địa chủ phân hóa sâu sắc hơn - Xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới: tư sản, tiểu tư sản, công nhân – vô sản * Bảng thống kê các giai cấp, tầng lớp XH VN cuối TK XIX đầu TK XX Giai cấp, tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc Địa chủ Là chủ ruộng đất, bóc - Đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp lột nông dân bằng địa - Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước tô Nông dân Canh tác ruộng đất, - Số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất nộp tô thuế - Sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc - Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc ở hầm mỏ, đồn điền Tư sản Kinh doanh buôn bán -Đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn … - Bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép Tiểu tư sản Buôn bán nhỏ, học - Có ý thức dân tộc, đặc biệt là các nhà giáo, thanh niên, học sinh, sinh viên, công sinh chức… - Tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước Công nhân Làm công ăn lương - Phần lớn xuất thân từ nông dân trong các xí nghiệp, - Làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp nhà máy, hầm mỏ, - Lương thấp, đời sống cực khổ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ đồn điền chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống. Câu 8. So sánh sự giống và khác nhau của phong trào Đông Du ( 1905-1909) với phong trào Đông Kinh nghĩa thục ( 1907) Giống nhau. nhauKhác. Mục đích Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu Ý nghĩa. Phong trào Đông Du Đông Kinh nghĩa thục đều muốn đánh đuổi pháp , căm phẫn chế độ thống trị đương thời , yêu nước, mong muốn độc lập Đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang Bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền bá giành độc lập nội dung học tập và nếp sống mới - Xuất dương du học Mở trường học, bình văn diễn thuyết, lập hiệu - Xuất bản sách báo tuyên truyền vận động buôn yêu nước. cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại. Đem lại tri thức , tu dưỡng lòng yêu nước cho học sinh sinh viên..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×