Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DE THI HK 2 LY 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.79 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013-2014 MÔN VẬT LÝ 8 ĐỀ 01 Phần I: Trắc nghiệm: I. Khoanh tròn chữa cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng hấp dẫn thì vật nào sau đây không có thế năng. A. Viên đạn đang bay B. Lò xo chưa bị dãn để trên cao so với mặt đất. C. Hòn bị đang lăn trên mặt đất. D. Lò xo bị ép nằm ngay trên mặt đất. 2. Chuyển động nhiệt của phân tử không có tính chất nào sau đây ? A. Càng nhanh khi nhiệt độ của vật càng cao. B. Hỗn độn không ngừng. C. Càng chậm khi nhiệt độ của vật càng thấp. D. Càng nhanh khi khối lượng của vật càng nhỏ. 3. Câu nào viết về nhiệt năng sau đây là không đúng ? A. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật. B. Nhiệt năng có đơn vị là jun C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng là năng lượng của vật lúc nào cũng có. 4. Nhận xét nào sau đây là sai ? A. Nguyên tử là hạt rất nhỏ. B. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. C. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. D. Phân tử và nguyên tử chuyển động liện tục 5. Nung nóng một khối khí, nhận xét nào sau đây đúng ? A. Nhiệt độ càng cao khoảng cách giữa các phân tử khí càng tăng. B. Nhiệt độ càng cao khoảng cách giữa các phân tử khí càng giảm. C. Nhiệt độ cao hay thấp không ảnh hưởng đến khoảng cách giữa các phân tử khí. 6. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào ? A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. B. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. C. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. D. Cả ba câu trên đều đúng. 7. Đổ 2 lít nước ở nhiệt độ 1000C vào 2 lít nước ở nhiệt độ 200C. Nhiệt độ T của hỗn hợp là: A. T = 1200C. B. T = 800C. C. T = 400C. D. T = 600C 8. Trong trường hợp nào sau đây không có sự toả nhiệt của nhiên liệu ? A. Dùng bếp than để đun nước. B. Dùng bếp củi để đun nước. C. Dùng bếp ga để đun nước.D. Dùng bếp điện để đun nước. II. Điền từ vào chỗ trống để được kết luận đúng: 1. Nhiệt lượng vật cần thu vào để vật nóng lên phụ thuộc vào ...................................................................................................................................................... .................. 2. Đại lượng cho biết ..........................................khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là ...................................................................................... III. Nối mối ý ở cột A với một ý ở cột B để được kết quả đúng. A Ghép a. Công thức tính nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy a b. Công thức tính nhiệt lượng toả ra bc. Công thức tính nhiệt lượng thu vào c-. B 1) Q = cm.(t1 - t2) 2. Q = q.m 3) Q = cm.(t2 - t1). d. Công thức tính công suất. A 4. P = t. d-.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phần II: Tự luận. Câu 1: Khi nói năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106 J/kg, điều đó có nghĩa gì ? Câu 2: Người ta thả 0,3 kg nước ở nhiệt độ 20 0C vào một bình đựng nước ở 1000C. Khối lượng nước trong bình phải bằng bao nhiêu để hỗn hợp nước thu được có nhiệt độ là 40 0C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và với môi trường bên ngoài. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Câu 3: Tại sao khi ướp lạnh cá, người ta thường đổ đá lên mặt trên của cá ? ĐỀ 02 Phần I: Trắc nghiệm: I. Khoanh tròn chữa cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Viên bi đang lăn trên mặt đất, năng lượng của nó tồn tại ở dạng nào ? A. Thế năng hấp dẫn. B. Thế năng đàn hồi C. Động năng D. Một loại năng lượng khác 2. Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử ? A. Chuyển động không ngừng. B. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. C. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ của vật càng nhỏ. 3. Câu nào viết về nhiệt năng sau đây là không đúng ? A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng. B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng thu vào hay toả ra. C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật 4. Nước biển mặn vì sao ? A. Phân tử nước biển có vị mặn. B. Phân tử nước và phân tử muối liên kết với nhau. C. Phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách. D. Phân tử nước và phân tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách. 5. Sự dân nhiệt không thể xẩy ra khi nào ? A. Khi gữa các vật là môi trường rắn. B. Khi gữa các vật là môi trường lỏng B. Khi gữa các vật là môi trường khí. D. Khi gữa các vật là môi trường chân không. 0 6. Đổ 2 lít nước ở nhiệt độ 100 C vào 2 lít nước ở nhiệt độ 400C. Nhiệt độ T của hỗn hợp là: A. T = 1400C. B. T = 1000C. C. T = 600C. D. T = 700C. 7. Dùng bếp củi để đun nươc thì thấy sau một thời gian ấm nóng lên và nước cũng nóng lên. Vật nào có năng suất toả nhiệt ? A. Củi bị đốt cháy. B. ấm bị đốt nóng. C. Nước bị đun nóng. D. Cả ba vật đều có năng suất toả nhiệt. 8. Dùng tay búng viên bi trên bàn làm viên bi lăn xa. Nhận xét nào sau đây là sai ? A. Cơ năng của tay chuyển thành cơ năng của bi. B. Cơ năng của viên bi chuyển thành nhiệt năng của bi mặt bàn và không khí. C.ỉTong quá trình trên năng lượng của viên bi được bảo toàn. II. Điền từ vào chỗ trống để được kết luận đúng: 1. ..................................................... của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để............. ............................. 2. Nhiệt năng có thể truyền từ .............................. sang ............................. của một vật, từ .......................này sang .......................khác bằng hình thức ........................................................ III. Nối mối ý ở cột A với một ý ở cột B để được kết quả đúng. A. Ghép. B.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> a. Công thức tính công suất. a-. 1) Q = cm.(t1 - t2). b. Công thức tính nhiệt lượng toả ra. b-. A 2. P = t. c. Công thức tính nhiệt lượng thu vào c3) Q = q.m d. Công thức tính nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy d 4. Q = cm.(t2 - t1) Phần II: Tự luận. Câu 1: Khi nói nhiệt dung riêng của rượu là 2500 J/kg.K, điều đó có nghĩa gì ? Câu 2: Người ta đổ 0,5 kg nước ở nhiệt độ 30 0C vào một bình đựng nước ở 1000C. Khối lượng nước trong bình phải bằng bao nhiêu để hỗn hợp nước thu được có nhiệt độ là 50 0C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và với môi trường bên ngoài. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Câu 3: Tại sao khi ướp lạnh cá, người ta thường đổ đá lên mặt trên của cá ? ĐỀ 03 Phần I: Trắc nghiệm: 1. Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì: A. Khối lượng của vật tăng; B. Trọng lượng của vật tăng C. Cả khối lượng và trọng lượng của vật đều tăng; D. Nhiệt độ của vật tăng 2. Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây không tăng: A. Nhiệt độ; B, Nhiệt năng; C. Động năng; D. Thể tích. 3. Sự truyền nhật nào dưới đây không phải là bức xạ nhiệt ? A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất B. Sự truyền nhiệt từ bếp tới người đứng gần bếp C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không bên trong bóng. D. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng. 4. Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ ba miếng kim loại này khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. A. Nhiệt độ ba miếng bằng nhau; B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, miếng chì thấp nhất. C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, miếng nhôm thấp nhất. D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, miếng chì thấp nhất. 5. Hai hòn bị thép giống nhau được treo vào hai sợi dây có chiều dài bằng nhau (hình bên). Khi thả bi A cho rơi xuống và chạm vào bi B, người ta thấy bi B bắn lên ngang độ cao của bi A trước khi thả. Khi đó bi A ở trạng thái nào dưới đây ? A. Chuyển động theo B nhưng không lên đến độ cao ban đầu của A. B. Đứng yên ở vị trí ban đầu của B C. Bật trở lại vị trí ban đầu. C A D. Bật trở lại nhưng không lên đến vị trí ban đầu. B 6. Câu nào nói về hiệu suất của động cơ nhiệt sau đây là đúng? A. Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết động cơ mạnh hay yếu. B. Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm. C. Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết nhiệt lượng toả ra khi có 1kg nhiên liệu bị đốt cháy trong động cơ. D. Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra được biến thành công có ích. Phần II: Tự luận. 1. Gạo mới lấy ra từ cối xay hay máy sát đều nóng. Tại sao ? 2. Một máy bơm nước sau khi tiêu thụ hết 8kg dầu thì đưađược 700m3 nước lên cao 8m. Tính hiệu suất của máy, biết năng suất toả nhiệt của dầu là 46.106 J/kg và trọng lượng riêng của nước 10000N/m3..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3. Để có 100 lít nước ở 300C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở 200C ? ĐỀ 04 Phần I: Trắc nghiệm: 1. Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì: A. Khối lượng của vật tăng; B. Trọng lượng của vật tăng; C. cả khối lượng và trọng lượng của vật đều tăng; D. Nhiệt độ của vật tăng. 2. Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây không tăng: A. Nhiệt độ; B, Nhiệt năng; C. Động năng; D. Thể tích. 3. trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách mào đúng? A. Đồng, nước, thuỷ ngân, không khí; B. Đồng, thuỷ ngân, nước, không khí; C. Thuỷ ngân, Đồng, nước, không khí; D. Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng. 4. Công thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng của một vật có khối lượng m thu vào? A. Q = mct, với t là độ giảm nhiệt độ; B. Q = mct, với t là độ tăng nhiệt độ; C. Q = mc(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối; D. Q = mq, với q là năng suất toả nhiệt. 5. Một người kéo một gầu nước nặng 20N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của người đó là: A. 20W; B. 240W; C. 60W; D. 4W. 6. Nếu ta thả 3 miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ của ba miếng kim loại này khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. A. Nhiệt độ ba miếng bằng nhau; B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, miếng chì thấp nhất. C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, miếng nhôm thấp nhất. D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, miếng chì thấp nhất. 7. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt A. Chỉ của chất lỏng; B. Chỉ của chất khí; C. Của cả chất lỏng và chất khí; D. Của cả chất lỏng, chất khí và chất rắn; 8. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu có đơn vị là: A. Jun, ký hiệu là J; B. Jun trên kilôgam kelvin, ký hiệu là J/kg.K C. Jun kilôgam, ký hiệu là J.kg D. Jun trên kilôgam, ký hiệu là J/kg. 9. Cần cẩu A nâng được 1100 kg lên cao 6m trong 1 phút. Cần cẩu B nâng được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu. A. Chưa đủ dữ kiện để so sánh; B. Công suất của A lớn hơn. C. Công suất của B lớn hơn; D. Công suất của A và B bằng nhau. 10. Trong sự truyền nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền: A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn B. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn C. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn D. Từ vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn. Phần II: Tự luận. 11. Nếu mỗi lần đập trái tim người thực hiện được một công là 0,2J thì công suất trung bình của trái tim đập 70 lần trong 1 phút là bao nhiêu? 12. Để xác định nhiệt dung riêng của chì một học sinh thả một miếng chì khối lượng 300g được nung nóng tới 1000C vào 0,25 lít nước ở 58,50C, nước nóng lên đến 600C. a) Tính nhiệt lượng nước thu vào. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg. b) Tình nhiệt dung riêng của chì. c) Tại sao kết quả thu được chỉ gần đúng với giá trị cho trong sách giáo khoa Vật lý. ĐỀ 05 Phần I: Trắc nghiệm:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1. Một người kéo một gầu nước nặng 10N từ giếng sâu 7,5m lên hết 0,5 phút. Công suất của người đó là: A. 5W; B. 2,5W; C. 75W; D. 150W. 2. Một vật ném lên theo phương thẳng đứng. Hỏi khi nào vật vừa có động năng vừa có thế năng. A. Khi vật đang đi lên hoặc đang rơi xuống; B. Chỉ khi vật đang đi lên. C. Chỉ khi vật đang rơi xuống; D. Chỉ khi vật lên đến điểm cao nhất. 3. Chuyển động nhiệt của phân tử không có tính chất nào sau đây: A. Càng nhanh khi nhiệt độ của vật càng cao. B. Hỗn độn không ngừng. C. Càng chậm khi nhiệt độ của vật càng thấp. D. Càng nhanh khi khối lượng của vật càng nhỏ. 4. Câu nào viết về nhiệt năng sau đây là không đúng. A. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật. B. Nhiệt năng có đơn vị là jun C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân atử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng là năng lượng của vật lúc nào cũng có. 5. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt A. Chỉ của chất lỏng; B. Chỉ của chất khí; C. Của cả chất lỏng và chất khí; D. Của cả chất lỏng, chất khí và chất rắn; 6. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách mào đúng? A. Đồng, nước, thuỷ ngân, không khí; B. Đồng, thuỷ ngân, nước, không khí; C. Thuỷ ngân, Đồng, nước, không khí; D. Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng. 7. Công thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng của một vật có khối lượng m thu vào? A. Q = mct, với t là độ giảm nhiệt độ. B. Q = mct, với t là độ tăng nhiệt độ; C. Q = mc(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối; D. Q = mq, với q là năng suất toả nhiệt. 8. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu có đơn vị là: A. Jun, ký hiệu là J; B. Jun trên kilôgam kelvin, ký hiệu là J/kg.K C. Jun kilôgam, ký hiệu là J.kg D. Jun trên kilôgam, ký hiệu là J/kg. 9. Hình bên vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ t0C theo thời gian của 3 vật A, B, C cùng làm bằng thép, được đun nóng bằng những bếp toả nhiệt như nhau. Hỏi câu phát I biểu nào sau đây đúng ? Biết mA > mB > mC. II A. Đường III ứng với vật A, đường II ứng với vật B, đường I ứng với vật C III B. Đường III ứng với vật B, đường II ứng với vật C, đường I ứng với vật A C. Đường III ứng với vật C, đường II ứng với vật A, đường I ứng với vật B O t phút D. Đường III ứng với vật A, đường II ứng với vật C, đường I ứng với vật B Phần II: Tự luận. 10. Khi ném một vật lên cao ta thấy vật càng lên cao càng chuyển động chậm dần. Hãy dùng định luật bảo toàn cơ năng để giải thích hiện tượng trên. Bỏ qua ma sát. 11. Người ta đổ 300g nước có nhiệt độ 200C vào một bình đượng nước ở nhiệt độ 1000C. Khối lượng nước trong bình phải bằng bao nhiêu để hồn hợp nước thu được có nhiệt độ là 400C ? bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng và với môi trường bên ngoài. 12. Với 1,5 lít xăng một xe máy có công suất 2 kW chuyển động với vận tốc 54 km/h sẽ đi được bao nhiêu km ? biết hiệu suất của xe là 30%, năng suất toả nhiệt của xăng là 46.10 6 J/kg và khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×