Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Đặc trưng múa rối doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.33 KB, 5 trang )

Đặc trưng múa rối
Múa rối là nghệ thuật tạo hình không gian biểu cảm thông
qua ngôn ngữ hành động con rối. Múa rối giống như âm nhạc,
xiếc có đặc tính dân tộc và quốc tế, tồn tại dưới nhiều hình thức
trình diễn rối dây, rối que, rối bóng… chia thành hai loại: rối cạn,
rối nước.
Theo các truyền thuyết, huyền thoại lịch sử, múa rối ra đời từ
thời xây thành Cổ Loa, Kinh An Dương Vương, năm 255 trước công
nguyên, là giả thuyết muốn nói múa rối một hình thức nghệ thuật cổ
xưa. Còn theo sử sách, văn bia ghi lại múa rối nước ra đời năm
1121, diễn các trò múa rối, con rối cử động như người thật, đây là
bằng chứng xác thực múa rối ra đời trong triều đại phong kiến Việt
Nam phát triển vững mạnh. Nghệ thuật rối nước phát triển trò diễn
khá hoàn chỉnh các mặt tạo hình con rối, kỹ thuật biểu diễn sống
thực. Múa rối lúc mới ra đời mang biểu tượng tâm linh cả hai hình
thức rối nước, rối cạn. Nghệ thuật rối nước gắn với lễ hội đình chùa,
diễn phục vụ nghi lễ, sau là vui chơi giải trí trước mọi đối tượng khán
giả tham dự hội làng. Rối cạn xuất hiện ở hầu hết các dân tộc thiểu
số, con rối là vật hiển linh trừ tà ma treo trước cửa nhà, mộ người
mới chết, trong các lễ hội... Các dân tộc phía Bắc: Tày, Nùng, Thái…
có rối dây, rối que, thường diễn các trò Trung Quốc cổ xưa như
Quan Công, Trương Phi, Sơn Hậu, Ngọc Phù Dung... Đây là nghệ
thuật rối do các dân tộc di cư từ Trung Quốc sang nước ta vào thế kỷ
III sau công nguyên. Các dân tộc phương Nam, Miền Trung và Tây
Nguyên, người Chăm có rối tay, rối bóng, nguồn gốc Ấn Độ giáo
thường diễn các tích thần thoại Ấn Độ. Đồng bào Tây Nguyên, Khơ
Me Nam Bộ có các trò rối que, rối dây, mang dấu tích văn hoá vùng
Đông Nam Á. Qua khảo sát thực tiễn, múa rối các dân tộc đã mai
một gần hết bởi nhiều nghệ nhân giỏi đã ra đi, rối cạn chỉ còn lại
trong các đền chùa, ngôi mộ cổ, một số lễ hội các dân tộc treo con rối
biểu trưng, ít có nghệ thuật diễn. Nghệ thuật rối nước là đặc phẩm


văn hoá bản địa dân tộc Việt, phát triển ở hầu hết các làng xã quanh
kinh thành Thăng Long như Đào Thục, Đào Xá - Huyện Đông Anh,
chùa Nành - Gia Lâm và nhiều phường rối ở hầu hết các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ. Dù nguồn gốc văn hoá dân tộc bản địa, nhưng rối
nước bị quên lãng gần nửa thế kỷ. Các đoàn, nhà hát chỉ dựng và
diễn rối cạn của các dân tộc nâng lên thành vở diễn hoành tráng,
kịch nói hoá rối cạn như một phát hiện mới, đánh mất bản thể, đặc
trưng múa rối. Vào những năm cuối thế kỷ XX, năm 1992, Nhà hát
Múa rối Thăng Long phục hồi 17 trò rối nước trở thành trào lưu sống
dậy múa rối nước trên toàn quốc. Nhiều đoàn, nhà hát lưu diễn ra
nước ngoài, khán giả khâm phục nghệ thuật độc đáo, khác lạ hấp
dẫn, kỳ ngộ cuốn hút họ đến xem múa rối nước. Nghệ thuật rối nước
lấy mặt nước làm sân khấu trình diễn, các nghệ nhân chỉ diễn trò vui
giải trí, mô tả lại những nét sinh hoạt người nông dân ở đồng bằng
Bắc Bộ. Hiện nay, Nhà hát sưu tầm phục hồi 17 trò múa rối nước:
1. Bật cờ
2. Chú Tễu
3. Múa rồng
4. Em bé chăn trâu
5. Cày cấy
6. Cậu ếch
7. Bắt vịt
8. Đánh cá
9. Vinh quy bái tổ
10. Múa sư tử
11. Múa phượng
12. Lê Lợi trả gươm
13. Nhi đồng vui chơi
14. Đua thuyền
15. Múa lân

16. Múa tiên
17. Tứ linh
Liên kết 17 trò rối nước thành một chương trình hấp dẫn luôn
thay đổi
không khí, hình thức trình diễn. Chú Tễu giữ vai trò nổi bật là
người dẫn truyện nói rằng: Thấy sự đời bối rối đa đoan, nên tôi phải
lặn lội để lo toan sự rối! Đấy bà con ạ. Chú Tễu đã gỡ rối cho nhiều
đoàn nghệ thuật múa rối, sống dậy bằng văn hoá Việt Nam, nghệ
thuật rối dân tộc. Múa rối dù là rối nước hay rối cạn phương thức
trình diễn sân khấu, kỹ thuật khác nhau nhưng có chung những nét
đặc trưng:


Nghệ thuật xếp trò
- Nghệ thuật tạo hình con rối
- Kỹ thuật điều khiển con rối sống thực kỳ ngộ.
Dù là rối nước hay rối cạn, múa rối chung một khoảng không gian
trình diễn, âm nhạc phù trợ chắp cánh cho con rối biểu cảm nội tâm, tình
huống sân khấu. Âm nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc
dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Âm nhạc rối cạn do nghệ nhân ghép nhạc có trích
đoạn nhạc tuồng theo các trò diễn tuồng, nhạc dân ca các dân tộc theo trò
diễn dân gian. Hiện nay, các đoàn, nhà hát trình diễn những vở rối cạn, sáng
tác nhạc mới kết hợp với dân ca vào vở diễn.
Nghệ thuật múa rối đang sống dậy mạnh mẽ dưới hai hình
thức rối nước, rối cạn, phát triển hài hoà đặc tính dân gian hiện đại.
Mỗi hình thức thể hiện nhiều hướng nghệ thuật khác lạ, đổi mới
phương thức sân khấu ngang tầm nghệ thuật thế kỷ, đáp ứng công
chúng thời đại.



×