Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.76 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 34 Tiết 51. Ngày soạn:20 /04/2014 Ngày dạy: 24 /04/2014. ÔN TẬP HỌC KÌ II I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải: 1. Kiến thức: - Ôn lại kiến thức cơ bản 2 vùng kinh tế ĐNB, ĐBSCL, vấn đề phát triển tổng hợp, môi trường biển đảo, địa lí địa phương tỉnh Lâm Đồng. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng vẽ, phân tích, so sánh biểu đồ. 3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc khi học tập. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Bản đồ tự nhiên Việt Nam. 2. Học sinh: Atlat Việt Nam, III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1……………., 9A2……………, 9A3……………, 9A4……………………, 9A5……………………….., 9A6………………………. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1 : Hệ thống hóa kiến thức đã học ( cá nhân) *Bước 1 : GV : treo bản đồ tự nhiên Việt Nam khái quát lại vị trí các vùng kinh tế. *Bước 2 : - Gọi hs lên bảng trình bày trên bản đồ theo hệ thống câu hỏi. - GV chuẩn xác lại kiến thức. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ. ( cá nhân) *Bước 1: Gv đưa ra các bài tập trong sgk, hướng dẫn hs lựa chọn biểu đồ phù hợp *Bước 2: Gv gọi hs lên bảng vẽ biểu đồ ( ưu tiên các em yếu kém) Ôn tập theo đề cương 4. Đánh giá: Gv nhận xét tiết ôn tập, điều chỉnh những hạn chế cần khắc phục ở hs. 5. Hoạt động nối tiếp: yêu cầu hs về nhà ôn tập tốt chuẩn bị thi học kì II. IV. PHỤ LỤC V. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... I. Trắc nghiệm khách quan: 1. Cảng biển có công suất lớn nhất nước ta ?.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. Cảng Hải Phòng B. Cảng Đà Nẵng C. Cảng Nha Trang D. Cảng Sài Gòn 2. Cây công nghiệp chủ yếu của vùng ĐNB là: A. Cà phê, cao su, mía đường, hồ tiêu, đậu tương B. Cao su , điều ,cà phê, hồ tiêu C. Cao su, cà phê, điều, mía đường, đậu tương D.Cà Phê, hồ tiêu, điều, mía đường 3. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm thủy văn tỉnh Lâm Đồng? A. Mạng lưới sông suối thưa thớt B. Phân bố khá đồng đều C.Hướng chảy từ Đông Bắc xuống Tây Nam D.Lưu vực nhỏ, nhiều ghềnh thác 4. Các tỉnh nào ở Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển mạnh nghề nuôi tôm xuất khẩu ? A. Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu B. Kiên Giang, Cà Mau, An Giang C. Cần Thơ, An Giang, Cà Mau D. Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ 5. Vùng lãnh thổ nào phát triển năng động và có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất nước ta là : A. Đồng Bằng Sông Cửu Long B. Duyên Hải Nam Trung Bộ C. Đồng bằng Sông Hồng D. Đông Nam Bộ 6. Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào ? A. Khánh Hòa B. Nghệ An C.TP. Đà Nẵng D. TP. Hồ Chí Minh 7.Nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng của Đông Nam Bộ ? A. Than đá B. Sắt C. Dầu khí D. Bôxít 8. Các loại đất chính của Đồng Bằng Sông Cửu Long : A. Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn B. Đất fera lít, đất phù sa cổ, đất mặn C. Đất phù sa cổ, đất feralít, đất phèn D. Đất bazan, đất feralít, đất xám 9. Các đảo có điều kiện khai thác tổng hợp kinh tế biển là: A. Đảo Cát Bà, Cái Bầu, Côn Đảo B. Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc C. Bạch Long Vĩ, Nam Du, Côn Đảo D. Bát Tử Long, Côn Đảo, Phú Quốc 10. Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài ? A. Có nguồn nhân lực và tài nguyên B. Dân cư đông C. Có nhiều khoáng sản D. Nguồn lao động dồi dào 11. Vùng ĐBSCL tiếp giáp với vùng kinh tế nào? A. Tây nguyên B. Đông Nam Bộ C.Duyên hải Nam bộ D. Tp HCM 12. Tỉnh nào thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam: A. Cần Thơ B. Tiền Giang C. Long An D. Tây Ninh 13. Điền từ thích hợp vào dấu (…) về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của ĐBSCL : - ĐB sông Cửu Long là vùng giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp: đồng bằng rộng, diện tích đất (a) …………… lớn (1,2 triệu ha), khí hậu cận xích đạo (b) …………, (c)…………….. dồi dào, (d)……………. phong phú, đa dạng : trên cạn, dưới nước 14. Nối tên và vị trí các đảo và quần đảo lớn của nước ta cho phù hợp: Đảo, quần đảo (A) Thuộc tỉnh (B) Đáp án(C) 1.Cát Bà a.TP.Đà Nẵng 1 nối với ...... 2.Phú Quốc b.Khánh Hòa 2 nối với ...... 3.Hoàng Sa c.Kiên Giang 3 nối với ...... 4.Trường Sa d. Hải Phòng 4 nối với ...... 15.Nối ý ở cột A với ý cột B sao cho phù hợp: Nơi phân bố các ngành sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Sản xuất nông nghiệp 1. Lúa 2. Nghề nuôi vịt 3. Thủy sản 4. Rừng ngập mặn. Phân bố a. Ven biển và trên bán đảo Cà Mau b. Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp c. Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long. Đáp án (C) 1 nối với….. 2 nối với….. 3 nối với….. 4 nối với …...
<span class='text_page_counter'>(3)</span> d.Kiên Giang, Cà Mau, An Giang . II. Tự luận: 1.Trình bày được đặc điểm tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ? 2. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của ĐNB và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế - xã hội ? 3. Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ 4. Trình bày vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? 5. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới với việc phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL? 6. Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL?Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở ĐBSCL? 7. Phân tích ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng? 8. Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển? 9.Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo; một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo 10. Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật, khoáng sản của tỉnh? Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? III. Bài tập: - Bài tập 3/tr.120 - Bài tập 3/ tr.123 - Bài tập 3/ tr.133 - Bài thực hành tr.124 - Bài thực hành tr. 134 Hướng dẫn đáp án I. Trắc nghiệm khách quan: Câu Đáp án. 1 D. 2 B. 3 A. 4 B. 5 D. 6 C. 7 C. 8 A. 9 B. 10 A. 11 B. 12 C. 13. Điền từ: a- phù sa b- nóng ẩm c- nguồn nước d- sinh vật 14. Nối ý: 1d 2c 3a 4b 15.Nối ý : 1b 2c 3d 4a II. Tự luận: 1.Trình bày được đặc điểm tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐNB? - Đặc điểm: độ cao địa hình giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, giàu tài nguyên ( đất badan, đất xám, dầu khí, thủy hải sản,....) - Thuận lợi: nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: đất badan, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa.. - Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường. 2. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của ĐNB và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế xã hội ? - Đặc điểm: đông dân (15,1 triệu người – 2012), mật độ dân số khá cao (642 người/km2), tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước; thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Thuận lợi: + Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động. + Nhiều di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch. - Khó khăn: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường.... 3. Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của vùng ĐNB? - Công nghiệp: + Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. +Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng. +Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm. + Các trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu. - Nông nghiệp: + Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng + Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta + Cây công nghiệp lâu năm (bảng 32.2/trang 119): cao su, cà phê,hồ tiêu, điều,... + Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả: lạc, đậu tương, mía,sầu riêng, xoài,mít tố nữ,.. - Dịch vụ: + Cơ cấu dịch vụ đa dạng + Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP. +TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của ĐNB và của cả nước. + Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài, dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu. + TP Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước 4. Trình bày vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? - Bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – vũng Tàu, Tây Ninh, Long An - Vai trò: vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ với Đông Nam Bộ mà còn với các tỉnh phía Nam và cả nước. 5. Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới với việc phát triển kinh tế của vùng ĐB SCL? - Đặc điểm: + đông dân ( 17,3 triệu người – 2012) + Có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa. - Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa; thị trường tiêu thụ lớn. - Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với cả nước. 6. Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL? *nông nghiệp : - Vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước. - ĐBSCL giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực, cũng như xuất khẩu lương thực, thực phẩm so với cả nước. - Tình hình sản xuất, phân bố: + Diện tích trồng lúa chiếm 51,1%, sản lượng lúa chiếm 51,4% so với cả nước. + Phân bố: Kiên Giang, An giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang. + Nghề nuôi vịt phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng,... + Khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 50 % tổng sản lượng cả nước, tập trung ở Kiên Giang, Cà Mau, An Giang..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở ĐBSCL? - Vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước. - Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối. - Nước ta giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực. * Công nghiệp: - Bắt đầu phát triển, tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp, chiếm 20% tổng GDP trong toàn vùng. - Các ngành công nghiệp: bảng 36.2 (sgk trang 131) - Ngành CN chế biến lương thực là ngành quan trọng nhất. * Dịch vụ: - Bắt đầu phát triển. - Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch. + xuất khẩu gạo chiếm 80 % cả nước (2000), thủy sản đông lạnh, hoa quả. + giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng + du lịch sinh thái: du lịch trên sông nước, miệt vườn, biển đảo. 7. Phân tích ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng? - Ý nghĩa về phát triển kinh tế: Việt Nam có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo, có nguồn tài nguyên biển - đảo phong phú là tiền đề để phát triển nhiều ngành kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trồng, và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển,giao thông vận tải biển.. Từ đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, tạo nguồn hàng xuất khẩu và tăng cường quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới. - Ý nghĩa an ninh quốc phòng: Các đảo và quần đảo trên biển tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là hệ thống căn cứ để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo, để nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa. 8. Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển? * Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: - Tiềm năng : Số lượng giống,loài hải sản phong phú có giá trị kinh tế cao: hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm , nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư,...có giá trị kinh tế. - Thực trạng: + Tổng trữ lượng khai thác khoảng 4 triệu tấn ( 95,5 % là cá biển) + Đánh bắt vượt mức cho phép,chủ yếu ở ven bờ.Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản phát triển chậm. + Hải sản ven bờ cạn kiệt, phương tiện đánh bắt thô sơ,môi trường sinh thái bị phá vỡ. + Xu hướng : Đẩy mạnh khai thác xa bờ , nuôi trồng hải sản phát triển đồng bộ và hiện đại CN chế biến hải sản. * Du lịch biển – đảo: - Tiềm năng: Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú: trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, nhiều đảo có phong cảnh kì thú, hấp dẫn => xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng.Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,.... - Thực trạng: + Một số trung tâm du lịch đang phát triển nhanh ,tập trung hoạt động tắm biển. + Chưa khai thác hết tiềm năng. + Xu hướng : Phát triển nhiều loại hình du lịch để khai thác tiềm năng to lớn về du lịch của biển đảo. * Khai thác và chế biến khoáng sản biển: - Tiềm năng: Biển nước ta có nhiều khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, muối,ti tan . - Thực trạng: + Nghề làm muối phát triển ở ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt ở Nam Trung Bộ. + Khai thác dầu khí phát triển mạnh, tăng nhanh chiếm vị trí hàng đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Xu hướng : Phát triển hoá dầu – chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, điện, phân bón công nghệ dầu khí * Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển: - Tiềm năng: + Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. + Có nhiều vũng, vịnh, cửa sông để xây dựng các cảng biển. - Thực trạng: + Nước ta có khoảng 120 cảng biển, lớn nhất là cảng Sài Gòn. + Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ, hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu lớn ở BB, Nam Bộ, Trung Bộ. + Dịch vụ hàng hải phát triển toàn diện. Phát triển nhanh, ngày càng hiện đại cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 9.Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo; một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo - Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển, đảo: + Tài nguyên biển ngày càng bị cạn kiệt: diện tích rừng ngập mặn giảm, nguồn lợi hải sản giảm về số lượng và chất lượng,một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy...) + Biển đảo bị ô nhiễm ngày càng tăng => suy giảm tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng tới chất lượng các khu du lịch biển. - Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo: +Việt Nam đã tham gia cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển - đảo. + Có kế hoạch khai thác hợp lý. + Khai thác đi đôi với việc bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên. 10. Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật, khoáng sản của tỉnh? Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? III. Bài tập: - Bài tập 3/tr.120: vẽ biểu đồ tròn - Bài tập 3/ tr.123: vẽ biểu đồ cột - Bài tập 3/ tr.133: vẽ biểu đồ cột - Bài thực hành tr.124: vẽ biểu đồ thanh ngang - Bài thực hành tr. 134: vẽ biểu đồ cột.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>