Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

195NGAY SINHCHU TICH HO CHI MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.58 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH </b>


<b>(1890 - 1969)</b>


Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi
học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây
lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19 / 5 / 1890 ở làng Kim Liên, xã
Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 02 / 9 / 1969 tại Hà
Nội.


Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông
dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.


Ngày 05/6/1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động
cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự
do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách
mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng
của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia
thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội
Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922).
Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người
tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường
trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia
thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á. Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng:
Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).


Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở
Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đồn" làm nịng cốt cho Hội đó, đào
tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.


Ngày 03/2/1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần
Hương Cảng). Hội nghị đã thơng qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do


chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là
Đảng Cộng sản Việt Nam).


Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp
giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện
vô cùng gian khổ và khó khăn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 02/9/1945, tại Quảng trường
Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn Độc lập tuyên bố thành lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội
và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người
làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa (1946).


Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền
cách mạng.


Ngày 19/12/1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách
mạng Tháng Tám.


Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp
hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược
đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).


Sau khi miền Bắc được hoàn tồn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu


tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.


Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa
III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc
kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ;
lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện
cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập
ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, góp phần tăng cường đồn
kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức
cách mạng.


Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính
yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà
hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, sau về
quê nội là làng Kim Liên, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh.


Cụ thân sinh ra Người là cụ Nguyễn Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929).
Đỗ phó bảng năm 1901, bị ép làm quan, nhưng vốn có tinh thần yêu nước và khẳng khái,
cụ Nguyễn Sinh Sắc bị chúng cách chức. Cụ vào Nam Kỳ làm nghề bốc thuốc, sống
thanh bạch cho đến lúc qua đời.



Thân mẫu của Người là cụ Hoàng thị Loan (1868-1900), là người phụ nữ trung
hậu, đảm việc, chịu thương, chịu khó ni con.


Chị cả của Bác là bà Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), tức Bạch Liên nữ sĩ. Trong
hồ sơ của mật thám Pháp, bản lý lịch của Nguyễn Tất Thành khi xin vào xưởng Ba Son
(1911), có ghi: "Nguyễn Thị Thanh tức Bạch Liên sống độc thân có liên lạc với quân
phiến loạn ở Nghệ Tĩnh, lấy trộm 3 khẩu súng trong trại lính Vinh, đã bị kết án 9 năm
khổ sai, ..."


Anh ruột của Bác là ông Nguyễn Sinh Khiêm tức Nguyễn Tất Đạt (1888-1950)
cũng từng tham gia phong trào chống Pháp và bị tù đày.


Từ 1890 đến 1901 Bác sống ở quê ngoại, cách làng Kim Liên quê nội không xa.
Tên khai sinh của Bác là Nguyễn Sinh Cung. Người thầy có ảnh hưởng nhất trong tuổi
ấu thơ của Người là cử nhân Vương Thúc Quý. Cụ Quý là bạn thân của cụ Phó bảng Sắc
và là con thủ lĩnh Chung nghĩa binh Vương Thúc Mậu thời Cần Vương. Đội nghĩa binh
của Vương Thúc Quý chiến đấu quanh vùng núi Chung (Nam Đàn), khi bị Pháp vây bắt,
cụ Vương Thúc Quý đã nhảy xuống ao hy sinh ngay ở làng Sen cạnh nhà Bác.


Chính ở ngơi nhà nhỏ ở làng Sen, trước khi bước vào mái trường Quốc học Huế
(1905), cậu Cung đã được vị túc nho Vương Thúc Q hết lịng giúp đỡ, tinh thơng tứ
thư ngũ kinh, ...


Nhưng điều quan trọng hơn cả là cậu Cung được thầy học cho biết tường tận các
địa điểm, biến diễn của các cuộc khởi nghĩa ngay trên đất quê nhà của Trần Tấn, Đặng
Như Mai, của Phan Đình Phùng, Nguyễn Xn Ơn, Vương Thúc Mậu và cả phong trào
Đông du của cụ Phan Bội Châu đang diễn ra âm ỷ, ... Cậu Cung rất chú ý lắng nghe
những cuộc đàm đạo của cha mình với các đồng chí, bè bạn như Sào Nam, Phan Bội
Châu, Vương Thúc Quý, đội Quyên (Đại Đấu), ...



Cậu Cung trở thành liên lạc cho các nhà nho yêu nước. Nhưng rồi cậu Cung
không quanh quẩn ở lũy tre làng, cũng không đi sang Nhật theo Phan Bội Châu như bao
người cùng thế hệ. Năm 1908, sau khi tham gia phong trào chống thuế, bị đuổi học,
Nguyễn Tất Thành bỏ vào Nam. Người đừng lại ít lâu ở Phan Thiết, đạy học ở trường
Dục Thanh do một số nhà giáo yêu nước lập ra. Sau đó, Người và Sài Gịn rồi xuống tàu
xuất dương để đi tìm đường cứu nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

giai đoạn trước, để có ngày 03/02/1930 ở Cửu Long (Trung Quốc) (là ngày thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam) Người đã đi từ Pa-ri tới Mát-xcơ-va rồi từ Quảng Châu vòng
trở lại châu Âu và cuối năm 1928 lại trở về Đông bắc Thái Lan, ...


Sau 30 năm xa tổ quốc, mùa xuân 1941 Người trở về Pác Bó (Cao Bằng) trực tiếp
lãnh đạo công cuộc đấu tranh chống Nhật Pháp, phát động Tổng khởi nghĩa trong cả
nước, mở ra thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám 1945.


Từ đó cho đến khi Người qua đời (02/9/1969) Người đã cùng Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến, đánh bại hai đế quốc to là Pháp và Mỹ,
đưa Việt Nam vào kỷ nguyên độc lập và chủ nghĩa xã hội, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất
của dân tộc.


Nếu như năm 1911, dân tộc Việt Nam có Anh Ba - người phụ bếp trên tàu, năm
1920 có Nguyễn ái Quốc - người Cộng sản, thì từ ngày 02/9/1945 nhân dân Việt Nam có
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa - và ngày
nay, một cách chung nhất, kính yêu nhất, chúng ta có Bác Hồ của Tổ quốc Việt Nam.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×