Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BAO CAO SANG KIEN HONG NHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.44 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do -Hạnh phúc</b>


<i>Thị trấn, ngày 19 tháng 04 năm 2014</i>
<b>BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC </b>


<b>ĐỀ NGHỊ TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP TỈNH</b>
<i><b>Giai đoạn:</b> 2011 - 2014</i>


<b>I/</b><i><b> </b></i><b>Sơ lược lý lịch:</b>


<b> - Họ và tên</b>: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG Sinh năm: 1978
- Quê quán: Xã Kim Xuyên - Huyện Kim Thành - Tỉnh Hải Dương
- Chỗ ở hiện nay: Xã Thị Trấn - Huyện Mỹ Tú - Tỉnh Sóc Trăng
- Chức danh: Giáo viên lớp chồi 3


- Đơn vị công tác: Trường Mầm Non TT Huỳnh Hữu Nghĩa - Huyện
Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng


<b>II</b><i><b>/ Đề tài sáng kiến kinh nghiệm</b><b>.</b></i>


<b> 1) Tên đề tài: "Một số kỹ năng hình thành biểu tượng về hình dạng vật</b>
thể cho trẻ 4 – 5 tuổi ".


<b> 2) Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Năm học 2013 – 2014.</b>
<b>3) Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến.</b>


Để hình thành ở trẻ những khả năng nhận biết, phân tích hình dạng của các vật,
nhóm theo hình dạng, nắm được các hình hình học, và các khối để có kỹ năng sử dụng
các hình chuẩn vào việc xác định hình dạng trong mơi trường xung quanh và có tác
dụng giúp trẻ thấy được sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp của thế giới đồ vật xung


quanh trẻ, hơn nữa những kiến thức về hình dạng vật thể là phương tiện giúp trẻ định
hướng dễ dàng hơn trong cuộc sống nhận dạng các vật thể ở mơi trường xung quanh,
điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ và tích cực giúp cho trẻ có hệ
thống những kiến thức và là việc cần thiết để xây dựng nền tảng trong việc hướng dẫn
trẻ làm quen với những biểu tượng hình dạng trong chương trình học tốn về các hình
hình học cho trẻ ở bậc học tiếp theo. Để thực hiện đề tài tôi đã vận dụng các phương
pháp như sau:


Bước đầu cho trẻ gọi tên các hình phân biệt các hình hình học phẳng theo dấu
hiệu, thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng qua những đặc điểm rõ nét như
đường bao quanh hình qua số lượng các góc, cạnh, cũng như độ dài của các cạnh, ban
đầu giáo viên cho trẻ thực hành so sánh các nhóm hình với nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

các mẫu hình hình học có một vai trị quan trọng và góp phần làm phong phú những
biểu tượng hình dạng cho trẻ. Tuy nhiên các hình hình học và các khối này để có một
hiệu quả tốt nhất thì cho trẻ xem xét và so sánh các hình hình học theo một trình tự
nhất định thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của cơ với trẻ.


<b>Ví dụ: Đây là hình gì? Hình này có màu gì? Vì sao con biết? Theo con nghĩ hình này</b>
có điểm gì giống và khác nhau? Khi cơ đưa ra những câu hỏi trật tự như vậy sẽ có tác
dụng với trẻ biết xem xét và khảo sát các hình theo một trình tự so sánh các hình theo các
dấu hiệu cùng loại và biết tách dấu hiệu cơ bản hình dạng khỏi các dấu hiệu khơng cơ bản
như màu sắc, kích thước… Khi trẻ làm quen với các hình hình học giáo viên cần tổ chức
cho trẻ khảo sát các mẫu hình hình học. Sự phối hợp giữa các hoạt động của tay với hoạt
động của mắt trẻ trong quá trình khảo sát vật làm sự tri giác hình dạng cho trẻ trở lên tốt
hơn. Trong quá trình trẻ khảo sát hình bằng các ngón tay của bàn tay phải kết hợp với sự
chuyển động của mắt theo đường bao quanh hình, cơ cần chỉ cho trẻ đâu là góc là cạnh và
bằng thị giác kết hợp với xúc giác từ đó giúp trẻ cảm nhận những đặc điểm của đường
bao quanh hình cong trịn, nhẵn, khơng cong, khơng nhẵn, có góc có cạnh.



Để nhận biết rõ hơn những dấu hiệu đặc trưng và một số tính chất của các hình giáo viên
hướng dẫn trẻ và yêu cầu trẻ thực hiện một số các thao tác khác nhau với các hình hình học.


<b>Ví dụ: Như hình vng hình trịn, khối cầu và khối trụ cơ cho trẻ lăn hình, đặt</b>
hình ở các tư thế khác nhau, xếp chồng các hình lên nhau, để trẻ thấy được rõ nét về
đặc điểm đường bao của hình cũng như cấu tạo bề mặt hình qua đó cho trẻ dùng phép
đếm để nhận biết số lượng góc, số lượng mặt của khối.


Qua các hoạt động khác cần thực hiện các bài luyện tập tạo nhóm các hình theo
dấu hiệu hình dạng và theo các tính chất khác nhau, như hoạt động ngồi trời, hoạt
động góc, và các tiết tạo hình, âm nhạc…


<b>Ví dụ: Trong giờ chơi cho trẻ dùng các lá cây cành cây khô, hoa để xếp thành các</b>
hình. Cho trẻ vẽ các hình, nặn tạo ra các khối… Giáo viên nên kết hợp những bài
luyện tập có tác dụng phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo, các bài luyện tập
có sự kết hợp đồng thời với việc ôn luyện củng cố những kiến thức kỹ năng về những
nội dung toán học khác nhau như so sánh, xác định số lượng các góc, cạnh của hình
trong các nhóm, xếp các hình học theo kích thước tăng dần hoặc giảm dần, xác định
và xếp các hình vào vị trí cần thiết, qua đó những kiến thức của trẻ được củng cố khái
quát và có tính hệ thống. Sau khi trẻ đã phân biệt, nhận biết và nắm được tên gọi cũng
như một số tính chất sơ đẳng của các hình thơng qua các hoạt động khác nhau như qua
hoạt động tạo hình vẽ, nặn, cắt, dán hay xếp hình từ các que hột hạt, qua hoạt động
vui chơi, góc trẻ tạo ra các hình, khối theo ý riêng của trẻ.


<b>Ví dụ: Trẻ dùng que tính để xếp hình vng từ 4 que dài bằng nhau, xếp hình chữ</b>
nhật từ 2 que dài bằng nhau và 2 que ngắn bằng nhau, xếp hình tam giác bằng 3 que
hoặc cho trẻ xếp hình bằng hột hạt, tạo các hình hình học bằng dây…Tơi thường
xuyên sử dụng các trò chơi học tập để phát triển khả năng nhận biết các hình hình học
của trẻ bằng các giác quan khác nhau.



<b>Ví dụ: Trị chơi cái túi kì diệu tơi để các hình vào túi và yêu cầu trẻ tìm hình bằng</b>
xúc giác phối hợp với sự tri giác vật bằng thị giác hoặc ngược lại. Hay qua trị chơi
“Tìm nhà” nhằm phát triển tính bền vững của sự tri giác hình dạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nắm vai trị mẫu của các hình hình học đó thơng qua đó cũng trẻ phát triển óc tư duy
sáng tạo để tạo ra 1 hình mới hơn theo sự suy nghĩ của trẻ,với mục đích đó tơi sử dụng
các vật có hình dạng đơn giản, sau đó mới là các vật có hình dạng phức tạp địi hỏi
phải có sự phân tích hình dạng.


<b>Ví dụ: Cho trẻ so sánh trực tiếp, các hình hình học với các hình mẫu, sau đó cho</b>
trẻ so sánh hình dạng các vật trong tranh, ảnh với các hình để những nơi khác nhau và
sau đó cho trẻ dùng lời nói để xác định hình dạng của các vật. Khi đó giáo viên cho trẻ
thực hiện các nhiệm vụ của mình như lựa chọn các vật có hình dạng và phản ánh hình
dạng của vật bằng lời các nhiêm vụ giao cho trẻ cần được phức tạp dần như: kích
thước, màu sắc, vị trí sắp đặt, tuy nhiên trong q trình thực hiện nhiệm vụ trẻ chỉ cần
định hướng lên dấu hiệu hình dạng đó mà bỏ qua các dấu hiệu khác.Trong thời gian
trẻ thực hiện nhiệm vụ xác định hình dạng các vật giáo viên thường xuyên nhắc nhở
để trẻ sử dụng biện pháp khảo sát hình dạng để trẻ nhận biết hình dạng của vật.


<b>Ví dụ: Cho trẻ sờ đường bao của vật và bằng các câu hỏi gợi mở của giáo viên hướng</b>
trẻ phân tích hình dạng của vật bằng các câu hỏi như tại sao bạn biết cái đĩa có hình trịn cịn
cái khăn có hình vng? Con thấy tất cả các vật để trên bàn có hình dạng như thế nào?


Dựa trên những biểu tượng chính xác về các hình hình học tơi dạy trẻ biện pháp so sánh
hình dạng của các vật với các mẫu hình, lựa chọn các hình dạng như hình mẫu và phản ánh
hình dạng của vật lựa chọn bằng lời, phát triển ở trẻ kỹ năng nhận biết hình dạng của các vật
trên cơ sở quy hình dạng của chúng về 1 kiểu hình hình học nào đó hay sự kết hợp của một số
hình hình học nhất định, đầu tiên cần cho trẻ sử dụng các vật có hình dạng đơn giản, sau đó mới
là các vật có hình dạng phức tạp địi hỏi phải có sự phân tích hình dạng.



Với mục đích hình thành ở trẻ biểu tượng đầy đủ, sâu sắc về các hình hình học phẳng và
các hình khối, cần thiết phải làm quen trẻ với những dấu hiệu đặc trưng của mỗi hình hình học
phẳng, hay hình khối, vì vậy nên sử dụng đồ dùng dạy học phong phú về số lượng và chủng
loại, cho trẻ so sánh đồng thời mỗi loại hình phẳng hình khối với màu sắc tương ứng với kích
thước tương ứng giữa các cạnh các góc khác nhau, các khối dài ngắn cao thấp khác nhau được
làm từ các vật liệu khác nhau như giấy bìa cứng, nhựa, đất, được đặt các hình khác nhau trong
khơng gian qua đó trẻ tìm ra những đặc trưng giống và khác nhau của các hình phẳng và hình
khối cùng loại. Ngồi thời gian tiết học trong các hoạt động khác trẻ có thể thực hiện các trò
chơi, các bài luyện tập nhằm phát triển kỹ năng kỹ xảo phân tích hình dạng của vật cũng như
các thành phần tạo nên vật và tổng hợp chúng trong hình tượng mà trẻ tái tạo.


<b>Ví dụ: Trẻ nhận biết chai sữa hay nhiều đồ vật có xung quanh trẻ thơng qua hình</b>
dạng khác. Các biểu tượng đó là vốn kinh nghiệm thực tiễn của trẻ. Như cái hộp này
có hình dạng như thế nào? Hộp này có bao nhiêu mặt? Các mặt này là những hình gì?
Các hình này như thế nào với nhau? Những mảnh ghép này tạo ra khối gì?


Trên cơ sở đó cung cấp kiến thức cho trẻ về các hình hình học phẳng và hình khối, giáo viên
thường xuyên luyện tập cho trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau trong tiết học cũng như ở các giờ
học khác, dựa trên cơ sở so sánh hình dạng của chúng với hình dạng đã biết, diễn đạt hình dạng
của chúng bằng lời nói và sự nhận xét các hình dạng đó qua trí tượng tượng và sự ghi nhớ của trẻ.


<b>4) Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Về bản thân tôi biết sử dụng các nguyên vật liệu mở làm phong phú kiến thức về các hình
dạng, khối để làm mới phương pháp dạy học của mình.


<b> 5) Mức độ ảnh hưởng (phạm vi áp dụng sáng kiến mới đạt hiệu quả cao)</b>
Tôi nghiên cứu tại lớp chồi 3. Dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình hình học phẳng
nhằm giúp trẻ nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các hình, cấu tạo đường bao quanh
hình, số lượng các cạnh, các góc của chúng và độ dài của các cạnh. Dạy trẻ phân biệt các


hình hình học nhằm giúp trẻ thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, và nắm được tên
gọi của các hình khối. Luyện tập trẻ xác định hình dạng của những vật xung quanh trẻ trên
cơ sở so sánh hình dạng của chúng với các hình học đã biết và là những hành động tri giác
đúng đắn, để hình thành vốn hiểu biết của trẻ.


Qua sự hình thành biểu tượng hình dạng trong mơi trường xung quanh thật sự có hiệu
quả để phát triển cho trẻ về óc quan sát, khả năng ghi nhớ, tưởng tượng, tạo điều kiện thuận
lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, kích thích phát triển các giác quan
tính ham hiểu biết tìm tịi ở trẻ, đồng thời phát triển các thao tác tư duy và ngơn ngữ để hình
thành ở trẻ những yếu tố đầu tiên của thế giới hình hình học trong sự nhận biết và phân biệt
ở trẻ và làm tăng cường vốn sống và ngôn ngữ của trẻ.


<b>Thủ Trưởng Đơn Vị Người báo cáo</b>


<b>PGDĐT Huyện Mỹ Tú Hội Đồng Khoa Học</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×