Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.41 KB, 5 trang )
Dùng thuốc trị ho đúng cách
Ho là động tác thở ra mạnh nhằm tống xuất chất đàm nhày, mầm
bệnh, dị vật từ trong đường thở ra ngoài. Trước hết, ho là một phản xạ có lợi
vì làm sạch đường thở.
Một số trường hợp cần duy trì phản xạ ho: hen phế quản, viêm phế quản,
giãn phế quản... để tống xuất đàm nhớt.
Thứ đến, ho là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Đặc biệt là các bệnh có ảnh hưởng đến hệ hô hấp như viêm nhiễm đường hô hấp
hay bệnh dễ mắc hiện nay là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hơn thế nữa, ho còn do nguyên nhân tim mạch (suy tim trái), tiêu hóa (trào
ngược dạ dày - thực quản), hoặc do dùng thuốc (thuốc trị tăng huyết áp captopril
gây ho khan). Điều trị ho chủ yếu nhằm vào điều trị nguyên nhân và cần phân biệt
ho có đàm và ho không có đàm để lựa chọn thuốc trị ho.
Cần lưu ý, trẻ em bị ho có thể vì cảm lạnh, vì dị ứng đường hô hấp và vì hít
khói thuốc do người lớn hút.
Thuốc trị ho gồm các loại thuốc nào?
Thuốc có tác dụng ức chế phản xạ ho gồm có:
- Thuốc kháng histamin trị dị ứng nhưng có thêm tác dụng làm dịu và giảm
ho, có dạng thuốc viên và dạng sirô: phénergan, théralène, atussin, toplexil,
pulmofar...
- Thuốc ức chế ho gây nghiện: codein.
- Thuốc ức chế ho không gây nghiện: dextromethorphan.
Thuốc làm loãng đàm, giảm độ quánh đặc của đàm nhày để dễ ho khạc:
acetylcystein, carbocystein, bromhexin, serratiopeptidase, terpin hydrat...
Trường hợp ho là triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc có bội
nhiễm, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh để trị ho. Hoặc trong trường hợp bị viêm
đường hô hấp nặng, có khi bác sĩ cho dùng thuốc loại glucocorticoid. Đây là các