Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KE HOACH KT DANH GIA CLBMTHCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.27 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KẾ HOẠCH</b>


<b>ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC & KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ</b>
<b>NĂM HỌC 2013 - 2014</b>


Thực hiện theo cơng văn số 358/PDG-TN ngày 05/09/2013 của Phịng GD&ĐT Tư
Nghĩa về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp THCS năm học 2013 - 2014 ; trường
THCS Nghĩa Lâm xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
năm học 2013 - 2014 cụ thể như sau:


<b>I. Cơ sở căn cứ để lập kế hoạch</b>


<i><b>1. Các chủ trương của Đảng, Nhà nước</b></i>


Các chủ trương của Đảng về định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác
định trong các Nghị quyết TW 4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết TW 2 khoá VIII
(12-1996) và được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (12-1998), cụ thể như: Điều 24.2 Luật
Giáo dục ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”.


<i><b>2. Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của ngành</b></i>


- Bộ GD&ĐT đã cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, Nhà nước bằng các chỉ thị, quyết
định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị 15 (4-1999). Công văn số
117/TB-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 về Kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại
Hội thảo “Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ
thông”.


- Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT, ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục &


Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thơng.


- Sở GD&ĐT đã có các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai các chủ trương đổi mới
phương pháp dạy học, như tổ chức tập huấn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực hố các hoạt động học tập của học sinh, tổ chức các chuyên đề dạy học ở tất cả
các bộ môn nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học mới.


- Công văn số 358/PGD-TN ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Phòng GD&ĐT Tư Nghĩa về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp THCS năm học 2013 - 2014.


<b>II. Đánh giá tình hình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tại trường trong thời</b>
<b>gian qua</b>


- Đổi mới chương trình và SGK cấp THCS tính đến nay đã triển khai được 11 năm, qua
các đợt tập huấn và bồi dưỡng thường xuyên, hầu hết giáo viên đã nắm được các phương
pháp dạy học tích cực và vận dụng khá tốt. Tuy nhiên chỉ tập trung những giờ dạy có
đăng ký thao giảng hoặc chuyên đề. Những giờ dạy bình thường khác thì chất lượng và
phương pháp dạy học tích cực cịn thấp. Hiện tượng dạy học theo kiểu đọc - chép vẫn
còn diễn ra ở một bộ phận giáo viên.


- Các hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức của giáo
viên về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tích hợp và
rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa bài bản, liên tục và xuyên suốt trong quá trình
dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hiệu quả tác động đến đổi mới của giáo viên cịn thấp, tính bình qn chủ nghĩa, nể nang
trong đánh giá vẫn còn.


- Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho dạy và học theo hướng đổi mới phương pháp nhằm
phát huy tính tích cực chủ động của người học mặc dù đã được trang cấp và chú trọng


đầu tư, nhưng do quy mô phát triển về mạng lưới trường lớp học nên vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu cho việc đổi mới PPDH, nên việc đổi mới phương pháp dạy học và hiệu
quả công tác giáo dục chưa cao.


<b>III. Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học trong năm học 2013- 2014</b>
<i><b>1. Mục tiêu:</b></i>


- Từng bước đưa các điều kiện phục vụ cho công tác dạy học như: đội ngũ, cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để phục vụ đổi mới PPDH và
nâng cao chất lượng giáo dục.


- Thúc đẩy nhanh chóng đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, dạy học phù hợp theo
đối tượng học sinh.


- Chấm dứt việc dạy học theo kiểu “đọc - chép”. Vận dụng các phương pháp linh hoạt
cho phù hợp với từng lớp học, từng đối tượng học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ
năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo
dục.


-Từng bước hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH trong từng tổ chuyên môn.
-Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng dạy, giáo
dục của từng giáo viên trong trường.


- Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng giáo viên
trong trường, từ đó kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện đổi mới
PPDH mang lại hiệu quả.


2. Công tác chỉ đạo của Nhà trường và Tổ chuyên môn



- Nhà trường chỉ đạo tổ chun mơn và tồn thể CBGV xây dựng kế hoạch đổi mới theo
hướng tích cực hố hoạt động của học sinh trong năm học 2013 - 2014 và các năm tiếp
theo trên cơ sở kế hoạch của nhà trường và có đăng ký việc làm mới cụ thể nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục.


- Đổi mới nội dung hoạt động, sinh hoạt của Tổ chuyên môn theo hướng đổi mới. Sinh
hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự
bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia
sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp thơng qua việc tổ chức cho nhóm bộ mơn trao đổi kinh
nghiệm, kiến thức về chuyên môn bằng các bài giảng minh họa cụ thể, rõ ràng nhằm
nâng cao khả năng tự bồi dưỡng, tự học hỏi của giáo viên.


- Tổ chức tốt các chuyên đề về đổi mới PPDH phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể của
nhà trường, trên cơ sở đó giúp giáo viên giải quyết các vấn đề mới, khó trong cơng tác
giảng dạy để nâng cao hiệu quả giáo dục.


- Tạo điều kiện cho giáo viên trong nhà trường tham gia tập huấn giáo viên theo chu kỳ
bồi dưỡng thường xuyên với nội dung cơ bản là đổi mới PPDH.


- Tổ chức tốt việc triển khai tập huấn CM lại cho tồn thể giáo viên. Có kế hoạch tập
huấn lại và theo dõi bằng văn bản.


<i><b>3. Công tác đảm bảo điều kiện</b></i>
a. Đội ngũ


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

theo quy định của Bộ GD&ĐT .
- Bồi dưỡng chuyên môn:


+ Quán triệt cho toàn thể giáo viên về tinh thần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hố
hoạt động dạy và hoạt động học cũng như trong cách kiểm tra đánh giá học sinh.



+ Phát huy tính tự quản ở các nhóm chun mơn. Tiếp tục bàn bạc thống nhất những nội
dung của tinh thần đổi mới ở từng bộ môn.


+ Giáo viên tăng cường công tác tự học, tự rèn, đặc biệt là những lĩnh vực như: Tin học,
ứng dụng CNTT vào giảng dạy, những vấn đề mới trong thực hiện chương trình và SGK.
Nắm vững về lý luận đổi mới PPDH; Quy định trong chương trình sinh hoạt tổ chun
mơn giáo viên phải có những hoạt động thảo luận chuyên môn, mọi giáo viên đều phải có
hồ sơ về việc tự học (sổ tích luỹ chuyên môn) với nội dung phong phú, cập nhật được
những kiến thức cần thiết.


+ Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ và các chuyên đề ĐMPPDH (Theo kế hoạch của
Phòng GD&ĐT). Đặc biệt chú trọng các vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới
phương pháp đánh giá học sinh.


b. Cơ sở vật chất - thiết bị


- Cơ sở vật chất: Tham mưu với lãnh đạo các cấp từng bước quy hoạch, xây mới nhưng
đảm bảo đúng chuẩn, chất lượng tốt để bảo đảm hiệu quả lâu dài. Huy động các nguồn
lực để hiện đại hố dần các phịng học, các phịng chức năng, khu giáo dục thể chất.
- Thiết bị dạy học: Tiếp tục lập kế hoạch xin bổ sung thiết bị dạy học để phục vụ cho việc
giảng dạy. Tăng cường các thiết bị dùng chung như máy vi tính…cho giáo viên sử dụng
CNTT phục vụ cho đổi mới PPDH.


- Sách giáo khoa: Tiếp tục xây dựng tủ sách dùng chung đảm bảo SGK cho những học
sinh nghèo, học sinh người dân tộc thiểu số, không để học sinh đến trường khơng có sách
học.


<i><b>4. Các hoạt động chun mơn</b></i>



a. Về mặt nhận thức và chỉ đạo chuyên môn


- Phải tạo động lực đổi mới PPDH cho giáo viên, hoạt động đổi mới PPDH chỉ có thể
thành cơng khi giáo viên có động lực hành động và chuyển hố được từ ý chí trở thành
tình cảm và tinh thần trách nhiệm đối với học sinh, đối với nghề dạy học.


- Quán triệt trong toàn thể CBGV việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá học
sinh là việc làm thường xuyên phải được thực hiện xuyên suốt trong q trình đổi mới
giáo dục phổ thơng.


- Tiếp tục chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động
học tập của học sinh. Việc đổi mới cần gắn với khai thác, sử dụng thiết bị giáo dục trên
cơ sở bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng bộ môn. Đi đôi với việc truyền thụ
kiến thức bộ mơn cần chú trọng tích hợp kiến thức đa môn.


- Để đổi mới PPDH, mỗi giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:


+ Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương
pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới
PPDH.


+ Biết những giáo viên dạy giỏi có PPDH tiên tiến ở địa phương và giáo viên giỏi cùng
môn để học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường bạn.


+ Nắm chắc điều kiện của trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới PPDH (cơ sở
vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo...).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nghiệp, lãnh đạo tổ chun mơn, lãnh đạo trường có tay nghề cao).


+ Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học


sinh về PPDH và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin,
không tự ti hoặc chủ quan thoả mãn.


+ Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và
rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập.


+ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, sử dụng tiết kiệm năng lượng…vào giờ học và các HĐGDNGLL.
+ Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phù hợp với đối tượng học sinh.


+ Đổi mới cách kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tích chủ động và tích cực của học
sinh.


- Đối với cán bộ quản lý cần có những việc làm cụ thể thiết thực:
+ Phải phấn đấu làm người đi tiên phong về đổi mới PPDH.
+ Kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới PPDH.


+ Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên đổi mới PPDH.


+ Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng dạy, giáo
dục của từng giáo viên trong trường.


+ Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng giáo viên
trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện đổi mới
PPDH mang lại hiệu quả.


- Khai thác, ứng dụng CNTT phục vụ tốt việc dạy học theo phương pháp mới, sử dụng
các phần mềm dạy học phù hợp với nội dung chương trình bộ mơn của cấp học.


- Đối với các bộ môn khoa học thực nghiệm phải đảm bảo thực hiện đủ các bài thí


nghiệm, thực hành quy định trong chương trình và SGK. Cần tổ chức tốt cho giáo viên
mượn và sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học, tuyệt đối khơng để tình trạng có thiết bị
trong kho mà giáo viên thì dạy “chay”.


- Tất cả các tổ chuyên môn và giáo viên trong nhà trường đều xây dựng kế hoạch đổi mới
PPDH để tổ chức thực hiện.


b. Tổ chức nguồn “học liệu mở”


- Tăng cường việc lập nguồn “học liệu mở” bao gồm các phần mềm dạy học, các tư liệu
dạy học, thư viện các câu hỏi, bài tập, đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo trên thư viện trực
tuyến mạng để mọi giáo viên và học sinh tham khảo.


- Đặc biệt thư viện các đề kiểm tra sẽ được tập hợp và chọn lựa từ các bài kiểm tra 1 tiết
trở lên của các môn ở các giáo viên trong trường và được đưa lên mạng tham khảo chung.
c. Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi


- Hàng năm ngoài việc tổ chức các đợt thao giảng, chuyên đề…nhà trường sẽ chú trọng
thực hiện tốt việc tổ chức hội thi Giáo viên dạy giỏi một cách bài bản, khoa học, để thơng
qua Hội thi nhằm động viên khuyến khích phong trào đổi mới PPDH, đồng thời phát hiện
thêm những nhân tố mới làm cốt cán trong phong trào đổi mới PPDH.


- Thực hiện theo Thông tư số 21/2010/TT-BGD ĐT ngày 20/07/2010 của Bộ GD&ĐT
về điều lệ Hội thi GVDG các cấp và công văn số 358/PGD-TN ngày 05 tháng 9 năm
2013 của Phòng GD&ĐT Tư Nghĩa về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp THCS
năm học 2013 - 2014.


d. Tổ chức hội thi dạy học tích hợp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

vào một bộ phận GV, một số bộ mơn. Vì vậy cùng với Hội thi chọn giáo viên dạy giỏi


các cấp, nhà trường chú trọng tổ chức Hội thi DHTH trong giảng dạy để việc DHTH
được lan toả đến mọi GV và trở thành nét văn hoá của nhà trường đồng thời tuyển chọn
giáo viên tham gia Hội thi cấp Huyện, Tỉnh do Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT tổ chức.
e. Tổ chức tốt các chuyên đề chuyên môn:


Trong từng năm học, đảm bảo tất cả các bộ mơn đều có thực hiện chuyên đề. Tuy nhiên
việc thực hiện các chuyên đề phải tập trung vào các vấn đề trọng tâm: Dạy học phát huy
tính tích cực chủ động của học sinh; Dạy học thông qua các hoạt động học tập của học
sinh; Dạy học chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. Ứng dụng CNTT
vào dạy học; Dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh…


Tiếp tục đổi mới để nâng cao hiệu quả chuyên đề. Các chuyên đề phải chuẩn bị chu đáo,
với sự tham gia tích cực của các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Những tiết dạy chuyên đề
phải có sự đầu tư của tập thể tổ chun mơn và phải có sự đầu tư chỉ đạo cán bộ quản lý,
tạo được nhiều tiết dạy “mẫu” về đổi mới PPDH.


f. Tổ chức tốt các giờ thao giảng ở trường học:


Ngoài việc tổ chức thao giảng định kỳ theo kế hoạch. Toàn thể CBGV trong nhà trường
phải thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh
hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự
bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia
sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, trong mỗi năm học: Hiệu
trưởng và Phó Hiệu trưởng dự giờ giáo viên về hoạt động giáo dục trên lớp ít nhất 01 tiết
dạy/01 giáo viên và thăm lớp ít nhất 01 lần/lớp; mỗi tổ trưởng và nhóm trưởng dự giờ
giáo viên trong tổ chuyên môn về hoạt động giáo dục trên lớp ít nhất 04 tiết dạy/01 giáo
viên và thăm lớp ít nhất 02 lần/lớp do giáo viên trong tổ, nhóm chun mơn phụ trách
chủ nhiệm; mỗi giáo viên có ít nhất 02 số bài giảng trên lớp được sử dụng CNTT hoặc
phần mềm công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn trong tổng số tiết dạy và ít nhất có
18 tiết dự giờ đồng nghiệp.



g. Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH:
- Quan điểm về đổi mới:


+ Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT, hướng tới mục tiêu
đánh giá đúng thực chất lượng học tập của học sinh và là động lực để học sinh học tập và
rèn luyện, nhà trường quản lý tốt tất cả GV có các biện pháp quản lý quá trình tổ chức
kiểm tra (từ khâu ra đề thi, chấm bài, vào điểm…).


+ Kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh phải được thực hiện trong suốt q trình học
tập để động viên, khuyến khích học tập của học sinh. Rèn luyện cho học sinh phương
pháp tự đánh giá kết quả học tập của mình.


+ Đổi mới kiểm tra đánh giá vừa phải đạt tới mục tiêu là đánh giá chính xác, cơng bằng,
khách quan trình độ học vấn của học sinh, vừa phải góp phần điều chỉnh và thúc đẩy đổi
mới PPDH và động viên, khuyến khích học sinh học tập.


- Hình thức kiểm tra, đánh giá:


+ Đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, phối hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm
tra kỹ năng thực hành, kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với trắc nghiệm nhiều đáp án
đúng; đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hướng “mở”, đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận
dụng kiến thức, hạn chế lối học vẹt, ghi nhớ máy móc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Rèn luyện khả năng tự kiểm tra đánh giá của học sinh để học sinh tự đánh giá kết quả
tự học của mình theo sự hướng dẫn của giáo viên trong yêu cầu của đổi mới PPDH.
- Những yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới KTĐG là:


+ Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ
GDĐT với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả


học tập của mình.


+ Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức
trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc
đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GD&ĐT; riêng kiểm tra học kỳ I và học kỳ II
vẫn áp dụng hình thức tự luận.


+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh THCS, tiến hành đủ
số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành
theo bảng quy định chế độ cho điểm các môn học ở cấp THCS đã áp dụng theo thông tư
58/2011/TT-BGD&ĐT.


+ Tổ chức các hội thảo về việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi
mới PPDH, sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để hiệu chỉnh PPDH.


<i><b>5. Công tác thanh tra, kiểm tra việc đổi mới phương pháp giáo dục</b></i>


- Lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc đổi mới
chương trình và SGK của các tổ chuyên mơn và của giáo viên. Trong đó, vừa thanh tra,
kiểm tra từ kế hoạch hàng tuần, hàng tháng, vừa trực tiếp dự giờ của giáo viên để đánh
giá.


- Các tổ chuyên môn thực hiện tốt công tác kiểm tra chuyên đề, chú trọng kiểm tra đột
xuất. Nội dung kiểm tra cần tập trung vào chuyên đề đổi mới PPDH, tăng cường kiểm tra
hồ sơ giáo án, kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học, tăng cường dự giờ không báo trước.
<i><b>6. Tổ chức tốt việc đánh giá giáo viên vào cuối kỳ và cuối năm</b></i>


Tổ chức đánh giá giáo viên vào cuối kỳ, cuối năm theo các tiêu chí quy định, kết hợp với
thi đua - khen thưởng, đặc biệt chú trọng kết quả đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá
đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện


đổi mới PPDH có hiệu quả.


<i><b>7. Sơ kết, tổng kết đổi mới phương pháp dạy học</b></i>


Cuối học kỳ, cuối năm tất cả CBGV; các tổ chun mơn; tổ văn phịng và nhà trường tổ
chức sơ kết, tổng kết về đổi mới PPDH theo kế hoạch đã xây dựng. Trong đó tập trung
vào đánh giá trung thực kết quả đổi mới phương pháp giáo dục của giáo viên. Tìm ra
những nguyên nhân góp phần thúc đẩy q trình đổi mới để phát huy, những nguyên
nhân cản trở, hạn chế đổi mới PPDH để khắc phục.


Trên đây là kế hoạch thực hiện việc đổi mới PPDH của Trường. Các Tổ chuyên môn và
toàn thể CBGV căn cứ trên cơ sở vào kế hoạch này và tuỳ theo đặc thù của bộ môn, công
tác được giao để xây dựng cụ thể kế hoạch đổi mới PPDH của đơn vị mình, cá nhân mình
cho phù hợp để đạt được mục tiêu đặt ra.


<b> P.HIỆU TRƯỞNG</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×