Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

SKKN Thuc trang va giai phap nang cao hieu qua boi duong hoc sinh gioi o truong THCS TT Nghia Dan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.53 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA ĐÀN TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN NGHĨA ĐÀN. SKKN Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN NGHĨA ĐÀN NĂM HỌC 2013 - 2014. Tác giả: Nguyễn Giang Nam Đơn vị: THCS Thị trấn Nghĩa Đàn. Tháng 4 năm 2014. Phần I. MỞ ĐẦU Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và phát triển bền vững. Dân.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> tộc ta đã, đang và sẽ chuyển từ nền văn minh lúa nước sang nền văn minh công nghiệp, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, vào nền văn minh hậu công nghiệp - văn minh của nền kinh tế tri thức. Chúng ta đang đứng trước những thời cơ lớn nhưng cũng gặp không ít thách thức khó khăn. Chúng ta chỉ có thể giải quyết được những thách thức bằng cách làm cho nền giáo dục có những bước chuyển căn bản, toàn diện có tính cách mạng, phải phát triển toàn diện con người, phát triển nguồn nhân lực Giáo dục - nguồn tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế xã hội - Là cỗ máy cái để sản xuất ra các cỗ máy sản xuất. Điều 35 Hiến pháp ghi rõ:" Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Và điều 36 Hiến pháp có ghi rõ "nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục khuyến khích các nguồn đầu tư khác", vì phát triển nguồn lực con người là bí quyết, là chìa khoá dẫn đến thành công của mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. Phát triển nguồn lực con người nhằm tạo nên những con người mới, những con người của nền văn minh hậu công nghiệp, của nền kinh tế tri thức. Trong thời đại ngày nay, một đất nước muốn phát triển hưng thịnh, bền vững thì không chỉ nhờ vào tài nguyên thiên nhiên, vốn kinh tế,...mà yếu tố quyết định chính là nguồn lực con người nói chung và đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục nói riêng là rất quan trọng và cấp thiết. Có thể xem con người là một loại tài nguyên vô giá càng khai thác thì không những không cạn kiệt hao mòn mà lại càng gia tăng giá trị. Thực tế chất lượng và hiệu quả của giáo dục nước ta trong những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế. Để phát triển Giáo dục theo chiều sâu phục vụ đắc lực công cuộc CNH- HĐH đất nước, chúng ta phải đổi mới căn bản và toàn diện. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề”. Trong bối cảnh nhà trường đã và đang thực hiện nhiệm vụ của trường trọng điểm chất lượng cao, việc xây dựng và nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy của đội ngũ giáo viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi chính đội ngũ giáo viên nhà giáo giữ vai trò quyết định chất luợng hiệu quả giáo dục đặc biệt là quyết định số lượng và chất lượng học sinh giỏi các cấp. Với đặc thù của trường và nhiệm vụ mới của phó hiệu trưởng phụ trách mảng học sinh giỏi, tôi đã chọn đề tài:"Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Thị trấn Nghĩa Đàn trong giai đoạn hiện nay" . Phần II. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ TRẤN NGHĨA ĐÀN 1.1. Đặc điểm tình hình của địa phương và trường THCS TT Nghĩa Đàn 1.1.1. Đặc điểm của địa phương Thị trấn Nghĩa Đàn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngành nghề của nhân dân ở đây tương đối đa dạng, đó là Công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, Lâm nghiệp, xây dựng và các nghề thủ công. Vì vậy thu nhập của người dân cũng không đồng đều nhưng khá ổn định. Cơ sở vật chất của trường trọng điểm chất lượng cao đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu các phòng chức năng và trang thiết bị dạy học nên cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng học tập và các phong trào khác. Tuy nhiên, hiện nay phong trào xã hội hoá giáo dục phát triển ngày càng mạnh, những chủ trương của nhà trường đề ra theo hướng dẫn của cấp trên đều được đa số phụ huynh và toàn thể nhân dân ủng hộ, được cấp uỷ Đảng, chính quyền các cơ quan ban ngành trong toàn thị trấn quan tâm. Do những đặc điểm tình hình của địa phương như vậy nên cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển của nền giáo dục thị trấn. 1.1.2. Đặc điểm và thực trạng của nhà trường Trong nhiều năm trường luôn đạt danh hiệu tiên tiến. Được sự quan tâm đầu tư của phòng Giáo dục Đào tạo Nghĩa Đàn, UBND huyện Nghĩa Đàn cả.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> về cơ sở vật chất và đội ngũ. Chất lượng đi vào thế ổn định và có chiều hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng, kể cả giáo viên và học sinh. - Đội ngũ giáo viên có năng lực, đoàn kết, nhiệt tình, tự giác, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Số lượng giáo viên giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh đạt tỉ lệ cao, phát huy được tác dụng trong phong trào thi đua 2 tốt. Học sinh chăm ngoan học giỏi biết vâng lời người lớn. - Từ năm học 2009 – 2010 trường thực hiện nhiệm vụ trường trọng điểm chất lượng cao của huyện Nghĩa Đàn, đã được UBND huyện tuyển chọn lớp chất lượng cao đầu tiên với 35 em học sinh lớp 6. Năm học 2010 – 2011 được công nhận trường chuẩn quốc gia đầu tiên của huyện Nghĩa Đàn. Sau đây là một số nét chính của trường từ năm học 2009 – 2010. * Năm học 2009 – 2010 Trường có 33 cán bộ giáo viên ( trong đó 2 quản lý + 3 hành chính + 28 giáo viên ), Trong đó: + Tốt nghiệp Đại học sư phạm: 20/28 chiếm 71,4%. + Cao đẳng sư phạm: 8/28 chiếm 28,6%. + Giáo viên đã đạt dạy giỏi tỉnh: 2 đ/c. + Giáo viên đã đạt dạy giỏi huyện: 21 đ/c + Tổng số học sinh: 472 em. + Học sinh giỏi huyện lớp 9: 28/472 = 5,93%. + Học sinh đạt mũi nhọn ( Tương đương học sinh giỏi) 6, 7, 8 cấp huyện: 48/472 = 10,17%. (Tổng số học sinh giỏi cấp huyện: 76/472 em đạt 16%) đứng đầu huyện. + Học sinh giỏi tỉnh lớp 9: 2/472 = 0,42%. Xếp sau Nghĩa Lâm ( 6 em); Nghĩa Hồng (4 em). + Học sinh đạt học lực loại giỏi: 19 em, đạt 4%. + Học sinh tiên tiến: 214 em, đạt 45,3%. + Học sinh lên lớp đạt: 98,1%. + Học sinh tốt nghiệp THCS: 97,9%. * Năm học 2010 – 2011 Trường có 38 cán bộ giáo viên ( trong đó 2 quản lý + 4 hành chính + 32 giáo viên ). Trong đó: + Tốt nghiệp Đại học sư phạm: 28/32 chiếm 87,5%. + Cao đẳng sư phạm: 4/32 chiếm 12,5%. + Giáo viên đã đạt dạy giỏi tỉnh: 5 đ/c..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Giáo viên đã đạt dạy giỏi huyện: 25 đ/c + Tổng số học sinh: 452 em. + Học sinh giỏi huyện lớp 9: 33/452 = 7,3% + Học sinh đạt mũi nhọn ( Tương đương học sinh giỏi) 6, 7, 8 cấp huyện: 55/452 = 12,2%. ( Tổng số học sinh giỏi cấp huyện: 88/452 em đạt 19,5%): Đứng đầu huyện. + Học sinh giỏi tỉnh lớp 9: 4/452 = 0,88%. Đứng sau Nghĩa Khánh ( 6 em), Nghĩa Hồng ( 5 em). + Học sinh đạt học lực loại giỏi: 23 em, đạt 5,1%. + Học sinh tiên tiến: 206 em, đạt 45,6%. + Học sinh lên lớp đạt: 98,3%. + Học sinh tốt nghiệp THCS: 98,2%. * Năm học 2011 – 2012 Trường có 38 cán bộ giáo viên ( trong đó 2 quản lý + 3 hành chính + 33 giáo viên ) - Đội ngũ giáo viên là giáo viên : 33 người ( nữ : 22). Trong đó: + Tốt nghiệp Đại học sư phạm: 30/33 chiếm 90,1%. + Cao đẳng sư phạm: 3/33 chiếm 9,9%. + Giáo viên đã đạt dạy giỏi tỉnh: 6 đ/c. + Giáo viên đã đạt dạy giỏi huyện: 26 đ/c + Tổng số học sinh: 449 em. + Học sinh giỏi huyện lớp 9: 33/449 đạt 7,4% + Học sinh đạt mũi nhọn (Tương đương học sinh giỏi) 6, 7, 8 cấp huyện: 58/449 em đạt 12,9%. ( Tổng số học sinh giỏi cấp huyện: 91/449 em đạt 20,3%), đứng đầu huyện. + Học sinh giỏi tỉnh lớp 9: 3/449 đạt 0,67%. Xếp sau Nghĩa Hồng ( 6 em). + Học sinh đạt học lực loại giỏi: 39 em, đạt 8,7%. + Học sinh tiên tiến: 188 em, đạt 41,9%. + Học sinh lên lớp đạt: 99%. + Học sinh tốt nghiệp THCS: 98,0%. * Năm học 2012-2013: Trường có 37 cán bộ giáo viên ( trong đó 2 quản lý + 3 hành chính + 32 giáo viên).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Đội ngũ giáo viên là giáo viên : 32 người ( nữ : 21). Trong đó: + Tốt nghiệp Đại học sư phạm: 30/32 chiếm 93,8%. + Cao đẳng sư phạm: 2/32 chiếm 6,2%. - Giáo viên đã đạt giỏi cấp Tỉnh: 8 đ/c - Giáo viên giỏi cấp huyện: 26 đ/c - Tổng số học sinh: 484 em + Học sinh giỏi huyện lớp 9: 28/484 đạt 5,8%. + Học sinh đạt mũi nhọn (tương đương học sinh giỏi) 6, ,7 8 cấp huyện: 62/484 em đạt tỉ lệ 12,8%. ( Tổng số học sinh giỏi cấp huyện: 90/484 em đạt 18,6%), đứng thứ 2 sau Nghĩa Hồng. + Học sinh giỏi tỉnh lớp 9: 2/484 em đạt lỉ lệ 0,41%. Xếp sau Nghĩa Hồng ( 4 em), Nghĩa Khánh (4 em). + Học sinh đạt học lực loại giỏi: 9%. + Học sinh tiên tiến: 42%. + Học sinh lên lớp đạt: 99%. + Học sinh tốt nghiệp THCS: 98,0%. 1.1.3. Về đội ngũ viên chức: Đại đa số giáo viên nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình để dạy tốt, để học sinh và phụ huynh kính trọng, tin yêu. Có kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu và sử dụng thành thạo có hiệu quả các kĩ năng giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và quản lý. Không ngừng tự học tự bồi dưỡng nghệ thuật sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ. Năm học 2012 – 2013 có 98% đạt LĐTT, 6 đồng chí đạt chiến sĩ thi đua cơ sở, có 3 đồng chí được chủ tịch tỉnh tặng bằng khen. 2.1. Nguyên nhân của những kết quả nói trên - Trong những năm qua, trường THCS Thị trấn Nghĩa Đàn đã đạt được những kết quả bước đầu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là do những nguyên nhân cơ bản sau: - Có sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, của phòng GD&ĐT huyện Nghĩa Đàn, của UBND huyện Nghĩa Đàn bố trí cho nhà trường đồng bộ các môn học, đặc biệt có 8 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh thuộc các môn: Toán, Lí, Sinh, Văn, Sử, Địa và 3 giáo viên tiếng Anh được công nhận tiếng anh theo tiêu chuẩn Châu Âu FCE B 1 và B2.; 1 giáo viên được công nhận giáo viên trung học cơ sở cao cấp..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Ban lãnh đạo nhà trường và cán bộ giáo viên có tinh thần xây dựng tập thể, tương trợ giúp đỡ nhau, nội bộ nhà trường đoàn kết. - Ban lãnh đạo nhà trường đã nhận thức được vai trò của đội ngũ nhà giáo, thường xuyên chú trọng việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ chức chuyên đề ở các tổ chuyên môn, nhóm bộ môn, nghe báo cáo tình hình đổi mới phương pháp dạy học. Luôn tạo điều kiện để anh chị em nâng cao trình độ tự học, tự bồi dưỡng. - Công tác tổ chức và kiểm tra chất lượng đội ngũ về hồ sơ, sổ sách giờ dạy ngoài kiểm tra định kì, còn thường xuyên, liên tục kiểm tra đột xuất. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ viên chức. 2.2. Những yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân 2.2.1. Những yếu kém còn tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng học sinh giỏi, đội ngũ giáo viên trường THCS Thị trấn Nghĩa Đàn vẫn còn những hạn chế, tồn tại khi bồi dưỡng HSG như sau: - Nhà trường đã có đội ngũ cốt chuyên môn là GVDG tỉnh 8 đồng chí và đông đảo giáo viên dạy giỏi huyện nhưng số lượng học sinh giỏi tỉnh 4 năm liên tục đều thấp: mỗi năm chỉ đậu 3 em. - Việc đầu tư trường lớp và trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học của trường trọng điểm chất lượng cao hiện nay. - Nhận thức “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” ở trong nhân dân Thị trấn Nghĩa Đàn chưa cao và chưa đồng đều. - Mặt bằng dân trí không đồng đều: Có cả dân tộc ít người và những người theo đạo Thiên chúa. - Việc tổ chức khai thác hiệu quả đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học tuy đã tiến hành song hiệu quả chưa cao. Đặc biệt chưa phát huy được hết tiềm năng của đội ngũ cốt cán - Đội ngũ quyết định số lượng và chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp huyện. - Sự phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh tuy đã được cải tiến song lượng thông tin hai chiều tác động qua lại lẫn nhau để nâng cao công tác giảng dạy và học tập còn hạn chế, không liên tục, chưa phát huy tối đa hiệu quả. 2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Mặc dù giáo viên của trường được đào tạo đúng bằng cấp đạt chuẩn và trên chuẩn giảng dạy tương đối tốt song chưa thực sự chuyên tâm vào chuyên môn, đâu đó còn có tâm lí tự thỏa mãn, ít phấn đấu để khẳng định mình. - Do tác động của cơ chế thị trường, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vô cùng vất vả cần đầu tư nhiều công sức nhưng chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng so với việc các giáo viên đó dạy thêm nhẹ nhàng hơn nhưng thu nhập cao hơn. - Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của việc dạy và học. - Ban lãnh đạo nhà trường chưa mạnh dạn trong việc quy hoach đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đứng lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Chưa nhân rộng các điển hình tiên tiến về việc dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi và việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trước tập thể giáo viên và học sinh. - Quy chế thanh tra và kiểm tra chưa chặt chẽ, khoa học. - Nhận thức của một bộ phận phụ huynh học sinh chưa đúng đắn nên việc phối kết hợp với nhà trường trong việc dạy dỗ con em. 2.3. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết Trên cơ sở xác định cơ sở lí luận và sự phân tích cụ thể thực trạng của việc quản lí chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Thị trấn Nghĩa Đàn, tôi nhận thấy vấn đề cần đặt ra mang tính cấp bách là: - Tăng cường nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ, hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi. - Lập quy hoạch sắp xếp nhân sự, sử dụng hợp lí có hiệu quả đội ngũ viên chức. - Tăng cường công tác bồi dưỡng và kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên theo nguyên tắc học suốt đời. - Xây dựng tốt nề nếp giáo viên và học sinh. - Tạo điều kiện nâng cao năng lực bồi giỏi cho giáo viên thông qua các cuộc hội thảo, rút kinh nghiệm, công tác tổ chức cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm thông qua xây dựng và thực hiện các chuyên đề ở trong đơn vị cũng như ở các đơn vị bạn. - Phối kết hợp tốt với các tổ chức ở địa phương làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Với yêu cầu, nhiệm vụ mới của người giáo viên trong nhà trường hiện nay là phục vụ yêu cầu sự nghiệp, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối chiếu với tình hình, đặc điểm đội ngũ, trường trung học cơ sở Thị trấn Nghĩa Đàn đã và.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> đang triển khai một số chủ trương, giải pháp cụ thể, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi. II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN NGHĨA ĐÀN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. Phương hướng và một số nguyên tắc Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của người thầy giáo xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu là làm cho mỗi cán bộ giáo viên của trường Thị trấn Nghĩa Đàn nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng, thấy rõ vai trò, vị trí nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo của nhà trường, của bản thân mình đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ đó có hành động cụ thể thiết thực của mình trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh tham gia các hoạt động khác của nhà trường. Yêu cầu đặt ra là 100% giáo viên nắm chắc nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy mới, theo hướng tích hợp. Sản phẩm của lao động sư phạm là nhân cách phát triển toàn diện, chất lượng giảng dạy chuyên sâu để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục trong nhà trường trọng điểm. Để tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu tiếp cận nền giáo dục tiên tiến khu vực và trên thế giới. 2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi cho đội ngũ giáo viên (Viên chức) 2.2.1. Cán bộ giáo viên 2.2.1.1. Ban giám hiệu Không ngừng nâng cao vai trò quản lý đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi Tổ chức xây dựng nội dung, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên. Mục đích, yêu cầu, phương pháp, nội dung, biện pháp tiến hành phải được thống nhất từ tổ. Ở đây nhà trường căn cứ vào tình hình cụ thể để triển khai thực hiện theo thời gian biểu nhất định. Hàng tuần, hàng tháng, học kỳ thực hiện bồi dưỡng vấn đề gì? cách thức tiến hành ra sao? Người phụ trách chỉ đạo trực tiếp, sơ tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm…. Cũng như hoạt động khác của nhà trường, các đồng chí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn luôn là người đi tiên phong, gương mẫu trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng bản thân cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi. Đó là những người thường xuyên có trách nhiệm, đôn đốc, kiểm tra, góp ý kịp thời, tổ chức sơ kết, đánh giá, phân loại giáo viên tham gia bồi dưỡng có khen, chê đúng mức. Nhà trường đưa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vào tiêu chuẩn xét duyệt danh hiệu thi đua cuối kỳ, cuối năm học (Có học sinh giỏi tỉnh mới xét đề nghị.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> CSTĐ cơ sở). Phối hợp với công đoàn, hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết công tác bồi dưỡng giáo viên, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, đúc rút được những kinh nghiệm, đồng thời cổ vũ giáo viên hăng hái bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng tốt hơn. Giao nhiệm vụ cho tổ chuyên môn lập kế hoạch, tổ chức tốt việc bồi dưỡng học sinh giỏi từ các nhóm chuyên môn, từng cá nhân giáo viên. Xem tổ là cánh tay phải của ban giám hiệu. Quản lí chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện tốt việc bồi dưỡng nội dung chương trình dạy học - kiểm tra đánh giá; xây dựng chế độ dự giờ; tổ chức thực hiện việc dạy chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi. Xây dựng đội ngũ cốt cán bộ môn nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi. Ra chủ trương mỗi giáo viên tự xây dựng cho mình 01 tủ sách. Mặt khác, cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên tự rèn luyện, tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý tập thể sư phạm, tự xây dựng cho mình uy tín đích thực, từ đó thực hiện hiệu qủa công tác chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ và bồi dưỡng học sinh giỏi bởi lẽ thầy giỏi mới có trò giỏi. Bên cạnh đó, người quản lí phải tâm sự chia sẻ khó khăn, động viên khích lệ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi để họ thấy không đơn độc mà được sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị, họ sẽ hăng say hơn. 2.2.1.2. Tổ chuyên môn Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân về việc bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ viên theo kế hoạch. Đây là chỗ dựa vựng chắc, người thầy tin cậy đối với mỗi giáo viên nói chung và trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Muốn đạt được yêu cầu đó, nhà trường phải đầu tư về mọi mặt cho tổ, nhóm chuyên môn hoạt động đều, đúng chức năng, nhiệm vụ của nó. Vai trò, vị trí của tổ trưởng, nhóm trưởng thực sự là con chim đầu đàn, là người hơn anh em về trình độ, năng lực chuyên môn. Họ phải là người có khả năng tập hợp và tổ chức quần chúng thực hiện. Xây dựng trở thành một tập thể đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau tiến bộ. Để có được tổ chuyên môn tốt, chất lượng chuyên môn đồng đều, có nhiều mũi nhọn tiêu biểu cho chất lượng của tổ, trước hết mỗi tổ viên tự giác thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Mỗi tổ viên đều tự mình làm chủ chương trình bồi dưỡng. Xem tự bồi dưỡng là một yêu cầu không thể thiếu được trong hoạt động giảng dạy của giáo viên nói chung và hoạt động bồi giỏi nói riêng. Tự bồi dưỡng là biện pháp tốt nhất giúp giáo viên tiến bộ nhanh nhất và đạt hiểu qủa cao nhất. Tổ chuyên môn có thể phân công giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán kèm cặp, giúp đỡ giáo viên yếu hơn từ trang giáo án, tài liệu bồi dưỡng giảng dạy đến phương pháp giảng dạy..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hoạt động của tổ chuyên môn ngoài nhiệm vụ phân công, quản lí, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tổ viên thực hiện kế hoạch của tổ. Bản thân tổ trưởng ngoài thường xuyên suy nghĩ để cải tiến nội dung sinh hoạt của tổ mang màu sắc chuyên môn. Qua mỗi kỳ sinh hoạt, giáo viên thấy mình tiến bộ về chuyên môn ở một góc độ nào đó. Tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn phải là nơi trao đổi bài giảng, học tập lẫn nhau về kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh. 2.2.1.3. Giáo viên Thực hiện tốt sự lãnh đạo chỉ đạo của ban giám hiệu, của tổ chuyên môn, mỗi cá nhân thực sự là tế bào tốt trong cơ thể giáo dục. Có chí tiến thủ, có tinh thần cầu thị - ham họ hỏi. Tham gia nhiệt tình vào việc xây dựng giáo án bồi dưỡng, xây dựng giáo án dạy thể nghiệm, đúc rút kinh nghiệm thông qua hoạt động chuyên môn. Giáo viên là người trực tiếp truyền ngọn lửa hiếu học cho học sinh. Dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu, tổ chuyên môn, giáo viên dạy thực nghiệm chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm ở các bộ môn: Ngay trong hè 2013 nhà trường đã tổ chức dạy ôn học sinh giỏi cho học sinh lớp 8 năm học 2012 – 2013 sẽ học lớp 9 năm học 2013 – 2014. Tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu bài giảng, thống nhất mục đích, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cũng như tình cảm. Trong từng bài học, phải xác định cho được kiến thức cơ bản, trọng tâm trọng điểm, thống nhất phương pháp lên lớp, tổ chức soạn giáo án, xây dựng giáo án mẫu, cử chọn giáo viên dạy. Sau đó tổ chức trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm bài dạy, tổ chức triển khai theo hướng dạy thực nghiệm. Đầu năm học 2013 – 2014 xây dựng chuyên đề “Bồi dưỡng học sinh giỏi” cho 4 môn có đông lực lượng giáo viên để nhân rộng: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, GDCD thuộc các nhóm môn Toán – Lí – Tin, Văn - Sử GDCD và nhóm ngoại ngữ. Trước tiên nhóm chuyên môn họp chọn nội dung chuyên đề, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên thực hiện. Sau đó thảo luận chuyên đề trước khi báo cáo ( thẩm tra, góp ý, bổ sung, hoàn thiện) và cử người báo cáo. Khi triển khai báo cáo chuyên đề có biên bản tường thuật. Cuối cùng tổng kết rút kinh nghiệm. - Tổ chức thao giảng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi cho tất cả giáo viên tham gia dự giờ ở khối lớp 9 để nhân rộng ra các môn và các khối khác. Ngoài yêu cầu đúc rút sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy, nhà trường tổ chức tuyển chọn giáo viên dạy giỏi bộ môn và những tiết dạy đạt chuẩn để nhân rộng điển hình. Đầu năm, nhà trường và tổ chuyên môn, tổ chức cho giáo viên thi GVDG và đăng ký đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy bộ môn, kinh nghiệm giáo dục học sinh.... Hiệu vụ nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành đề tài có chất lượng cao phục vụ công tác giảng dạy. Cuối năm, vào dịp tháng 4, tháng 5 tổ chức hội nghị khoa học giáo dục nhà trường để cho giáo viên có đề tài tốt báo cáo, họp hội đồng góp ý và đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> cách phân loại, động viên khen thưởng. Nhà trường tổ chức triển khai học tập, ứng dụng rộng rãi trong nhà trường. 2.2.2. Học sinh - Nêu cao tinh thần học hỏi, ham hiểu biết. Thi đua học tập tốt để sau này làm chủ vận mệnh quốc gia. 2.2.3. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường Phối hợp tốt với Công đoàn, đoàn thanh niên để thúc đẩy đoàn viên trong các tổ chức này thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi – nhân tài cho đất nước. 2.2.4. Của địa phương Tham mưu với Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ để ra các nghị quyết quan trọng về nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là việc bồi dưỡng nhân tài ( Học sinh giỏi). Hàng tháng giao ban định kì, có những kiến nghị đề xuất để phát huy vai trò của các Bí th chi bộ, khối trưởng, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội nghười cao tuổi để tạo sức mạnh tổng hợp quản lí thúc đẩy viẹc học tập của con em trên địa bàn. 2.2.5. Của phụ huynh Một trong 3 trụ cột: Gia đình – nhà trường – Xã hội không thể thiếu trong giáo dục học sinh là yếu tố gia đình. Hội phụ huynh đóng vai trò quan trọng, từng phụ huynh học sinh quyết định việc thành bài của con cái họ bằng sự phối hợp, sự giáo dục con đúng cách. 2.3. Một số giải pháp tổng hợp Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, giáo viên: mỗi thành phần có nhiệm vụ khác nhau nhưng tạo thành một thể thống nhất nên hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của đơn vị, tạo thành sức mạnh tổng hợp. 2.3.1. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng văn hoá chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi Đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thực hiện công tác này, không dễ dàng chút nào. Bởi lẽ đội ngũ giáo viên chất lượng không đồng đều. Có nhiều thế hệ giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn sư phạm trong cả nước. Sự hiểu biết tinh thông nghề nghiệp ở mỗi người mỗi khác, rồi hoàn cảnh gia đình điều kiện làm việc của họ .... Đó là chưa nói tới chương trình bồi dưỡng giáo viên lâu nay vẫn còn chắp vá, thiếu đồng bộ ở các môn học triển khai thực hiện, thiếu sự đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, phân loại, đúc rút kinh nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Chung quy lại công tác bồi dưỡng giáo viên quản lí ở cơ sở chưa chặt chẽ. Mặc dù ngành giáo dục đào tạo mấy năm gần đây đổi mới đã tổ chức nhiều loại hình bồi dưỡng, nhiều phương thức học tập nhưng chưa giải quyết được căn bản và toàn diện. Trước thực trạng tình hình như vậy, trường trung học cơ sở Thị trấn Nghĩa Đàn đã triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên của mình để phục vụ thiết thực giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trước mắt cũng như lâu dài. Nhà trường đã tiến hành một số biện pháp cụ thể: 2.3.2. Bồi dưỡng nội dung chương trình đổi mới trong dạy – học và kiểm tra, đánh giá cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi - Các tổ chuyên môn, nhóm bộ môn, tổ chức nghiên cứu, học tập, trao đổi, tiếp thu chương trình nội dung theo chuyên đề, nghiên cứu từng bài giảng, từng chương, từng vấn đề trong sách giáo khoa trong từng bộ môn, hệ thống theo chuyên đề. -. Thống nhất phương pháp lên lớp, hướng dẫn học sinh học tập ở lớp, ở. nhà. - Tổ chức soạn giáo án, trao đổi kinh nghiệm soạn giáo án. - Tổ chức dạy thao giảng, thực nghiệm các dạng bài: Truyền thụ kiến thức mới, ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, dạy các tiết luyện tập, dạy thực hành. Thao giảng theo cụm trường theo yêu cầu của phòng Giáo dục. Tất cả các thành viên trong nhóm môn, trong tổ, trong trường sau khi dự đều góp ý cho bài dạy thể nghiệm một cách nghiêm túc. Sau khi trao đổi, đánh giá, phân loại tiết dạy, rút ra bài học kinh nghiệm tốt để tổ chức triển khai thực hiện. Qua đợt bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy - học và kiểm tra, đánh giá các nhóm, tổ chuyên môn đã đi tới thống nhất quy trình nghiên cứu bài soạn, soạn bài tất cả các môn học cũng như thống nhất phương pháp lên lớp theo sát yêu cầu bậc THCS. Với phương pháp trên, nhà trường duy trì hoạt động này đều đặn trong tháng ở tất cả các môn để giúp giáo viên giảng dạy thuần thục chương trình sách giáo khoa theo phương pháp mới. 2.3.3.Nhà trường và tổ chuyên môn xây dựng chế độ dự giờ, thăm lớp thường xuyên: hàng tuần, có định mức cụ thể cho từng giáo viên thực hiện trong tháng. Nhà trường tạo điều kiện về thời gian để họ thực hiện, hướng dẫn họ rút ra được bổ sung cho mình, cũng như góp ý, xây dựng đồng nghiệp, hoàn thiện bài giảng. 2.3.4. Tổ chức dạy thực nghiệm chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm ở các bộ môn.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trước tiên nhóm chuyên môn họp chọn nội dung chuyên đề, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên thực hiện. Sau đó thảo luận chuyên đề trước khi báo cáo ( thẩm tra, góp ý, bổ sung, hoàn thiện) và cử người báo cáo. Khi triển khai báo cáo chuyên đề có biên bản tường thuật. Cuối cùng tổng kết rút kinh nghiệm. 2.3.5. Xây dựng đội ngũ cốt cán bộ môn nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi Đây là một biện pháp cần thiết nhằm hình thành chất lượng mũi nhọn trong công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi đảm nhận bồi dưỡng học sinh giỏi cho nhà trường. Mỗi bộ môn giảng dạy trong trường phấn đấu ít nhất có một giáo viên cốt cán. Đội ngũ cốt cán này nhà trường có kế hoạch chăm sóc, bồi dưỡng, giao nhiệm vụ, động viên họ phấn đấu tốt để họ làm nòng cốt chuyên môn cho trường. Hiệu quả công việc họ làm có giá trị lớn cần được đãi ngộ thích đáng. Việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên thường xuyên nhà trường cũng phải dựa vào lực lượng nòng cốt này. Chính lực lượng giáo viên nòng cốt của trường trung học cơ sở Thị trấn Nghĩa Đàn được ban lãnh đạo trường - dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, tiến hành bồi dưỡng thông qua các kỳ thi học sinh giỏi trường, giỏi huyện, giỏi tỉnh, thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Ngoài ra còn được UBND huyện tuyển chọn giáo viên giỏi thuyên chuyển từ trường khác về. Qua các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên sẽ tự khẳng định chính mình và tăng cường việc tự học, tự bồi dưỡng. 2.3.6. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sau chuẩn, trên chuẩn để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi Với tinh thần sự học là cuốn sách không có trang cuối cùng. Số giáo viên đã đạt chuẩn hoá và trên chuẩn theo quy định, nhà trường yêu cầu họ tự nguyện đăng ký học thêm những vấn đề mới: BDTX, hoặc một môn học mới (như Anh văn, Tin học) nội dung đăng ký tự học được báo cáo với hiệu trưởng, tổ chuyên môn để theo dõi tạo điều kiện, đôn đốc, kiểm tra giúp họ tự học đạt yêu cầu như mong muốn. Năm học 2011-2012 có 01 đồng chí đạt giáo viên trung học cao cấp. Đang lên kế hoách trong 2 năm tới phấn đấu thêm 2 đến 3 giáo viên cao cấp. 2.3.7. Xây dựng tủ sách bồi dưỡng giáo viên để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi Một biện pháp hỗ trợ giúp giáo viên có tài liệu nghiên cứu, học tập: “Không có sách thì không có tri thức”. Sách báo là một lưu trữ tri thức của nhân loại. Do vậy muốn bồi dưỡng, điều kiện đầu tiên là phải có tài liệu, sách báo (Có thể tài liệu trên mạng Internet). Do vậy, việc xây dựng tủ sách bồi dưỡng giáo viên là việc đầu tiên. Nhà trường phải làm. Ban đầu có thể rất khó khăn về tài chính, song cứ làm dần dần, mỗi năm sắm sanh một vấn đề: Nhà đọc sách, tủ sách ’vàng’’, giá đỡ, sách, báo, tạp chí, tập san... nội quy sử dụng, người phụ trách….Cái nào cũng cần, nhưng cái cần trước là sách. Sách nghiên cứu tham khảo giảng dạy bộ môn, sách đọc thêm, học tập thêm, sách đọc bắt buộc có trong.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> chương trình giáo dục, giảng dạy; Các Chỉ thị, Nghị quyết về chuyên môn, về quản lý nhà trường; Các bộ giáo trình bộ môn... Nhà trường có kế hoạch mua sắm dần và làm phong phú thêm tủ sách giáo viên. Từng giáo viên có kế hoach xây dựng tủ sách cá nhân cho mình để hỗ trợ thêm nhà trường, tự nâng cao trình độ cho bản thân. Nhà trường có thể huy động nhiều nguồn lực để xây dựng tủ sách bồi dưỡng giáo viên như bồi dượng học sinh. Nhân dân, các tổ chức ngoài nhà trường đóng góp công của cho tủ sách. Làm được như vậy, chắc chắn tủ sách bồi dưỡng của trường sẽ ngày càng phong phú thêm. 2.3.8. Nhà trường cần tạo cho giáo viên không khí thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi Đây là một biện pháp giáo dục lòng yêu nghề, lẽ sống đẹp của tất cả giáo viên và học sinh. Trong thi đua khen thưởng sẽ có nhiều nhân tố mới xuất hiện cung cấp cho nhà trường một đội ngũ những người tiên tiến, cốt cán đi đầu trong mọi phong trào. - Ngay từ đầu năm học nhà trường đã cho giáo viên đăng kí thi đua, đặc biệt là đăng kí số lượng học sinh giỏi tỉnh, huyện. Giao cho mỗi giáo viên đã đạt GVDG tỉnh 1 em học sinh giỏi tỉnh, phấn đấu 7 lượt môn. Giáo viên giảng dạy lớp 9 có học sinh thi học sinh giỏi thì phải có học sinh giỏi tỉnh mới xét CSTĐ cơ sở. Tóm lại: thực hiện lời chỉ bảo của Bác Hồ“ Thi đua là yêu nước”, “yêu nước thì phải thi đua”. Tổ chức thi đua liên tục trong năm học nhằm đẩy mạnh phong trào dạy tốt, học tốt của nhà trường là một biện pháp tốt nhất bồi dưỡng toàn diện năng lực dạy - học giáo dục học sinh của đội ngũ giáo viên đồng thời cũng là động lực thôi thúc thầy giáo cố gắng hết mình vì sự nghiệp giáo dục nói chung vì nhà trường và học sinh nói riêng. Cũng là cách nhắc nhở mọi người hành động cách mạng “có ích cho nước, có lợi cho nhà”. Là nhà giáo dục phải có bề dày về vốn sống, vốn tri thức để động viên, không phải dùng nhiều lời mà phải tổ chức hoạt động cuốn hút cho họ say sưa với học sinh, với nghề của mình, vì danh dự nghề nghiệp. Đó cũng là một biện pháp nhằm bồi dưỡng đội ngũ phấn đấu tốt hơn, hiệu quả cao hơn. Phần 3. KẾT LUẬN 1. Ý tưởng làm sáng kiến kinh nghiệm này được nung nấu từ khi được bổ nhiệm phó hiệu trưởng trường THCS thị trấn Nghĩa Đàn tháng 5 năm 2013. Sau khi bàn bạc với đồng chí hiệu trưởng thì trong hè năm 2013 nhà trường đã bắt tay vào việc ôn thi học sinh giỏi. Đầu năm học 2013 – 2014 tổ chức cho tổ nhóm chuyên môn thực nghiệm chuyên đề “ Bồi dưỡng học sinh giỏi” ở các môn đông giáo viên gồm Toán, Ngữ Văn – GDCD và Anh Văn để nhân rộng cho tất cả các môn, trong đó có những môn chỉ có một người dạy vẫn có thể học tập được từ dự giờ ở môn học khác..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Kết quả đạt được đã rõ ràng qua bảng sau:. Kết quả Năm học 2009-2010. 2010-2011. 2011- 2012. 2012-2013. 452. 449. 484. 505. 33. 28. 40. 2. 7. 30. 47. Số HS toàn trường. 472. HSG huyện. 28. 33. HSG tỉnh. 3. 3. 31. 36. Tổng. 3 36. 2013- 2014. Nếu so sánh học sinh giỏi tỉnh với từng năm học từ 2009 – 2010 đến 2012 – 2013 thì năm nay số học sinh giỏi tỉnh tăng gấp 2,3 lần; so với năm học 2012 – 2013 thì năm nay tăng 3,5 lần. Đường lối của Đảng và Nhà nước ta đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã rõ ràng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. “Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư phát triển” Chiến lược con người là nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi, trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước phải có các giải pháp để chuẩn hoá về mọi mặt. Giáo viên phải có ý thức thường xuyên trau dồi rèn luyện đạo đức nhà giáo, nâng cao tay nghề, cập nhật tri thức hiện đại, nâng mình lên để hiện đại hoá chính mình xứng với tầm nghề cao quý và sự tôn vinh của xã hội, tạo dựng nề nếp “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” trong nhà trường, luôn luôn là “Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Thước đo công việc không chỉ là cần mẫn chăm chỉ mà phải là hiệu quả công việc. Tương lai nước nhà hùng mạnh hay suy yếu phụ thuộc vào các thế hệ học sinh, học sinh có đủ đức đủ tài gánh vác trọng trách hay không phụ thuộc vào giáo viên. Vậy suy ra, giáo viên là người quyết định vận mệnh đất nước. Lòng yêu nước của giáo viên được thể hiện qua sản phẩm là các thế hệ học sinh. Đội ngũ nhà giáo phải luôn là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người, cung cấp nguồn nhân lực và nhân tài cho đất nước. Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Thị trấn Nghĩa Đàn trong giai đoạn hiện nay” là một đề tài mang tính khái quát điển hình, phạm vi ảnh hưởng khá rộng rãi cho nên trong qúa trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy, cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Thị trấn Nghĩa Đàn, ngày 08 tháng 4 năm 2014 Người viết đề tài. Nguyễn Giang Nam. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VII 1. Để đáp ứng tốt hơn, tổ chức bồi dưỡng thuận lợi hơn cho việc tổ chức chuyên đề thiết thực ở tất cả các môn, các khối lớp vào những năm sau, phòng GD&ĐT ngay từ bây giờ nên có quyết định phân công GV theo yêu cầu chuyên môn hợp lí ở tất các bộ môn về các trường THCS trong huyện nhằm mục đích.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt quan tâm đến trường trọng điểm chất lượng cao thị trấn Nghĩa Đàn để làm chất lượng cho huyện trong bồi dưỡng HSG tỉnh. 2. Dạy chương trình thay sách giáo khoa mới, chúng tôi thấy một vấn đề nổi cộm lên là thiết bị và sử dụng thiết bị dạy học đang gặp nhiều khó khăn. Thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ chất lượng thấp, giá cả quá đắt mà nguồn tài chính của trường rất hạn hẹp, phòng học bộ môn còn thiếu và chưa đạt chuẩn của bộ. Do đó khi sản xuất đồ dùng dạy học phải nghĩ ngay tới tình hình nhà trường THCS hiện nay. 3. Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường, là công việc phải làm của mỗi giáo viên . Chúng ta hiểu hơn ai hết, con đường thành đạt của một giáo viên giỏi bắt nguồn từ công tác tự học, tự bồi dưỡng. Khi giáo viên chưa đạt chuẩn hoá thì học để đạt chuẩn. Khi đã đạt chuẩn rồi thì phải học tiếp để đạt trên chuẩn, học mãi để tiếp cận tri thức mới nhằm giảng dạy được tốt hơn. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ then chốt cho sự hùng cường của tổ quốc. Vậy nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi là phải xem là sứ mệnh lực sử của cán bộ quản lí cũng như giáo viên. Công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước bắt buộc người thầy giáo phải rèn luyện học tập không ngừng để hiện đại hoá chính mình phục vụ tốt công tác giáo dục. Do đó Bộ giáo dục và đào tạo sớm có nhiệm vụ cụ thể, thống nhất quản lý nội dung bồi dưỡng thường xuyên mài xắc giáo viên cho dù giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn. Có được nội dung đó, nhà trường dễ dàng khi triển khai nhiệm vụ này.. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết trung ương II (khoá VIII). 2. Nghị quyết số 29 Trung Ương 8 khoá XI. 3. Văn kiện Đại hội XI của Đảng..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 4. Luật giáo dục. 5. Nhiệm vụ năm học 2013 – 2014. 6. Điều lệ trường THCS, THPH và trường phổ thông có nhiều cấp học. 7. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý THCS của trung tâm GDTX Tỉnh Nghệ An.. MỤC LỤC Nội dung Phần I. Mở đầu. Trang 1.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Phần II. Nội dung. 2. I. Thực trạng học sinh giỏi ở trường THCS thị trấn Nghĩa Đàn. 2. 1.1. Đặc điểm tình hình của địa phương và trường THCS TT 2 Nghĩa Đàn 2.1. Nguyên nhân của những kết quả nói trên. 5. 2.2. Những yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân. 6. 2.3. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết. 7. II. phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả 7 bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS thị trấn Nghĩa Đàn trong giai đoạn hiện nay. 2.1. Phương hướng và một số nguyên tắc. 6. 2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh 6 giỏi cho đội ngũ giáo viên (Viên chức) 2.3. Một số giải pháp tổng hợp Phần 3. Kết luận. 14. Một số kiến nghị :. 17. Tài liệu tham khảo:. 18. Mục lục. 19.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×