Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

ke hoch chuyen mon 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.97 KB, 28 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Môn lịch sử ĐCS VN Bài 1: Sự ra đời của ĐCS VN và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. I. Tính tất yếu của sự ra đời Đảng cộng sản VN. 1. Sự chuyển biến của cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX: a. Hoàn cảnh XH Việt Nam đầu thế kỉ XX: - Vào giữa TK XIX, VN là 1 nước pk độc lập đang suy yếu. 1/9/1858, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta. Từ đó, biến nước ta thành nước thuộc địa nửa pk. - Thực dân Pháp thực hiện hàng loạt chính sách nô dịch về chính trị, VHXH, khai thác thuộc địa và bóc lột nhân dân ta về kinh tế. + Về chính trị: thực dân Pháp chia nước ta thành 3 kì, mỗi kì có chính sách cai trị khác nhau. (Bắc kì, Trung kì, Nam kì, dưới sự cai trị của toàn quyền Đông Dương) + Về VHXH: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân để cai trị. (Mở nhà tù nhiều hơn trường học, hơn 90% dân số bị mù chữ, Có mở trường học nhưng chỉ đào tạo tay sai để phục vụ lại cho Pháp, thực hiện chính sách ngu dân như: bán rượu, thuốc phiện, mỗi người là 24 lít rượu trong năm). + Về kinh tế: thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột lao động người bản xứ. (Công nghiệp: cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng nhà máy, chiếm ruộng đất lập đồn điền, phủ nhận các quyền sử dụng đất của nông dân. Nông nghiệp: chúng chiếm 1/6 tổng số đất đay của cả 3 kì. chiếm 1/4 ruộng đất ở Nam kì. Người nông dân phải bỏ đi vào các nhà máy, xí nghiệp...) b. Kết cấu XH: - Do chính sách cai trị của thực dân Pháp làm cho kết cấu của XH VN cũng bị thay đổi. Bên cạnh các giai cấp cũ bị phân hóa thì các giai cấp cũ và giai cấp mới cũng ra đời. + Giai cấp địa chủ phân ra làm 2 bộ phận. Một là làm tay say cho Pháp để áp bức bóc lột nông dân. Hai là địa chỉ phong kiến nhưng vẫn có lòng yêu nước dưới các hình thức và mức độ khác nhau. + Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong XH VN chiếm 90% dân số, đây là giai cấp có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất và là lực lượng đông đảo của cách mạng trước khi có giai cấp lãnh đạo (công nhân). + Giai cấp tư sản: ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa. Tư sản ngoại bản là một bộ phận tư sản do quyền lợi gắn bó với thực dân Pháp nên tư sản ngoại bản chống lại cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản. + Tư sản dân tộc: là một bộ phận tư sản ở các nước thuộc địa, phụ thuộc, gồm các nhà máy, sản xuất, các cửa hàng mua bán, họ thuờng xuyên bị đế quốc chèn ép về quyền lợi nên chúng có mâu thuẫn với bọn thực dân trong một chừng mực nhất định nào đó, họ có tinh thần chống đế quốc. + Giai cấp công nhân VN: ra đời trong cuộc khai thác thuộc đại lần thứ nhất của thực dân Pháp 1897- 1914 đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai phát triển nhanh chóng về số lượng. Đến năm 1929, số lượng giai cấp công nhân VN chiếm 1,2% dân số. + Giai cấp công nhân VN: tuy mới ra đời nhưng mang đầy đủ bản chất của giai cấp công nhân quốc tế. Thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng và bước lên vũ đài chính trị. (Ra đời ở thuộc địa, chịu 3 tầp áp bức, xuất thân từ nông dân trẻ, ). + Tiểu tư sản VN: thợ thủ công, tiểu thuơng, tiểu chủ, trí thức, học sinh, những người làm nghề tự do. Cuộc sống bấp bênh, dễ bị phá sản, trở thành người vô sản. + Tiểu tư sản VN: có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ và truyền thống yêu nước..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> c. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hộ nước ta: - Dân tộc VN >< đế quốc và phong kiến. (đây là mâu thuẫn gay gắt nhất và đặt lên hàng đầu: giải phóng dân tộc và xóa bỏ chế độ pk chia ruộng đất cho nông dân). - Nông dân VN >< địa chủ pk. 2. Phong trào yêu nước lần lượt bị thất bại - Vào cuối TK XIX, nhiều phong trào yêu nước đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển trên phạm vi rộng lớn cả nước. Tuy nhiên, các phong trào này bị đàn áp đẫm máu ở đầu thế kỉ XIX, cuối cùng đều ko giành thắng lợi. a. Phong trào yêu nước theo ý thức hệ pk. - Phong trào Cần vương: 1885-1896. Do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo. - Phong trào nông dân Yên thế 1884 do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. b. PT yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản: - Phan Bội Châu. "Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau" - Phan Châu Trinh. "Xin giặc rũ lòng thương" => Sự thất bại của các phong trào yêu nức cuối TK XIX đầu TK XX là do họ chưa nhận thức được xu thế phát triển khách quan của thời đại, chưa tìm thấy được đường lối đấu tranh cứu nước đúng đắn. Vì vậy, nước ta đứng trước khủng hoãng về đường lối lãnh đạo và đường lối cách mạng. 3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng. a. Quá trình tìm đường cứu nước của NAQ. Từ Người yêu nước trở thành Người Cộng sản (1911-1920): - Ngày 5/6/1911, NAQ quyết trí ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Latusơtơrêvin. (quá trình ra đi tìm đường cứu nước của NAQ đến năm 1920). - Tháng 7/1920, NAQ đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê- nin đăng trên báo nhân đạo. (Luận cương lê- nin) (Bản yêu sách 8 điểm). - Tháng 12/1920, Đại hội thứ XVIII Đảng XH Pháp tại Tua, NAQ bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) và là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. b. NAQ tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- lênin vào VN, nhằm chuẩn bị tiền đề chính trị tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính Đảng tiên phong ở VN: - Người chỉ rõ: CNĐQ ở đâu cũng độc ác, nhân dân lao động ở đâu cũng cực khổ, CNĐQ là kẻ thù chung của nhân dân lao động. - Muốn cứu nước ko còn con đường nào khác bằng con đường cách mạng vô sản. - Muốn thắng lợi thì phải có 1 Đảng lãnh đạo. Nguyời làm cách mạng phải biết lý luận chủ nghĩa Mác- lênin có phương pháp và đường lối đúng đắn. - Về chính trị: Người chỉ rõ cách mạng VN là 1 bộ phận của cách mạng thế giới. Xác định kẻ thù cách mạng VN là CNĐQ, cụ thể đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai. - Về đường lối cách mạng VN là đường lối cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Tiến lên xây dựng CNXH, không qua giai đoạn phát triển CNTB, lấy công- nông làm gốc cách mạng, phải xây dựng Đảng Mác- lênin vững mạnh. Đảng có vững mạnh thì mới có thành công. - Về tổ chức: 6/1925, Người thành lập HVN CMTN, nòng cốt là Cộng sản đoàn chủ trương thực hiện phong trào "vô sản hóa". - Từ 1925- 1927, HVN CMTN, mở trên 10 lớp huấn luyện chính trị ở Quãng Châu, đã đưa Hội viên về nước hoạt động cách mạng. (Cho ra tờ báo thanh niên làm cơ sở tuyên truyền khi về VN) II. Hội nghị thành lập Đảng và nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Những chuyển biến phong trào yêu nước VN và sự ra đời 3 tổ chức Cộng sản. a. Những chuyển biến phong trào yêu nước VN: - 1925- 1927, cùng với phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh công nhân chống lại áp bức bóc lột của tư sản thực dân phát triển mạnh mẽ, thực dân Pháp ra sức đàn áp. (Sau tiến bom sa diện của Phạm Hồng Thái có nhiệm vụ ám sát tên toàn quyền Đông Dương, tuy bất thành nhưng thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta, nói lên tinh thần yêu nước của Phạm Hồng Thái như chim én gọi mùa xuân mà Bác đã nói). - Cuối 1928, phong trào vô sản hóa của HVN CMTN đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giai cấp công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ mang tính thống nhất. b. Sự ra đời của 3 tổ chức ĐCS ở VN: - 17/6/1929, tại Hà Nội các đại biểu của tổ chức Cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội quyết định thành lập Đông Dương CSĐ, thông qua tuyên ngôn của điều lệ, xuất bản báo búa liềm. Tại ngôi nhà số 312- phố Khâm Thiên- Hà Nội. - 11/1929, ANCSĐ thành lập ở Nam Kì, đứng đầu là đ/c Châu Văn Liêm. - 1/1/1930, thành lập ĐDCSLĐ. 2. Hội nghị thành lập Đảng và cương lĩnh đầu tiên của Đảng. a. Hội nghị thành lập Đảng: - Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản. Từ 1/6-7/2/1930, NAQ chủ trì Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Đảng tại Cửu Long- Hương Cảng- TQ. Lấy tên Đảng là ĐCSVN. - Hội nghị thảo luận và thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt và chương trình vắn tắt. Hội nghị có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. b. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: - Mục đích chiến lược của cách mạng VN là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng đi tới XH Cộng sản. - Nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng là đánh đổ thực dân Pháp và địa chủ phong kiến. - Lực lượng cách mạng: gai cấp công nhân, nông dân và các giai cấp tầng lớp khác có tinh thần dân tộc dân chủ là lực lượng để chống đế quốc và tay sai. - Về phương pháp cách mạng: + Sử dụng bạo lực cách mạng chứ ko dùng con đường cải lương thỏa hiệp. + Phát huy con đường tự lực tự cường, đồng thời tranh thủ đoàn kết ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới. Nhất là giai cấp tư sản Pháp. - Vai trò lãnh đạo cách mạng: Đảng là đội tuyên phong của giai cấp vô sản, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi đất nước. 3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời ĐCS VN: - ĐCSVN ra đời và cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã chấm dứt sự khủng hoảng của Đảng và bế tắt về đường lối cứu nước, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng VN. Thời kì có đường lối đúng đắn và tổ chức cách mạng. - Đảng CSVN ra đời là công lao to lớn của nhiều đồng chí trong Quốc tế 3, đặc biệt là đồng chí NAQ trong việc chuẩn bị tích cực và sáng tạo về chính trị, tư tưởng tổ chức. Ngoài ra còn là công lao to lớn những chiến sĩ tiên phong vì lợi ích giai cấp và dân tộc. - Đảng ra đời là kết quả của sự vận động phát triển và thống nhất của phong trào cách mạng trong nước. - ĐCSVN thành lập đã khẳng định dứt khoát nội dung và xu hướng phát triển của cách mạng VN là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. - ĐCSVN ra đời là sản phẩm của sự kết hợp CN Mác- lênin, phong trào công nhân, phong trào.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> yêu nước VN. - Sự kiện thành lập ĐCSVN là 1 bước ngoặc quyết định trong sự phát triển của lịch sử dân tộc ta, là những tiền đề và nhân tố quyết định đưa cách mạng VN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. ---oOo--Bài 2: Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền cách mạng 1930-1945. I. Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết- Nghệ Tĩnh: 1. Hoàn cảnh lịch sử: a. Hoàn cảnh ngoài nước: - 1929- 1933, TBCN bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. (đây là cuộc khủng hoảng thừa...) - 7/11/1917, cách mạng tháng 10 Nga nổ ra và giành thắng lợi, mở đầu thời đại mới, thời đại quá độ từ CNTB tiến lên CNXH. - Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ. Các nuớc tư bản phát triển mạnh mẽ, nhất là châu Á, châu Âu. Phong trào bãi công, biểu tình ở các nước tư bản ở Anh, Pháp, Mĩ, Đức đã lan rộng. - Thực dân Pháp thực hiện kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ hai 1918- 1929, làm cho đời sống của tầng lớp nhân dân ngày càng khó khăn hơn. - Đồng thời thực dân Pháp còn thực hiện chính sách khủng bố khắp nơi nhất là sau cuộc bạo động Yên Bái do VN Quốc dân Đảng tiến hành. - Sau khi ĐCSVN ra đời đã giương cao ngọn cờ CMDTDC đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cánh mạng VN. 2. Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh của quần chúng. a. Chủ trương của Đảng: - Đảng chủ trương phát động quần chúng đấu tranh đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống và chống khủng bố trắng do cương lĩnh vạch ra. Nhân dân đã tích cực tham gia, phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ thành cao trào cách mạng 1930- 1931. b. Phong trào đấu tranh của quần chúng: - Từ tháng 2 đến 4/1930, đã nổp ra nhiều phong trào đấu tranh của công nhân khắp nơi trong cả nước. Mở đầu cho cao trào cách mạng 1930- 1931. - Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, dưới sự lãnh đạo của quần chúng nhân dân nổi dậy biểu tình khắp nơi trong cả nước. - Ở Nghệ An và Hà Tĩnh, từ cuối tháng 8 đến đầu 9/1930, là thời kì đấu tranh quyết liệt với quy mô rộng lớn, làm chính quyền địch tan rã ở nhiều nơi, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nông hội và quần chúng lập ra chính quyền cách mạng theo mô hình Xô Viết. - Xô Viết Nghệ- Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931, tuy thành lập ở một số địa phương và tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng đã gián cho thực dân Pháp một đòn bất ngờ. Đồng thời cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh nhân dân cả nước. 3. Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ nhất 10/1930 và luận cương chính trị của Đảng. - Ngày 14- 31/10/1930, BCH TW Đảng họp lần thứ nhất tại Hương Cảng- TQ, do đ/c Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông qua luận cương chính trị, quyết định đổi tên Đảng CSVN thành ĐCS ĐD, bầu đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư. (theo Quốc tế cộng sản, thì ở ĐD có 3 nước...) + Xác định mâu thuẫn gay gắt ở ĐD lúc này là giữa một bên thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa. + Xác định chiến lược của cách mạng ĐD là làm cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ bỏ qua thời kì tư bản mà tiến thẳng lên con đường CNXH. + Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ tàn tích phong kiến và đế.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> quốc Pháp. + Lực lượng cách mạng: công nhân và nông dân là động lực chính, trong đó công nhân là giai cấp lãnh đạo. + Lãnh đạo cách mạng là ĐCS ĐD là điều kiện tất yếu cho sự thắng lợi của cách mạng VN phải có đường lối đúng đắn. + Phương pháp cách mạng: thực hiện võ trang bạo động. + Quan hệ quốc tế cách mạng ĐD là một bộ phận của cách mạng thế giới. Ý nghĩa của luận cương tháng 10/1930: thông qua tại Hội nghị đã khẳng định những vấn đề cơ bản của chiến lược cách mạng trong chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt. Luận cương thể hiện cơ bản của Đảng ta về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 4. Ý nghĩa của cao trào 30-31 và Xô Viết Nghệ- Tĩnh: - Cao trào cách mạng 30-31, thực tiễn cách mạng đã khẳng định năng lực lãnh đạo và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đại biểu là ĐCS ĐD. - Cao trào 30-31 và XVNT đã đem lại cho đông đảo quần chúng công- nông lòng tự tin ở sức lực cách mạng vĩ đại của mình, lòng tin sắt đá vào sức mạnh đoàn kết đấu tranh dưới ngọn cờ lãnh đạo thống nhất và duy nhất của ĐCS ĐD. - Đó là cuộc tổng diễn tập đầu tiên để chuẩn bị cho thắng lợi cách mạng tháng 8/1945. II. Lãnh đạo đấu tranh khôi phục hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng 1932- 1935. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng. 1. Đấu tranh khôi phục hệ thống tổ chức và phong trào cách mạng quần chúng. a. - Đứng trước phát triển của cao trào các mạng của quần chúng cùng với chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp và tay say ra sức lừa biệp ngụy dân hồng làm lung lay tinh thần cách mạng của nhân dân và ĐCS ĐD. - Với bản chất kiên cường bất khuất của người Cộng sản, bất cứ nơi đâu trong hoàn cảnh nào, kể cả những đồng chí bị tù đày vẫn tin tưởng vào con đường cách mạng của Đảng, ra sức đấu tranh phục hồi các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng. (Nhiệm vụ của Đảng ta là khôi phục lại phong trào quần chúng nhân dân. b. Hoạt động của Đảng. - Trong nhà tù, các đồng chí đảng viên của Đảng kiên quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng. (Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Lý Tự Trọng...) - Trong nhà tù, những người Cộng sản đã biến nhà tù thành trường học, trận chiến đấu tranh và rèn luyện thử thách cán bộ đảng viên của Đảng. - 6/1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đ/c Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí tổ chức ra Ban lãnh đạo TW của Đảng, công bố chương trình hành động của ĐCS ĐD đề ra những yêu cầu chung trước mắt của đông đảo quần chúng phù hợp với tình hình cách mạng. - Đầu năm 1934, hệ thống tổ chức của Đảng và tổ chức cách mạng đã từng bước được khôi phục và phát triển. 2. Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng 3/1935. - Từ ngày 27-31/3/1935, tại Macao- TQ, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng đã được tiến hành dưới sự chủ trì của đ/c Hà Huy Tập. Đại đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt: + Củng cố và phát triển Đảng. + Thu phục quản đại quần chúng. + Chống chiến tranh đế quốc. - Đại Hội đã bầu ra BCH TW Đảng gồm 13 ủy viên, đ/c Lê Hồng Phong được bầu làm tổng bí thư BCH TW Đảng..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> III. Cao trào cách mạng 1935- 1939: 1. Bố cảnh lịch sử. a. Thế giới: - CN phát xít đã xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ đe dọa loài người. - Trước tình hình trên, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Mac-cơ-va (7/1935) dưới sự chủ trì của G.Đimitơrốp. + Đại hội xác định kẻ thù trước mắt nhất của nhân dân thế giới là CN phát xít. + Chống CN phát xít, chống chiến tranh đế quốc giành dân chủ hòa bình. + Đại hội chủ trương thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi trên toàn thế giới chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc. b. Trong nuớc: - Do hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giớ 1929- 1933. Đế quốc thực dân ở ĐD ra sức vơ vét bóc lột và khủng bố phong trào đấu tranh nhân dân ta, làm cho tình hình chính trị và kinh tế hết sức ngột ngạc. - Hệ thống các tổ chức của Đảng được khôi phục và tiếp tục đưa chủ trương, đường lối vào phong trào quần chúng. 2. Chủ trương mới của Đảng và phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ: a. Chủ trương mới của Đảng. - 1/7/1936, Ban lãnh đạo của ĐCS ĐD họp ở Thượng Hải- TQ, do đ/c Lê Hồng Phong chủ trì. + Hội nghị quyết định, tạm thời chưa nêu cao khẩu hiệu đánh đổ pháp và địa chủ giành độc lập dân tộc mà chỉ nêu cao mục tiêu trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh, đòi quyền dân sinh, dân chủ, hòa bình. - Hội nghị quyết định thành lập mặt trận thống nhất nhân dân phản đế ĐD, sau đổi tên thành mặt trận thống nhất dân chủ ĐD. - Hội nghị quyết định thay đổi các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh của quần chúng từ tổ chức bí mật không hợp pháp sang hợp pháp công khai, nửa hợp pháp là chủ yếu. b. Lãnh đạo phong trào đấu tranh dân sinh dân chủ (SGK trang 50-51) 3. Ý nghĩa cao trào cáh mạng 1936-1939: - Những năm 1936-1939, trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn mà Đảng đã nhanh chóng phát động được 1 cao trào cách mạng quần chúng sôi nổi bằng nhiều hình thức tổ chức và đấu tranh hợp pháp, đem lại những kết quả thiết thực. Đó là thành quả hiếm hoi đối với 1 ĐCS ở 1 nước thuộc địa. - Qua phong trào, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và nâng cao trong quần chúng. CN Mác- lênin và đường lối chủ trương của Đảng đã được công khai và tuyên truyền khắp nơi. Tổ chức Đảng được cũng cố và phát triển. - Cao trào dân chủ 36-39 là cuộc chuẩn bị lực lượng cho giai đoạn cách mạng 1939-1945. IV. Lãnh đạo cao trào giải phóng dân tộc và cách mạng tháng 8/1945. 1. Hoàn cảnh lịch sử: a. Tình hình thế giới: - 1/9/39, phát xít Đức tấn công Ba-lan, chiến tranh thế giới II bùng nổ, đến cuối 1944 đầu 1945, chiến tranh bức vào giai đoạn kết thúc. - Chiến tranh thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình mọi mặt ở Đông Dương, chính phủ phản động Pháp thực hiện chính sách đàn áp Cộng sản trong nước và thuộc địa. b. Trong nước: - Thực dân Pháp thực hiện chính sách thời chiến, thực dân Pháp điên cuồn tấn công ĐCS ĐD và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức do Đảng lãnh đạo. Chúng thủ tiêu các quyền tự do,.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> dân chủ mà nhân ta đã giành được trong thời kì 36-39. 2. Đảng chủ trương nêu cao nhiện vụ giải phóng dân tộc. a. Hội nghị BCH TW Đảng 11/1939: - Hội nghị bắt đầu từ ngày 6-8/11/39, TW Đảng họp tại Bà Điểm- Hóc Môn- Gia Định do đ/c Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Hội nghị phân tích bản chất cuộc chiến tranh, đặc điểm cơ bản của cách mạng ĐD (Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Võ Văn Tần) - Mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng ĐD là đánh đổ đế quốc và ĐD, làm cho ĐD hoàn toàn độc lập. - Hội nghị quyết định thay đổi khẩu hiệu. Tạm gát khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ" chỉ thị chủ trương "Tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai". Ko nêu khẩu hiệu lập chính quyền Xô Viết công- nông binh mà đề ra khẩu hiệu lập chính phủ Liêng bang Cộng hòa dân chủ ĐD. - Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế ĐD thay cho mặt trận dân chủ ĐD. - 22/9/40, Nhật từ TQ tấn công Lạng Sơn, thực dân Pháp bỏ chạy. b. Hội nghị TW Đảng 9/11/40 - Từ ngày 6-9/11/40, Hội nghị TW Đảng họp ở làng Đình Bảng- Bắc Ninh, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc. - Hội nghị quyết định duy trì lực lượng và cũng cố đội du kích Bắc Sơn. (Hội nghị xác định kẻ thù trước mắt của Đảng ta là Pháp- Nhật, Duy trì đội du kích Bắc Sơn, đình chỉ khởi nghĩa ở Nam Kì 23/11/40). c. Hội nghị BCH TW Đảng 5/41: - Với tư cách là Đại biểu của Quốc tế Cộng sản, NAQ triệu tập Hội nghị BCH TW Đảng ở Pác Bó- Cao Bằng từ 10-19/5/41. + Hội nghị xác định "nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lâp cho đất nước là nhiệm vụ trước tiên của Đảng". + Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận VN độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt minh. Ngày 19/5/41, Mặt trận Việt minh được thành lập. + Hội nghị chỉ rõ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhân dân trong giai đoạn hiện tại. d. Xây dựng lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền: - Hội nghị TW Đảng 11/41, quyết định phát triển đội cứu quốc quân để làm nòng cốt cho việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, xây dự căn cứ địa Bắc Sơn- Võ Nhai. - Cuối năm 1941, NAQ quyết định thành lập đội võ trang ở Cao Bằng. (Tạm dừng xây dựng lực lượng chính trị để xây dựng lực lượng võ trang). - Từ 25-28/2/43, Ban thuờng vụ TW họp ở Võng La- Đông Anh- Hà Nội. Hội nghị chủ trương mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất và xúc tiếng chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. - 5/1944, TW Đảng ra lời kêu gọi "Sẵn vũ khí, đuổi thù chung" nhiều địa phương quần chúng đã lập ra "quỹ mua súng" và tự sáng tạo vũ khí. - Theo chỉ thị của đ/c NAQ, 22/12/1944, Đội VN tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đ/c Võ Nguyên Giáp phụ trách. 3. Cao trào kháng Nhật cứu nước: - Hoàn cảnh quốc tế: Cuối 1944 đầu 1945, chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Hồng quân LX quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình và tiến như vũ bảo về phía Bec-lin. Phát xít Nhật ở ĐD cũng đã nguy khốn. - Hoàn cảnh trong nước: 9/3/1945, Nhật làm đảo chính Pháp độc chiếm ĐD. - Đúng đêm 9/3/1945, Hội nghị Ban thường vụ TW họp mở rộng ở làng Đình Bảng- Từ Sơn-.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bắc Ninh. - 12/3/1945, Ban thuờng vụ TW Đảng ra chỉ thị quan trọng "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". - Thực hiện chỉ thị của Ban thuờng vụ TW Đảng, phong trào đấu tranh vụ trang kết hợp với phong trào chính trị và khởi nghĩa từng phần diễn ra sôi nổi ở thượng du và trung du miền Bắc. - Trong lúc này, nạn đói đã diễn ra nghiêm trọng ở miền Bắc, hơn 2 triệu đồng bào chết đói. Đảng ta đã ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. - 4/6/1945, theo chỉ thị của đ/c NAQ, tổng bộ Việt minh triệu tập Hội nghị quyết định chính thức thành lập khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước. (Cao, Bắc, Lạng, Hà, Tuyên, Thái) 4. Tổng khởi nghĩa tháng 8/45. a. Hoàn cảnh lịch sử: - Mùa thu 1945, chiến tranh bước vào giai đoạn kết thúc. 9/5/1945, Pháp xít Đức đầu hàng Đồng minh ko điều kiện. - 15/8/45, Nhật hoàng công bố lệnh đầu hàng LX và các nước Đồng minh vô điều kiện. - 13-15/8/45, Hội nghị toàn quốc của ĐCS ĐD họp tại Tân Trào. + Hội nghị nhận định thời cơ. "Cơ hội tốt nhất cho ta giành độc lập đã tới và quyết định toàn dân khởi nghĩa giành lấy chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào ĐD. + Đêm 13/8/1945, ủy ban khởi nghĩa ra quân lệnh số 1 hạ lệnh tổng khởi nghĩa. + 16/8/45, tại Tân Trào, Đại hội quốc dân họp. Đại hội tán thành quyết định khởi nghĩa. b. Diễn biến của cuộc tổng khở nghĩa tháng 8/1945. - Ngày 19/8/1945, cả Hà Nội vùng dậy giành chính quyền về tay nhân dân. => Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã cổ vũ khẩn trương tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi. - 23/8/1945, cuộc khởi nghĩa ở Huế giành chính quyền. - 25/8/1945, hàng chục vạn quần chúng SG- Chợ Lớn các tỉnh lân cận khởi nghĩa giành chính quyền. - Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/45 đã thành công trong cả nước trong vòng 15 ngày. - 2/9/1945, cuộc mít tinh lớn ở Quảng trường Ba Đình Hà Nội, thay mặt chính phủ lâm thời, chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với quốc dân đồng bào với toàn thể thế giới nước VNDC CH. 5. Ý nghĩa: a. Ý nghĩa lịch sử: - Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8/45 là thành quả tổng họp của phong trào cách mạng liên tiếp trong 15 năm sau ngày thành lập ĐCS VN. - Đập tan sự thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta và chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm. - Với thắng lợi của cách mạng tháng 8, dân tộc VN bước vào một kĩ nguyên mới- kĩ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. Đảng trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước. - Nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một nước độc lập, một nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở ĐNÁ. Thắng lợi của cách mạng tháng 8 là thắng lợi vĩ đại trong 3 thắng lợi của cách mạng VN đầu thế kỉ XX. - Đánh đấu tầm nhận thức của Đảng ta. Là kết quả của đường lối giương cao độc lập dân tộc với chủ nghĩa XH..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Cách mạng tháng 8/1945 thắng lợi, đã nâng cao vị trí quốc tế của dân tộc VN. Chọc thủng khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của CNĐQ và thúc đẩy sự tan rã ko thể cứu vãn nổi của hệ thống thuộc địa, mở đầu cho sự sụp đổ của chế độ thực dân cũ bạo tàn, cổ vũ nhân dân các dân tộc vũ trang đấu tranh giành độc lập tự do. b. Bài học kinh nghiệm: SGK ---oOo--Bài 3: Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bào vệ chính quyền cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. I. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (9/1945-12/1946) 1. Tình hình đất nước sau cách mạng tháng Tám năm 1945: a. Thế giới: - Thuận lợi: + Hệ thống XHCN đang được hình thành. + Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. + Phong trào Hòa bình, dân sinh, dân chủ đang dâng cao ở nhiều nước. (kêu gọi các nước trên thế giới cùng chung sống hòa bình...) - Khó khăn: + Phong trào chống cộng của các thế lực phản động diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. (chống lại cộng sản chống lại XHCN trên thế giới, nước đi đầu trong phong trào này là Mĩ). (Mĩ thực hiện học thuyết: chống chủ nghĩa XH, chống phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, làm bá chủ hệ thống TBCN trên thế giới). b. Trong nước: - Thuận lợi: + Chính quyền được thiết lập từ TW đến địa phương, nhân dân lao động được làm chủ đất nước. (lần đầu tiên người lao động được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột, lần đầu tiên được làm chủ đất nước). + Có Đảng và chủ tịch HCM sáng suốt lãnh đạo. (Phải có Đảng có cương lĩnh mới đi đến thành công thông qua sự dẫn đường của NAQ) - Khó khăn: + Nông nghiệp: nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, thiên tai: lũ lụt, hạn hán, hậu quả nạn đói nặng nề. (Nông nghiệp nước ta lạc hậu: ảnh hưởng từ chiến tranh, nạn hạn hán, nạn lũ lụt, nạn côn trùng phá hoại...Năm 1944 thực hiện chính sách nhổ lúa trồng đay là nguyên nhân chính dẫn đến nạn đói làm hơn 2 triệu người chết ở VN) + Công nghiệp- thủ công nghiệp: đình đốn, nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay Pháp. (Pháp đóng cửa các xí nghiệp ko hoạt động, công nhân thất nghiệp, hàng hóa khang hiếm) + Thuơng nghiệp: hàn hóa khang hiếm, giá cả đắc đỏ. (Hàng hóa ko lưu thông do ko có hàng hóa). Tài chính rối loại: do Pháp đã thu hết tiền ở ngân hàng ĐD để bỏ trốn. Ngân sách nhà nước chỉ có 1.200.000 đồng trong đó hơn một nửa là tiền rách. Phải sử dụng đồng tiền “quan kim, quốc tệ” của Tưởng Giới Thạch) + Văn hóa- XH: 95% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút còn phổ biến. (Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân. Cứ có 10.000 làng thì chỉ có 10 trường học, nhưng chỉ dạy cho con quan lại và tay sai của Pháp. Có 1500 đại lí bán rượu lẻ để nhằm đầu độc người dân, ngoài ra còn có cây thuốc phiện) - Chính trị: sau cách mạng tháng 8, VN nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. (Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có 20 vạn quân Tưởng, bọn Việt Quốc- Việt Cách trổi dậy, đòi 70 nghế trong Quốc hội. Cấu kết với một số tổ chức phản động ở VN và TQ về VN ra sức chống phá.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> chính quyền cách mạng VN. Trở vào Nam thì có Pháp theo chân quân Anh trở lại xâm lược VN thông qua Hội nghị Potx- đam 7/1945, Anh thỏa thuận để cho Pháp ở miền Nam VN) 2. Chủ trương, biện pháp của Đảng: a. Xây dựng, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân và chế độ xã hội mới. - 3/9/1945, chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách: (Nạn đói, nạn dốt, thực hiện cần kiệm liêm chính, thực hiện tổng tuyển cử, bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, cấm hút thuốc phiện, tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết) - Chủ tịch HCM ký các sắc lệnh nhằm tạo lập cơ sở pháp lý cho nhà nước VN (có 4 sắc lệnh: 33,34,39,63) - 25/11/1945, TW Đảng ra chỉ thị "kháng chiến kiến quốc" (củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân. - 6/1/1946, tổng tuyển cử bầu quốc hội. (89% số cử tri đi bầu, có 333 đại biểu trúng cử) - 2/3/1946, Kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa 1 thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến do HCM đứng đầu (gồm có 12 thành viên) b. Về kinh tế, văn hóa, XH: - Diệt giặc đói: + Phát động phong trào tăng gia sản xuất. + Thực hành tiết kiệm "hũ gạo cứu đói", "ngày đồng tâm" (mỗi tuần nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn ăn 5 bữa...) - Về kinh tế tài chính: chính phủ ra sắc lệnh: Xây dựng "Qũy độc lập" và phát động "tuần lễ vàng" (từ ngày 17-24/9/1945 thu được 20 triệu quỹ độc lập, 40 triệu quỹ quốc phòng và 370kg vàng) + Giảm và miễn thuế cho các vùng bị thiên tai. + Chia ruộng đất cho dân cày nghèo. - Diệt giặc dốt: (HCM nói 1 dân tộc dốt là 1 dân tộc yếu) + Ngày 8/9/1945, chủ tịch HCM ra sắc lệnh "Nha bình dân học vụ" + 3/4/1946, thành lập ban vận động đời sống mới (Người biết chữ dạy cho người ko biết chữ, cha dạy cho con, vợ dạy cho chồng). c. Tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ: - 23/9/1945, quân Pháp nổ súng, chính thức phát động cuộc tái chiếm VN. (tại SG). - Ngay khi Pháp nổ súng, sứ ủy Nam Bộ ra quyết định phát động nhân dân kháng chiến chống Pháp. - 25/10/1945, Hội nghị cán bộ của Đảng bộ Nam Bộ họp tại Thiên Hộ, chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến. d. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. - Hòa với Tưởng ở miền Bắc, tập trung chống thực dân Pháp ở miền Nam, tiếp tục đàm phán để giải quyết sung đột Pháp- Việt. (Pháp và Tưởng ký hiệp ước Hoa- Pháp: quân Tưởng giới Thạch rút về nước nhường cho Pháp giải giáp phát xít ở miền Bắc, đổi lại Pháp trả lại một số tô giới cho Tưởng ở TQ. Đảng ta xác định kẻ thù nguy hiểm lúa này lại là thực dân Pháp). - Hòa hoãn với Pháp đuổi Tưởng về nước tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng.(...) - 6/3/1946, chủ tịch HCM ký với đại diện Pháp hiệp định Sơ bộ. (Trong đó quy định: Phải thừa nhận VN là một nước tự do, độc lập, có chính phủ, có nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Ta chấp nhận cho Pháp ra Bắc thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật gồm 15.000 quân và rút về nước dần dần trong 5 năm) - 9/3/1946, Ban thuờng vụ TW Đảng ra chỉ thị "Hoà để tiến". (nhằm chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài với Pháp).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Sau Hiệp định sơ bộ, ta tận dụng khả năng hòa hoãn chuẩn bị lực lượng nên ký với Pháp Tạm ước ngày 14/9. (Pháp thực hiện ko đúng như trong hai Hiệp uớc, trái lại chúng đàn áp những người dân vô tội, gửi tối hậu thư buộc ta phải giao thủ đô Hà Nội trong vòng 18 tiếng). - Đêm 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc nổ ra. 3. Những kinh nghiệm của Đảng để xây và bảo vệ chính quyền cách mạng. - Nhanh chóng xác lập cơ sở Pháp lý và tính hợp hiến của chính quyền nhà nước, chú trọng xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân và chế độ xã hội mới. - Xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, lấy dân làm gốc. Tranh thủ thời gian, chuẩn bị những điều kiện thiết yếu để sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh có thể xảy ra. - Lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong kẻ thù, thực hiện sự nhân nhượng có nguyên tắt và sách lược thêm bạn bớt thù. - Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong mọi hoàn cảnh. II. Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/46-21/7/54): 1. Phát động toàn quốc kháng chiến, đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp. a. Âm mưu của thực dân Pháp ở ĐD: - Pháp âm mưu quay trở lại chiếm Đông Dương lần 2. - Dựa vào sức mạnh quân sự, vũ khí vượt trội, Pháp thực hiện kế hoạch "Đánh nhanh thắng nhanh". b. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp. - Mục tiêu: đánh Pháp xâm lược giành độc lập thống nhất. - Nhiệm vụ: vừa kháng chiến vừa kiến quốc. - Lực lượng: toàn dân tộc, các tầng lớp nhân dân. - Phương châm: toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh. (Lực lượng là toàn dân, đánh Pháp trên nhiều lĩnh vực để tạo sức ép với Pháp, phải trường kì kháng chiến, phải biết tự giải phóng mình trước, ko ỉ lại, dựa dẫm người khác, tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài chứ ko nhờ vã). - Lãnh đạo: Đảng, chính phủ, chủ tịch HCM, các đoàn thể chính trị XH. (Nhằm phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp) 2. Đẩy mnạh cuộc kháng chiến toàn diện, từng bước đánh thắng các chiến lược "Đánh nhanh thắng nhanh, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng ngượi Việt trị người Việt của thực dân Pháp". a. Toàn quốc kháng chiến, đánh thắng chiến lược "Đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp. - 19/12/1946, quân và dân Hà Nội đã bao vây tiêu diệt và làm hao sinh lực địch hơn 60 ngày đêm. (Toàn thủ đô Hà Nội cúp điện, ko bán lương thực cho Pháp, di dân về nông thôn để tiến hành chiến tranh du kích. Bước đầu kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại) - Các cuộc chiến đấu diễn ra nhiều nơi rất ác liệt, tiêu diệt 1 lực lượng lớn sinh lực địch, bảo toàn lực lượng cách mạng. (Pháp thực hiện cuộc đưa quân lớn tấn công vào cơ quan đầu não của ta là Việt Bắc với 12.000 quân, với 12 đường tiến công) - Đặc biệt là chiến dịch Việt Bắc thắng lợi, đập tan mưu đồ "Đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp. b. Bổ sung phát triển đường lối kháng chiến đánh thắng chiến lược "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt của thực dân Pháp" - Sau thất bại của chiến dịch Việt Bắc, thực dân Pháp thực hiện chiến lược "Dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" nhằm củng cố xây dựng lực lượng làm chủ chiến trường Bắc Bộ. - Hội nghị TW Đảng mở rộng 15-17/1/1948, đề ra chủ truơng mới phát triển chiến tranh du.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> kích lên tầm cao mới là "Đánh vận động". (là tác chiến trực tiếp ngoài trận địa). - Chủ trương của Hội nghị TW Đảng: + Quân sự: mở chiến dịch biên giới Việt- Trung (vì Pháp đã khóa chặt biên giới nhằm ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào VN nhằm cô lập VN. Ta tiến hành mở chiến dịch biên giới để chọc thủng đường biên giới Việt- Trung, đánh Nghi binh... ta mở giải phóng được 750km đường biên giới, khai thông đường số 4 và giải phóng Thái Nguyên) + Chính trị: Kiện toàn bộ máy nhà nước. (Ta sắp xếp lại bộ máy nhà nước). + Kinh tế: tạo sức mạnh và sự phát triển mới cho nền kinh tế kháng chiến. (thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc) - Văn hóa- giáo dục- y tế: xây dựng nếp sống mới trong vùng tự do, thể hiện tính ưu Việt của chế độ mới. 3. Chủ động đẩy mạnh cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi (51-54): a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. - Diễn ra từ 11-19/2/1951, tại Vinh Quang- Chiêm Hóa- Tuyên Quang. - Đại hội đưa Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên là Đảng lao động VN. - Chủ tịch HCM được bầu làm chủ tịch Đảng, đ/c Trường Chinh được bầu làm Tổng bí thư. (Chỉ có Đại hội II có chức chủ tịch Đảng, từ đó về sau ko có chức vụ chủ tỉch Đảng). - Đại hội đề ra Nghị quyết với các nội dung như sau: + Cách mạng VN là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. (là cách mạng giải phóng dân tộc VN) + Lực lượng tham gia cách mạng: tất cả dân VN, những người yêu nước, tiến bộ đều là động lực của cách mạng VN. + Nhiệm vụ: đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược và đánh đổ các thế lực phong kiến tay sai, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để tiến lên cách mạng XHCN. b. Tiến hành kháng chiến trên các lĩnh vực: - Mặt trận kinh tế: + Nông nghiệp: lương thực cho cuộc kháng chiến đã được đáp ứng đủ. + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ (mm). + Thuơng nghiệp, ngoại thương bắt đầu phát triển. (Các nhà máy mở cửa trở lại, tạo ra hàng hóa đa dạng hơn kéo theo giao thương cũng phát triển mm theo). - Trên mặt trận văn hóa- giáo dục- y tế: + Đời sống văn hóa của người dân được nâng cao, góp phần hình thành nền văn hóa mới trên nước VN. + 1950, Bộ giáo dục thực hiện chương trình cải cách giáo dục. + Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân thực hiện tốt, phong trào "ăn sạch, uống sạch, ở sạch" phát triển rộng rãi trong vùng giải phóng. - Trên mặt trận quân sự: + Đập tan kế hoạch quân sự Đơ-lat Đơ-tat-xi-nhi của Pháp. (Ta cũng kết hợp với Lào đánh tan quân Pháp trên đất nước Lào đặc biệt là Thượng Lào và Trung Lào. Pháp thiệt hại 390.000 quân mà chúng ko thu lợi gì cả). + Giành thắng lợi ở chiến dịch Đông xuân (53-54), đặc biệt là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. (Pháp cử tướng Nava sang VN thực hiện kế hoạch này với 2 bước. Pháp còn tăng quân 12 tiểu đoàn lên tổng số 84 tiểu đoàn. Ta đánh Pháp với phương châm "đánh chắc, tiến chắc", khiến quân Pháp phân tan lực lượng 5 nơi tập trung quân, bước đầu kế hoạch Nava bị thất bại. Sau đó chúng đầu tư vào Điện Biên Phủ. TW Đảng chuẩn bị mọi mặt về lực lượng để đánh.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> tổng lực vào Điện Biên Phủ "Ra đi quyết giữ lời thề, Điện Biên còn giặc chưa về quê hương". Tháng 3/1954, mọi việc giao cho Tướng Giáp đánh vào Điện Biên Phủ chia làm 3 đợt tấn công vào 3 phân khu: Bắc, Nam và phân khu Trung tâm. Kết quả ta giành thắng lợi) - Trên mặt trận ngoại giao. + Chính phủ VN được TQ, LX, Triều Tiên, Tiệp Khắc công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. + Giành thắng lợi tại Hội nghị giơ-ne-vơ, góp phần kết thúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Pháp. 4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. a. Ý nghĩa lịch sử: - Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp gần 1 thế kỉ trên đất nước ta, miền Bắc hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn XHCN. Tạo cơ sở giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. - Khẳng định sự đúng đắn, khoa học của đường lối kháng chiến trên cơ sở Mác- lênin, tư tưởng HCM. Khẳng định tính ưu việt của chế độ mới và khát vọng tự do độc lập của dân tộc ta. - Đã gián 1 đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng và cổ vũ mm vào phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi và Mĩ latinh. b. Bài học kinh nghiệm: - Dựa vào nhân dân, huy động sức mạnh toàn dân tộc, chăm lo lợi ích và xây dựng đời sống cho nhân dân. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. - Vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa xây dựng hậu phương phục vụ sự nghiệp kháng chiến thắng lợi. - Tăng cường đoàn kết toàn dân, mở rộng đoàn kết với láng giềng và quốc tế để tranh thủ sức mạnh thời đại, đẩy mạnh cuốc kháng chiến. III. Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (54-75): 1. Tình hình miền Nam sau 1954 và đường lối cách mạng miền Nam. a. Mưu đồ của đế quốc Mĩ và bọn tay sai. - Thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng, Mĩ tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng, bao vây chống phá các nước XHCN. - Mĩ từng bước biến miền Nam VN thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới ở Đông Dương. (Mĩ tiến hành thực hiện chính sách "Tố cộng, diệt cộng"). - Chúng thực hiện chính sách "Tố cộng, diệt công" ly khai, đàn áp dã man các phong trào yêu nước ở miền Nam. b. Đường lối cách mạng miền Nam. - Tháng 12/1957, Hội nghị lần thứ 13 vào 1/1959, Hội nghị thứ 15 BCH TW Đảng xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. + Cách mạng XHCN ở miền Bắc. + Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. => Hai nhiệm vụ chiến lược này có quan hệ biện chứng với nhau. (Vai trò của miền Bắc là hậu phương chi viện về sức người, sức của cho miền Nam, chuẩn bị những cơ sở CNXH trước để làm tiền đề cho thắng lợi và thống nhất. Còn miền Nam tiến hành trực tiếp đấu tranh chống Mĩ giành chính quyền) - Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược, đánh đổ bè lũ tay sai Diệm, thực hiện chính sách thống nhất nước nhà. - Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Phương pháp cách mạng: sử dụng kết hợp những hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, phối hợp chặt chẽ phong trào ở đô thị với phong trào ở nông thôn và vùng căn cứ. c. Cao trào Đồng Khởi (ĐK) mùa xuân năm 1960: - Quán triệt Nghị quyết Hội nghị TW 15 xuống tận cơ sở, các cuộc khởi nghĩa ở cơ sở diễn ra liên tục. - Mở đầu là ở Mỏ Cày- Bến Tre (17/1/1960), sau đó lan rộng ra các tỉnh Tây Ninh, Mĩ Tho, Trà Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng... - Đến cuối năm 60, phong trào ĐK đã làm tan rã bộ máy chính quyền của địch ở nông thôn toàn miền Nam Việt Nam. - Kết quả: + Làm cho Mĩ rơi vào tình thế khó khăn, buộc phải thay đổi chiến lược. + Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 2. Từng bước đánh thắng các kế hoạch chiến tranh của Mĩ, giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. a. Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt” (61-65): - Âm mưu của Mĩ: + Dùng quân đội tay sai làm công cụ chiến tranh. + Mĩ tiến hành càn quét, lập "Ấp chiến lược", bình định miền Nam bằng kế hoạch "Xta-lâyTaylo" trong vòng 18 tháng. - Chủ trương của Đảng: + Đưa đấu tranh vũ trang lên cùng với đấu tranh chính trị + Xây dựng lực lượng quân sự chính trị trên cả 3 vùng chiến lược (Đồng bằng, rừng núi và đô thị) + Thực hiện nguyên tắt Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám địch. (Mĩ dồn dân thì ta tuyên truyền cho dân là ko vào ấp chiến lược, đi vận động dân vào những buổi tối, người dân cũng nhận thức được. Nên phong trào phá ấp chiến lược nổ ra và giành thắng lợi). => Phong trào đấu tranh diễn ra mm và sôi nổi. - Kết quả: + Giành nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự, chính trị. + Đặc biệt là thắng lợi ở chiến dịch Đông xuân (64-65), làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ- ngụy. + Đẩy chính quyền Mĩ- ngụy vào thế bị động trên toàn chiến trường miền Nam. b. Đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ": - Âm mưu của Mĩ: + Sử dụng trực tiếp quân Mĩ- ngụy và các nước chư hầu. (khoảng 300 ngàn lính Mĩ, lính đánh thuê). + Sử dụng sức mạnh quân sự tiến hành bình định miền Nam, tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc. - Chủ trương của ta: 25/3/1965, Hội nghị lần thứ 11 BCH TW Đảng khóa III nêu rõ: ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó và chiến thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam nếu địch gây ra. (Đặc biệt là năm 1968, nhưng ta vẫn chưa giành thắng lợi hoàn toàn và thống nhất đất nước) - Kết quả: + Với chiến thắng Vạn Tường, Núi Thành, Plây-me, nhân dân miền Nam đã làm thất bại hai cuộc chiến tranh chiến lược mùa khô (65-66) và (66-67) của Mĩ- ngụy..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Đặc biệt là tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và buộc Mĩ ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pa-ri 13/5/1968. c. Đánh thắng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (69-75): - Âm mưu của Mĩ: + Tổng thống Nic- xơn tiến hành chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" ở miền Nam VN. + Mĩ muốn quốc tế hóa cuộc chiến tranh và "Dùng người Việt đánh người Việt" (Chiến lược này là thay màu da trên sát chết) - Chủ trương của Đảng: + 2/9/1969, chủ tịch HCM qua đời, Đảng quyết tâm biến đau thương thành hành động cách mạng quyết đánh thắng giặc Mĩ thống nhất nước nhà. (đó là tổn thất lớn của đồng bào dân tộc miền Nam, thề quyết tâm giải phóng miền Nam để thỏa lòng mong ước của Bác). + Nghị quyết Bộ chính trị nêu rõ: huy động sức mạnh cả nước tiến hành tiến công, phản công đánh Mĩ và tay sai trên toàn ĐD. - Kết quả: + Trên chiến trường miền Nam, ta giành thắng lợi cuộc tiến công Xuân Hè 1972. + Ở miền Bắc, nhân dân đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mĩ. + Buộc Mĩ quay trở lại bàn đàm phán để ký kết Hiệp định Pa-ri. + Giành thắng lợi với các chiến dịch: Tây Nguyên, Huế- Đà Nẵng, đặc biệt là chiến dịch HCM lịch sử đã đánh tan đế quốc Mĩ, ngụy. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. a. Ý nghĩa lịch sử: - Chấm dứt 117 năm chống lại các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược. Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. - Vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mác- lênin, tư tưởng HCM vào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. - Tập hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo ra sự đoàn kết toàn dân tộc VN, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã mở ra thời kì mới đi lên CNXH trên phạm vi cả nước. - Cổ vũ mm phong trào đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ tự do và hòa bình phát triển của nhân dân thế giới. b. Bài học kinh nghiệm: - Kiên định mục tiêu, giữ vững độc lập tự chủ, xây dựng đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn và sáng tạo, phụ hợp với thực tiễn cách mạng VN. - Xây dựng căn cứ địa cách mạng và hậu phương chiến tranh vũng chắc cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. - Thực hiện đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích của các nước trong cộng đồng thế giới. - Xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ ngan tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của cuộc kháng chiến. ---oOo--Bài 4: Đảng lãnh đạo cách mạng XHCN ở miền Bắc (54-75) I. Đường lối cách mạng XHCN ở miền Bắc và quá trình thực hiện. 1. Đặc điểm của miền Bắc bước vào thời kì quá độ lên CNXH: - Theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quận sự tạm thời,.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> chia nước ta làm 2 miền, với hai chế độ chính trị khác nhau do Đảng lãnh đạo. - Miền Bắc bước vào thời kì quá độ lên CNXH, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ TBCN. (Những quốc gia mới độc lập thì ko nhất thiết phải phát triển theo trình tự của các hình thái kinh tế XH, miễn là điều kiện đất nước sao cho phù hợp. Vào thời điểm này có một đợt di dân lớn nhất từ Bắc vào Nam do: Kinh tế khó khăn, do nhận thức ko đầy đủ về chính trị...) - Miền Bắc nhận được sự giúp đỡ của các nước XHCN trên thế giới, nhưng cũng gặp phải những khó khăn do sự chia rẽ của các nước trong hệ thống XHCN. (Đặc biệt là các nước LX, TQ và các nước Đông Âu) 2. Quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện cách mạng XHCN ở miền Bắc (54-75) a. Đảng lãnh đạo hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ, khôi phục nền kinh tế (54-75): - Hoàn thành cải cách ruộng đất. + Chủ trương của Đảng: . Đảng ta chỉ đạo, thực hiện giảm tô, giảm tức, tiến hành cải cách ruộng đất. (Tô và tức là những thứ thuế cũ của Pháp..) . Đảng chủ trương "Dựa hẳn vào bần, cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp phú nông, tiêu diệt chế độ phong kiến bóc bột từng bước và có phân biệt, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến". (....) + Kết quả: . Sau 8 đợt giảm tô, 5 đợt cải cách ruộng đất, ta chia 334 ngàn ruộng đất cho 2 triệu nông dân. . Xóa bỏ tàn dư chế độ phong kiến miền Bắc. . Năng lực sản xuất trong nông nghiệp được giải phóng, thông qua việc xác lập kinh tế hộ nông dân, đưa người nông dân trở thành chủ thể trong quá trình sản xuất. * 7/1956, cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành ở đồng bằng, trung du và miền núi, góp phần quan trong vào việc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. + Hạn chế: Vi phạm đường lối giai cấp ở nông thôn. + Phương pháp đấu tranh nặng nề về đấu tố, quy chụp, nhẹ về giáo dục. (Trong ban cải cách TW, dự đoán 5,86% là địa chủ phong kiến, nhưng số liệu ko đến đó, nên nặng về cách thực hiện. Xuất hiện những buổi đấu tố địa chủ trong đợt cải cách ruộng đất, đánh vào sỉ diện của họ rất lớn đối với những người được đưa ra đấu tố) + Chưa nhận thức đúng về hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. - Nguyên nhân: + Trình độ năng lực của người làm công tác cải cách ruộng đất còn hạn chế, nên nhận thức chủ quan, giáo điều, ko xuất phát từ thực tiễn. (Khi nhận thức ko đúng đắn và đi trái với quy luật sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề) + Ko thấy rõ những thay đổi về quan hệ giai cấp ở nông thôn miền Bắc lúc bấy giờ. + Vi phạm nguyên tắt tập trung dân chủ. (Phép vua thua lệ làng, chủ trương của Đảng thì đúng, nhưng đưa về địa phương thực hiện thì lại sai, dẫn đến kết quả đạt ko cao). + Trong chỉ đạo thì lập khuôn máy móc, cường điệu hóa và sử dụng hình thức và phương pháp đấu tranh ko phù hợp. (Sau đợt cải cách này đã có sự thay đổi to lớn về mặt nông thôn, đ/c Trường Trinh phải từ chức Tổng bí thư Đảng) => Nghị quyết Hội nghị lần thứ X, BCH TW Đảng mở rộng khóa II đã đánh giá kết quả cuộc cải cách, nghiêm khắc sửa chữa những sai lầm, hạn chế, nên đã góp phần ổn định tình hình chính trị XH. (Bác đã đọc thư xin lỗi: Một Đảng mà dám nhìn thấy những khuyết điểm của mình là Đảng tiến bộ, còn một Đảng mà ko dám nhìn nhận những khuyết điểm thì Đảng đó làm.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> việc gì cũng hỏng) - Khôi phục kinh tế: + Khó khăn: . Đất nông nghiệp bị bỏ hoang, ko có nước tưới. . Nhà máy bị tàn phá, máy móc bị tháo dỡ, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp. (Toàn miền Bắc có 19 nhà máy xí nghiệp, hiệu quả của nó cũng ko cao, công nhân thất nghiệp nhiều, ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hóa và thuơng nghiệp). . Đường xá, cầu cống bị phá hoại, hàng hóa khang hiếm. . Thiên tai liên tiếp xảy ra, dịch bệnh hoành hoành. + Chủ trươong của Đảng đề ra kế hoạch 3 năm (55-57) nhằm: . Khôi phục kinh tế, hàng gắn vết thương chiến tranh. . Phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. . Phát triển kinh tế, giao lưu kinh tế giữa các vùng miền. + Quá trình thực hiện kế hoạch 3 năm: . Nông nghiệp: khôi phục nông nghiệp được coi là trọng tâm trong khôi phục kinh tế. Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ nông nghiệp: ruộng cho nông dân, miễn thuế, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất (csvc) cho nông nghiệp. . Công, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đẩy mạnh: ban hành nhiều chính sách bảo hộ. . Giao thông vận tại: các tuyến đường được khôi phục nhanh chóng. + Kết quả: . Sản xuất nông nghiệp được khôi phục và phát triển, nạn đói được đẩy lùi, chính trị trật tự XH ổn định. . Nhiều xí nghiệp được xây dựng, công nhân có việc làm, hàng hóa được sản xuát, đáp ứng nhu cầu dân sinh. (đến nay 1957 toàn miền Bắc có 78 xí nghiệp, với hơn 46 ngàn lao động) . Đảm bảo được lưu thông hàng hóa dễ dàng, thuận tiện. b. Cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế, phát triển VHXH (58-60): - Chủ trương của Đảng: + Cải tạo kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và những người buôn bán nhỏ. (Hợp tác xã) (HTX). + Chuyển sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất thành sở hữu tập thể XHCN dưới hai hình thức toàn dân và tập thể. + Lấy cải tạo làm trọng tâm để phát triển kinh tế, VH, cải thiện đời sống nhân dân, chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. + Củng cố chế độ dân chủ nhân dân. + Xây dựng, cũng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh của cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. (Miền Bắc XHCN trở thành hậu phương lớn cho miền Nam) - Quá trình thực hiện: + Về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp: tiến hành hợp tác hóa đi đôi với thủy lợi hóa và phân công lại lao động XH. (Phải tiến hành ruộng đất, trang bị csvc phục vụ nông nghiệp, tưới tiêu...) + Đối với công- thương nghiệp tư bản tư doanh: cải tạo hòa bình đối với giai cấp tư sản, ko tịch thu tư liệu sản xuất của họ. (Mô hình trước là tịch thu hết TLSX, nhưng hiện tại thì mua lại TLSX của họ để phục vụ sản xuất) + Cải tạo thợ thủ công và những người buôn bán nhỏ, từng bước đưa họ vào HTX. + Cùng với cải tạo và phát triển kinh tế, Đảng ta cũng quan tâm đến khôi phục và phát triển.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> văn hóa, giáo dục, y tế. - Kết quả: + Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước. + Đoàn kết nhất trí trong các tầng lớp nhân dân được phát huy. + Vai trò lãnh đạo của Đảng, nhà nước ngày càng được củng cố và tăng cường. => Miền Bắc được cũng cố, trở thành hậu phương ổn định, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng VN. c. Đại hội III của Đảng (9/1960) và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (61-65): - Diễn ra tại thủ đô Hà Nội từ 5-10/9/1960. - Đại hội xác định nhiệm vụ của cách mạng VN trong giai đoạn mới: + Một là, tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc. + Hai là, cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam. - Đại hội III đề ra nhiệm vụ chung: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng 1 nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường hệ thống XHCN và bảo vệ hòa bình ở ĐNÁ. - HCM được bầu làm chủ tịch Đảng và đ/c Lê Duẫn được bầu làm Bí thư thứ nhất TW Đảng. - Đại hội thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (61-65): * Kế hoạch 5 năm: - Nhiệm vụ: + Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp. (Ở Đại hội II đưa nông nghiệp lên trọng tâm thì ở Đại hội III thì lại đưa công nghiệp lên trọng tâm). + Tiếp tục cải tạo XHCN. + Nâng cao trình độ của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. (Phải đào tạo 25 ngàn cán bộ có trình độ Đại học). + Cải thiện 1 bước đời sống vật chất của nhân dân lao động. (Tăng thu nhập người dân lên 30%) + Củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh XH. - Nội dung: + Công nghiệp: . Được ưu tiên xây dựng, vốn đầu tư chiếm 48%, công nghiệp nặng trong đó chiếm 80%. . Giá trị sản lượng công nghiệp nặng 1965 tăng 3 lần so với 1960. . Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc và giữ vai trò chủ đạo. . Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 90% hàng tiêu dùng. (Thành phần kinh tế nhà nước quốc doanh giữ vai trò chủ đạo cho đến nay, miền Bắc được ví như là một công trường nhà máy ngổn ngang, được LX, TQ đầu tư). + Nông nghiệp: . Đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã nộng nghiệp. . Các hợp tác xã bật cao ra đời, áp dụng KHKT. . Hệ thống thủy nông phát triển. . Nhiều hợp tác xã vượt năng suất 5 tấn thóc/ha. + Thuơng nghiệp: . Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển, góp phần phát triển kinh tế. . Củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + GTVT: . Giao thông được củng cố. . Việc đi lại trong nước và quốc tế được thuận lợi. + Giáo dục- y tế: . Giáo dục quốc dân phát triển nhanh. . Xây dựng 6.000 cơ sở y tế, xóa bỏ nhiều loại dịch bệnh. (Xây dựng nhiều bệnh viện, Bác sĩ Tôn Thất Tùng nghiên cứu ra phương pháp mổ gan khô). + Nghĩa vụ hậu phương: . Chi viện cho miền Nam vũ khí, đạn dượt thuốc men. . Nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, y tế giáo dục, bộ đội đưa vào Nam chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng. - Hạn chế- khó khăn: + Vấp phải một số sai lầm, khuyết điểm, do tư tưởng chủ quan, nóng vội, giáo điều, thể hiện rõ trong việc đề ra các chỉ tiêu quá cao, với phương châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, không tính đến tình hình đất nước. + Chưa phát huy cao độ khả năng tự lực, tự cường, chủ yếu dực vào sự viện trợ và giúp đỡ của các nước XHCN. + Mĩ tiến hành đánh phá miền Bắc nên chuyển hướng để phù hợp với tình hình, vì thế ko thực hiện tiếp tục các nhiệm vụ 5 năm. d. Chuyển hướng phát triển kinh tế. Tiếp tục xây dựng CNXH trong điều kiện đất nước có chiến tranh (65-75): * Chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ: - 5/8/1964, đế quốc Mĩ leo thang, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc XHCN. (Với sự kiện Vịnh Bắc Bộ) - Hội nghị thứ XI BCH TW Đảng khóa III ra Nghị quyết xác định nhiệm vụ của miền Bắc là: + Chuyển hướng về tư tưởng, tổ chức, xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới. + Nội dung chuyển hướng kinh tế: . Tích cực phát triển nông nghiệp. . Chú trọng phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp. . Điều chỉnh lại chỉ tiêu xây dựng. . Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học. - Toàn miền Bắc dấy lên cao trào chống Mĩ cứu nước với khẩu hiệu, "Tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để đánh giặc Mĩ xâm lược" vừa chiến đấu, vừa sản xuất. (Gương tiêu biểu là Nguyễn Viết Xuân tham gia chiến đấu chống máy bay B52 của Mĩ) - Kết quả: + Trong sản xuất: . Nông nghiệp: diện tích canh tác ko ngừng được mở rrộng, năng suất lao động ko ngừng tăng. . Sản xuất công nghiệp vẫn được giữ vững, công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh. . Giao thông vận tải đảm bảo thuờng xuyân, thông suốt. + Trong thực hiện nghĩa vụ hậu phương: . Đảm bảo kịp thời chi viện cho miền Nam theo phương châm "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người". . Khai thông đường HCM trên bộ và trên biển, nối liền hậu phương với tuyền tuyến. . Năm 65-68, miền Bắc chi viện về sức người sức của cho miền Nam tăng 10 lần so với giai đoạn trước..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> + Trong chến đấu: . Từ năm 64-68, miền Bắc đã bắn gơi 3.243 máy bay, bắt sống hàng nghìn giặt láy, bắn cháy và chìm 143 tàu chiến. => Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc (1/11/1968). * Chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ: - 6/4/1972, Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai, các thành phố lớn và các trung tâm kinh tế của miền Bắc. - Quân và dân dân miền Bắc đã kiên cường chiến đấu bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, đặc biệt là thắng lợi vẽ vang tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mĩ tại Hà Nội và Hải Phòng. - Kết quả: + Bắn rơi 84 máy bay (34 B52 và 5 F111, bắt sống 43 phi công Mĩ). + Là chiến thắng phòng ko oanh liệt nhất trong công cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc + Góp phần quan trọng đi đến thắng lợi của Hiệp định Pa-ri ngày 27/1/1973. Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN. II. Thành tựu và kinh nghiệm trong xây dựng CNXH ở miền Bắc. 1. Thành tựu, hạn chế: - Thành tựu: + Bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, tiếp tục con đường đi lên CNXH và hoàn thành xuất sắc của nhiệm vụ hậu phương đối với tuyền tuyến. + Bước đầu xây dựng csvc kĩ thuật của CNXH. + Phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật. + Đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, gián đòn quyết định vào ý chí xâm lược của chúng. + Góp phần bảo vệ sự trong sáng của CN Mác- lênin. - Hạn chế: + Còn lập khuôn máy móc khi áp dụng mô hình CNXH vào miền Bắc, ko tính đến hoàn cảnh cụ thể của VN. + Trong chỉ đạo xây dựng CNXH còn giản đơn, chủ quan, duy ý chí, nóng vội, sách vở. 2. Một số bài học kinh nghiệm: - Luôn giữ vững độc lập tự chủ, đồng thời linh hoạt, sáng tạo trong việc xác định đường lối cách mạng và chỉ đạo thực hiện. - Nhận thức đúng đắn lý luận chủ nghĩa Mác- lênin về thời kì quá độ, quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất, bám sát đặc điểm thực tiễn của VN. - Trong hoàn cảnh vừa có chiến tranh, vừa có hòa bình, phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở hai miền do Đảng lãnh đạo. - Cần lựa chọn những kinh nghiệm phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể ở VN, tránh giáo điều, sách vở, lập khuôn, máy móc vào kinh nghiệm nước ngoài. ---oOo--Bài 5: Đảng lãnh đạo cách mạng XHCN trên phạm vi cả nước (76-86) I. Đại hội IV Đảng Cộng sản VN 12/76 và đường lối cách mạng XHCN. 1. Đặc điểm của cách mạng VN giai đoạn 76-86: - VN quá lên CNXH từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. (Do tàn dư của chiến tranh gây ra là chủ yếu). - Tổ quốc đã hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên CNXH với nhiều thuận lợi; Xong tồn tại nhiều khó khăn do chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra. (sau 21, năm Mĩ đã sử dụng 7.850.000 tấn bom đã ném xuống VN chúng ta).

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Cách mạng XHCN nước ta tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, nhưng cuộc đấu tranh giữa thế lực cách mạng và phản cách mạng trên thế giới còn gay go quyết liệt. (Ta có cuộc di dân VN sang nước Mĩ rất lớn là: 300.000 người. Có thêm cuộc di dân năm 76 có người Hoa Kiều về Trung Quốc) - Vừa ra khỏi cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, ta phải đương đầu với cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở hai đầu biên giới: Tây Nam và Tây Bắc. (Quân Pôn-pốt xâm lấn vào miền Nam VN, sau đó thì phải đầu với TQ do Đặng Tiểu Bình phát động cuộc tấn công vào 6 tỉnh phía Bắc VN, làm cho VN bị cấm vận bởi Mĩ và TQ). => Đòi hỏi nhân dân ta phát huy tính cao độ, sáng tạo và tự giác trong quá trình tiến hành cách mạng XHCN. 2. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12/76) và nội dung đường lối cách mạng XHCN. - Họp tại thủ đô Hà Nội từ 14-20/12/1976. - Đại hội quyết định đổi tên Đảng lao động VN thành ĐCS VN. (Đảng ta đã trải qua 3 lần đổi tên: 3/2 ĐCS VN, 10/30 ĐCS ĐD, 2/51 ĐLĐ VN, 12/76 ĐCS VN ) - Đ/c Lê Duẩn được bầu làm tổng bí thư BCH TW Đảng. - Đại hội IV của Đảng đã quyết định đường lối cách mạng XHCN trong giai đoạn mới ở nước ta bao gồm đường lối chung và đường lối kinh tế XHCN. - Mục tiêu tổng quát là xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới và con người XHCN. II. Quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện đường lối cách mạng XHCN (76-86) 1. Về cải cách XHCN và xây dựng CNXH. - Đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, ổn định đời sống XH ở miền Nam và củng cố quan hệ sản xuất ở miền Bắc: + Miền Nam: . Nông nghiệp: diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu ha, nông nghiệp được trang bị nhiều máy kéo các loại. . Công nghiệp có nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng như: điện, cơ khí, xi măng (Xây dựng thêm 714 nhà máy xí nghiệp trong công nghiệp nặng chiếm 80%). . Giao thông vận tải: khôi phục và xây dựng mới 1.700km đường, tuyến đường sắt thống nhất từ Hà Nội đi TP HCM đã hoạt động trở lại. . Công cuộc cải tạo XHCN được đẩy mạnh, giai cấp tư sản mại bản bị xóa bỏ, đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể. (1.500 HTX được thành lập ở miền Nam). . Hệ thống giáo dục quốc dân phát triển. (Xây dựng 500 huyện ở miền Bắc thành 500 pháo đài XHCN) + Miền Bắc: quan hệ sản xuất ở miền Bắc tiếp tục được củng cố một bước. - Hạn chế: + Kinh tế: kinh tế nước ta mất cân đối lớn, sản xuất phát triển chậm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. (Do xuất hiện sự đùng đẩy lẫn nhau ko làm gì mà vẫn hưởng công, cuối tháng lãnh lương, ko bỏ tâm huyết vào đó nên chất lượng ko cao) + XH: hiệu quả cải tạo XHCN miền Nam rất thấp, chỉ tiêu kinh tế Đại hội IV đề ra đều ko đạt. (Công nghiệp đề xuất tăng 30% nhưng chỉ có 9%, nhiều mặt khác lại tăng ko theo như ý muốn cụ thể là tăng dân số). + Chính trị: chiến tranh biên giới. (cả nước reo vui ko bao lâu thì phải đối đầu với chiến tranh bảo vệ biên giới) => Kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng từ năm 1979. 2. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. a. Bảo vệ biên giới Tây Nam:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Âm mưu của tập đoàn Pôn- pốt: + 17/4/1975, tập đoàn Pôn- pốt ở Campuchia đã thi hành chính sách diệt chủng cực kì tàn bạo ở trong nước và thi hành chính sách thù địch, phản bội chống VN. (Toàn án quốc tế vẫn còn đang xét xử người người từng thực hiện chính sách diệt chủng trên thế giới trong đó có Pônpốt Yêng- sary) - Chủ trương của ta: + Nhiều lần đề nghị hai bên đàm phán để giải quyết mọi vấn đề bằng còn đường thương lượng hòa bình, nhưng họ khước từ và vẫn ngoan cố tiến hành xâm lược. + Để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống yên bình của nhân dân, tháng 12/1977 đến 1/1978, quân dân VN mở chiến dịch đánh đuổi quân Pôn- pốt. b. Bảo vệ biên giới phí Bắc: - Từ năm 1978, TQ cắt viện trợ rút chuyên gia về nước và có những hành động khiêu khích dọc biên giới phía Bắc nước ta. - 17/2/1979, quân đội TQ huy động 23 sư đoàn với 60 vạn quân, mở cuộc tiến cộng dọc biên giới phía Bắc nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). - Quân dân ta đã đứng lên chiến đấu ngoan cường. 5/3/1979, phía TQ tuyên bố rút quân. 18/3/1979, quân TQ rút khỏi nước ta. - Ý nghĩa: + Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chế độ XHCN của tổ quốc. + Làm tròn nghĩa vụ quốc tế, tiếp tục tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với các nước VN, Lào, Campuchia. + Góp phần củng cố hòa bình, ổn định ở khu vực ĐNÁ và thế giới. 3. Từng bước khảo nghiệm thực tiễn tìm tòi con đường đổi mới: - Đã xuất hiện những mô hình, cách thức làm ăn, quản lý có hiệu quả hơn cơ chế quản lý cũ. - BCH TW Đảng khóa IV quyết định, bãi bỏ các trạm kiểm soát có tính chất ngăn sông, cấm chợ, cản trở việc lưu thông hàng hóa; Khuyến khích phát triển nông nghiệp, mở rộng kinh doanh thương nghiệp XHCN; Quyết định chính sách phân phối lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất. (Có những trạm kiểm soát tạo ra những khó khăn trao đổi mua bán) - Từng bước xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính và bao cấp. (Những người làm kinh tế ko lo lắng gì, nếu lỗ thì nhà nước bù, nên phần lớn là các xí nghiệp đều làm ăn thua lỗ) - Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của ĐCS VN: + Diễn ra tại thủ đô Hà Nội từ 27-31/3/1982. + Nội dung chủ yếu của Đại hội: . Chia thời kì quá độ lên CNXH làm nhiều chặn đường, xác định chúng ta đang ở chặn đường đầu tiên. . Điều chỉnh chủ trương xây dựng kinh tế nước ta theo đó coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, xác định cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp. . Tiếp tục tăng cường công cuộc cải tạo XHCN ở nước ta. + Đ/c Lê Duẩn được bầu làm tổng bí thư. - Hội nghị lần thứ VIII- BCH TW Đảng khóa V, 17/6/1985 ra Nghị quyết về giá, lương, tiền. Xác lập quyền tự chủ về tài chính của các ngành kinh tế- kĩ thuật và sửa đổi cơ chế kế hoạch hóa và quản lý. (Giá cả phần lớn tăng cao, lương tăng lên 20% nhưng đề nghị tăng 100% và được đồng ý, in mới 12 tỉ tiền mới đổi lại tiền cũ, nhà nước in tiền ra hàng loạt dẫn đến lạm phát gia tăng). => Do chuẩn bị chưa kĩ, nóng vội chuyển sang cơ chế mới nên chính sách về giá, lương, tiền.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống. - Hội nghị lần IX và X của BCH TW Đảng khóa V đã đề ra giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực của chính sách ấy. (Lạm phát 774% năm 1985) - 10/7/1986, đ/c Lê Duẩn qua đời, Hội nghị bất thuờng của TW Đảng, 14/7/1986, đ/c Trường Chinh được bầu làm Tổng bí thư. - Ngày 20/9/1986, Bộ chính trị có những kết luận về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế, góp phần chuyển đổi căn bản hình thành những vấn đế chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng ta. III. Thành tựu và bài học của hơn 10 năm xây dựng CNXH trên cả nước. 1. Thành tựu: - Thống nhất đất nước về mặt nhà nước, xây dựng, củng cố vững chắc hệ thống chính quyền nhân dân các địa phương và cơ sở ở miền Nam. (Tổ chức bộ máy nhà nước điều hành cả nước) - Xây dựng đáng kể csvc kĩ thuật của CNXH. - Từng bước đổi mới cơ chế quản lý, khai thác tốt năng lực sản xuất, quan tâm lợi ích người lao động. 2. Hạn chế, nguyên nhân: - Hạn chế: + Sản xuất có tăng, nhưng chậm với khả năng sẵn có và công sức bỏ ra. (Kinh phí csvc nhiều nhưng ko thu hiệu quả) + Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, các xí nghiệp chỉ sử dụng được khoảng một nửa công suất thiết kế. (Tạo ra sự lãng phí lớn) + Tài nguyên đất nước chưa được khai thác tốt, sử dụng lãng phí. (giáo dục con em mình chưa tốt như: VN có rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu. khai thác sử dụng ko hợp lý) + Lưu thông, phân phối ko thông suốt, giá cả và lạm phát tăng nhanh. + Kinh tế bị khủng hoảng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. + Hiện tượng tiêu cực XH phát triển. - Nguyên nhân: + Khách quan: . Hậu quả nặng nề của chiến tranh giải phóng dân tộc. . chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc. . CNĐQ và các thế lực thù địch cấm vận, phá hoại kinh tế. + Chủ quan: . Do chậm sửa đổi cơ chế quản lý kinh tế XH. . Chủ quan, duy ý chí, nóng vội trong thực hiện chính sách cải tạo XHCN. . Công tác tư tưởng, lý luận bộc lộ sực lạc hậu. . Khuyết điểm về công tác tổ chức cán bộ. 3. Những bài học chủ yếu: - Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "Lấy dân làm gốc", xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. - Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. - Phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới (Mở cửa hội nhập). - Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng XHCN..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> ---oOo--Bài 6: Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới (1986 đến nay) I. Đặc điểm nội dung của đường lối đổi mới: 1. Đặc điểm: * Ở VN: - Toàn bộ quá trình phát triển đất nước là hướng theo đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra được bổ sung qua nhiều Đại hội về sau và phát triển thành cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ tiến lên XH-XHCN. (Do năm 1973 xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ, tác động mạnh mẽ vào các nước XHCN, nhất là Liên Xô và dẫn đến sự sụp đổ và tan ra của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Năm 1986, ta dự đoán trước được tình hình nên ta đã có sự đổi mới, phát triển XHCN theo hướng riêng của mình). - Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta vượt qua nhiều thử thách khó khăn từ trong nội bộ, đặc biệt là làm thế nào đưa đất nước vượt qua khỏi khủng hoãng (Khi đó nước ta gặp phải một nạn đói, còn ở tình hình ĐNÁ có xảy ra cuộc khủng hoãng về tài chính, nặng nhất là Thái Lan sau đó lan rộng ra toàn châu Á và thế giới) * Quốc tế: - Khủng hoảng hệ thống CNXH dẫn tới tan rã chế độ XHCN ở nhiều nước Liên Xô và Đông Âu cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỉ XX. (Liên Xô là con chim đầu đàn của hệ thống XHCN nhưng đã bị sụp đổ thì Mĩ cũng đã nhận định các nước còn lại Như TQ, VN, TT, CuBa sẽ chết theo. Tuy nhiên các nước XHCN còn lại vẫn đứng vững cho đến ngày nay, đặc biệt là về chính trị) - Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đã tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ. (Hiện nay nước nào có nhiều khoa học công nghệ, thì nước đó có nền kinh tế phát triển. Năm 1987, Đặng Tiểu Bình đưa ra 4 đổi mới lớn: Chuyển giao về nông nghiệp, chuyển giao về công nghiệp, chuyển giao về khoa học công nghệ, chuyển giao về quốc phòng an ninh. Đây là 4 vấn đề mà TQ đặt lên hàng đầu trong công cuộc đổi mới) - Mặt dù xu hướng chung của quốc tế là hòa bình, ổn định, hợp tác hữu nghị, toàn cầu hóa, nhưng vẫn còn tồn tại sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố diễn ra nhiều nơi. (Hiện nay rất nhiều nơi còn đang có đấu tranh về tôn giáo sắc tộc như: Ai Cập, Ixsarel, Balextin, Ly băng, Ấn Độ, Bakixtan là đấu tranh sắc tộc; còn Trung Quốc Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á là tranh chấp lãnh thổ. 2. Nội dung: - Đại hội VI của Đảng hoạch định đường lối đổi mới, Đại hội đã kết thúc thời kỳ chúng ta xây dựng CNXH theo tư duy cũ, mô hình cũ và bắt đầu xây dựng CNXH theo một tư duy mới, một mô hình mới, cách thức mới: + Đổi mới về kinh tế: Đại hội VI đặt lên hàng đầu về đổi mới kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trung tâm được biểu hiện trên mấy phương diện sau: . Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (thành phần, ngành nghề, vùng miền) và tuyên bố thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, cho phép các thành phần kinh tế tự do phát triển bình đẳng trước pháp luật. (Trong đó có các thành phần kinh tế. Khi đó, thì nền kinh tế nhà nước là phải giữ vai trò chủ đạo). . Đổi mới về cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế cũ chuyển sang hoạch toán kinh doanh. (Cơ chế là tập trung, nhà nước bao cấp hoàn toàn nên mới dẫn đến quan liêu. Đảng ta nhìn nhận có đặc ra một cơ chế giống như Liên Xô đó là: một mẹ gánh quá nhiều con, do đó nhà nước chi phối quá nhiều, Đảng đánh mất vai trò lãnh đạo nên phải chuyển sang hoạch toán kinh doanh, tư nhân hóa dần dần hình thành các tư bản tư nhân để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển).

<span class='text_page_counter'>(25)</span> + Đổi mới về chính trị: . Tập trung vào đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới tư duy lý luận, Đảng phải nhận thức lý luận về CNXH về con đường đi lên CNXH rõ hơn, phải nắm vững quy luật khách quan. (Trong quá trình đổi mới muốn thành công phải xác định con đường bỏ qua TBCN tiến lên thẳng CNXH, theo theo quan điểm của CN Mác- lênin, tư tưởng HCM). . Đổi mới vai trò quản lý của nhà nước, nhà nước phải biết phân biệt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế XH với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế. (Do nhà nước bao cấp và can thiệp nhiều dẫn đến sáng kiến của người dân ko có, dẫn đến kém phát triển. Vì vậy chúng cần cho họ tự chủ để tự đầu tư phát triển, mới có tiến bộ). . Thu hút quần chúng vào hoạt động đời sống chính trị, thực hiện tốt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. (Kết nạp quần chúng vào Đảng, các tổ chức chính trị XH và đoàn thể để họ đóng góp vào những vấn đề còn hạn chế) + Đổi mới về hệ thống chính sách XH: Đảng và nhà nước cần quan tâm đến đời sống con người về vật chất và tinh thần. + Đổi mới về đối ngoại: tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, động viên Việt kiều về đầu tư về trong nước. (Năm 1987, luật đầu tư mới ra đời phục vụ cho chính sách mở cửa). II. Quá trình bổ sung đường lối đổi mới: 1. Bổ sung về kinh tế: - Bổ sung thêm chế độ sử hữu (Đại hội VI chỉ có 2 chế độ sở hữu, sau Đại hội VI có 3 hình thức sở hữu). - Bổ sung và phát triển làm rõ hơn các thành phần kinh tế. Đại hội XI xác định có 4 thành phần kinh tế: thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. (Đại hội VI có 5 thành phần kinh tế, sau Đại hội VI bổ sung thêm, nhưng đến Đại hội XI chỉ còn 4 thành phần kinh tế) - Xác định nền kinh tế của ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có 5 loại thị trường: thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường tiền tệ, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản và thị trường khoa học công nghệ. (Trong hàng hóa thì ta tạm ổn, nhưng dịch vụ của ta còn thấp kém hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực: Thái Lan, Singapo...Về tiền tệ trước đây nước ta chưa có va chạm nhiều với bên ngoài, nhưng khi cuộc khủng hoảng tài tính ở Thái Lan rồi lan rộng ra châu Á, thế giới thì ta ko bị ảnh hưởng, nhưng những năm 2000 trở về sau VN đang chịu áp lực rất nhiều khi người dân còn đang cất giữ vàng và ngoại tệ. Về lao động, cứ mỗi năm có thêm 1 triệu lao động mới vào thị trường, nhưng tay nghề còn rất kém, thiếu tay nghề, ngoại ngữ kém nên thu lại về không cao khi đi xuất khẩu sang nước ngoài. Về bất động sản hiện nay thì tương đối phát triển, nhưng cũng còn có nhiều đoanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả như:................Về khoa học công nghệ, hiện nay ta cũng tạo ra một số phần mềm để bán, nhưng chịu ảnh hưởng từ linh kiện từ nước ngoài, đa phần là TQ, mà ta chỉ dừng lại ở lấp ráp và sửa chữa). - Chúng ta phải tái lại cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình phát triển. (Sau Đại hội IX thì Đảng đã chấp thuận cho đảng viên được phép tư do kinh doanh, sang Đại hội X thì được cổ phần hóa tư nhân. Ví dụ ở Sóc Trăng có: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết và công ty cấp nước Sóc Trăng). - Thực hiện chủ trương đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, chú trọng thị trường trong nước đồng thời mở rộng thị trường quốc tế. (VN chú trọng thị trường nước ngoài như: Nhật Bản và các nước châu Âu mà quên đi thị trường trong nước về sản phẩm gạo và trái cây để cho bên ngoài nhảy vào. Ví dụ như: Gạo Thái, gạo Đài loan, trái cây Thái, trái cây Trung Quốc). 2. Bổ sung về chính trị:.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Tích cực đổi mới và chỉnh đốn Đảng nâng cao trình độ lý luận chính trị, bản lĩnh của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo cho phù hợp cơ chế mới của đổi mới đất nước. + Nghị quyết TW III khóa VII bàn về chỉnh đốn Đảng. + Nghị quyết 01 của Bộ chính trị về công tác lý luận. + Nghị quyết TW III khóa VIII về chiến lược cán bộ. + Nghị quyết TW VI lần 2 khóa VIII bàn về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng. + Đại hội IX và X bàn về bản chất của Đảng. + Nghị quyết TW V khóa X bàn về công tác lý luận của Đảng. + Nghị quyết TW VI khóa X bàn về công ác cán bộ đảng viên. (Cả nước ta có 55 ngàn tổ chức cơ sở Đảng, có chi bộ nhỏ trực thuộc là 240 ngàn, muốn cũng cố ko phải chuyện một sớm một chiều. Nếu tổ chức Đảng nào yếu kém dễ ảnh hưởng đến một hệ thống tổ chức Đảng) - Nhà nước: Đảng chủ trương hướng vào xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. (VN có 1 cơ quan chính phủ, 30 cấp ngang (18 bộ- 4 cơ quan ngang bộ- 8 cơ quan thuộc chính phủ), 63 tỉnh thành phố, 702 huyện, có 11.111 xã thị trấn) - Đối với đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị: củng cố vững chắc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết hài hòa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. 3. Văn hóa XH: - Đảng đã thực hiện thành công chiến lược xóa đói giảm nghèo. (Ban đầu chỉ là phong trào, nhưng về sau nó trở thành chiến lược của Đảng như: 135, 167, các phong trào gây quỹ từ thiện như: Văn nghệ, thể thao, các chương trình game show từ thiện...) - Đảng đã chủ chương thực hiện chính sách an sinh xã hội với hai trụ cột: bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội. (Hiện nay có rất nhiều loại bảo hiểm, ví dụ như: Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tay nạn, bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp, bảo hiểm tôm...). Ngoài ra Đảng còn có chính sách giành cho người có công cánh mạng, nạn nhân chiến tranh. - Đã phát triển và thành công chiến lược giáo dục và đào tạo, gắn liền với đó là chiến lược khoa học công nghệ. (Nghị quyết TW II khóa VI đã bàn hẳn về giáo dục và đào tạo, Đảng ta có nhiều nghị quyết đổi mới về giáo dục NQ 40/2000) - Đảng ta xây dựng được chính sách phát triển văn hóa và con người theo tinh thần Nghị quyết TW V khóa VIII. 4. Đường lối đối ngoại: - Đại hội VI đã đề ra đường lối đối ngoại là thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng hợp tác. - Đại hội VII tiếp tục thực hiện chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Đến Đại hội VIII (1996), Đảng khẳng định Việt Nam sẵn sàng là bạn các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại. (Vì chúng ta là thành viên của ASEAN, ổn định lương thực...) - Đại hội IX khẳng định VN là bạn là đối tác tin cậy đối với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. - Đại hội X, Đảng ta xác định VN là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. - Đại hội XI, tiếp tục khẳng định VN có trách nhiệm trong quá trình Hội nhập quốc tế. (VN nằm rất nhiều trong các tổ chức quốc tế như: ASEAN, APEC, WTO, Liên Hiệp quốc...) III. Thành tựu và kinh nghiệm của 25 năm đổi mới: 1. Thành tựu: a. Về kinh tế:.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Qua 25 năm đổi mới, nền kinh tế VN vượt qua nhiều khó khăn thách thức, ta đã ra khỏi tình trạng một nước kém phát triển và trở thành một nước có thu nhập trung bình trên thế giới. - Về tăng trưởng kinh tế: (86-90) đạt 3,9%/năm; (91-95) đạt 8,2%/năm; (96-2000) đạt 7%/năm; (2001-2005)7,5%/năm; 2006-2010) 7%/năm. - Về thu nhập tính theo đầu người: 1986 là 202USD/người; 1991 là 239USD/người; 2001 là 417USD/người; đến 2010 là 1168USD/người; cuối 2012 là gần 1500USD/người. - Chúng ta hình thành được đồng bộ các loại thị trường và các thành phần kinh tế, đồng thời hình thành được những khu công nghiệp và khu kinh tế trọng điểm của đất nước. - Ngoài ra, còn hình thành được những ngành kinh tế trọng điểm, mang lợi ích cho đất nước như: dầu khí (30 tỉ USD/năm), dệt may 10 tỉ USD/năm, thủy sản, cây công nghiệp, lương thực, dầy da, đồ điện tử... - Đã tích cực hội nhập kinh tế có hiệu quả, tham gia những diễn đàn kinh tế khu vực và toàn cầu như: APEC. ASEAN, ASEM... * Hạn chế: - Quy mô ta còn nhỏ bé. - Năng lực cạnh tranh yếu. - Hàng hóa chưa mang tính thương hiệu. - Chi phí quá lớn. - Còn nặng vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. b. Về chính trị: - Về xây dựng Đảng: + Đảng đã trưởng thành nhiều về phương diện nhận thức lý luận, tăng cường sức mạnh về tư tưởng và ko ngừng bổ sung hoàn thiện cương lĩnh đường lối của Đảng, tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo và thực hiện 5 nguyên tắt xây dựng Đảng. (Tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, mối quan hệ Đảng dân, Đảng hoạt động theo hiến pháp và pháp luật) + Về nhà nước: đã tích cực hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, tăng cường vai trò của pháp luật, khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp tư pháp. (Ta cần cải cách về văn bản thực thi pháp luật, cần cải cách đội ngũ cán cộ công chức, không tăng về số lượng mà chú ý đến chất lượng. Ngoài ra còn cải cách tư pháp vì hiện nay còn xử oan sai). + Xây dựng củng cố mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị ngày càng vững mạnh, phát huy được vai trò phản biện XH. c. VH-XH: - Lĩnh vực giáo dục ở VN phát triển mạnh. (Cả nước có 28.803 trường TH đến THPT 13.172 trường mần mon; 420 trường đại học, 41/63 tỉnh thành có trường cao đẳng. Hà Nội và TP HCM có 163 trường cao đẳng và đại học, 22 triệu/88,7 triệu dân là có đi học). - Xây dựng tốt đời sống văn hóa ở cơ sở, mức hưởng thụ văn hóa của người dân được nâng lên. (Cả nước ta hiện nay có đến trên 8.000 lễ hội) - Chúng ta thực hiện thành công chiến lược xóa đói giảm nghèo và chiến lược đền ơn đáp nghĩa. (ta thoát khỏi đói nghèo cùng cực đạt 53% đến 2010 còn 9,5% hộ nghèo, đã giảm rất nhiều. Theo tiêu chí mới là 14,5% hộ nghèo của LHQ, VN đã thoát khỏi mức này. Đảng ta dự báo đến 2015 ta đạt 8 mục tiêu của thiên niên kỉ mới) - Ta đã xây dựng được tiêu chuẩn con người mới VN: yêu nước, có trí tuệ học vấn cao, phải có kĩ năng nghề nghiệp, phải có thể lực và sức khoẻ, phải có đạo đức. d. Về đối ngoại:.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Thực hiện thành công đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, nhất quán quan điểm VN là bạn, là đối tác, là thành viên có trách nhiệm với quốc tế. - Quan hệ đầy đủ với các nước lớn, các cường quốc, các tổ chức quốc tế, tránh mâu thuẫn, tránh xung đột. 2. Một số kinh nghiệm: - Dù bất kì hoàn cảnh nào cũng phải kiên định đường lối đổi mới, kiên định CN Mác- lênin, TT HCM, kiên định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. - Trong quá trình đổi mới phải chú ý đến chất lượng và hiệu quả của đổi mới. Quan tâm đến mới đồng bộ và toàn diện. - Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng XH. - Phải chú trọng xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, lý luận và tổ chức. - Trong quá trình lãnh đạo, Đảng phải hết sức nhạy bén, kiên quyết, năng động, sáng tạo, bám sát thực tiễn đất nước và đặc biệt rèn luyện năng lực dự báo..

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×