Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Chẩn đoán và chữa trị biếng ăn ở trẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.12 KB, 5 trang )

Chẩn đoán và chữa trị
biếng ăn ở trẻ



Khi cho trẻ ăn, cha mẹ thường gặp những khó khăn như trẻ hiếu động lơ là
chuyện ăn uống, trẻ kén ăn… Đây là những dấu hiệu của chứng biếng ăn, mà bố
mẹ vẫn thường không chú ý. Theo các chuyên gia Nhi khoa, nếu chứng biếng ăn ở
trẻ kéo dài, có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển trí
não, và thể chất của trẻ.

Thực trạng đáng báo động về tỉ lệ trẻ biếng ăn

Theo thống kê, trên toàn thế giới có hơn 50% trẻ từ 1-6 tuổi mắc chứng
biếng ăn. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khoảng từ 20 - 45%. Những con số biết nói này,
chứng tỏ biếng ăn không chỉ là vấn đề một sớm một chiều. Nếu không được giải
quyết triệt để, biếng ăn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể chất lâu
dài của trẻ.

Biếng ăn- Hậu quả nghiêm trọng

Trẻ biếng ăn thường thiếu dinh dưỡng cần thiết, khiến trẻ luôn có cảm giác
mệt mỏi, ít tập trung vào việc học tập và tư duy.
Theo một số nghiên cứu về biếng ăn, chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental
Developmental Index) của những trẻ biếng ăn chỉ đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn
14 điểm so với những bé ăn uống bình thường (110 điểm).
Trẻ biếng ăn thường không thích vận động so với trẻ cùng trang lứa, phần
lớn là do mệt mỏi. Trẻ thường ủ rũ và không thiết chơi đùa. Tình trạng này kéo dài
có thể dẫn đến chứng trầm cảm hay tự kỷ ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến việc mắc các


bệnh như da thô ráp, dễ bị cảm, mắt khô, tóc xấu, da bị ngứa, dễ mắc các bệnh
mãn tính, và khả năng viêm nhiễm đường hô hấp cao.
Nghiêm trọng hơn, biếng ăn gây rối loạn tăng trưởng. Theo nghiên cứu cho
thấy, trẻ biếng ăn có nguy cơ thua kém 6%-22% chỉ số cơ thể BMI (Body Mass
Index) so với trẻ ăn uống bình thường.
Như vậy, chứng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng
đến sự phát triển của trẻ trong suốt quãng đời còn lại.
Tuy nhiên, với quan niệm trẻ chán ăn, bỏ bữa vài hôm là việc bình thường,
cha mẹ vô hình chung góp phần khiến chứng biếng ăn ở trẻ trở nên trầm trọng
hơn..

Làm thế nào để trẻ được chẩn đoán biếng ăn và chữa trị kịp thời?

Để kịp thời ngăn chặn chứng biếng ăn, cha mẹ cần đưa trẻ đến các chuyên
gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ Nhi khoa để được chẩn đoán biếng ăn khi gặp bất kỳ
khó khăn gì trong quá trình cho trẻ ăn.
Tùy vào từng trường hợp biếng ăn cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra hướng chẩn đoán
và điều trị thích hợp, để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay, các chuyên gia dinh dưỡng Nhi khoa đã phân biếng ăn thành
5 dạng như sau:

* Ít thèm ăn: trường hợp này được lý giải do trẻ ham chơi và hiếu động. Trẻ
chỉ ăn vài miếng, ăn vội , hoặc không chú ý đến việc ăn uống
* Ác cảm với thức ăn: Trẻ không có thiện cảm với mùi vị, hoặc hình dạng
của một số loại thức ăn. Vì vậy, trẻ thường cảm giác khó chịu khi bị ép ăn những
loại thức ăn này.
* Trẻ có bệnh: Nếu trẻ mắc bệnh trong người, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu,
không thiết ăn, hoặc ăn không ngon như ngày thường.
* Sợ ăn: những trẻ rơi vào trường hợp này, thuờng đã trải qua một số sự cố

đáng sợ trong quá trình cho ăn, như bị nghẹn, hoặc được cho ăn bằng ống. Chính
vì vậy trẻ hay khóc, co rúm người, hoặc không mở miệng khi được cho ăn,
* Thờ ơ với thức ăn: trẻ thường thờ ơ với thức ăn. Ít chịu nói chuyện hoặc
ra hiệu với người cho ăn.
Khi phát hiện con có những dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đến các chuyên gia
nhi khoa để được chẩn đoán.

×