Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA JACK MA LÊN TẬP ĐOÀN ALIBABA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN
VĂN HĨA DOANH NGHIỆP
PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA JACK MA LÊN TẬP
ĐOÀN ALIBABA
GVHD: THẦY PHAN ĐÌNH QUYỀN
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. LÊ THỊ HỒNG
K184101328
2. LÊ KIM NGÂN
K184101340
3. NGUYỄN THỊ THANH THÚY K184101347

HỌC KỲ HÈ (2019 – 2020)


ii


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Phan Đình Quyền vì đã mang
tới mơi trường tốt nhất để lớp chúng tôi học tập môn Văn hóa Doanh nghiệp. Ln giành
những cơ hội để lớp được học tập và nghiên cứu bộ mơn dưới góc độ gần gũi thực tế nhất.
Đồng thời mang đến những điều kiện tốt nhất cho chúng tơi hồn thành bài nghiên cứu
này.
Xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………….………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….…………………...………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………...…….……
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………….…………………………………………………………………………...……
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Bài tiểu luận này nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của doanh nhân
nổi tiếng Jack Ma đến tập đồn Alibaba của ơng nói riêng và nền kinh tế tồn cầu nói
chung. Việc thực hành nghiên cứu này là để nắm bắt và hiểu rõ hơn về các đặc điểm của
một nhà lãnh đạo lên văn hóa một tổ chức, một doanh nghiệp. Từ đó hiểu rõ hơn mơn học
Văn hóa doanh nghiệp, có những góc nhìn sâu hơn vào thực tế các tập đồn, cơng ty hiện
nay và có thể vận dụng kiến thức môn học vào hoạt động của tổ chức trong thực tế. Và
cũng như là để hiểu rõ hơn về Jack Ma - người được mệnh danh là "Steve Jobs” của
Trung Quốc.
Mục đích nghiên cứu:


Có thể hiểu khái qt sơ lược về doanh nhân Jack Ma và tập đoàn Alibaba từ đó
phần nào lý giải sự thành cơng của Jack Ma.



Phân tích các đặc điểm của tỷ phú Jack Ma ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
như thế nào theo cơ sở lý thuyết đã được học trong môn Văn hóa doanh nghiệp.




Đưa ra một hình mẫu về xây dựng tổ chức và bài học để thành công.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. JACK MA – TRÁI TIM TẬP ĐOÀN ALIBABA…………………2
1.1 Jack Ma là ai? ................................................................................................... 2
1.1.1 Đơi nét về Jack Ma .......................................................................................... 2
1.1.2 Tóm tắt sự nghiệp ............................................................................................ 4
1.2 Tập đoàn Alibaba .............................................................................................. 6
1.2.1 Nguồn gốc ra đời ............................................................................................. 6
1.2.2 Những cột mốc đáng nhớ của Alibaba ............................................................ 8
1.2.3 Sản phẩm của Alibaba ..................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: JACK MA ẢNH HƯỞNG LÊN ALIBABA NHƯ THẾ NÀO? ... 13
2.1. Điều gì ảnh hưởng lên Jack Ma – Người sáng lập tập đồn Alibaba ............. 13
2.1.1 Văn hóa dân tộc ................................................................................................. 13
2.1.2 Kinh nghiệm và bản lĩnh cá nhân ...................................................................... 15
2.1.2 Phong cách lãnh đạo ......................................................................................... 16
2.2 Phân tích sự ảnh hưởng của Jack Ma lên Alibaba theo cấu trúc 3 lớp ........... 21
2.2.1 Artifacts ............................................................................................................. 21
2.2.2 Espoused ........................................................................................................... 23
2.2.3 Underlying ......................................................................................................... 33
CHƯƠNG 3: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA JACK MA LÊN NỀN KINH TẾ THẾ
GIỚI ........................................................................................................................... 35
3.1 Tham vọng thay đổi thế giới trong lĩnh vực EC ................................................. 35
3.2 Hành trình đưa Alibaba thành đế chế tồn cầu ................................................ 35
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ........................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 39



LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập như hiện nay, thành công của một doanh
nghiệp không chỉ dựa vào tiềm lực tài chính cũng như tiềm năng con người mà cịn bị ảnh
hưởng khá nhiều bởi phong cách lãnh đạo, quản lý. Tìm được phong cách lãnh đạo phù
hợp với doanh nghiệp luôn là một câu hỏi lớn. Thời đại 4.0 đã tới, thế giới bắt đầu đổi
mình ngày càng mạnh mẽ, con người ngày càng khám phá nhiều hơn bản chất bên trong,
sự bao la của Trái đất và sự vô tận của vũ trụ. Và trong thời đại của công nghệ ngày càng
phát triển mạnh mẽ, cái tên không thể khơng nhắc tới đó chính là Alibaba – gã khổng lồ
của nền thương mại điện tử. Mà linh hồn của tập đồn này khơng ai khác là tỷ phú tài ba
Jack Ma. Sự ảnh hưởng sâu sắc của Jack Ma lên văn hóa doanh nghiệp này và đưa nó đi
đến thành công không thể tin được như ngày hôm nay là lý do để chúng tôi chọn đề tài
này.
Nhận thấy được rằng cái tên Jack Ma, được biết đến một cách rộng rãi trong giới
kinh tế và thương mại điện tử nói riêng. Nhận thấy bài học có thể khai thác sâu hơn các
khía cạnh từ Jack Ma, chúng tơi chọn đề tài này để nghiên cứu, phân tích làm rõ các đặc
điểm của Jack Ma thông qua lý thuyết đã học trong mơn Văn Hóa Doanh Nghiệp để kiến
thức trở nên thực tế và gần gũi hơn, cũng như để nhận thấy một cách rõ nét và sâu sắc sự
ảnh hưởng của người lãnh đạo lên văn hóa của một tập đồn, một cơng ty như thế nào.

1


CHƯƠNG 1: JACK MA - TRÁI TIM TẬP ĐOÀN ALIBABA
1.1.

Jack Ma là ai:
1.1.1. Đôi nét về Jack Ma


Source: VnExpress
Jack Ma sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Hàng Châu phía Đơng
Trung Quốc vào 15 tháng 10, 1964. Cha mẹ anh xuất thân từ lĩnh vực giải trí, người đã
tham gia vào một nghề kể chuyện thông qua âm nhạc.
Ma là người nguệch ngoạc và thường xuyên đánh nhau với các bạn cùng lớp. “Tôi
không bao giờ sợ những đối thủ lớn hơn mình”. Ngay từ lúc cịn trẻ, Jack Ma đã rất thích
thú thu thập kiến thức về tiếng Anh và cố gắng hết sức để giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ này
nên mỗi buổi sáng, Jack Ma dành 45 phút đạp xe đến khách sạn và đàm thoại tiếng Anh
với người nước ngồi. Khơng những vậy, ông thường làm hướng dẫn viên du lịch cho
những người khách nước ngồi miễn phí để thực hành, cũng như hồn thiện vốn tiếng
Anh của mình hơn.
Sau khi học xong cấp ba, ông nộp đơn vào đại học – nhưng thi trượt hai lần. Phải
đến lần thứ ba Jack Ma mới có tên trong danh sách đỗ của trường Học viện sư phạm Hàng
Châu (nay là Đại học sư phạm Hàng Châu). Ông Ma phải vật lộn ở trường học và khi đi
xin việc bị từ chối 30 việc làm khác nhau. Ơng tâm sự "Tơi đã xin một cơng việc ngành

2


cảnh sát; họ đã nói, tơi khơng đủ tốt, Jack Ma nói với người dẫn chương trình Charlie
Rose. Tơi đã tới KFC khi họ tới thành phố tôi. Hai mươi tư người nộp đơn. Hai mươi ba
người đã được nhận. Tôi là người duy nhất bị từ chối". Ma cũng nói rằng, ơng ấy đã nộp
đơn 10 lần cho trường Đại học Harvard và họ đã từ chối.
Vào năm 1988, sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Anh, ông trở thành giáo viên tiếng
Anh nhiều năm tại Viện Kỹ thuật điện tử Hàng Châu với thu nhập 12 USD/ tháng. Ông
Ma bắt đầu sự nghiệp của mình trong cơng việc của một giáo viên tiếng Anh trước khi trở
thành một tỷ phú dotcom tự lập.
Năm 1995 được coi là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp kinh doanh sau này của
Jack Ma, ơng mua chiếc máy tính đầu tiên ở tuổi 33, khi đó ơng đã tiếp xúc với Internet
lần đầu tiên trong một chuyến đi ngắn tới thành phố Seattle. Ông đã tìm từ "beer" trên

Yahoo và đã rất ngạc nhiên khi thấy có nhiều loại bia từ khắp nơi trên thế giới, nhưng
khơng có bia từ Trung Quốc, sau đó ơng bàng hồng khi khơng có một thơng tin nào khi
anh đánh từ khóa china. Ơng nhanh chóng bị ám ảnh bởi mạng máy tính tồn cầu.
Vì thế trải qua nhiều năm nghiên cứu, ơng và bạn của mình tạo ra một website liên
quan tới Trung Quốc, với danh bạ trực tuyến là China Pages. Năm 1995, Mã cùng vợ và
một người bạn đã góp 20.000 đơ la và bắt đầu cơng ty đầu tiên của họ. Trong vịng ba
năm, công ty đã kiếm được 5.000.000 nhân dân tệ Trung Quốc, vào thời điểm đó tương
đương với 800.000 đơ la Mỹ. Nhưng năm sau đó đã từ bỏ sau khi Trung Quốc yêu cầu
thành lập liên doanh với một doanh nghiệp nước ngồi.
Khơng có một nền tảng gì về cơng nghệ máy tính, cũng như khơng từ bỏ con
đường kinh doanh của mình. Năm 1999 ở một căn hộ nhỏ tại quê hương, sau khi đã
thuyết phục một nhóm bạn đầu tư vào thị trường trực tuyến, ông cùng với 17 người bạn
của mình quyết định thành lập Alibaba với số tiền 60.000 USD. Trải qua bao nhiêu năm
phát triển, Alibaba trở thành một trong những tập đoàn lớn mạnh tại Trung Quốc, mang
về cho Jack Ma khối tài sản kếch xù. Theo ước tính chỉ số tỷ phú trang uy tín Forbes đến
tháng 4 năm 2016, số tài sản của ơng lên đến 23,1 tỷ USD. Trong đó, Jack Ma nắm giữ
9% cổ phần tập đoàn Alibaba.

3


1.1.2. Tóm tắt sự nghiệp
Jack Ma là một nhà kinh doanh người Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn, ơng cịn
là nhà đầu tư, diễn viên, nhà từ thiện. Ơng là người sáng lập và chủ tịch điều hành của
Tập đồn Alibaba, một tập đồn cơng nghệ đa quốc gia. Jack Ma được xem là đại sứ toàn
cầu cho doanh nghiệp Trung Quốc và vì thế thường được tạp chí Forbes liệt kê là một
trong những người quyền lực nhất thế giới. Ơng cũng được xem như một hình mẫu cho
các doanh nghiệp khởi nghiệp. Triết lý kinh doanh cơ bản của Ma là một nền kinh tế mở
và được định hướng bởi thị trường.


Source: Twitter
 Sự nghiệp kinh doanh và tài sản ròng của Jack Ma:
Những năm 1990 - Thân thuộc với sự hiện diện của internet và bắt đầu tham vọng
phát triển cơng nghệ: Thậm chí ơng cịn đến Hoa Kỳ vào năm 1995 để tìm hiểu về
internet, ông còn huy động được khoản quỹ 20.000 đô la để bắt đầu cơng ty đặc biệt của
riêng mình với ý định chỉ tập trung vào internet. Mặc dù loại hình kinh doanh này cịn khá
mới mẻ, nhưng Jack đã xoay sở để kiếm được số tiền khổng lồ 800.000 đô la chỉ trong 3
năm.

4


Năm 1998 - Bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan “Trung tâm thương mại điện
tử quốc tế Trung Quốc”: Ông tiếp tục làm việc trong công ty công nghệ thông tin này
trong một năm tới.
Năm 1999 - Thành lập Alibaba cùng với nhiều bạn đồng hành khác nhau: Mục
đích là để tạo ra một trang web giống như một cửa hàng kinh doanh để giao dịch kinh
doanh. Trong “Alibaba và Bốn mươi tên cướp”, một mật khẩu bí mật mở ra một kho báu.
Theo một cách nào đó, cơng ty của Ma đã tiết lộ tiềm năng của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên toàn cầu.
Năm 1999 đến năm 2000: Mở rộng quy mô ra các quốc gia khác: Tổ chức này đã
nhận được khoản tài trợ 25 triệu đô la, điều này về cơ bản giúp phát triển tổ chức. Hoạt
động kinh doanh của tổ chức này sớm mở rộng ra khoảng 240 quốc gia khác nhau.
Năm 2003 - Thành lập Taobao: Taobao được thành lập vào ngày 10 tháng 5 năm
2003, bắt đầu xu hướng thương mại điện tử hàng đầu, và thu hút được sự chú ý của người
khổng lồ eBay. Thật vậy, sự trỗi dậy ấy khiến eBay đề nghị mua lại tổ chức này, nhưng
Jack Ma đã từ chối, hoan nghênh khoản đầu tư 1 tỷ đô la từ Yahoo để đổi lấy 40% cổ
phần công ty.
Năm 2014 - Alibaba là một trong số các tổ chức quan trọng nhất thế giới: Huy
động được 25 tỉ đô la từ IPO, Jack Ma là người điều hành chính thức của tổ chức và chín

cơng ty con. Tại thời điểm năm 2018, tài sản ròng của ông ước tính trị giá 39 tỷ USD.
Ngày 10 tháng 9 năm 2018 - Tuyên bố sẽ nghỉ hưu từ Alibaba và theo đuổi công
việc giáo dục.
Năm 2020 - Khối lượng trao đổi của Alibaba đã vượt quá 1 nghìn tỷ nhân dân tệ

5


 Giải thưởng và thành tựu của Jack Ma
Jack Ma được tạp chí “Tuần lễ kinh doanh” bình chọn là “Doanh nhân của năm”
và được góp mặt vào danh sách “25 doanh nhân quyền lực nhất châu Á” vào năm 2005.
Năm 2009, ơng lọt vào danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất thế giới” của tạp
chí Time. Và là “Nhân vật kinh tế năm 2009 của CCTV: Lãnh đạo doanh nghiệp của giải
thưởng thập kỷ”.
Năm 2014, tạp chí nổi tiếng Forbes đã gọi ông là người đàn ông quyền lực thứ 30
trên thế giới.
Tại lễ trao giải Asian Awards được tổ chức năm 2015, ông được coi là giải thưởng
“Doanh nhân của năm”.
Ông cũng là người giàu nhất Trung Quốc. Ơng được tạp chí Fortune bình chọn là
một trong số 25 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2018, theo danh sách các tỉ phú thế giới (The
World's Billionaires) trên Forbes, ông sở hữu khối tài sản 34,2 tỷ USD. Trước đó có lúc
tài sản của ông trên 40 tỷ USD. Mã Vân nắm giữ 9% cổ phần của tập đoàn Alibaba.

Source: Sohu.com
6


1.2.


Tập đoàn Alibaba
1.2.1 Nguồn gốc ra đời
Năm 1999, Mã Vân cùng 17 người khác đã lên kế hoạch thành lập Alibaba - một

cổng thông tin doanh nghiệp với doanh nghiệp để kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc
với người mua ở nước ngồi. Năm 2002, cơng ty này bắt đầu có lợi nhuận lần đầu tiên.
Website tiếng Anh alibaba.com chuyên về thương mại B2B, đặc biệt cho các
khách mua quốc tế muốn giao thương với các khách bán Trung Quốc. Từ năm 2010,
Alibaba.com bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu cho phép các doanh
nghiệp nước ngồi có thể khai thác và sử dụng như doanh nghiệp trung quốc. Website
tiếng Trung Quốc chinese.alibaba.com tập trung vào thị trường B2B nội trong Trung
Quốc và www.taobao.com là một site thương mại C2C cho các khách hàng Trung Quốc.

Source: Diễn đàn kinh tế
Ngày 11 tháng 8 năm 2005, Alibaba và Yahoo! tuyên bố một thỏa thuận về việc
thành lập một đối tác chiến lược lâu dài tại Trung Quốc. Theo đó, Yahoo! sẽ đóng góp
phần thương mại của Yahoo! Trung Quốc cho Alibaba và hai bên sẽ làm việc cùng nhau
như các đối tác độc quyền để thúc đẩy chi nhánh Yahoo! ở Trung Quốc. Yahoo! sẽ đầu tư

7


1 tỉ USD mua cổ phần của Alibaba, tương đương khoảng 40% cổ phần với 35% quyền
biểu quyết, khiến cho Yahoo! trở thành nhà đầu tư chiến lược lớn nhất của Alibaba. Năm
2012, Alibaba chi 7 tỉ USD mua lại 20% cổ phần của Yahoo.
Trong năm 2012, hai trong số các cổng thơng tin của Alibaba xử lý 1,1 nghìn tỷ
nhân dân tệ (170 tỷ USD) doanh số bán hàng. Cơng ty chủ yếu hoạt động ở Cộng hịa
Nhân dân Trung Hoa.
Ngày 19 tháng 9 năm 2014, tập đoàn Alibaba chính thức phát hành cổ phiếu lần
đầu tài Sở giao dịch chứng khốn New York với vốn hóa 231 tỷ USD, cao hơn cả

Amazon và eBay cộng lại. Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2014, tập đồn Alibaba có
quy mơ 20.000 nhân viên và 90 văn phịng trên tồn thế giới.
1.2.2 Những cột mốc đáng nhớ của Alibaba
Tháng 4/1999 - Alibaba thành lập: Alibaba được tạo ra bởi 18 nhà sáng lập, do
Jack Ma dẫn dắt. Trụ sở đặt tại căn hộ của Jack Ma ở Hàng Châu. Hiện tại, Alibaba vẫn
để trụ sở tại thành phố này. Website đầu tiên của họ có tên Alibaba.com, giao diện bằng
tiếng Anh.
Tháng 1/2000 - SoftBank đầu tư vào Alibaba: Alibaba đã nhận 20 triệu USD từ
một nhóm nhà đầu tư, dẫn đầu bởi đại gia viễn thơng Nhật Bản SoftBank. Chính số tiền
đó đã giúp họ phát triển, Jack Ma cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Wall Street
Journal khi đó, "Chúng tơi chỉ nói về một tầm nhìn chung. Cả hai đều quyết định rất
nhanh".
Tháng 5/2003 - Taobao ra đời: Taobao là nền tảng mua bán online của Alibaba
dành cho bên thứ ba. Trong năm tài chính 2015, giá trị số hàng hóa giao dịch trên Taobao
đạt 1.590 tỷ nhân dân tệ (gần 224 tỷ USD). Con số này đã tăng gấp đơi trong năm tài
chính 2019. Doanh thu từ Taobao rất quan trọng với mảng thương mại điện tử cốt lõi của
Alibaba.
Tháng 12/2004 - Ra mắt Alipay: Cùng WeChat Pay của Tencent, Alipay là một
trong hai nền tảng thanh toán lớn của Trung Quốc dựa trên mã QR. Dù vậy, đây là tài sản

8


gây nhiều tranh cãi trong quá trình phát triển của Alibaba, khiến họ bất đồng với các cổ
đông chủ chốt là Yahoo và SoftBank.
Tháng 9/2005 - Yahoo trở thành cổ đơng lớn nhất: Yahoo rót 1 tỷ USD vào
Alibaba để lấy 40% cổ phần công ty. Theo thỏa thuận, Alibaba cũng tiếp quản mảng kinh
doanh tại Trung Quốc của Yahoo.
Tháng 11/2007 - IPO tại Hong Kong: Alibaba huy động được 13,1 tỷ đôla Hong
Kong từ việc niêm yết. Trong phiên giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu của hãng tăng gấp ba

so với giá IPO.
Tháng 4/2008 - Tmall ra đời: Cùng Taobao, Tmall hiện là một trong các nền tảng
thương mại điện tử quan trọng nhất với hãng này, xét theo doanh thu. Tmall là nơi các
thương hiệu nước ngoài lập gian hàng online để bán cho khách hàng Trung Quốc. Nhiều
thương hiệu thời trang xa xỉ, hãng đồng hồ và thậm chí Starbucks cũng có mặt trên này.
Tháng 9/2009 - Mảng điện toán đám mây ra đời: Điện toán đám mây hiện là mảng
tăng trưởng nhanh nhất và đóng góp doanh thu lớn thứ nhì cho Alibaba. CEO Alibaba
Daniel Zhang năm ngoái cho biết đây sẽ là "mảng kinh doanh chính" của hãng trong
tương lai.
Tháng 11/2009 - Lập ra sự kiện mua sắm Lễ Độc thân: được tổ chức vào ngày
11/11 là sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm tại Trung Quốc, do Zhang khởi xướng.
Trong ngày này, các hãng bán lẻ sẽ đồng loạt giảm giá mạnh tay để kích cầu. Giá trị số
hàng hóa giao dịch trên các nền tảng của Alibaba ngày này đạt 7,8 triệu USD năm 2009.
Năm ngoái, con số này đã lên tới 30,8 tỷ USD.
Năm 2010 - Aliexpress được mở để phục vụ cho người dùng quốc tế: Dịch vụ này
đã đánh dấu bước tiến của Alibaba vươn ra thị trường quốc tế.
Tháng 5/2011 - Alipay gây tranh cãi: Alibaba bán quyền sở hữu Alipay cho một
nhóm dẫn đầu bởi Jack Ma. Họ cho biết quy định của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc
là cơng ty thanh tốn online của bên thứ ba cần các loại giấy phép đặc biệt. Dù vậy,
Yahoo cho rằng họ không được thông báo về việc bán Alipay. Còn Alibaba phủ nhận

9


thông tin này. Cuối cùng, Yahoo, SoftBank và Alibaba thống nhất Alibaba sẽ được nhận
ít nhất 2 tỷ USD, nhiều nhất 6 tỷ USD nếu Alipay niêm yết. Alipay cũng sẽ phải trả phí để
được tiếp tục sử dụng trên Taobao.
Tháng 6/2012 - Rút niêm yết trên sàn Hong Kong: Alibaba đã trả 2,45 tỷ USD để
mua lại 27% cổ phần của Alibaba và rút niêm yết sau 5 năm giao dịch trên sàn chứng
khoán Hong Kong.

Tháng 9/2012 - Alibaba mua lại cổ phần của Yahoo: Alibaba chi 7,6 tỷ USD mua
một nửa trong số 40% cổ phần Yahoo đang nắm giữ. Yahoo nhận 6,3 tỷ USD tiền mặt và
800 triệu USD cổ phiếu ưu đãi của Alibaba.
Tháng 9/2014 - IPO tại Mỹ: Alibaba niêm yết trên Sàn chứng khoán New York,
huy động được 25 tỷ USD – lớn nhất thế giới thời đó. Đến nay, mã này đã tăng hơn 150%
so với giá niêm yết 68 USD.
Tháng 10/2014 - Thành lập Ant Financial: Sau khi tách riêng Alipay, Ant
Financial được thành lập. Ant Financial hiện là công ty fintech lớn nhất Trung Quốc,
được định giá khoảng 150 tỷ USD.
Tháng 8/2015 - Đầu tư vào Suning: Những động thái này cho thấy Alibaba muốn
thúc đẩy chiến lược "bán lẻ mới" – kết hợp mảng kinh doanh online với các cửa hàng
truyền thống. Mục tiêu của họ là tạo ra một hệ sinh thái bao gồm mảng thương mại điện
tử, thanh toán, giao nhận đồ ăn và các mảng khác nữa.
Tháng 4/2016 - Bắt đầu quốc tế hóa: Từ khi thành lập, Alibaba tập trung phục vụ
thị trường trong nước. Tuy nhiên, năm 2016, họ mua cổ phần kiểm soát trong hãng
thương mại điện tử Lazada. Đây là bước tiến lớn của Alibaba trong việc tiến ra thị trường
quốc tế.
Tháng 2/2018 - Alibaba mua cổ phần Ant Financial: Alibaba mua 33% cổ phần
Ant Financial, nhờ một điều khoản từ năm 2014 khi Ant mới thành lập. Gần đây, nhiều
người đồn đoán Ant Financial đang chuẩn bị IPO, dù công ty chưa có thơng báo chính
thức.

10


1.2.3 Sản phẩm của Alibaba

Một số sản phẩm của Alibaba
Source: Tech.sina.com
Alibaba.com: Đây là trang website thương mại điện tử, trang này có đặc điểm là

giao diện bằng tiếng Anh, có hỗ trợ ship thẳng về Việt Nam. Mặt hàng buôn bán chủ yếu
là máy móc, thiết bị điện tử, phụ tùng xe…Alibaba.com sau đó trở thành nền tảng giao
dịch B2B trực tuyến lớn nhất thế giới dành cho các doanh nghiệp nhỏ vào năm 2014.
Taobao.com: Là một trong những website chuyên bán lẻ hàng Quảng Châu với
mức giá sỉ. Trang này bán đa dạng các loại hàng hóa, nhưng chủ yếu nhu cầu của người
mua tìm đến là quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang, đồ gia dụng…
Tmall.com: Là trang duy nhất bán hàng thương hiệu trên thế giới, uy tín nhất tại
Trung Quốc. Mặt hàng bn bán rất đa dạng, nhưng chủ yếu là mỹ phẩm, hàng hiệu thời
trang, thực phẩm…
Etao.com: Taobao.com đã cho ra mắt phiên bản beta cơng cụ tìm kiếm mới mang
tên Etao, cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ tìm kiếm như Baidu và Google, tuy nhiên
chỉ ở trong lĩnh vực tìm kiếm cho mua sắm trực tuyến mà thôi.
1688.com: Tiếp theo là website chuyên bán sỉ của tập đoàn Alibaba China. Trang
này chuyên bán số lượng lớn với mức giá siêu rẻ, tuy nhiên giống với Taobao và Tmall,
trang này chỉ nhận ship nội địa. Mặt hàng cung cấp chủ yếu là quần áo, đồ thời trang…
11


Aliexpress.com: khác với những web nêu trên, AliExpress là trang dành riêng cho
người nước ngoài. Nghĩa là người Trung Quốc không thể mua hàng tại website này. Giao
diện của AliExpress có hỗ trợ khá nhiều ngơn ngữ trên thế giới, trong đó có tiếng Việt,
giúp người mua hàng dễ dàng thao tác và hoàn tất đơn hàng.
Cainiao Smart Logistics Network Limited: Năm 2013, Alibaba và sáu công ty
vận tải lớn của Trung Quốc (bao gồm SF Express) đã thành lập một cơng ty có tên là
Cainiao để giao hàng và vận chuyển tại Trung Quốc.
Lazada: 4/2016, Alibaba thông báo rằng họ dự định mua lại quyền kiểm soát tại
đây. Lazada Group là một công ty thương mại điện tử của Singapore do Rocket Internet
thành lập vào năm 2011. Lazada cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng, từ điện tử tiêu dùng
đến hàng gia dụng, đồ chơi, thời trang và thiết bị thể thao.
Fliggy: 10/2016, Alibaba ra mắt Fliggy, một nền tảng du lịch trực tuyến được thiết

kế như một trung tâm mua sắm trực tuyến cho các thương hiệu như công ty hàng không
và đại lý.
Hema: Năm 2017, Alibaba bắt đầu mở một chuỗi siêu thị, đặt tên là Hema là một
phần trong "chiến lược bán lẻ mới" của công ty, nơi khách hàng có thể đặt hàng tại cửa
hàng hoặc trực tuyến để được giao hàng trong vòng chưa đầy 30 phút. Ngồi ra, khách
hàng có thể nấu ăn tại khu ẩm thực của siêu thị.
Cơng nghệ điện tốn đám mây và trí tuệ nhân tạo: (Alibaba Cloud) 09/2009,
nhằm mục đích xây dựng một nền tảng dịch vụ điện toán đám mây, bao gồm khai thác dữ
liệu thương mại điện tử, xử lý dữ liệu thương mại điện tử và tùy chỉnh dữ liệu. 28/7/2011,
Alibaba Cloud đã phát hành AliOS
FinTech: Năm 2004, Tập đoàn Alibaba ra mắt Alipay , một nền tảng thanh toán
trực tuyến của bên thứ ba khơng tính phí giao dịch. Tập đồn Alibaba tách khỏi Alipay
vào năm 2010 trong một động thái gây tranh cãi. 16/10/2014, công ty Alipay được đổi tên
thành Ant Financial Services.

12


CHƯƠNG 2: JACK MA ẢNH HƯỞNG LÊN ALIBABA
NHƯ THẾ NÀO?
2.1.

Điều gì ảnh hưởng lên Jack Ma – Người sáng lập tập đồn Alibaba
2.1.1. Văn hóa dân tộc
Jack Ma sinh ra và lớn lên tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Từ khi cịn

nhỏ, Jack Ma đã rất thích thú thu thập kiến thức về tiếng Anh và cố gắng hết sức để giao
tiếp tốt bằng ngôn ngữ này. Tiếp xúc cả 2 nền văn hóa từ nhỏ, tuy nhiên ơng vẫn chịu ảnh
hưởng của nền văn hóa dân tộc, song có sự khác biệt khi biết cách trộn lẫn hai nền văn
hóa với nhau tạo nên một nét độc đáo riêng biệt trong sự lãnh đạo của bản thân mình.


Bảng phân tích Văn hóa Trung Quốc
Source: Hofstede Insights
Theo Hofstede, Trung Quốc là một nền văn hóa tập thể cao (individualism: 20) và
Jack cũng quan điểm như vậy đối với doanh nghiệp của mình. Với ơng xây dựng một đội
ngũ tài hoa quan trọng hơn việc chỉ có một nhà lãnh đạo tài hoa, ông xem trọng việc mọi
người làm việc và kết hợp với nhau.
Bên cạnh đó, chỉ số nam tính (masculinity) cũng ở mức khá cao là 66 cho thấy ở
đây có xu hướng coi trọng cạnh tranh, sự say mê lao động, sự quyết đoán, tham vọng, táo
bạo và sự tích luỹ của cải. Xã hội được tạo nên bởi những người đàn ông và phụ nữ quyết

13


đoán, chú trọng đến sự nghiệp, kiếm tiền và hầu như không quan tâm đến những thứ khác.
Dẫn đến sự quyết đốn của ơng.
Với điểm số về tránh sự khơng chắc chắn thấp (uncertainty avoidance: 30) điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến Jack Ma khi ông lập nghiệp với hai bàn tay trắng và chuyển
từ việc làm một giáo viên tiếng Anh sang một doanh nhân cùng với đó là sự kiên trì mà
khơng phải ai cũng có được. Jack Ma chia sẻ: "Khi chúng tôi thấy những thứ sắp đến,
chúng tôi phải chuẩn bị ngay lập tức. Phương châm của tôi là bạn phải sửa mái nhà khi
mà trời vẫn sáng".
Điều đó cho thấy ơng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa dân tộc và có một tầm nhìn
dài hạn ngay (long term orientation) và sẽ tác động đến sau này. Từ đó ơng mang theo
những đặc tính như: Cơng bằng (Equality). Ơng cho rằng, có tầm nhìn dài hạn, Fact and
Figures, đề ra những giải pháp mới (New Solutions), Chú trọng vào kết quả (Results
Orientation), Trực tiếp (Direct), Blunt, Khơng nhập nhằng (Unambiguous), v.v.
Văn hóa doanh nghiệp cũng phản ánh văn hóa của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Có thể thấy, phong cách quản lý của người Trung Quốc vốn rất khác so với phương Tây.
Tuy nhiên, điểm thành cơng của Jack Ma là đã biết pha trộn hồn hảo giữa 2 nền văn hóa

này để mang lại thành cơng cho Alibaba. Chính vì thế văn hóa của tập đồn Alibaba chịu
ảnh hưởng từ văn hóa doanh nhân của Jack Ma, chính sự pha trộn của văn hóa Đơng Tây
là sự kết hợp giữa phong cách quản lý Trung Quốc nhưng ẩn sâu trong văn hóa của
Alibaba vẫn là những nét đặc biệt của Phương Đông. Khác biệt về văn hóa đã giúp Jack
Ma mạnh dạn dẫn dắt đà tăng trưởng lớn như đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng nhân viên
rồi sau 1-2 tuần sau đó tăng mục tiêu lên gấp ba. Nhân viên của ông sẽ phải vươn lên và
đối diện với thử thách.
Ở Alibaba, là sự kết hợp phong cách quản lý kiểu Trung Quốc hòa cùng tinh thần
của thung lũng Silicon. Jack Ma dẫn dắt các cuộc họp giống cách các giáo viên đứng lớp.
Ơng "khuyến khích đưa ra ý kiến nhưng chỉ khi được ông cho phép, khá nghiêm khắc.
Việc là một cựu giáo viên khiến ông trở thành một lãnh đạo tuyệt vời cho đội ngũ thiếu
kinh nghiệm như chúng tôi. Mục đích của ơng là giúp chúng tơi phát triển thành những

14


quản lý thực sự tài giỏi". Phong cách quản lý kiểu Trung Quốc thiên về làm việc nhóm
hơn. So với phương Tây, nó tập trung nhiều hơn vào con người.
Có thể dễ dàng thấy ở Alibaba, những chuyến dã ngoại và du lịch công ty thường
được tổ chức như một kì nghỉ gia đình do phóng cách quản lý tập trung vào quản lý và
hoạt động nhóm hơn là từng đơn lẻ. Nếu bạn nhìn vào các cơng ty phương Tây, họ
thường có khoảng 2 người đồng sáng lập, cịn Alibaba có tận 18 nhà đồng sáng lập. Các
cơng ty Trung Quốc có thể, có lẽ, quản lý việc lãnh đạo nhóm tốt hơn phương Tây - mang
nhiều hơi hướng chủ nghĩa cá nhân. Điều này một lần nữa thể hiện rõ phong cách quản lý
đậm chất phương Đông.
Tất cả các tính chất này đều thể hiện rõ ràng qua việc ơng sáng lập, tổ chức và điều
phối tập đồn Alibaba mà chúng mình sẽ mơ tả kỹ hơn ở phần sau.
2.1.2. Kinh nghiệm và bản lĩnh cá nhân
Jack Ma là người nguệch ngoạc và thường xuyên đánh nhau với các bạn cùng lớp.
“Tôi không bao giờ sợ những đối thủ lớn hơn mình”. Trong suốt quãng đời học sinh, sinh

viên, Jack Ma ln chỉ có thể theo học được những ngơi trường tầm trung, nếu khơng
muốn nói là q kém. "Tôi trượt một bài thi quan trọng hồi tiểu học 2 lần. Trượt bài thi
vào cấp 2 ba lần. 2 lần trượt Đại học nữa", Jack chia sẻ. Tuy nhiên những điều đó khơng
thể cản trở con đường phát triển của ông. Jack Ma không chỉ chứng tỏ sự tài giỏi của ông
trong việc xây dựng nên một trang thương mại điện tử Alibaba lớn nhất Trung Quốc được
người người nể phục, mà cịn bởi sự kiên trì, bền bỉ trong ý chí của một người đàn ơng khi
bắt đầu chập chững lập nghiệp.
Jack Ma thường không để tâm đến những lời nói xung quanh mà tập trung hồn
thành công việc của việc, đối với ông chưa bao giờ có khái niệm từ bỏ, ơng ln ln cố
gắng để đạt được mục đích mình đã vạch ra. Ơng cho rằng thất bại chỉ đến khi dừng tiến
về phía trước mà thơi. Jack Ma có những quan điểm và lối tư duy một cách độc đáo và
khác biệt. Jack Ma tin rằng việc học không thể hiện được con người của một ai đó, nhưng

15


không thể không học để thành người, thành công hay thất bại không cách nhau là bao. Rõ
ràng sự lạc quan trong ông là vô cùng lớn.
Jack Ma khởi động, vận hành, thất bại, lạc quan, rồi lại tiếp tục vịng quay ấy cho
đến khi thành cơng. Chỉ khi dừng việc kêu than và đổ lỗi cho người khác, nó chỉ khiến
mọi thứ tốn thời gian, nó chẳng giúp giải quyết được điều gì và thay đổi được sự thật phũ
phàng ngồi kia hết. Thay vì như vậy thì hãy suy nghĩ lý do tại sao bạn lại thất bại!
Jack Ma đã vấp phải vô số lần thất bại trên con đường thành cơng của mình và đúc
kết chúng thành những kinh nghiệm quý báu cho bản thân rồi từ đó từng bước từng bước
thay đổi và hồn thiện tạo nên được thành công như hiện nay. Giáo sư trường Harvard
Business, Bill George đã mô tả Jack Ma là một người “sở hữu năng lực tư duy toàn cầu
cần thiết cho các nhà lãnh đạo toàn cầu ngày nay”.
Một người có trí tuệ tồn cầu cao sẽ có thể thích ứng với sự đa dạng ở cấp độ toàn
cầu, thực hiện các hoạt động xuyên biên giới yêu cầu sự hiểu biết và cộng tác ở nhiều khu
vực khác nhau.

2.1.3. Phong cách lãnh đạo
Jack Ma từng nói: "Tơi cũng giống như mọi người, tơi cảm thấy bản thân mình
bình thường hơn cả mức bình thường, hồn cảnh gia đình cũng khơng có gì là tốt, khơng
tiền, khơng quyền, nhà cũng khơng có ai làm quan, ngày hơm nay tơi đạt được những
vinh quang như vậy, trong thâm tâm tôi luôn tràn đầy lòng biết ơn".
Từ những kinh nghiệm mà bản thân ông đã trải qua, đã đúc kết lại và tạo nên
những giá trị cho riêng ông, tạo nên một phong cách độc đáo riêng biệt của Jack Ma. Các
nhà lãnh đạo thành công nhất không chỉ phụ thuộc vào một phong cách lãnh đạo duy
nhất, mà họ linh hoạt chuyển đổi giữa nhiều phong cách khác nhau tùy vào từng tình
huống kinh doanh. Jack Ma cũng như vậy, ơng không theo một cách lãnh đạo cụ thể nào
cả.

16


 Nguyên tắc lãnh đạo
Jack Ma từng thừa nhận rằng ngay từ lúc đầu ông không hề được chuẩn bị để điều
hành một cơng ty tồn cầu. Nhận ra sai lầm và sửa chữa, đưa tầm nhìn để biến ước mơ
thành hiện thực, "đánh bại eBay, thâu tóm Yahoo và cản bước tiến của Google". Sự thành
công của Jack Ma để lại cho lớp trẻ tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn. Đặc biệt là phong cách
lãnh đạo của ông với 4 nguyên tắc quản trị:
 Hãy là một lãnh đạo thực thụ
Jack Ma nhận thấy một lãnh đạo giỏi chưa chắc đã là cốt cán công nghệ hoặc tinh
thông nghiệp vụ. Jack Ma dẫn dắt đội ngũ của mình tạo nên kỳ tích, bởi vì theo quan điểm
của ơng: “Xây dựng một đội ngũ tài hoa quan trọng hơn việc có một nhà lãnh đạo tài
hoa".
Trên phương diện lãnh đạo, Jack Ma có bí quyết của riêng mình, đó là đội ngũ
nhân viên mang tên “thầy trò Đường Tăng" của ơng. Theo Jack Ma thì một nhà lãnh đạo
như Đường Tăng sẽ ln kiên trì với mục tiêu của mình. Tơn Ngộ Khơng tuy tự phụ
nhưng lại rất cần cù, năng lực tốt; Trư Bát Giới tuy hơi lười nhưng lại có tinh thần tích

cực, lạc quan; Sa Tăng chưa bao giờ nhắc tới lý tưởng, chỉ tập trung làm việc chuyên cần.
Nhận thấy những đặc điểm đó của từng người, Đường Tăng đóng vai trị là người
lãnh đạo đã “tùy cơ ứng biến” với các thành viên cho phù hợp. Có lẽ chính nhờ áp dụng
phương pháp này mà Jack Ma đã cùng đội ngũ của mình đạt được thành công như ngày
hôm nay. Xét cho cùng, dù "gà mờ" về IT nhưng Jack Ma lại có trong tay những nhân tài
xuất chúng, biết điểm mạnh, điểm yếu của từng người, giao việc phù hợp từ đó cùng nhau
đạt được những thành tựu to lớn.
Một nhà lãnh đạo thực thụ là một lãnh đạo thấu hiểu, đáng tin cậy và sở hữu một ý
thức mạnh mẽ về vai trò bản thân, hoan nghênh mọi ý kiến thẳng thắn từ nhân viên, thúc
đẩy lòng trung thành và xây dựng một nền tảng vững chắc làm cơ sở cho sự phát triển của
công ty. Bạn không cần phải trở nên q nghiêm túc vì đã nắm vai trị lãnh đạo.

17


 Nhìn từ góc nhìn của khách hàng
Jack Ma khơng nhìn sản phẩm từ cái nhìn của người làm cơng nghệ. Ơng nhìn sản
phẩm và thị trường dưới góc nhìn của một người tiêu dùng. Nhờ vào đó mà Alibaba luôn
cho ra đời những sản phẩm thực tiễn, hữu dụng, gắn liền với nhu cầu thực tế. Khi đã cho
ra đời một ý tưởng, hãy suy nghĩ về cách tối ưu nhất để thực hiện ý tưởng đó. Nếu chỉ
muốn mở một cơng ty nhỏ, điều gì khiến bạn trở nên khác biệt?
Bạn sẽ tạo ra sự kết nối với khách hàng như thế nào? Jack Ma ví việc tìm được một
khách hàng xem trọng sản phẩm của mình giống như tìm được một người bạn tâm giao.
"Kinh doanh khơng chỉ đơn thuần là hoạt động mua và bán, nó là việc tạo ra và mang đến
một tập hợp những giá trị cho khách hàng. Tìm được một người tiêu dùng u thích sản
phẩm của mình chẳng khác nào tìm được một tri kỷ trong đời".
 Theo đuổi một sứ mệnh
Jack Ma có một sứ mệnh lớn. Ơng muốn khởi dậy tinh thần dân tộc và nền văn hóa
của Trung Hoa, cái mà ơng cho rằng đã bị bào mịn và mất đi dưới thời Mao Trạch Đông.
Dựa trên sứ mệnh đó, phương thức quản trị nhân sự của Jack Ma luôn là đấu tranh chống

lại tham nhũng và tưởng thưởng cho các nhân viên một chia phần cổ phần để những
người này được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả chung của Alibaba. Hôm nay làm việc
ngày mai thành công liền, chắc chắn không tới lượt chúng ta, năm nay làm việc năm sau
kiếm ra tiền, chắc chắn cũng khơng tới lượt chúng ta, chúng ta chỉ có thể làm việc năm
nay mà 10 năm sau thành công, đồng thời cịn phải kiếm người cùng chung chí hướng với
mình mà làm, sức một người không thể thành công được.
 Tuyển dụng những người nhiệt huyết
Jack Ma thích tuyển dụng những doanh nhân đầy nhiệt huyết chứ không phải là
những người nhân viên dày dặn kinh nghiệm. Lý do là vì ơng tin vào sự cống hiến và
cách tân hơn những thành tích trên giấy tờ. Đây là những người mà tất cả doanh nghiệp
đều mong muốn – những nhà lãnh đạo tự nhiên, có khả năng thích ứng, và Cống hiến cho

18


một mục tiêu chung. Trong vai trò nhà lãnh đạo và quản trị nhân sự, mục tiêu không cần
phải quá sáng bóng nhưng nó phải ni dưỡng một tầm.
 Hệ niềm tin của Jack Ma
Ơng ln tin vào 2 ngun tắc:
“Thái độ của bạn sẽ quan trọng hơn khả năng của bạn. Tương tự, sự quyết đoán
của bạn cũng quan trọng hơn khả năng của bạn. Bạn không thể thống nhất suy nghĩ của
tất cả mọi người, nhưng bạn có thể thống nhất mọi người thông qua một mục tiêu chung”.
Bên cạnh đó Jack Ma cịn có những quan điểm và niềm tin nổi trội trong cách lãnh đạo
của mình.
 Trách nhiệm với các vấn đề xã hội
Jack Ma đã bày tỏ sự quan tâm cho việc giải quyết các vấn đề mơi trường như:
nước, khơng khí và an tồn thực phẩm ở Trung Quốc. Ông cũng hy vọng sẽ có những
thay đổi tích cực trong các ngành cơng nghiệp như tài chính, giáo dục và y tế để cải thiện
xã hội Trung Quốc.
Ý muốn giúp đỡ con người và cải thiện xã hội đã phản ánh trong các chính sách

của Alibaba: họ cho nhân viên những ưu đãi với cổ phiếu và quan tâm đến việc cải thiện
cuộc sống của những nhân viên đã gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Jack Ma chưa bao giờ đồng ý rằng ông là người giàu có vì: “Khi bạn có một triệu
đơ la, đó là tiền của bạn. Khi bạn có 20 triệu đô la, vấn đề bắt đầu xuất hiện (lạm phát,
các khoản đầu tư, v.v). Khi bạn có một tỷ đơ la, đó khơng phải chỉ là tiền của bạn nữa.
Đó là niềm tin mà xã hội trao cho bạn; họ tin rằng bạn có thể quản lý tiền.”
Thay vì sử dụng tiền hay những tài sản cá nhân, Jack Ma biến nó thành nguồn lực
để ni dưỡng thế hệ trẻ.
 Trao quyền cho các thế hệ tương lai
Kể từ khi “thai nghén” doanh nghiệp của riêng mình, Jack Ma đã rất để tâm để
giúp các bạn trẻ. Khi Alibaba phát triển thành gã khổng lồ, ông vẫn không quên phân

19


×