Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

van hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.71 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu kính mến!


Khi gửi lá thư này đi, cháu cứ mong từng ngày nó sớm đến được tay ơng. Rồi cháu lại lo
rằng khi nhìn thấy địa chỉ lạ hoắc: “Người gửi: Hồ Thị Hiếu Hiền - Việt Nam” khơng biết
ơng có giở thư ra đọc hay khơng? Ơng ơi! Cháu mong ông bớt chút thì giờ vàng ngọc để
lắng nghe tâm sự của cháu, biết đâu ơng sẽ thấy trong đó một điều gì lớn lao hơn tình
cảm thơng thường của người hâm mộ dành cho thần tượng.


Thưa ông, cháu mới có ý định viết thư cho ơng sau khi trường cháu phát động Cuộc thi
Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 39 về đề tài phòng chống căn bệnh AIDS. Để cho bài viết
của mình có cơ sở thực tế, cháu đã đi tìm hiểu một số đối tượng xem mọi người hiểu biết
và phòng chống AIDS như thế nào.


Đầu tiên, cháu hỏi bà, bà cháu bảo: “Bà sống từng này tuổi đầu rồi mà chưa biết mặt mũi
<i>con “Ết” nó thế nào. Bà nghe nói nó ở trong người những kẻ sống bng thả chẳng ra</i>
<i>gì. Cháu đừng đến gần họ kẻo con “Ết” nó dính vào người.” - Ơi, bà cháu chẳng hiểu gì</i>
về AIDS cả, ông nhỉ?


Khi nghe cháu hỏi, cả bố mẹ cháu đều cho rằng: “AIDS là căn bệnh suy giảm hệ miễn
<i>dịch ở cơ thể người do vi rút HIV gây ra. Bệnh này rất nguy hiểm vì hiện chưa có thuốc</i>
<i>chữa khỏi. Con phải tuyệt đối tránh xa các tệ nạn như nghiện hút, tình dục bừa bãi thì</i>
<i>mới bảo vệ được mình.” Mẹ cháu cịn dặn đi dặn lại: “Nếu ở lớp có bạn nào bị nhiễm</i>
<i>HIV thì con phải nói ngay để bố mẹ xin chuyển trường, chuyển lớp cho con.” - Bố mẹ</i>
cháu là công chức mà cũng cịn kì thị với người có H đấy.


Cháu lại hỏi cả em cháu, em quả quyết: “Lớp em thì chưa có bạn nào bị AIDS chứ nếu
<i>có, em sẽ đeo khẩu trang hoặc nghỉ học ở nhà luôn.” - Thật buồn cười, em lại tưởng</i>
AIDS cũng giống H1N1.


Đi đường, cháu có hỏi cơ cơng nhân đang qt rác, cô liền chỉ tay vào mấy cái vỏ ống
tiêm nằm lăn lóc bên vệ đường: ”Kia kìa, vi-rút HIV chứa trong những ống tiêm đó


<i>cháu!” - Hiểu biết của cô công nhân cũng chưa thật đầy đủ phải không ông? </i>


Đến lúc vào nhà hàng ăn uống, cháu lại gợi chuyện ơng chủ. Ơng ta nhanh nhảu: “ Si-đa
<i>à? Cứ nhìn người nào ốm yếu, đi đứng dặt dẹo, trên người nổi nhiều mụn nhọt là đích thị</i>
<i>rồi! Cháu đừng lo, ông không bao giờ để cho họ vào ăn uống làm lây bệnh cho khách.” </i>
-Trời, thật tội nghiệp cho những ai khơng có H nhưng lại có vẻ bề ngồi giống như ơng ấy
tả. Ơng ấy đâu biết rằng HIV không hề lây qua đường ăn uống hay giao tiếp thông
thường và hiện nay chúng ta đang sống chung với AIDS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Cháu còn điều tra thêm một số trường hợp nữa nhưng hầu hết ai cũng rất lơ là. Cháu thực
sự lo ngại trước thực trạng này và muốn viết một bức thư kêu gọi mọi người hãy nâng
cao nhận thức, thay đổi hành vi để phòng chống được căn bệnh này. Thế nhưng đã mấy
hôm nay, cháu ngồi nghĩ mãi mà không biết viết thế nào, đành gác bút ra xem ti vi. Lúc
này trên kênh truyền hình đang chiếu bộ phim “Hồng Kim Giáp” do ông đạo diễn. Bộ
phim hay quá! Thảo nào, cháu thấy người ta ca ngợi ông rất nhiều trên mạng. Bằng một
loạt phim nổi tiếng thế giới như: Cao lương đỏ, Phải sống, Cúc Đậu, Đèn lồng đỏ treo
<i>cao, Thập diện mai phục, Hồng Kim Giáp…, ơng đã chinh phục được trái tim của tất cả</i>
mọi người.


Đột nhiên, một ý nghĩ vụt lóe lên trong cháu: ước gì cháu cũng có tài làm phim như ơng
nhỉ? Cháu sẽ xây dựng ngay những tác phẩm điện ảnh thật hay về đề tài HIV/AIDS để
thức tỉnh lồi người. Ơng ạ, bộ phim đầu tay của cháu sẽ là câu chuyện đầy cảm động về
một mối tình lãng mạn và bi ai: chàng và nàng yêu nhau tha thiết song cuối cùng vẫn
khơng lấy được nhau chỉ vì một trong hai người có H. Tiếp đến là bộ phim có tên “Phải
<i>chết” cũng sẽ nổi tiếng khơng kém gì bộ phim “Phải sống” của ông. Qua phim, cháu</i>
muốn gửi gắm một thông điệp: con người ta không muốn chết sớm mà phải chết, vì
khơng ngờ Thần Chết lại ln phục sẵn trong các hành vi nguy cơ cao như tình dục
khơng an tồn và sử dụng bơm kim tiêm chung... Hầu hết phim do cháu sản xuất đều lấy
cảm hứng từ những cảnh đời rất thực và nhân vật chính là những nạn nhân đáng thương
của AIDS. Đó là một vị cơng chức suốt đời phấn đấu, giữ gìn thế mà chỉ một phút ham


vui đã đánh mất đi tất cả. Một nhân viên y tế bao ngày làm việc nghiêm túc, chỉ một chút
lơ là đã vơ tình lây nhiễm HIV. Một người lao động vất vả cả đời mới gây dựng nên một
mái ấm gia đình nhưng đến cuối đời phải chết trong cô đơn, ghẻ lạnh. Những thanh thiếu
niên đang tràn trề nhựa sống, một ngày kia lại trở nên thân tàn ma dại vì lỡ đua địi hút
chích, dùng chung bơm kim tiêm với người có H. Có em bé thơ ngây đơi mắt trong veo
nhưng cha mẹ em đã sớm qua đời vì AIDS, cịn em thì khơng biết lúc nào Thần Chết tới
mang đi. Lại có cả những cơ gái khi biết mình có H đã tính chuyện trả thù đời, gieo rắc
cái chết cho bao người khác.


Chao ơi, bao nhiêu con người là bấy nhiêu số phận. Tất cả những yêu thương, đau xót,
bạc bẽo, dại khờ cùng những hiểu biết cặn kẽ về cách thức phòng tránh AIDS sẽ được
cháu chuyển tải vào phim một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Cháu hi vọng, với sức ám ảnh
đặc biệt, những bộ phim này sẽ vào trong đốt lửa lòng người, xoa dịu nỗi đau, xóa đi mặc
cảm và thức tỉnh lương tri của những người còn thờ ơ trước căn bệnh này.


Nhưng ơng ạ, cháu thì “lực bất tịng tâm”, cháu nghĩ chỉ có ơng mới có thể giúp cháu
biến những ước mơ này thành hiện thực để cứu lấy nhân loại. Vì vậy, cháu rất mong
được ơng lắng nghe và thấu hiểu!


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

MÓN QUÀ CỦA CẬU BÉ BÁN VÉ SỐ



TTO - Cách đây một năm, tôi cùng một người bạn mở một quán cà phê ở TP.HCM với ý
định tạo cơ sở cho những hoạt động công tác xã hội lâu dài và tạo công ăn việc làm cho
những người khuyết tật.


Niềm vui sướng của cậu bé bán vé số khi được nhận quà đã giúp tơi lấy lại
niềm tin rằng mình cịn có ích cho cuộc đời này - Ảnh minh họa: Khểnh


Tên quán được chọn là Smiles (Những Nụ Cười), mang theo bao kỳ vọng của chúng tôi
rằng khi quán vững vàng, tiền lời của quán sẽ được dùng cho hoạt động công tác xã hội.


Bước đầu, chúng tôi chỉ tạo được việc làm cho một bạn sinh viên nghèo, hai bạn từ tỉnh
lẻ lên Sài Gòn kiếm sống và hai người khiếm thị có trách nhiệm biểu diễn văn nghệ vào
tối thứ bảy hằng tuần.


Việc kinh doanh không hề đơn giản, nhất là với những người chưa có kinh nghiệm gì như
chúng tơi. Bốn tháng sau khi khai trương, qn đóng cửa. Hai chúng tơi mất tổng cổng
gần 200 triệu cho cái quán nhỏ bé ấy. Chưa kể bốn tháng quán hoạt động là bốn tháng tơi
rất mệt mỏi. Phần vì lo cho qn, phần vì làm việc ở cơ quan.


Tơi nghĩ mình cần phải làm một điều gì đó để tự nâng mình dậy. Tơi đọc sách và biết
được một lời khuyên rất giá trị: những khi cảm thấy chán chường, hãy đem đến niềm hi
vọng, niềm vui cho ai đó, rồi ta sẽ hạnh phúc hơn. Vậy là tôi quyết định đi tặng quà cho
các em bé đánh giày, bán vé số, kẹo cao su…


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Ba tiếng đồng hồ chạy loanh quanh khắp thành phố mà chúng tôi chỉ phát được 7 phần
quà. Phải cần thêm 1 đêm nữa chúng tôi mới phát hết 20 phần chuẩn bị sẵn. Và đã có một
hình ảnh làm tôi không thể quên.


Em là một đứa trẻ bán vé số, đen nhẻm, gầy gò. Em mặc một chiếc áo thun sọc ngang xỉn
màu, chân mang đôi dép mịn vẹt. Khi tơi đưa phần q cho em, em trịn mắt nhìn tơi,
khơng nói gì. Có vẻ như em hiếm khi được tặng quà thế này. Em đi được vài bước, rồi
bất chợt nhảy cẫng, hét lên mừng rỡ rồi chạy thật nhanh.


Thật khó mà diễn tả thành lời những cảm xúc khi tơi nhìn em nhảy cẫng và hét lên như
thế. Nhưng có thể chắc chắn một điều rằng chỉ bằng cách ấy, em đã mang lại cho tơi món
q vơ giá. Tơi cũng nhận ra rằng đôi khi một lời nhờ cậy, một cử chỉ biết ơn chân thành
cũng có thể nâng đỡ một người đang thất vọng về bản thân.


Đối với tơi, cử chỉ sung sướng ấy của em là món q lớn hơn rất nhiều những gì tơi đã
tặng em.



Qn cà phê đóng cửa, tâm nguyện của tơi không thành, những đồng tiền mồ hôi nước
mắt đội nón ra đi, những rắc rối từ phía người cho th mặt bằng... khiến tơi thấy mình
thất bại, yếu kém, vơ dụng.


Nhưng chính cậu bé bán vé số ấy đã cho tơi niềm tin rằng tơi cịn cần cho cuộc đời này.
Nếu không thể làm được điều có ích này, tơi có thể tìm cách làm nên điều có ích khác...


Giày thủy tinh


ĐỞI THAY



AT - Ba khơng cịn bên bếp thổi cơm
Dáng mẹ loay hoay con ngỡ mình đi lạc
Ba trở về mồ hơi như tắm


Ăn vội vàng cho kịp buổi chợ đông.
Mái tranh nghèo mất hẳn tinh tươm
Con quen rồi cứ hay lười biếng
Ba vắng nhà con như khách lạ
Trót mất gì tìm mãi không ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Con rời quê nhà chạm phố, hoang mang!
Đường thay bờ đê, ánh đèn thay nến
Có chú xe ơm trầm ngâm trên bến
Con giật mình ngỡ bóng hình ba.


XIN GỬI MỢT TIN NHẮN



AT - Điện thoại của em, anh thuộc lịng con số


Nhưng ít khi nhắn gọi đến bao giờ


Bởi rất sợ bên tai mình bỡ ngỡ


Không nghe trả lời, chỉ chuông đổ chơ vơ.
Anh chưa nói hết ngơn từ dang dở


Khi đi trên đường qua những hàng cây
Bên em đó chỉ cịn nghe nhịp thở
Lời nói nào chợt tan biến thành mây!
Cho anh gửi một dòng tin ngắn ngủi
Em muốn xem hay xóa bởi vơ tình


Anh không nghĩ em ngỡ nhầm điện thoại
Nên vẫn chờ nhắn lại một dòng tin.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×