Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BẢN mô tả SÁNG KIẾN một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.05 KB, 23 trang )

UBND THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Lĩnh vực: Chăm sóc, ni dưỡng

Năm học 2019 - 2020


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng.
3. Tác giả: NGUYỄN THỊ MỴ

Nam (nữ): Nữ.

Ngày tháng/năm sinh: 04/05/1981

Điện thoại: 0397 605 336

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Mầm non Tiền Tiến
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Tiền Tiến, xã Tiền Tiến, TP
Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 0220 6 617 157
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Tiền Tiến, xã Tiền Tiến,
TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 02206617157


6.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đội ngũ giáo viên, trẻ, lớp học
trang thiết bị dạy học.
7. Thời gian báo cáo tại cấp tổ:Tháng 01 năm 2021.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2020 - 2021.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Mỵ
XÁC NHẬN CỦA PGD&ĐT


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
- Tên Sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi”
- Chuyên môn đào tạo của tác giả): Đại học sư phạm mầm non.
- CM được phân công năm học 2020-2021: Giáo viên dạy lớp MG 5-6 tuổi.
1. Thời gian, đối tượng, điều kiện
- Bắt đầu triển khai nghiên cứu: Tháng 8 năm 2020.
- Khảo sát (KS) đầu vào: Tháng 9 năm 2020.
+ Đối tượng KS: Trẻ MG 5-6 tuổi lớp tôi phụ trách.
+ Số lượng KS: 30 trẻ.
+ Nội dung/vấn đề khảo sát: Nhận thức của GV, trẻ, tình trạng sức khoẻ (số liệu
cân, đo).
- Khảo sát đầu ra: Tháng 01 năm 2021
+ Đối tượng KS: Trẻ MG 5-6 tuổi lớp tôi phụ trách
+ Số lượng KS: 30 trẻ.
+ Nội dung KS: Nhận thức của GV, trẻ, tình trạng sức khoẻ (số liệu cân, đo).

- Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9 năm 2020.
- Đối tượng/lĩnh vực áp dụng:
+ Đối tượng áp dụng: Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tôi đang giảng dạy.
+Lĩnh vực áp dụng: Giáo viên, trẻ.
- Điều kiện cần thiết để áp dụng: Cơ sở vật chất, trang thiết bị (Ti vi, đầu
VCD,…); Giáo viên có kiến thức về dinh dưỡng - sức khỏe; Trẻ đi học đều, ăn
bán trú ở trường.
2. Lí do nghiên cứu
- Nâng cao nhận thức của giáo viên về việc giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe
- Nâng cao thể lực, sức khoẻ cho trẻ.
3. Các tồn tại trước khi có SK, nguyên nhân


- Một số giáo viên hiểu biết chưa đầy đủ về giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe, lên
kế hoạch lồng ghép giáo dục dinh dưỡng hoạt động giáo dục còn lúng túng.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dinh còn cao. Trẻ nhận thức về dinh dưỡng còn thấp.
- Phụ huynh đi làm công ty chưa chú ý đến vấn đề dinh dưỡng cho con.
4. Các biện pháp đề ra
* Có 4 biện pháp (BP)
- BP1: Tự bồi dưỡng kiến thức về giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ cho trẻ.
- BP2: Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe thông qua tổ chức giờ ăn, ngủ cho trẻ.
- BP3: Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe vào các hoạt động
trong ngày.
- BP4: Tuyên truyền phụ huynh về giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ.
5. Hiệu quả mang lại
- Bản thân tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ linh
hoạt, sáng tạo hơn.
- Trẻ có ý thức tốt trong việc biết ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trường giảm rõ rệt từ 10% xuống còn 3%. Trẻ
khỏe mạnh, nhanh nhẹn.

- Phụ huynh quan tâm và phối hợp chặt chẽ với giáo viên để giáo dục dinh
dưỡng- sức khỏe cho trẻ.
6. Khuyến nghị
* Đối với GV: Thường xuyên tổ chức, lồng ghép các hoạt động giáo dục dinh
dưỡng - sức khỏe cho trẻ linh hoạt. Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc
phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ.
* Đối với BGH: Tổ chức các buổi chuyên đề “Giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe
cho trẻ ” để giáo viên trường học tập. Tiếp tục mua bổ sung trang thiết bị phục
vụ các hoạt động chăm sóc - ni dưỡng - giáo dục.
* Đối với phụ huynh: Đề nghị các bậc phụ huynh phối hợp với giáo viên tích
cực giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ ở lớp cũng như ở nhà.


TĨM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Trẻ em là thế hệ mầm non của đất nước cần được chăm sóc, trẻ được ví
như mầm non tương lai của đất nước. Chính vì vậy, việc giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ rất quan trọng và là việc làm cần thiết, là một trong các điều
kiện để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Thực tế, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường tơi vẫn cịn cao. Ngun nhân
do một số giáo viên còn hiểu biết chưa đầy đủ về kiến thức giáo dục dinh dưỡngsức khỏe, lên kế hoạch lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động giáo
dục còn lúng túng . Mặt khác, một số gia đình cịn khó khăn về kinh tế, một số
phụ huynh chưa chú ý đến vấn đề dinh dưỡng cho con. Là giáo viên mầm non
đang công tác tại trường tôi luôn trăn trở suy nghĩ mình phải làm gì? và làm thế
nào? Tìm ra biện pháp giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ một cách phù hợp nâng
dần thể lực cho trẻ. Từ trăn đó tơi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một số biện pháp
giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi” để nghiên cứu
trong năm học 2020 - 2021.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng

- Điều kiện: Giáo viên có có kiến thức về giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe.
- Cơ sở vật chất: Phòng học, một số trang thiết bị.
- Trẻ đi học đều, ăn bán trú ở trường.
- Thời gian áp dụng tháng 9 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021.
- Đối tượng áp dụng: Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi lớp tôi đang phụ trách.
3. Nội dung sáng kiến
Trong sáng kiến tôi đã đưa ra 4 biện pháp:
+ BP1: Tự bồi dưỡng kiến thức về giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ cho trẻ.
+ BP2: Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe thông qua tổ chức giờ ăn, ngủ cho trẻ.


+ BP3: Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe vào các hoạt động.
+ BP4: Tuyên truyền phụ huynh về giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ.
- Tính mới, sáng tạo:
Trong sáng kiến tơi đã lồng ghép tích hợp giáo dục dinh dưỡng - sức
khỏe cho trẻ ở tất cả các hoạt động trong ngày: Hoạt động học, chơi, hoạt động
chơi ngoài trời; giờ ăn, ngủ; mọi lúc, mọi nơi. Tuyên truyền phối hợp với phụ
huynh đạt hiệu quả cao.
- Khả năng áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến có thể áp dụng và triển khai ở tất cả các lớp trong trường và các
trường mầm non trong Thành Phố.
- Lợi ích của sáng kiến:
Giáo viên có kiến thức, phương pháp giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe, tổ
chức các hoạt động sáng tạo đạt kết quả cao. Góp phần nâng cao sức khỏe, thể
lực, trí tuệ cho trẻ phát triển tốt.
4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến:
Sau khi áp dụng sáng kiến:“Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - sức
khỏe cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi” bản thân tổ chức giáo dục dinh dưỡng - sức
khỏe lồng ghép vào các hoạt động linh hoạt. Trẻ tích cực hào hứng tham gia vào
hoạt động, đặc biệt trẻ có nề nếp, ăn ngủ, vệ sinh, thói quen tự phục vụ rất tốt.

5. Đề xuất khuyến nghị
* Đối với GV: Thường xuyên tổ chức, lồng ghép các hoạt động giáo dục dinh
dưỡng - sức khỏe cho trẻ linh hoạt. Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc
phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ.
* Đối với BGH: Tổ chức các buổi chuyên đề “Giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe
cho trẻ ” để giáo viên trường học tập. Tiếp tục mua bổ sung trang thiết bị phục
vụ các hoạt động chăm sóc - ni dưỡng - giáo dục.
* Đối với phụ huynh: Đề nghị các bậc phụ huynh phối hợp với giáo viên tích
cực giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ ở lớp cũng như ở nhà.


MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến
     

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Trẻ em là thế hệ mầm non của đất nước cần được chăm sóc, trẻ được ví
như mầm non tương lai của đất nước. Chính vì vậy, việc giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ rất quan trọng và là việc làm cần thiết, là một trong các điều
kiện để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Thật vậy “Sức khoẻ” là vốn quý nhất của con người, có sức khoẻ là có tất
cả, là điều kiện quyết định đến sự nghiệp tiền đề tương lai.Vậy với trẻ thơ khi
đến trường mầm non, chúng ta sẽ bắt đầu góp phần để tạo nên tầm vóc và sức
khỏe cho trẻ từ những hoạt động như thế nào? Phải chăng đây chính là mối quan
tâm hàng đầu, là một trong những vấn đề cần thiết và quan trọng đầu tiên của
mỗi giáo viên mầm non.
Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường vẫn còn, giáo
viên còn hiểu biết chưa đầy đủ về kiến thức giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe, còn
lúng túng trong việc lên kế hoạch lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào chương

trình chăm sóc - ni dưỡng - giáo dục trẻ. Mặt khác, do điều kiện một số gia
đình cịn khó khăn, phụ huynh làm chưa chú ý đến vấn đề dinh dưỡng cho con.
Thậm chí nhiều gia đình bố mẹ đi làm xa để trẻ ở nhà với ông bà không được
chăm sóc chu đáo nên có phần ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ, hoặc
một số gia đình có điều kiện cho con ăn uống khơng điều độ dẫn đến tình trạng
béo phì. Việc chăm sóc dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ về môi trường chưa hợp vệ
sinh nên có phần ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Trước tình hình này là một giáo viên mầm non đang công tác tại trường tôi
luôn trăn trở suy nghĩ mình phải làm gì? và làm thế nào? Tìm ra biện pháp giáo
dục dinh dưỡng - sức khoẻ một cách phù hợp sẽ hạ thấp dần tỷ lệ suy dinh dưỡng
hay tỷ lệ suy dinh dưỡng khơng cịn tại trường mình và nâng dần thể lực cho
1


trẻ.Với sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề và trách nhiệm của một người giáo viên
tôi đã mạnh dạn chọ đề tài: “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe
cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi” để nghiên cứu trong năm học 2020 - 2021.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thuận lợi
- Lớp tôi luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn và sự quan tâm tạo
điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu.
- Bản thân là một giáo viên có kinh nghiệm, giàu lòng tâm huyết với nghề, được
tham dự các đợt kiến tập, tập huấn của PGD, SGD nên đã học tập được một số
kinh nghiệm trong phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng - sức
khỏe cho trẻ.
- Trẻ ngoan, có nề nếp, hứng thú tham gia các hoạt động do cơ giáo tổ chức.
2.2. Khó khăn
- Diện tích lớp học chật hẹp, số trẻ trong lớp đông nên việc tổ chức hoạt động
giáo dục dinh dưỡng cịn rất khó khăn.
- Một số bậc phụ huynh trong lớp chưa quan tâm đến việc giáo dục dinh dưỡng

sức khoẻ cho trẻ nên chưa phối hợp tốt với nhà trường để cùng chăm sóc trẻ.
2.3. Khảo sát thực trạng
Trước khi nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành khảo sát kết quả như sau:
Bảng 1: Khảo sát về nhận thức của giáo viên (khối MG 5- 6 tuổi, phụ lục 2)
Thời gian

Số

Hiểu sâu sắc về

Hiểu nhưng chưa

Không biết về GD

GV

giáo dục dinh

đầy đủ

dinh dưỡng, sức

dưỡng, sức khỏe
Số lượng
Tỷ lệ

T9/ 2020

16


3

19%

Số lượng

Tỷ lệ

13

81%

khỏe
Số lượng
Tỷ lệ

0

0%

Từ bảng khảo sát trên cho thấy số giáo viên hiểu sâu sắc về giáo dục dinh
dưỡng - sức khỏe là 3 giáo viên chiếm tỷ lệ rất thấp 19%, đa số giáo viên còn

2


hiểu chưa đầy đủ chiếm tỷ lệ 81%. Từ số liệu khảo sát ta thấy giáo viên chưa
chú trọng đến việc giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ.
Bảng 2: Khảo sát nhận thức của trẻ về dinh dưỡng - sức khỏe.
Thời


Tổng

Trẻ có nhận thức

Trẻ có nhận thức

Trẻ khơng hiểu về

gian

số trẻ

đầy đủ về dinh

nhưng chưa đầy

giáo dục dinh

dưỡng - sức khỏe
Số lượng
Tỷ lệ

T9/ 2020

30

0

đủ

Số lượng

Tỷ lệ

26

87%

0%

dưỡng - sức khỏe
Số lượng
Tỷ lệ

4

13%

Từ kết quả khảo sát ta thấy: Số trẻ nhận thức đầy đủ về giáo dục dinh
dưỡng chiếm tỷ lệ thấp 0%, trẻ còn thực sự hiểu chưa đầy đủ 26 trẻ chiếm tỷ lệ
khá cao 87%, số trẻ không hiểu về giáo dục dinh dưỡng 4 trẻ chiếm tỷ lệ 13%.
Ngoài ra, vào đầu năm học 2020 - 2021, tôi đã tiến hành cân, đo và làm biểu
đồ sức khỏe cho trẻ tại lớp tôi và kết quả như sau:
Bảng 3: Khảo sát về tình trạng sức khỏe của trẻ (cân nặng)

Tháng/
năm

Tổng
số trẻ

được
cân
(TL)

Phân loại sức khoẻ
Số trẻ SDD
Trẻ SDD thể gầy còm, thừa cân,
Số
trẻ
đạt
kênh
BT

nhẹ cân
Kênh Kênh
dưới

dưới

(- 2)

(-3)

(TL)

(TL)

(TL)

béo phì (BMI - 5 t̉i)

Số trẻ
Số trẻ
Số trẻ
Số trẻ
SDD

SDD

Thừa

Béo phì

thể gầy

thể gầy

cân

(TL)

cịm

còm

(TL)

(TL)

nặng
(TL)


T9/ 2020

30

26

3

1

2

0

3

2

100%

87%

10%

3%

7%

0%


10%

7%

Bảng 4: Khảo sát về tình trạng sức khỏe của trẻ (chiều cao)

Tháng/năm

Tổng số

Số trẻ đạt

Số trẻ SDD

Số trẻ SDD thấp

trẻ được

kênh bình

thấp cịi

cịi kênh dưới - 3

3


T9/ 2020


đo

thường

kênh dưới - 2

(Tỷ lệ)

(Tỷ lệ)

(Tỷ lệ)

27 (90%)

3 (10%)

100%

(Tỷ lệ)

0

Nhìn vào kết quả khảo sát ở bảng 3, 4 ta thấy: Số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm tỷ lệ cao 10%. Đặc biệt vẫn có trẻ suy
dinh dưỡng thể nhẹ cân “dưới -3”: 1 trẻ chiếm 3%. Chỉ số BMI trẻ SDD thể gầy
còm là 2 trẻ chiếm tỷ lệ 7%; Số trẻ thừa cân: 3 trẻ chiếm tỷ lệ 10%; Số trẻ béo
phì là 2 trẻ chiếm tỷ lệ 7%.
Từ các số liệu khảo sát trên ta thấy việc nâng cao nhận thức cho giáo viên
về giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ và đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ
vào các hoạt động giáo dục trong ngày là rất cần thiết, là nhiệm vụ trọng tâm của

năm học này. Xuất phát từ thực tế đó tơi đã áp dụng các biện pháp sau:
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Tự bồi dưỡng kiến thức về giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ.
Phải khẳng định rằng: Việc tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ
chun mơn, nghiệp vụ cho bản thân là việc mà mỗi giáo viên cần đặt lên vị trí
hàng đầu và cần thực hiện thường xuyên, liên tục. Hơn nữa việc giáo dục dinh
dưỡng- sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là một cơng việc khơng dễ, địi hỏi
phải có sự kiên nhẫn, tích cực học hỏi mới có những phương pháp giáo dục dinh
dưỡng- sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tốt hơn. Nhận thức được tầm quan
trọng đó nên tơi đã tự bồi dưỡng cho bản thân để trau dồi những kỹ năng, nghiệp
vụ cho bản thân … về các phương pháp giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ
mẫu giáo, cụ thể như sau:
+ Tự nghiên cứu các tài liệu, tập san có kiến thức về dinh dưỡng sức khỏe,
tôi đã đăng ký mượn sách từ thư viện của trường, đọc các tạp chí, tập san về giáo
dục mầm non, ghi chép lại kiến thức đã đọc được vào sổ tay.
+ Tự bồi dưỡng qua công nghệ thông tin điện tử: Truy cập mạng xã hội,
website của các trường bạn.
4


+ Tích cực dự giờ đồng nghiệp để học hỏi, xem các hội thi, bài tuyên truyền
có nội dung kiến thức về chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
+ Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào
tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Rút kinh nghiệm của bản thân và đồng
nghiệp để tìm ra những các phương pháp giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi một cách hiệu quả nhất.
3.2. Giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe thông qua tổ chức giờ ăn, ngủ cho trẻ
* Đối với giờ ăn
Đây là thời điểm thích hợp nhất để giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ.
Thức ăn hàng ngày của trẻ tại trường được chế biến đảm bảo chế độ dinh dưỡng,

an toàn, phù hợp với độ tuổi và thường xuyên thay đổi món ăn nên khi tổ chức
bữa ăn cho trẻ giáo viên kết hợp lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
Ví dụ: Trong giờ ăn trưa, trước khi ăn, tơi giới thiệu các món ăn, sau đó hỏi trẻ
giá trị dinh dưỡng của các món ăn đó như: Hơm nay, các con ăn món thịt bị xào.
Trong thịt bị có chứa nhiều chất đạm, ăn vào giúp cơ thể các con khỏe mạnh,
thơng minh, chóng lớn. Trong cà chua có nhiều vitamin A giúp cho da dẻ hồng
hào, mắt sáng. Vậy các con phải ăn hết suất của mình thì cơ thể mới khoẻ mạnh
và thông minh đấy.
Trong giờ ăn, tôi luôn tạo sự vui vẻ, chăm sóc ân cần, nhẹ nhàng động
viên trẻ tự lấy thức ăn theo nhu cầu để bữa ăn vừa đem lại sức khỏe vừa đem lại
niềm vui và hứng thú cho trẻ. Cô động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết phần mà
bản thân trẻ tự lấy, ăn từ tốn, nhai kĩ, khơng cười đùa, khơng nói chuyện trong
giờ ăn. Tơi cịn quan tâm đặc biệt đối với trẻ ăn yếu, biếng ăn và trẻ suy dinh
dưỡng nhằm đảm bảo cho trẻ ăn no, ăn hết suất.
Ngoài việc dạy trẻ ăn uống đủ chất, tơi cịn chú trọng giáo dục văn hóa ăn
uống, thói quen giữ vệ sinh và tự phục vụ cho trẻ như: rửa tay trước khi ăn, sau
khi đi vệ sinh và những lúc tay bẩn; rửa mặt sau khi ngủ dậy. Vào bàn ăn phải
ngồi ngay ngắn, ngồi đúng chỗ của mình ngồi. Giúp cơ chuẩn bị khăn lau tay,
5


đĩa đựng cơm rơi vãi, phải biết mời cô mời bạn trước khi ăn. Trong khi ăn khơng
được nói chuyện, xúc cơm cẩn thận khơng làm rơi vãi ra ngồi, phải nhai kỹ, khi
ho phải che miệng quay ra ngoài, ăn uống từ tốn có nề nếp, khi ăn xong phải lau
miệng, lau tay.
* Đối với giờ ngủ
Khi tổ chức cho trẻ ngủ, cơ giáo có thể khuyến khích trẻ làm cùng cô
những hoạt động vừa sức, như lấy gối, kéo rèm để giảm ánh sáng bên ngoài.
Hay trong khi ngủ có thể trong lớp có bạn nào đó tỉnh giấc, cô giáo hướng dẫn,
nhắc nhở trẻ không làm ồn, nhẹ nhàng đi vệ sinh để các bạn khác tiếp tục ngủ

hoặc có những trẻ ngủ ít nằm riêng để không ảnh hưởng đến những trẻ khác.
3.3. Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe qua các hoạt động
trong ngày
Thông qua các hoạt động trong ngày, tôi đã lồng ghép vấn đề giáo dục dinh
dưỡng - sức khỏe cho trẻ ngay từ đầu năm học và lặp đi lặp lại ở các chủ đề để
tạo cho trẻ có kỹ năng, nề nếp và thói quen tốt.
* Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ qua hoạt động học
VD: Trong chủ đề: “Thế giới động vật” với hoạt động học: KPKH “Một
số con vật nuôi trong gia đình” hay “Một số con vật sống dưới nước” tôi đã giáo
dục cho trẻ biết giá trị và lợi ích của thức ăn động vật là thực phẩm giàu chất
đạm: Thịt bị, lợn, gà, cá, tơm, cua…Những thức ăn này giúp cơ thể các con
khỏe mạnh, chóng lớn.
Trong chủ đề “Thế giới thực vật” với hoạt động học: KPKH: “Một số loại
rau”, tôi giáo dục cho trẻ biết về lợi ích của rau đối với sức khỏe con người. Giáo
dục trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn: cách chọn rau, quả phải tươi,
không dập nát; cách chế biến đơn giản như: rau muống phải nhặt; rau ngót phải
tuốt lá, hoặc khi cho trẻ khám phá về “Một số loại quả”, tôi yêu cầu trẻ: Gọi
đúng tên, và hướng dẫn trẻ phải biết rửa sạch gọt vỏ bỏ hạt trước khi ăn…
6


+ Thông qua hoạt động “Làm quen với tác phẩm văn học” trẻ được học các bài
thơ, câu chuyện, bài vè, câu đố về một số loại rau, củ, quả hay những thói quen
văn minh trong đời sống sinh hoạt.
Khi trẻ học bài thơ “Rau ngót, rau đay” trẻ biết rau ngót, rau đay đều là
rau ăn lá, nấu canh ăn rất mát, bổ, cung cấp nhiều vitamin và muối khống cho
cơ thể. Qua đó tơi giáo dục trẻ biết phải thường xuyên ăn rau và ăn đa dạng
nhiều loại rau, củ để tốt cho sức khỏe. Không những vậy trẻ còn học được bài
học yêu quý người trồng rau, bài học cần chăm sóc, tưới nước, bắt sâu… thì mới
có những loại rau củ quả ngon để ăn hàng ngày.

Hay qua những câu chuyện giáo dục kỹ năng sống gần gũi, góp phần hình
thành thói quen văn minh, thói quen tự phục vụ cho trẻ như câu chuyện “Không
nên ăn kẹo vào buổi tối” giáo dục trẻ biết đánh răng trước khi đi ngủ và sáng
sớm sau khi ngủ dậy. Biện pháp này khơng chỉ giúp trẻ có hứng thú tự tìm tịi, tự
khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ của cuộc sống thu nhỏ mà trẻ cịn được
bộc lộ khả năng của mình, nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa cô và trẻ,
giữa trẻ và trẻ.
* Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe thơng qua hoạt động chơi, hoạt động
ngồi trời
Khơng chỉ lồng ghép giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ trong hoạt
động học mà tơi cịn xen kẽ giáo dục trẻ khi chơi, hoạt động ngoài trời. Trong
giờ chơi, hoạt động ngồi trời: tơi cho trẻ quan sát, phân biệt, so sánh các loại
rau, quả, con vật và cho trẻ biết ích lợi của chúng với sức khỏe con người. Đồng
thời, tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ không đưa tay lên dụi mắt, không vứt rác
lung tung, không được chơi ở những nơi nguy hiểm, không ngậm hột, hạt hay
bất kỳ thứ gì trong miệng.
Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường trẻ được tiếp xúc với khơng khí
trong lành, khơng gian rộng sau những phút học trong lớp. Điều này làm cho trẻ
cảm thấy thoải mái hơn và trẻ được thư giãn nó có tác dụng tốt để trẻ tiếp thu cái
7


mới, dễ dàng ghi nhớ những cái học được. Thông qua một buổi dạo chơi vừa
giúp trẻ nhận biết các đặc điểm cơ bản của đối tượng, vừa giúp trẻ hiểu thêm về
thành phần dinh dưỡng, lợi ích của của đối tượng với sức khỏe con người.
VD: Cho trẻ quan sát quả bí đỏ.
Sau khi trẻ được quan sát khám phá về quả bí đỏ. Để tích hợp giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ tôi tiếp tục đặt câu hỏi cho trẻ lời.
- Quả bí đỏ này để làm gì? ( Chế biến các món ăn)
- Muốn bí đỏ để ăn các con phải làm gì? (Chăm sóc, bảo vệ)

=> Cơ khái qt lại và giáo dục trẻ trong bí đỏ có chứa nhiều VitaminA ăn vào
giúp cho mắt sáng. Vì vậy các con nên ăn nhiều bí đỏ rất tốt cho cơ thể mình
* Tích hợp giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ thơng qua chơi, hoạt động
ở các góc
Hoạt động góc ở trường mầm non là hoạt động có ý nghĩa to lớn trong
việc củng cố sự  hiểu biết của trẻ về giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe qua các trị
chơi bổ ích mà chính trẻ được trực tiếp đóng vai.
Ví dụ: Khi trẻ được chơi trị chơi "Bán hàng”, những trẻ nhập vai người bán
hàng sẽ quảng cáo, giới thiệu, quảng cáo về chất lượng, giá trị dinh dưỡng của
các mặt hàng cho khách mua hàng như: “Các loại rau, củ, quả của cửa hàng
chúng tôi rất tươi ngon giàu vitamin và muối khoáng, rất tốt cho sức khỏe mời
khách hàng mau mau đến mua…”
Cịn với những trẻ đóng vai người mua hàng thì sẽ nói tên thực phẩm mình
cần mua, trao đổi với chủ cửa hàng về các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm
mình cần mua.
Hay với trò chơi “Nấu ăn”, trẻ sẽ học được một số kiến thức về dinh
dưỡng về 4 nhóm thực phẩm như: chọn thực phẩm giàu chất đạm trẻ sẽ biết
chọn thịt, cá, trứng, sữa, …thực phẩm dầu chất béo: bơ, phomat, dầu thực vật,
mữ động vật, thực phẩm giàu chất bột đường: bánh mì, gạo, ngơ, sắn, khoai,…,
thực phẩm giàu chất vitamin và muối khoáng là các loại rau, củ, quả. Không
8


những vậy trẻ còn nhận biết được để tốt cho sức khỏe cần chế biến hợp vệ sinh,
ăn chín, uống sơi.
Cịn với trị chơi “Bác sĩ”, trẻ đóng vai bác sĩ gặp bệnh nhân bị đau bụng
sẽ nhắc nhở bệnh nhân cần ăn chín, uống sơi, ăn đồ ăn đảm bảo vệ sinh. Cịn với
bệnh nhân bị đau răng thì bác sĩ sẽ nhắc nhở bệnh nhân không nên ăn bánh, kẹo
ngọt và phải đánh răng hàng ngày vào mỗi buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối
trước khi đi ngủ.

Như vậy qua các trò chơi gần gũi trẻ thêm khắc sâu kiến thức về dinh
dưỡng cũng như có thói quen, vệ sinh văn minh trong ăn, uống, vệ sinh
* Tích hợp giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
Thời điểm đón, trả trẻ: Khi trẻ đến lớp, tôi nhắc trẻ để giầy, dép ngay ngắn,
đúng nơi quy định, trò chuyện với trẻ để trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết,
khơng tự mình đi tới lớp hay bất cứ đi đâu.. Không chơi hồ, sơng, ngịi, khơng
được đi theo người lạ khi khơng được phép của cô giáo và người lớn.
HĐ chơi tự chọn: Giáo dục trẻ không vứt đồ chơi bừa bãi ra sàn nhà, hướng
dẫn trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, sắp xếp đúng nơi quy định sau khi chơi xong.
3.4. Tuyên truyền phụ huynh về giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ
Để có được kết quả trong việc giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ, gia
đình cũng chính là một phần tất yếu góp phần vào sự thành cơng đó. Để làm
được điều này, tơi đã truyền tới phụ huynh học sinh về giáo dục dinh dưỡng sức khỏe dưới nhiều hình thức như: qua các buổi họp phụ huynh, qua bảng tuyên
truyền, qua các giờ đón trả trẻ... Tơi đã thơng báo với phụ huynh về tình trạng
sức khỏe của trẻ sau mỗi đợt cân, đo hay khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt với
phụ huynh có con bị suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp cịi, thừa cân, béo phì hay trẻ
mắc bệnh, tơi đề nghị gia đình phối hợp với giáo viên kịp thời điều chỉnh chế độ
ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học phù hợp
cho trẻ. Từ đó, phụ huynh cùng kết hợp với nhà trường giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở trẻ xuống mức thấp nhất.
9


Bên cạnh đó, tơi tun truyền đến phổ biến đến phụ huynh những kiến
thức dinh dưỡng - sức khỏe, nuôi dạy con theo khoa học, nhấn mạnh với phụ
huynh tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn hết suất ăn, động viên trẻ trong khi ăn.
Ngồi ra tơi cịn trao đổi với phụ huynh về biện pháp giáo dục kĩ năng
sống, kĩ năng tự phục vụ, những kiến thức về an tồn và phịng tránh nguy hiểm
cho trẻ để giúp phụ huynh biết rõ hơn.
4. Kết quả đạt được

4.1. Đối với giáo viên
Qua một thời gian áp dụng tôi thấy giáo viên trong khối tơi có kết quả thay
đổi đáng kể, bản thân tổ chức các hoạt động linh hoạt sáng tạo hơn, trẻ hứng thú,
thích học hơn và đặc biệt tháng 01/ 2021, khi tiến hành cân, đo và làm biểu đồ
sức khỏe cho trẻ, tôi thu được kết quả như sau.
Bảng 5: Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên:

Thời gian

Số
giáo
viên

Hiểu sâu sắc về

Hiểu nhưng chưa

Không biết về

giáo dục dinh

đầy đủ

giáo dục dinh

dưỡng - sức khỏe
Số lượng Tỷ lệ

T9/ 2020
T01/2021


16
16

3
16

Số lượng

19%
100%

13
0

Tỷ lệ

81%
0%

dưỡng - sức khỏe
Số lượng Tỷ lệ

0
0

0%
0%

=> Kết quả trên cho thấy giáo viên hiểu sâu sắc về vấn đề là 100%. Đây

chính là yếu tố phát huy khả năng sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo
dục đạt hiệu cao.
4.2. Đối với trẻ
Bảng 6: Kết quả khảo sát nhận thức về giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe trẻ
Thời gian

Tổng Trẻ nhận thức đầy
số trẻ
đủ về giáo dục

Trẻ có nhận thức

Trẻ khơng hiểu về

nhưng chưa đầy

giáo dục dinh

đủ

dưỡng - sức khỏe

dinh dưỡng - sức
khỏe
Số lượng
Tỷ lệ

Số lượng
10


Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ


T9/ 2020
30
0
0%
26
87%
4
13%
T01/ 2021 30
26
87 %
4
13%
0
0
=> Nhìn vào kết quả cho thấy đã có sự thay đổi đáng khích lệ, số trẻ nhận
thức đầy đủ về vấn đề này đã tăng rõ rệt từ 0% tăng lên 87%, số trẻ hiểu chưa
đầy đủ đã giảm từ 87% xuống còn 13% và đặc biệt khơng có trẻ nào khơng hiểu
về vấn đề này. Từ đó tạo cho trẻ có ý thức tốt trong việc biết ăn uống đủ chất
dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh.
Bảng 7: Kết quả khảo sát về tình trạng sức khỏe của trẻ (cân nặng)
Tháng/


Tổng

Số

Phân loại sức khoẻ

năm

số trẻ

trẻ đạt

được

kênh

cân

BT

Kênh

(Tỷ lệ)

(Tỷ lệ)

dưới (- 2)

Số trẻ SDD nhẹ cân/


Trẻ SDD thể gầy còm, thừa cân,

thấp còi

béo phì (BMI - 5 t̉i)

(Tỷ lệ)

Thể

Thể

Thừa

Béo phì

GC

GC

cân

(Tỷ lệ)

dưới (-3)

(Tỷ lệ)

nặng


Kênh

Tháng

30

26

3

1

2

9/2020
Tháng

100%
30

87%
29

10%
1

3%
0

7%

0

01/2021 100%

97%

3%

0%

0%

0

(Tỷ lệ)

3

2

0%
0

10%
1

7%
1

0%


3%

3%

Bảng 7: Khảo sát về tình trạng sức khỏe của trẻ (chiều cao)
Tháng/ năm

T9/2020
T1/2021

Tổng số trẻ

Số trẻ đạt

Số trẻ SDD

Số trẻ SDD

được đo

kênh BT

thấp còi

thấp còi

(Tỷ lệ)

(Tỷ lệ)


dưới (-2)

dưới (-3)

(Tỷ lệ)

(Tỷ lệ)

3 (10%)
1 (3%)

0
0

30 (100%)
30 (100%)

27 (90%)
29 (97%)

=> Đối chiếu với bảng khảo sát đầu năm bảng 3 + 4 và nhìn vào bảng
khảo sát cuối năm (bẳng 6 + 7) ta thấy, số trẻ được cân ở kênh bình thường
chiếm tỷ lệ cao: cân nặng bình thường từ 87% tăng lên 97%, chiều cao bình
thường từ 90% tăng lên 97%. Số trẻ nhẹ cân và thấp còi giảm hẳn còn 3%.
11


Khơng cịn trẻ SDD thể gầy cịm. Số trẻ thừa cân giảm rõ riệt chỉ còn 1 trẻ chiếm
tỷ lệ 3%, số trẻ béo phì giảm 3%. Có được kết quả như vậy là nhờ có một biện

pháp giáo dục trẻ tích cực nhất về mặt dinh dưỡng- sức khỏe, giúp cho trẻ lớp tôi
khỏe mạnh hơn. Từ kết quả trên chứng tỏ đề tài tôi nghiên cứu bước đầu có khả
thi. Tơi đã chia sẻ kinh nghiệm này với đồng nghiệp trong khối, trong trường và
được mọi người ủng hộ, áp dụng mang lại rất cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của
trường giảm rõ rệt, trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
5. Điều kiện để sáng kiến nhân rộng
- Giáo viên nắm vững mục tiêu chương trình giáo dục mầm non, phải quan tâm
đến nguyện vọng, các đặc điểm tâm sinh lý trẻ. Ln kiên trì, khéo léo, sáng tạo
trong việc giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe. Thường xuyên tổ chức tốt các hoạt
động trong lớp phù hợp, khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái, phát huy những mặt
tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực.
- Cơ sở vật chất: Phòng học, một số trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc
chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trẻ đi học đều, ăn bán trú ở trường.
- Phụ huynh quan tâm tạo giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ.
Kết hợp với các biện pháp nêu trên thì sáng kiến có thể nhân rộng áp dụng
khơng chỉ ở lớp tơi, mà có thể ở những lớp khác cùng lứa tuổi để thực hiện tốt
việc giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ.

12


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi nhận thấy việc giáo dục
dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là việc làm vô cùng cần thiết và
quan trọng trong trường mầm non.Thơng qua đó, giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Trẻ sẽ
trở thành con ngoan, trò giỏi, những thành viên tích cực của cộng đồng trong
tương lai. Qua đây cũng giúp tôi luôn yêu nghề, gương mẫu, tạo cho trẻ bầu
khơng khí để trẻ cảm thấy ln được sự yêu thương ấm áp, gần gũi, thân thiện

khi đến trường, đến lớp với cơ và các bạn. Vì tương lai dân tộc Việt Nam, vì
hạnh phúc của mỗi gia đình, vì “ Trẻ em hơm nay là thế giới ngày mai”, tôi luôn
thực hiện tốt và quyết tâm thực hiện tốt việc giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho
trẻ. Đó chính là hành động thiết thực nhất để cho trẻ hoạt động “Tất cả vì tương
13


lai con em chúng ta”. Thông qua sáng kiến của mình, tơi cũng muốn giới thiệu
một số phương pháp giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Đề tài này nghĩ thì dễ vì chúng ta vẫn giáo dục cho trẻ, nhưng cách tổ chức, hình
thức, phương pháp làm như thế nào để đạt hiệu quả thì mới là khó. Và để thực
hiện được thì chỉ cần có thời gian và sự kiên trì, có tâm huyết thì sẽ đạt được
hiệu quả cao cho trẻ. Tơi rất tâm đắc điều đó và thấy rằng việc lựa chọn các biện
pháp giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe tại lớp tơi là cần thiết và phù hợp. Vì thế
tơi mong rằng sáng kiến của mình có thể áp dụng rộng rãi tới các lớp trong
trường tơi.
Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình triển khai và thực hiện
song đến nay có thể khẳng định đề tài: “Một số phương pháp giáo dục dinh
dưỡng- sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi” đã đạt được một số kết quả khả
quan tạo nên sự thành công của đề tài. Giáo viên có kiến thức, hiểu biết về dinh
dưỡng - sức khỏe cách tổ chức tuyên truyền các hoạt động linh hoạt hơn, trẻ
khỏe mạnh nhanh nhẹn, linh hoạt.
2. Khuyến nghị
Thơng qua đề tài của mình, tơi cũng xin có một số khuyến nghị như sau:
* Về phía nhà trường: Đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho lớp để
việc giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ đạt hiệu quả cao, tạo môi trường sư
phạm lành mạnh, có nhiều bảng tuyền truyền về tầm quan trọng của việc giáo
dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ mầm non hiện nay ở Việt Nam và trên thế
giới, để phụ huynh và cộng đồng có sự chia sẻ và quan tâm giúp đỡ. Cần bố trí,
tổ chức cho giáo viên được thăm quan, tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm

với đồng nghiệp ở các trường bạn để củng cố thêm kiến thức về giáo dục dinh
dưỡng- sức khỏe cho trẻ.
* Về phía phụ huynh: Ln quan tâm và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với
giáo viên để cùng có một thống nhất chung trong vấn đề giáo dục dinh dưỡngsức khỏe cho trẻ.
14


* Về phía Phịng Giáo Dục - Sở Giáo dục: Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng giáo
viên có lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ để tất cả các
giáo viên cùng tìm hiểu, nghiên cứu và có ý thức hơn. Đưa việc giáo dục dinh
dưỡng- sức khỏe thành một chuyên đề để các nhà trường đều quan tâm thực
hiện. Bổ sung nhiều tài liệu, sách, báo, tạp chí chuyên san về cách giáo dục dinh
dưỡng- sức khỏe cho trẻ mầm non để giáo viên tham khảo.
Trên đây là “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi”. Bước đầu tôi đã thu được một số kết quả đáng mừng như
trên tơi đã trình bày song trong q trình thực hiện vẫn khơng tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Kính mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của Hội đồng
Khoa học các cấp và đồng nghiệp để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Phụ lục 1:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình Giáo dục Mầm non ( Chương trình khung)
2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non Mẫu giáo lớn 5
- 6 tuổi.
3. Tạp chí Giáo dục Mầm non.
4. Một số tài liệu, tập san có liên quan.

15



16


Phụ lục 2
UBND Thành Phố Hải Dương
Trường MN…..........

PHIẾU KHẢO SÁT
Nhận thức về giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
(Dành cho giáo viên)
I. Thông tin chung
Họ và tên giáo viên:………………………………………………..……
Thực hiện ngày 10/9/ 2019
II. Nội dung điều tra
Câu 1: Theo đồng chí thì việc giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe có phù hợp
với trẻ mẫu giáo khơng?
a. Rất phù hợp và cần thiết.
b. Phù hợp và không thực sự cần thiết.
c. Không cần thiết.
Câu 2: Theo đồng chí việc phối hợp với các bậc phụ huynh để nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ có cần thiết
khơng?
a. Rất cần thiết.
b. Không thực sự cần thiết.
c. Không cần thiết.
Câu 3: Đồng chí cho biết đâu là nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục
dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ mẫu giáo.
a. Tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục.
b. Nội dung giáo dục đưa vào các hoạt động từ dễ đến khó, phù hợp với đặc

điểm lứa tuổi, khơng trùng lặp, khơng q tải.
c. Nội dung tích hợp phải gần gũi không xa lạ, gắn với thực tế địa phương.

17



×