Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

ky thuat dat cau hoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.21 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>2.3 Kỹ thuật đặt câu hỏi.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> NỘI DUNG 1. 2. 3. Lí do, những lưu ý về mặt kĩ thuật khi đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi theo cấp độ tư duy. Đặt câu hỏi theo mục đích sư phạm trong dạy học.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> “Người nào hỏi nhiều sẽ học được nhiều. Người đó càng học được nhiều nếu biết đặt câu hỏi đúng với sở trường của người được hỏi bởi vì người đó sẽ cho người được hỏi cơ hội tự hài lòng khi nói, còn người hỏi sẽ được liên tục thu thêm kiến thức” Francis Bacon (1561 -1626).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> KĨ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI. Vì sao cần sử dụng câu hỏi trong dạy học ?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> KĨ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI. Lí do và ưu điểm của sử dụng câu hỏi - Kích thích, đòi hỏi HS suy nghĩ và dạy HS biết cách suy nghĩ. (VD khi đòi hỏi lập luận) - Giúp HS “kết nối, chuyển giao” từ những hiểu biết sẵn có ban đầu sang kiến thức mới một cách tích cực. - Giúp củng cố (những điểm quan trọng). - Thúc đẩy sự chú ý. Lôi cuốn sự tập trung của HS.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Lí do và ưu điểm của sử dụng câu hỏi - Kích thích hứng thú học tập của HS. HS phải suy nghĩ, kích thích tính tò mò, được sự động viên kịp thời của GV. - Giúp GV có những thông tin phản hồi tức thì về hiểu biết của HS, kịp thời có giải pháp khắc phục những sai lầm, khó khăn của HS. Giúp đánh giá kqht của HS. - HS cũng cần hỏi để hiểu nội dung chưa rõ, để mở rộng thêm - Thúc đẩy việc học từ bạn..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tình huống thảo luận : Trong các tiết dạy của thầy A ở lớp 8 C có hiện tượng khi GV nêu câu hỏi thì thường chỉ một số ít tích cực để trả lời, còn lại thì thụ động. Theo bạn nguyên nhân vì sao ? Gợi ý cho thầy A cách khắc phục..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Kĩ thuật đặt câu hỏi tốt đòi hỏi : - Khuyến khích tất cả HS suy nghĩ. - Tránh bầu không khí ganh đua căng thẳng. - Sau khi đặt câu hỏi, dừng lại để cho HS động não suy nghĩ tìm câu trả lời. - Lưu ý : Nếu chỉ định (nêu tên) HS trước khi đặt câu hỏi thì các HS khác sẽ không tích cực suy nghĩ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Kĩ thuật đặt câu hỏi tốt đòi hỏi : - Nếu câu trả lời của HS nhỏ, nhắc lại để cả lớp nghe được. - Khi đặt câu hỏi cho HS cố gắng phân phối câu hỏi càng rộng càng tốt. Chú ý tới những HS có biểu hiện “ngại’, “né tránh”. -Khi câu hỏi dẫn tới hội thoại giữa GV và 1 HS, nên sử dụng ánh mắt, ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp cả với những HS khác..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Kĩ thuật đặt câu hỏi tốt đòi hỏi : - Hỏi 1 câu hỏi vào 1 thời điểm. -Tránh những câu hỏi hoa mĩ (mà GV không hề chờ đợi câu trả lời hoặc đáp ứng câu trả lời)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu hỏi tốt : Ngắn gọn (không vòng vo, đi thẳng vào vấn đề). Rõ ý hỏi. Phù hợp trình độ, tâm lí, văn hóa, … HS Kích thích sự suy nghĩ của HS (tạo “xung đột nhận thức”) Tạo “dàn giáo” cho việc học tập mới. Liên quan tới thực hiện mục tiêu bài học..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trong chuẩn bị câu hỏi (khi thiết kế kế hoạch bài học) cần lưu ý :. - kết nối với nội dung chính mà bạn muốn phát triển. - kết hợp câu hỏi sự kiện với câu hỏi bậc cao. (sử dụng hài hòa các câu bậc thấp và bậc cao) - sắp xếp với trình tự thích hợp. (nên bắt đầu với các câu hỏi dễ, sau đó khó dần) - Rõ ràng và phù hợp với HS..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Phản hồi câu trả lời - không phản hồi đối với những câu trả lời vọng lên ngẫu nhiên. - phản hồi tích cực đối với câu trả lời. - Khen ngợi các câu trả lời đúng. Điều này giúp HS tự tin hơn. - Không chê bai câu trả lời sai, cần giúp HS nhận ra sai ở đâu, tại sao sai; giúp đỡ HS vói những lời khuyên, gợi ý; chữa câu trả lời không chính xác. - phát triển câu trả lời..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Kĩ thuật đặt câu hỏi. Làm việc theo nhóm : Đặt câu hỏi tương ứng với 6 cấp độ nhận thức..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Biết * HS có thể nhắc lại, định nghĩa, nhận ra, hoặc xác định những thông tin cần thiết được trình bày trong khi dạy. Thông tin có thể là sự kiện, biểu đồ, âm thanh, ..  Ví dụ : - Đó là ai….? - Bạn hãy kể tên…? - Hãy mô tả điều gì xảy ra….? - Cái gì….?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hiểu  HS thể hiện sự hiểu thông tin bằng cách chuyển đổi nó sang cách diễn tả khác hoặc nhận ra ở kiểu đã được chuyển đổi. Điều này có thể thể hiện ở việc diễn đạt định nghĩa bằng từ riêng của mình, tổng hợp, đưa ra VD gốc, nhận ra 1 VD.  Ví dụ : - Bạn hãy viết lại theo cách hiểu của bạn về….? - Viết một cách ngắn gọn về… - Theo bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra kế tiếp… - Nội dung chính là gì… - Bạn hãy phân loại giữa… - Hãy cho ví dụ về điều… bạn nói ? - Bạn hãy định nghĩa… là gì ?.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Vận dụng  Áp dụng thông tin vào thực hiện các hoạt động cụ thể (như miêu tả, viết, đọc, thao tác trên các dụng cụ, …)  Ví dụ :  Bạn có thể xếp nhóm chúng theo tính chất, ví dụ như….  Những yếu tố nào bạn muốn thay đổi nếu như….  Hãy áp dụng …. để…  Bạn sẽ hỏi câu hỏi gì về vấn đề….  Từ những thông tin cho sẵn, bạn có thể phát triển chúng thành một tài liệu hướng dẫn về….

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Phân tích  Nhận ra tổ chức và cấu trúc của thông tin, « bẻ » thông tin. thành các bộ phận hợp thành, xác định mối quan hệ giữa các thành phần này.  Ví dụ :  Những sự việc nào đáng ra sẽ phải xảy ra…  Sự việc này giống với... như thế nào?  Ngụ ý đằng sau.... là gì?  Theo bạn còn những hệ quả tiềm tàng nào?  Tại sao .... thay đổi lại xảy ra?  Bạn thử so sánh ... của bạn với điều xảy ra trong...?  Bạn có thể phân biệt .... ?  Điểm mấu chốt của trò chơi đó là gì?.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Tổng hợp  Mang thông tin từ những nguồn khác nhau để tạo ra sản phẩm riêng thống nhất của mình. Các sản phẩm có thể dưới dạng viết, nói, tranh, …  Ví dụ :  Bạn hãy thiết kế … để…  Hãy thử sáng tác một bài hát về....  Bạn hãy chỉ ra giải pháp khả ưu cho...  Nếu bạn có hết các nguồn tài liệu, làm thế nào bạn giải quyết...?  Bạn có thể làm... với bao nhiêu cách?  Bạn có thể viết công thức cho một món ăn?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Đánh giá  HS có thể áp dụng 1 chuẩn để đánh giá về lợi ích (giá trị, …) của cái gì đó - chẳng hạn: bản giao hưởng, bài luận, thiết kế kiến trúc, …  Ví dụ :  Có cách giải quyết nào tốt hơn...  Đánh giá giá trị của...  Bạn có thể bảo vệ quan điểm của bạn về...  Bạn nghĩ như thế là tốt hay xấu khi...?  Bạn sẽ định xử trí thế nào nếu....?  Bạn sẽ đề xuất thay đổi gì cho...?  Bạn nghĩ thế nào về...?.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Có hai loại câu hỏi: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở Câu hỏi đóng  Câu hỏi đóng là câu hỏi chỉ có thể trả lời có hoặc không hoặc chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất  Câu hỏi đóng giúp HS tìm thông tin, thường dùng để đánh giá mức độ ghi nhớ thông tin, trong trường hợp cần câu trả lời chính xác, cụ thể, không đòi hỏi tư duy nhiều.  Câu hỏi đóng thường được dùng trong phần kết luận bài hoặc cuối phần giới thiệu bài để kiếm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ chưa và hướng dẫn cần làm trong phần phát triển bài..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Câu hỏi mở Câu hỏi mở là câu hỏi có nhiều đáp án và khuyến khích học sinh suy nghĩ chứ không chỉ khôi phục thông tin từ trong trí nhớ. Ví dụ: học sinh đến trường để làm gì?.  Câu hỏi mở giúp GV thăm dò, lấy ý kiến của HS, đòi hỏi HS tư duy nhiều, khuyến khích HS tham gia, thảo luận.  Câu hỏi mở thường được dùng trong phần giới thiệu bài, phát triển bài..

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×