Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

mot so kinh nghiem phat trien hoat dong phong trao Doi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.43 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc ------***------. §Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm PhÇn I - s¬ yÕu lý lÞch:. Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Ngày, tháng, năm sinh: 12 -12 – 1984. Năm vào ngành: 10 / 09 / 2007. Chức vụ và đơn vị công tác: GV – TPT trường tiểu học Tân Ước Hệ đào tạo: Đại học Trình độ chuyên môn: GV Âm nhạc Khen thưởng: Nhiều năm đạt giáo viên giỏi cấp cơ sở.. PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Tên đề tài: “ Một số kinh nghiệm về hoạt động phong trào Đội ở trong nhà trường. ” II. Lý do chọn đề tài. 1. Cơ sở lí luận:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Theo Nghị quyết TW4 ( khoá VII) của Đảng Cộng Sản Việt Nam về “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”( 14.01.1993) và gần đây nhất là nghị quyết TW2 (khoá VIII) khẳng định “ trong thời gian qua, mặt dù có nhiều khó khăn, sự nghiệp giáo dục có nhiều tiến bộ và phát triển nhưng cũng có một số mặt quan trọng bị giảm sút so với trước “. Con người được đào tạo thường thiếu năng động , chậm thích nghi với nền kinh tế – xã hội đang đổi mới. Nghị quyết đang đề ra nhằm xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng động khi giải quyết. Như chúng ta được biết Tiểu học là học phổ cập, tạo tiền để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới: Những phẩm chất đó là: Trí tuệ phát triển, ý chí cao, tình cảm đẹp. Mặt khác chúng ta đều biết Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước . Hệ thống tổ chức của Đội được thành lập ở các trường học và trên địa bàn dân cư từ cấp Phường xã đến Trung ương do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra để giúp Đoàn phụ trách Đội . Đội thiếu niên, nhi đồng là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển đặc biệt của một đời người , ở lứa tuổi này các em như những trang giấy trắng mà chúng ta có thể tô vẽ lên nhưng nó cúng sẽ quyết định rất lớn đến tương lai sau này của các em.Tương lai của các em là hai ngã đường khác nhau : một là có thể hư hỏng nếu các em không được quan tâm giáo dục đến nơi , đến chốn ; hai là thế giới mới sẽ được mở rộng trước các em nếu được nhà trường ,gia đình và xã hội quan tâm giáo dục đúng đắn. Mà để đi được con đường đúng đắn đó thì các em phải tự tin vào chính bản thân mình cũng như câu danh ngôn : “ Bạn sẽ không bao giờ thành đạt nếu bạn không có lòng tin ”. Lòng tự tin khi tham gia hoạt động ở các phong trào sẽ giúp các em giảm áp lực trong học tập, có thể chia sẻ với nhau phương pháp, kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm hoạt động ca hát…...

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Mặt khác phong trào hoạt động trong đội lại là nòng cốt của đội, là vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Thực tế hàng chục năm qua các phong trào của Đội đã lôi cuốn biết bao các thế hệ thiếu nhi tham gia và đã trở thành truyền thống của Đội như: phong trào "Nghìn việc tốt", công tác "Trần Quốc Toản", phong trào "Kế hoạch nhỏ", phong trào "Quỹ vì bạn nghèo", phong trào "Tấm áo tặng bạn"; "Áo lụa tặng bà",... Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho đội viên được tiếp cận tự giáo dục, tính tự giác, tự quản,... thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hội thi hoặc thông qua các hoạt động tập thể mà Đội tổ chức. Để thực hiện và đạt được kết quả tốt trọng trách này nhà trường phải dựa vào nhiều con đường , nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng đóng vai trò hơn cả vẫn là “Hoạt động phong trào Đội trong nhà trường ”.. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1.Thuận lợi : - Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, HĐĐ xã, BGH nhà trường, Hội đồng sư phạm nhà trường, Các bậc phụ huynh, sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng Đội - phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai... - Đội ngũ các anh, chị phụ trách luôn kịp thời trong việc thu nhận thông tin và định hướng giải quyết thông tin đến chi đội mình, cùng với sự nhiệt tình của BCH Liên, Chi đội và toàn thể đội viên trong Liên đội. - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho các hội thi, các hoạt động công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi trong nhà trường. - Các đội viên, nhi đồng nhiệt tình tham gia các hoạt động công tác Đội. - Các giáo viên chủ nhiệm là các anh chị phụ trách luôn quan tâm đến các hoạt động công tác Đội, các phong trào và các hội thi..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV TPT là giáo viên bộ môn âm nhạc nên khi tổ chức phong trào cho các em có thuận lơi hơn về phần múa hát. - Nhiều năm liền Liên đội đạt và giữ vững Liên đội mạnh cấp Thành phố được trung Ương Đoàn tặng bằng khen. 2.2 Khó khăn: - Đội ngũ BCH liên đội nhiệt tình nhưng vì năng lực hoạt động phong trào còn hạn chế nên việc tiếp thu, truyền đạt và tổ chức các hoạt động phong trào trong công tác Đội chưa thật tốt dẫn đến hiệu quả các hoạt động phong trào của Đội còn thấp. - Liên đội Trường Tiểu học Tân Ước là trường thuộc xã khó khăn, Do đặc thù của địa phương sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và nghề mũ nón truyền thống nên các em phải phụ giúp công việc gia đình vì vậy thời gian để tham gia các hoạt động, các lớp học ngoại khóa còn ít, vậy nên kỹ năng sống còn hạn chế, khả năng giao tiếp, diễn đạt chưa tốt. - Kinh phí phục vụ cho hoạt động công tác Đội còn rất nghèo nàn. - Giáo viên - Tổng phụ trách làm kiêm nhiệm. Không chuyên về nghiệp vụ, cẩm nang về trò chơi, hội thi còn ít, vốn kỹ năng tổ chức các hoạt động hạn hẹp. - Đội viên hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chế, ít quan tâm đến những vấn đề mang tính chính trị- xã hội, thời sự và kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới. - Các em chưa mạnh dạn và phát huy năng lực của bản thân để lãnh đạo các phong trào, chưa sáng tạo trong các phong trào nên chất lượng hoạt động chưa cao. Các hoạt động trọng tâm theo tháng, theo chủ điểm; các hội thi ít được tổ chức; Đội ngũ anh (chị) phụ trách Chi, Sao còn thiếu quan tâm đến hoạt động Đội.. III. Mục đích nghiên cứu. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các phong trào thiếu nhi trong nhà trường. Tạo điều kiện để các em được phát huy hết khả năng cũng như năng khiếu của mình đồng thời cũng qua các phong trào sẽ giúp các em được thoải mái hơn tự tin hơn cảm thấy mình là một thành viên không thể thiếu được trong liên đội từ đó các em sẽ cảm thấy yêu trường, yêu lớp hơn và hoạt động tích cực hơn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Không chỉ có các em mà các thầy cô giáo là những người phụ trách đội, phụ trách chi, các thầy cô trong BGH, các bậc phụ huynh sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn tới các phong trào của thiếu nhi từ đó sẽ tạo điều kiện cho các em được sinh hoạt phong trào nhiều hơn với những trang thiết bị đầy đủ hơn. Cũng thông qua đó giải quyêt các khó khăn, mâu thuẫn chồng chéo giữa các phong trào để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho ccs thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường cống hiến và phát huy tính sáng tạo của mình trong các phong trào. So sánh đối chiếu kết quả của các phong trào hoạt động so với kế hoạch đề ra xem hợp lý chưa để từ đó có những thay đổi phù hợp hơn.......... IV. Phạm vi thực hiện đề tài. 1. Thêi gian : - Thời gian: Thực hiện đề tài trong năm học 2014 -2015 (từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015). 2. §èi tîng : học sinh tiểu học Tân Ước 3. Néi dung : Thực hiện nghiên cứu đề tài : “ Một số kinh nghiệm về hoạt động phong. trào Đội ở trong nhà trường. ” B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN. I. Kh¶o s¸t thùc tÕ :. 1. §Æc ®iÓm tình hình: Với đặc thù là một liên đội xa trung tâm nên liên đội cũng có nhiều thiệt thòi khi hoạt động phong trào. Các em đều là con gia đình thuần nông ít va chạm nên có tâm lý rụt dè, không mạnh dạn tự tin khi đứng trước đám đông. Theo điều tra thực tế khi bước vào năm học tôi thu được số liệu như sau :.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tên liên đội Tiểu học Tân Ước. Tổng số HS 393. HS yêu SLHS 160. thích HĐPT HS Không % SLHS 41 233. thích HĐPT % 59. 2. Nguyên nhân : - Liên đội được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng đội huyện Thanh Oai, sự lãnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra của Ban giám hiệu nhà trường song còn chưa thật sâu, thiếu tính thường xuyên. - Công tác chuẩn bị chưa thật tốt, thiếu tính đồng bộ. - Công tác vận động, phối hợp các lực lượng xã hội tham gia vào cuộc giúp đỡ Liên đội không được thường xuyên, thiếu chặt chẽ, sức thuyết phục, lôi cuốn còn hạn chế. - Đội ngũ BCH đã triển khai thực hiện kế hoạch theo yêu cầu song còn chưa chủ động, thiếu tính sáng tạo. Một số cá thể khi tham gia còn hình thức, mang tính đối phó, thiếu động lực phấn đấu, thi đua. - Nguồn kinh phí của Đội hạn hẹp, ít được hỗ trợ từ các lực lượng xã hội hoặc từ thiện giúp đỡ. Chủ yếu từ nguồn hỗ trợ từ ngân sách,... Thực tế cho thấy việc đào tạo bồi dưỡng Ban chỉ huy liên Đội để hoạt động phong trào tốt là một việc làm cần thiết. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa BCH liên đội, cô TPT và toàn thể các đoàn thể các thành viên trong HĐ sư phạm nhà trường có như vậy thì phong trào hoạt động đội của liên đội mới đi lên được.. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Lập kế hoạch hoạt động phong trào. Khi lên kế hoạch hoạt động phong trào cho liên đội trước tiên GV TPT phải bám sát vào nội dung chủ đề của năm học và những nhiệm vụ trọng tâm trong năm có như vậy liên đội mới không hoạt động lệch trọng tâm năm học được..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thứ hai trước mỗi đợt thi đua HĐĐ cấp trên luôn có các văn bản hướng dẫn cụ thể từng phong trào, GV – TPT cần phải bám sát vào văn bản đó để lập kế hoạch cho liên đội hoạt động. Ví dụ : Ở đợt thi đua thứ nhất: Với chủ đề : “ Chào năm học mới, mừng Thủ đô 60 năm giải phóng ” tôi đã lập kế hoạch xây dựng cho liên đội các phong trào xây dựng quỹ ủng hộ bạn nghèo, Đền ơn đáp nghĩa, phát động phong trào sưu tầm tranh ảnh, bài hát, các câu chuyện kể về các chiến công, các anh bộ đội cụ Hồ nhằm kí niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô ( 10/10/1954 – 10/10/2015 )…. Ở đợt thi đua thứ hai : có chủ điểm “ Biết ơn thầy cô giáo và chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Nghành GD& ĐT Thủ đô : Tôi lập kế hoạch xây dựng các phong trào “ Hoa nhận xét tốt ”, Tố chức “ Diễn đàn trẻ em ” , Tố chức phong trào hội diễn văn nghệ, báo tường, mít tinh kỉ niệm 32 năm ngày nhà giáo Việt Nam, Phát động phong trào kế hoạch nhỏ đợt I,…. Ở đợt thi đua thứ ba : chủ đề “ Tự hào truyền Thống 70 năm Quân đội Việt Nam anh hùng ” Tôi làm kế hoạch các phong trào như : Tổ chức các hoạt động dưới cờ với hình thức “ Tiếp bước cha anh ”, Các hoạt động hội diễn văn nghệ và viếng nghĩa trang liệt sĩ nhằm kỉ niệm 20 năm Ngày thành Lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Hội thu phong trào kế hoạch nhỏ đợt I thật ý nghĩa và hiệu quả… Đợt thi đua thứ tư :Với chủ điểm “ Cùng tiến bước lên Đoàn ” tôi đã lập kế hoạch cho các em như sau : + Hội thi các trò chơi dân gian và văn nghệ Mừng Đảng, mừng xuân, ký niệm 84 năm ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. + Tố chức ngày hội “ Thiếu nhi vui khỏe – tiến bước lên Đoàn ”. + Tổ chức cho các em thi vẽ tranh với chủ đề “ Yêu quê hương đất nước ” . + Phát đông cuôc thi viết Thư UPU lần thứ 44. +. ……………………..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bước sang đợt thi đua thứ năm : Với chủ đề “ Mừng sinh nhật Bác, Tự hào truyền thống Đội ” Tôi xây dựng kế hoạch hoạt động cho các phong trào sau : + Tổ chức “ Đại hội cháu ngoan Bác Hồ - Chủ nhân Thăng Long ” cấp liên đội. + Hội thu phong trào kế hoạch nhỏ đợt II. + Phát động và tổ chức cho các em thi sáng tác và hát các ca khúc học đường. + Tổ chức phong trào vẽ ý tưởng trẻ thơ trong toàn liên đội. + Phong trào thi “ Chúng em kể chuyện Bác Hồ ”. +………………………… Tiểu kết : Khi đã xây dựng được các kế hoạch cụ thể này rồi thì tôi tự tin là mình sẽ đưa các phong trào hoạt động đội đi lên theo đúng sự chỉ đạo của cấp trên mà không bị bỏ sót hay thiếu một phong trào nào cả.. 2. Xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội, Sao. Đây chính là xây dựng yếu tố con người: gồm người chỉ đạo và người thực hiện. Nếu cùng một người chỉ đạo: người thực hiện - các em đội viên hiểu nhanh, thực hiện tốt và hoàn thành chất lượng các nội dung thì phong trào Đội phát triển vững mạnh. Nhưng người thực hiện chậm, hiệu quả thấp thì phong trào hoạt động Đội khó thành công, khó phát triển. Nếu cùng một người thực hiện tốt: mà người chỉ đạo không hiệu quả thì hoạt động Đội cũng không thể thành công. Cho nên, yếu tố con người là quan trọng, mang tính then chốt. Do vậy, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội, Sao ở liên đội để làm sao giáo dục được các em học sinh thấm nhuần ý thức và tư tưởng trong công tác Đội, Sao. Phải làm cho các em hiểu được “Trong trường học, không chỉ có nhiệm vụ học tập văn hoá, mà học tập và công tác Đội là hai nhiệm vụ song song có mối quan hệ biện chứng với nhau”. Cán bộ Phụ trách Đội, Sao vừa là một nhà giáo dục, một người anh, người chị, nhiều lúc là người bạn tâm tình với các bạn đội viên, là chỗ dựa tinh thần cho các em. Ngoài việc gắn kết ba khâu: Nghĩ- Nói - Làm (nghĩ trúng, nói đúng và làm có hiệu quả) thì người Phụ trách Đội, Sao còn phải: Nhiệt tình, biết lắng nghe mọi người,.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> luôn làm gương, có tính nhạy bén, làm việc khoa học, biết biểu dương, phê bình, trung thực, thẳng thắn, gần gũi với các em, luôn học hỏi trên tinh thần cộng tác và tiến bộ. Ví dụ : Hôm đó, Liên đội tôi tổ chức liên hoan văn Nghệ chào mừng kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Các lớp đều có tiết mục văn nghệ tham gia nhưng chất lượng không cao, các em tham gia để cho đủ. Hôm đó, tôi cùng với các phụ trách Đội, Sao đã thống nhất sẽ vẫn tuyên dương tất cả các em song chúng tôi sẽ nhẹ nhàng kể cho các em nghe về các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các liên đội bạn ở những nơi mà các bạn ấy không có điều kiện như các em nhưng lại hoạt động rất hăng say và ý nghĩa. Và chúng tôi cùng ngồi lại với các em nghe những lời tâm sự của các em và từ đó chúng tôi đã động viên khích lệ các em trong các hoạt động phong trào, làm theo ý tưởng của các em nhờ có vậy mà khi tổ chức phong chào hội diền văn nghệ chào mừng ngày 22/12 ở trường tôi các em đã thể hiện rất thành công và bản thân các em cũng thấy tự tin hơn khi đứng trước toàn liên đội và các thầy cô… Tiểu kết : Người làm công tác phụ trách rất quan trọng, ngoài lòng nhiệt tình, sự say mê trong công tác, có trình độ kiến thức thì người Phụ trách Đội, Sao phải thực sự “Miệng nói, tay làm, óc nghĩ, chân đi, mắt thấy, tai nghe”. Trong công tác Đội không nên coi trọng các em phải làm được cái gì? Mà quan trọng là: các em nghĩ như thế nào? Bộc lộ năng khiếu ra sao? Từ đó, làm cho các em thêm cảm hứng và tham gia tốt các hoạt động Đội.. 3. Nâng cao chất lượng tổ chức Đội. Tổ chức tốt yếu tố con người, chọn việc, chọn điểm, chọn thời cơ thích hợp ( Tức là chọn học sinh với việc cụ thể, thời gian và phong trào cụ thể ) và tạo ra các đợt thi đua cao điểm là giải pháp sắc bén góp phần thành công cho hoạt động phong trào Đội. Vì thế phải thực hiện tốt phương châm: hoạt động quyết liệt, giao rõ việc, chỉ rõ người, yêu cầu rõ mô hình, phát huy được tính sáng tạo, đa dạng trong hoạt động Đội.. 4.Thực hiện tốt công tác tham mưu, chỉ đạo..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Sau khi lập được kế hoạch từng phong trào tôi sẽ trình kế hoạch lên thủ trưởng cơ quan xin ý kiến và tham mưu với thủ trưởng về kinh phí cũng như con người tập luyện thời gian tập, cơ sở vật chất phục vụ cho phong trào… Tôi cũng sẽ nêu ra những điểm mạnh nếu như phong trào được đầu tư và chắc chắn với thủ trưởng về sự thành công của phong trào. Bởi tôi biết chỉ khi mình tạo được sự tin cậy và lòng tin ở các cấp lãnh đạo thi các phong trào mới có thể phát triển mạnh được. Còn bản kế hoạch có hay, đội ngũ học sinh tập luyện có nhiều nhưng không được sự tin cậy,đồng tình và chỉ đạo của lãnh đạo thì các phong trào cũng không thể đi đến thành công đươc. Tiểu kết : Tôi tự nhận thấy ở liên đội việc tham mưu với lãnh đạo là rất cần thiết. Bởi chính việc tham mưu này nó sẽ quyết định sự thành công của mỗi phong trào cũng như phong trào đó có được thực hiện hay không.. 5. Luôn chú ý tới việc khen thưởng và trách phạt kịp thời. Khen hay phạt kịp thời rất quan trọng và ý nghĩa đối với các em học sinh bởi : khen thưởng và trách phạt nó thống nhất với nhau về mục đích làm cho người được khen thưởng, người bị phạt làm việc tốt hơn, nhưng mâu thuẫn với nhau về quyền lợi. Khen thưởng như thế nào, trách phạt ra sao phải đạt được yêu cầu làm cho học sinh nhận rõ được việc làm của mình đúng hay sai, tốt hay xấu. Đổi mới khen thưởng một cách thoả đáng sẽ giúp cho các em tiến bộ rất nhanh. Đổi mới bằng cách tạo ra những thử thách và trách nhiệm cao hơn, tạo thêm nhiều cơ hội, nhưng dựa trên tiêu chí phải “Công bằng”, khuyến khích phẩm chất dám làm, dám chịu.. Ví dụ : Ở liên đội của tôi có em An ở lớp chi đội 5B em rất hay quậy phá các bạn cả trong giờ học cũng như các hoạt động phong trào. Nếu như trước đây thì tôi sẽ đưa em ra phê bình trước toàn trường. Nhưng tôi đã đổi mới cách phạt của tôi, tôi gặp riêng em phân tích cho em và tôi nói sẽ tin tưởng em sau đó giao cho em phải phục trách phong trào hoạt động của chi đội mình. Từ đó em tập chung hơn vào việc tôi giao, chỉ đạo các bạn hoạt động rất tốt và cũng không con quậy phá nữa…..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tiểu kết : Việc khen hay phê bình các em học sinh kịp thời rất quan trọng. Nó sẽ giúp các em nhận thấy điểm chưa mạnh của mình để cố gắng hơn. Nhưng cần phải khen và phê bình theo hướng đổi mới của thông tư 30.. 6. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội. Nếu cùng một nội dung chương trình, cùng một người chỉ đạo thực hiện. Nhưng nơi có phương tiện hỗ trợ tốt hơn, địa điểm tổ chức qui mô hơn sẽ dễ thành công hơn. Do vậy cơ sở vật chất tốt sẽ là con đường dẫn đến thành công của các phong trào hoạt động Đội. Tận dụng sự hỗ trợ của toàn xã hội, sự quan tâm của các lực lượng giáo dục để tạo cho hoạt động Đội có môi trường lành mạnh, cơ sở vật chất theo hướng hiện đại là chiến lược cấp thiết. Tiểu kết : Cơ sở vật chất đóng một vai trò quyết định trong các hoạt động phong trào.. III.TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN. 1. Kết quả thực hiện. Sau thời gian một năm thực hiện công tác phong trào ở liên đội theo các bước của đề tài tôi thu được kết quả như sau : Tên liên đội Tiểu học Tân Ước. Tổng số HS 393. HS yêu SLHS 310. thích HĐPT HS Không % SLHS 79 83. thích HĐPT % 21. Nhìn vào bảng kết quả thực hiện này chúng ta có thể nhận thấy số lượng học sinh yêu thích các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào trong nhà trường đã tăng lên rõ rệt. Điều đó cũng thể hiện cho chúng ta thấy hoạt động phong trào của liên đội đang phát triển rất mạnh. Đây quả là một kết quả đáng mong đợi.. 2. Bài học kinh nghiÖm: Qua quá trình thực hiện đề tài tôi cũng rút được ra bài học cho bản thân mình đó là để hoạt động phong trào đội ở trong nhà trường được phát triển mạnh trước tiên phải xác định được vai trò quan trọng của GV- TPTĐ bởi chính người TPTĐ không chỉ là người.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> thầy, người cô mẫu mực, mà còn là người cha, người mẹ đỡ đầu, người anh, người chị quý mến của của các em khi các em tiến bộ cũng như khi các em mắc khuyết điểm, sai lầm, thực sự là chỗ dựa về mặt tinh thần cho các em. Người GV - TPTĐ đóng vai trò của một nhà tổ chức và đương nhiên phải thông thạo về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác Đội, có khả tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích nhằm thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia để các em “ Học mà chơi , chơi mà học”. Bên cạnh đó cùng là cầu nối giữa các em học sinh và các tổ chức đoàn thể khác. Và tôi cũng xác định rõ rằng để hoạt động Đọi phát triển mạnh thì các hoạt động phong trào sẽ đóng vai trò nòng cốt. Do vậy để phát triển hoạt động Đội thì trước tiên phải phát triển được các hoạt động phong trào của Đội.. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Hoạt động phong trào Đội có một vị trí quan trọng trong nhà trường, nó đã góp phần tích cực trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh, tạo hứng thú trong học tập cho các em mỗi khi đến trường. Có thể khẳng định rằng, hoạt động đội là lực lượng giáo dục không thể thiếu được trong và ngoài nhà trường. Do đó để các hoạt động phong trào được phát triển và đi lên thì những người làm công tác TPTĐ, phụ trách Đội, Sao rất quan trọng, giáo viên TPTĐ phải biết tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục vào các hoạt động Đội. Trong khi tổ chức các hoạt động phong trào của Đội thì người TPTĐ phải xác định rõ những nhiệm vụ chính của mình, không những chủ động lên kế hoạch mà còn chủ động phối kết hợp với các lực lượng giáo dục, Cán bộ phụ trách Đội, Sao, với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức tốt các hoạt động của Đội . Hiện nay TPTĐ ở các trường chưa được chuyên trách mà phải kiêm nhiệm là một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường. Nhìn chung sự phối kết hợp giữa GV - TPTĐ với các lực lượng giáo dục có nhiều Liên Đội chưa duy trì thường xuyên , do đó phong trào hoạt động Đội của nhiều Liên đội chưa thu được những kết quả như mong muốn , nếu như TPTĐ linh hoạt và năng động hơn trong hoạt động thì chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong các nhà trường sẽ ngày một nâng cao. Mặt khác các phong trào thanh thiếu nhi sẽ giúp các em học tập và vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận của mình. Mọi hoạt của đội đều nâng cao tri thức nâng cao sự hiểu biết để các em có thể lĩnh hội hết những cái hay cái đẹp của cuộc sống để trở thành con người toàn diện có đủ đức, đủ tài để xây dựng đất nước.. II. KIẾN NGHỊ Người GV- TPTĐ phải xác định được vị trí vai trò của mình trong công tác giáo dục học sinh, thông qua các hoạt động của Đội nhằm thu hút đông đảo các em tham ra, tạo ra sân chơi thực sự bổ ích cho các em. Đồng thời cũng phải duy trì được mối quan hệ giáo dục thường xuyên trong suốt năm học. Tổng phụ trách Đội phải lên kế hoạch hoạt động các phong trào ngay từ đầu năm và cụ thể từng tháng, từng tuần theo chủ đề , chủ điểm mà HĐĐ cấp trên phát động một cách cụ thể để trình Ban giám hiệu, xin ý kiến chỉ đạo ..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Đồng thời tôi cũng kiến nghị mỗi trường nên có một GV- TPTĐ chuyên trách được đào tạo về nghiệp vụ công tác Đội có như vậy thì họ mới làm tốt được nhiệm vụ được giao. Hơn thế nữa tôi cũng kiến nghị với BGH nhà trường tạo mọi điều kiện để họ được thường xuyên bồi dưỡng năng lực công tác Đội để họ có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Trên đây là một số ý kiến đề xuất mang tính cá nhân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phong trào Đội trong nhà trường, mong muốn cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước là đào tạo ra thế hệ trẻ thành những người lao động mới “ Vừa hồng, vừa chuyên”. Trên đây là kinh nghiệm của tôi về hoạt động phong trào Đội ở trong nhà trường, tôi đã áp kinh nghiệm này trong suốt năm học qua và nó đã mang lại hiệu quả cao trong công tác Đội ở liên đội của tôi. Vậy tôi rất mong được các anh chị em đồng nghiẹm tham khảo rồi đóng góp ý kiến cho tôi..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> PHẦN IV. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Các công văn và chương trình hoạt động Đội năm học 2014 -2015 do HĐĐ huyện phát động. 2. Cẩm nang cho người phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Nhà xuất bản Giáo Dục - Tác giả: Bùi Sĩ Tụng, Phạm Đình nghiệp, Phan Nguyên Thái. 3. Kĩ năng công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh - Trần Quang Đức Nhà xuất bản Thanh Niên 2006.. Tôi xin cam đoan SKKN do tôi viết,. T©n ¦íc, ngµy 10 th¸ng 05n¨m 2015.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> không sao chép. Nếu sai tôi xin hoàn. T¸c gi¶ kÝ tªn. toàn chịu trách nhiệm. Nguyễn Thị Thúy. STT. MôC LôC NéI DUNG. TRANG. 1. PHÇN I: S¥ YÕU Lý LÞCH. 2. PHÇN II: NéI DUNG §Ò TµI. 2 - 12. 3. PhÇn iii: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 12 - 14. 4 5. PhÇn IV: CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC. 6. PHầN V: Nhận xét hội đồng khoa học c¬ së- phßng - së. ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học cơ sở. 1. 15 16 17-18.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. chủ tịch hội đồng. (kí tên đóng dấu). ý kiến nhận xét đánh giá của Hội đồng đội huyÖn thanh oai .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. chủ tịch hội đồng ( kí tên đóng dấu). ý kiến nhận xét đánh giá của Hội đồng đội Thµnh phè. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ...............................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(18)</span> .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. chủ tịch hội đồng ( kí tên đóng dấu).

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×