Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

: “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 11 trang )

ĐỀ TÀI: “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ mầm non”.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, giáo dục môi trường là mối quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà
nước. Ngày 17/10/2001 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt dự án “Đưa các nội
dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Trong hệ thống giáo
dục quốc dân, giáo dục mầm non là một mắt xích quan trọng đầu tiên, có ý
nghĩa quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người mới.
Việc đưa giáo dục môi trường vào trường mầm non là vô cùng cần thiết, đó là
một quá trình nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, quan
tâm đến các vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua kiến
thức, thái độ, kĩ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối với môi trường xung
quanh.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường đối
với trẻ mầm non, trong những năm học qua được sự chỉ đạo của phòng Giáo dục
mầm non - Sở Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường,
cá nhân tôi đã tích cực tìm hướng đi cho chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ mầm non”. Để những nội dung của chuyên đề thực sự có hiệu
quả, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt
động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non”.
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non phải bao gồm nhiều
mặt và cần có sự phối hợp đồng bộ mới có thể đem lại hiệu quả thiết thực. Trong
đó, việc tạo không gian sống thân thiện, gần gũi với thiên nhiên có ý nghĩa quan
trọng nhất. Cảm giác được sống trong môi trường thế nào sẽ tác động mạnh đến
cảm xúc, nhận thức, sau đó là hành vi hàng ngày của trẻ. Bên cạnh đó, ý thức
hành vi của người lớn về những vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường có tác
động giáo dục một cách tự nhiên nhưng đem lại hiệu quả lớn. Cuối cùng, các
hoạt động giáo dục được tổ chức cho trẻ học về môi trường và bảo vệ môi
trường cần phải đưa vào chương trình một cách đơn giản, có ý nghĩa thiết thực


với cuộc sống hàng ngày của trẻ.
1


2. Cơ sở thực tiễn
Thuận lợi
Đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục bảo vệ
môi trường, mặt khác được sự chỉ đạo có hệ thống, có định hướng trong toàn ngành;
lượng thông tin về vấn đề này vô cùng phong phú và được cập nhật hàng ngày.
Khó khăn
- Giáo viên chưa tìm được hướng đi phù hợp, có hiệu quả để đưa nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường vào cuộc sống hàng ngày cuả trẻ.
- Công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục
trẻ bảo vệ môi trường chưa thực sự được quan tâm. Phụ huynh vẫn xem việc
giáo dục trẻ là của nhà trường. Vậy làm thế nào để " Mẹ cũng là cô giáo" ?
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Biện pháp 1. Lập kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
vào các chủ đề trong năm học.
Với mỗi nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, tôi đã lựa chọn để lồng
ghép sao cho phù hợp với từng chủ đề. Việc lồng ghép tích hợp này phải có hệ
thống đối với từng chủ đề, tránh trùng lặp, không gây quá tải đến việc tổ chức
các hoạt động chính. Những hoạt động tích hợp này có thể là một hoạt động
cũng có thể là một phần trong hoạt động .
Dựa vào kết quả khảo sát thực tế nhận thức của trẻ lớp mình, căn cứ vào
tình hình cụ thể của nhà trường, tôi đã lập kế hoạch dự kiến nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường theo các chủ đề trong năm học như sau:
TT

CHỦ ĐỀ


1

Sinh nhật
vui vẻ

NỘI DUNG GDBVMT

BỔ SUNG

- Cách tổ chức bày tiệc và ăn uống lịch
sự, vệ sinh trong một bữa tiệc, một
buổi liên hoan
- Vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh lớp học và nơi công cộng

2

Bản thân

3

Gia đình

+ Sắp xếp ngăn nắp, sạch sẽ
+ Bỏ rác đúng nơi qui định
+ Hành vi văn minh
- Vệ sinh nhà cửa

- Triển lãm:
2



- Rác thải gia đình

4

Nghề
nghiệp

5

Giao thông

Thế giới
thực vật,
mùa xuân
và tết

6

"Mẹ và bé cùng
làm đồ chơi"

+Bỏ rác đúng nơi qui định
+Tận dụng các phế liệu trong gia đình
để làm đồ dùng ,đồ chơi.
- Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ
- Nghề làm sạch môi trường
- Cô lao công
trường bé

- Khói bụi gây ô nhiễm môi trường
- Cách phòng tránh khói bụi
- Những điều kiện cần cho cây phát triển.

- Tổ chức tết
- Lợi ích của cây xanh. Cách chăm sóc, trồng cây
bảo vệ cây ( tưới cây, nhặt lá, bắt sâu, - Tham quan
vườn hoa thành
không bẻ cành, không ngắt hoa…)
phố
- Thực hành gieo hạt, trồng cây
- Làm đồ dùng , đồ chơi từ nguyên vật
liệu thiên nhiên như : lá khô, quả khô,
cành hoặc hoa khô…
- Đặc điểm, ích lợi, môi trường sống của

7

Động vật

8

Nước và 1
số hiện
tượng tự
nhiên

các con vật
- Cách chăm sóc và bảo vệ các con vật
- Nước sạch- nước bẩn

- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
và cách bảo vệ nguồn nước.
- Tác dụng của nước và cách sử dụng
nước tiết kiệm

Trên cơ sở có kế hoạch khung của cả năm học; ở từng chủ đề, căn cứ vào nội
dung (có bổ sung và chỉnh sửa) tôi xây dựng mạng hoạt động nhằm tìm kiếm và
thiết kế các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho phong phú, phù hợp với trẻ
và phù hợp với chủ đề đang thực hiện. Từ những hoạt động chính trong mạng
hoạt động sẽ phát triển thành các hoạt động nhỏ tích hợp vào các thời điểm trong
chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.
VD:
- Rửa tay, rửa mặt, xúc miệng nước muối.

- Sắp xếp đồ dùng cá

nhân
3


- Ăn mặc phù hợp với
thời tiết

Vệ sinh cá nhân

- Mũ, kính và những chiếc khẩu

ngăn nắp gọn gàng đúng
nơi quy định
- TC: Bé sạch không nào?


trang đáng yêu

Chủ đề bản thân
VS nơi công
cộng

- Để trường bé sạch hơn:

Vệ sinh lớp học
- Lao động tự phục vụ

+ Vứt rác đúng nơi quy định

- Bé trực nhật giúp cô

+ Nhặt lá rụng ở sân trường

- Chăm sóc cây xanh

+ Trồng cây xanh
Việc xây dựng kế hoạch khung cho cả năm học và thiết kế mạng hoạt
động như trên đã giúp cho giáo viên chúng tôi chủ động trong công việc của
mình và nhờ thế nội dung chuyên đề được triển khai sâu, rộng hơn.
Biện pháp 2. Tận dụng mọi thời điểm khác nhau để tổ chức tốt hoạt động
giáo dục bảo vệ môi trường.
Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường gắn liền với các hoạt
động hàng ngày của trẻ, điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy mọi việc gần gũi và tất
nhiên trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn. Đó chính là các hoạt động như rửa tay, rửa mặt,
xúc miệng, sắp xếp đồ dùng … thông qua các trò chơi nhẹ nhàng như: tay bé

nào sạch nhất, răng ai trắng tinh, chiếc tủ gọn gàng, bé trực nhật giúp cô… Đó
cũng có thể là một giờ hoạt động học mang tính trải nghiệm, khám phá những
vấn đề về môi trường như: Sự chuyển màu của nước (nước sạch, nước bẩn), cây
lớn lên như thế nào, hãy tránh xa khói bụi, mũ kính và những chiếc khẩu trang
đáng yêu…
Hoặc có thể đó là một buổi lao động tập thể như nhặt lá rụng sân trường
để làm đồ chơi, hoặc tham gia trồng vườn rau của trường.
Tận dụng các thời điểm trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ để lồng
ghép tổ chức hoạt động có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
VD: Chủ đề bản thân
1. Đón trẻ
4


+ Để đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi qui định.
+ Không vứt rác bừa bãi.
2. Hoạt động học: Hoạt động phát triển nhận thức.
Đề tài: Mũ , kính và những chiếc khẩu trang đáng yêu

* Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tác dụng của mũ, kính, khẩu trang và có ý thức sử dụng những đồ
dùng đó để bảo vệ sức khoẻ của mình.
- Trẻ biết tác hại của khói bụi đối với sức khoẻ của con người.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn.
*Chuẩn bị:
Mỗi trẻ 1 ba lô đựng kính, mũ, khẩu trang.
Đồ dùng của cô giống của trẻ ( kích thước phù hợp )
Các Slide có hình ảnh về khói bụi, 1 số đồ dùng tránh khói bụi khi đi đường
Giấy, bút dạ.
* Tiến hành

Hoạt động 1. Hãy tránh xa khói bụi.
- Cô và trẻ hát và vận động theo giai điệu bài hát " Pí po xình xịch "
- Xem bản tin buổi sáng trên máy vi tính:
( + Xem các hình ảnh khói , bụi từ ô tô, xe máy, nhà máy...
+ Nghe lời khuyên : Hãy tránh xa khói bụi.)
- Đàm thoại:
+ Khói bụi có từ đâu?
+ Vì sao phải tránh xa khói bụi?
( + Điều gì sẽ xảy ra nếu bị khói bụi bay vào mắt, mũi, miệng...)
- Ca hát:
" Hãy tránh xa khói bụi
Vì nó làm đau mắt bé
5


Vì nó làm đau mũi bé
Vì nó làm bẩn cả tóc bé
Hãy tránh xa khói bụi"
- Hàng ngày, khi chúng ta ra đường vẫn phải tiếp xúc với khói bụi, làm thế nào
để khói bụi đỡ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng mình ?
( Làm thế nào để khói bụi đỡ bay vào mắt, mũi, miệng...? )
- Cho trẻ xem hình ảnh phòng tránh khói bụi trên máy vi tính.
Hoạt động 2. Kính, mũ, khẩu trang - những người bạn của bé.
- Hãy xem trong ba lô của các con có những đồ dùng gì?
+ Bạn nào có mũ?
+ Đội mũ để làm gì?( có tác dụng gì? ).
- Hãy tìm đồ dùng để che cho bụi đỡ bay vào mắt?
+ Đó là đồ dùng gì?
+ Ngoài tác dụng che bụi, kính còn có tác dụng gì nữa?.
- Đố :

Che bụi cho bé
Mỗi khi ra đường
Không vào là kính
Chẳng phải là mũ
( Vật đó là gì? )
+ Đeo khẩu trang vào các con thấy thế nào?
- Ca hát:
'' Tớ có 1 chiếc mũ thật đáng yêu
Tớ có 1 chiếc kính thật ngộ nghĩnh
Những chiếc khẩu trang nhiều sắc màu
Là những người bạn thật dễ thương"
- Trò chơi: "Vật nào không phù hợp."
6


Nhóm 1: Mũ, kính, khẩu trang, cái ôtô.
Nhóm 2: Mũ vải, ô, mũ bảo hiểm, 1 bông hoa.
+ Vật nào không cùng nhóm với những vật còn lại ? Vì sao ?
Hoạt động 3. Câu thơ về mũ, kính và những chiếc khẩu trang.
- Cô gợi ý để trẻ tham gia làm thơ về mũ, kính, khẩu trang.
- Đặt tên cho bài thơ.
- Cùng nhau đọc lại bài thơ.
3. Hoạt động ngoài trời
Quan sát, nhận xét sân trường hôm nay sạch hay bẩn? Vì sao? Muốn sân
trường sạch bé phải làm gì?
4. Hoạt động góc
+ Trò chơi phân biệt hành vi hợp vệ sinh.
+ Thu dọn đồ dùng đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi.
5. Ăn trưa
+ Rửa tay, rửa mặt trước khi ăn.

+ Ăn uống sạch sẽ.
+ Xúc miệng nước muối.
Cứ như vậy, các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đã đi vào chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ của lớp tôi một cách hết sức tự nhiên. Hơn nữa,
những nội dung này đều gắn với các hoạt động hàng ngày đã giúp cho trẻ tăng
cường những kỹ năng sống cần thiết.
Biện pháp 3. Tăng cường công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường
trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
Thực tế cho thấy, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non chỉ có
thể thành công khi có sự phối kết hợp chặt chẽ, sự ủng hộ , chia sẻ của các bậc
phụ huynh. Phương châm của tôi là:
Các bậc phụ huynh - những cô giáo (người thày) thứ 2 trong việc giáo dục
trẻ bảo vệ môi trường
7


Hiểu được tầm quan trọng của công tác phụ huynh trong việc giáo dục trẻ
BVMT nên ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã chuẩn bị kế hoạch chu đáo
để trao đổi cùng phụ huynh, tuyên truyền các công việc và lợi ích của công việc mà
cô giáo và phụ huynh sẽ làm trong năm học để giáo dục trẻ BVMT. Qua đó lắng
nghe ý kiến đóng góp của phụ huynh để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
Phát động các phong trào:
" Thông điệp màu xanh"
Phụ huynh cùng trẻ sưu tầm nguyên vật liệu vừa làm sạch môi trường, vừa
làm đồ dùng học tập cho các con.
Ở phong trào này, tôi đã sử dụng các loại thùng cacton làm thành một đoàn
tàu để đựng nguyên vật liệu phụ huynh và trẻ mang tới. Và để giáo dục trẻ phân
loại các nguyên vật liệu đã sưu tầm được thì trên mỗi toa tàu tôi có ghi tên các
nhóm nguyên vật liệu kèm theo hình ảnh hoặc 1 đồ dùng minh hoạ
VD: Toa số 1: Giấy, hoạ báo , truyện tranh. Trong toa đó tôi đặt 1 vài quyển

hoạ báo cũ.
Toa số 2: Đồ dùng gia đình . Trong toa đó tôi để đồng hồ, điều khiển,
điện thoại…

8


Và bên cạnh đoàn tàu đó là những thông điệp mang nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường dành cho cả phụ huynh và trẻ được trang trí dưới nhiều hình thức
khác nhau bằng chính các nguyên vật liệu mà phụ huynh và trẻ sưu tầm được
như các loại hộp, giấy …
Cũng ở phong trào này, tôi huy động được các bậc phụ huynh đóng góp cây
xanh cho lớp . Với số lượng cây xanh phụ huynh mang tới tương đối nhiều, lớp
học của tôi đẹp hơn, không khí trong lành hơn, và điều đáng nói hơn cả là ý thức
chăm sóc cây của trẻ tốt hơn rất nhiều

9


Điều đó còn được trẻ thể hiện qua hoạt động thẩm mĩ sáng tạo : Bé yêu cây
xanh với rất nhiều các sản phẩm đẹp, nội dung phong phú và có tính nghệ thuật
cao
Nhằm khen ngợi trẻ và cảm ơn những phụ huynh tham gia tích cực phong
trào này, tôi đã cùng đồng nghiệp làm "Hộp thư cảm ơn" để hàng tuần trân trọng
cảm ơn các bậc phụ huynh có nhiều đóng góp cho lớp. Việc làm này rất kích
thích được các bậc phụ huynh tham gia phong trào của lớp.
- Phong trào Sáng tạo cùng bé yêu
Với các nguyên vật liệu sưu tầm được, tôi đã tuyên truyền và hướng dẫn phụ
huynh làm cùng con các đồ dùng, đồ chơi khác nhau để mang đến lớp. Thông
qua việc làm đó, phụ huynh vừa được chia sẻ cùng con cách làm đồ chơi, giáo

dục con ý thức về môi trường, vừa chia sẻ công việc mà trước đây chỉ có cô và
trẻ thực hiện. Kết quả là số lượng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của lớp
phong phú hơn và chủ yếu là những đồ chơi làm từ nguyên vật liệu do phụ
huynh cùng trẻ sưu tầm được .
Cùng với những nguyên vật liệu trên, chúng tôi cũng đã tạo ra rất nhiều đồ
chơi theo các chủ đề khác nhau để làm mẫu gợi ý trẻ sáng tạo
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Qua thời gian áp dụng các giải pháp, tôi nhận thấy: Để đưa nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả,
người giáo viên cần:
- Lập kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ
đề trong năm học một cách phù hợp.
- Tận dụng mọi thời điểm khác nhau để tổ chức tốt hoạt động giáo dục bảo vệ
môi trường.
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường- xã hội. Đặc biệt là sự chia
sẻ, tham gia trực tiếp của các bậc phụ huynh: " Mẹ cũng là cô giáo"
Hải Phòng ngày 10 tháng 3 năm 2010

10


11



×