Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Những đóng góp của nền văn học tây sơn trong nền văn học dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 216 trang )

Nguyễn Đức Thăng

Những đóng góp của văn học Tây Sơn trong nền
văn học dân tộc
Luận án Tiến sĩ


2

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Thời đại Tây Sơn với những chiến thắng vang dội: đánh đổ chúa Trịnh
Đàng Ngoài, chúa Nguyễn Đàng Trong, thống nhất đất nước; đánh thắng quân
Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút, đập tan quân Thanh ở thành Thăng Long…đã viết
nên những trang vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của người
anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, triều đại Tây Sơn với những quyết sách sáng suốt:
chia đất cho dân nghèo, khai hoang phục hóa nhằm phát triển nông nghiệp; mở rộng
giao thương với các nước phương Tây; mạnh dạn sử dụng chữ Nơm làm ngơn ngữ
chính thức, chấn hưng giáo dục, cầu người hiền tài… đã mở ra thời đại Phục hưng
của dân tộc. Triều đại Tây Sơn tuy tồn tại khá ngắn ngủi, nhưng rực rỡ như sao
băng vụt qua bầu trời dân tộc.
Góp phần làm nên thời đại huy hoàng ấy, ngoài những võ tướng tài ba với
những hn cơng chói lọi, cịn có sự đóng góp khơng nhỏ của nhiều trí thức, văn thi
sĩ mà danh tiếng của họ sống mãi cùng núi sông. Đó là : Ngọc Hân cơng chúa- “đệ
nhất phu nhân” triều Tây Sơn - Nguyễn Huệ, tác giả của Ai tư vãn, Văn tế vua
Quang Trung; là Ngơ Thì Nhậm - nhà văn hóa, ngoại giao kiệt xuất, vị nho thần số
một của vua Quang Trung; Phan Huy Ích- nhà ngoại giao của triều đình Quang
Trung, nhà thơ lớn, tác giả của những thi văn tập tiêu biểu của thời Tây Sơn: Dụ Am
văn tập, Dụ Am ngâm lục, Tinh sà kỷ hành; đó cũng là “Con ó biển” Bằng Quận
công Nguyễn Hữu Chỉnh với những bài thơ nôm, phú, hịch rung động một thời, bài
văn tế nơm Khóc chị của ơng được xếp vào hàng kiệt tác; đó là Ninh Tốn, nhà thơ


của phụ nữ; Nguyễn Huy Lượng, tác giả Tụng Tây Hồ phú; rồi Đoàn Nguyễn Tuấn,
Nguyễn Đề, Vũ Huy Tấn, Hoàng Nguyễn Thự và cả Nguyễn Thiếp, Bùi Dương
Lịch - những nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XVIII - XIX… Có thể kể thêm vào danh
sách này cả Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ với bài hịch đánh quân Thanh
hùng hồn, quán thâu kim cổ.
Thế nhưng các nhà nghiên cứu xưa nay, thường nghiên cứu về từng tác giả
trong số trên, hay nghiên cứu họ với tư cách là những gương mặt văn thi sĩ tiêu biểu


3
cho văn học thời Lê mạt- Nguyễn sơ, chứ ít nghiên cứu họ với tư cách là những tác
gia văn học của một triều đại: triều Nguyễn Tây Sơn. Các sử gia bằng con mắt
phong kiến chính thống gọi triều Tây Sơn là giặc cỏ hay “ngụy triều”, nên cũng
bằng con mắt ấy, nhiều nhà nghiên cứu văn học cũng không thừa nhận “văn học
Tây Sơn”. Chúng tôi cho rằng: nếu thừa nhận Nguyễn Tây Sơn là một triều đại lớn,
ngang hàng với những triều đại khác của dân tộc như Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn…
thì cũng phải cơng nhận một thực tế là có “Văn học Tây Sơn”. Văn học Tây Sơn tồn
tại một cách hiển nhiên với hàng chục tác giả lớn, với hàng vài trăm tác phẩm, kéo
dài gần ba chục năm, như đã kể ở trên. Trước nay chỉ có một số ít tác giả đi vào
nghiên cứu một cách tổng quát về văn học Tây Sơn; gần đây, với nhiều thành tựu
nghiên cứu về các tác giả văn học Tây Sơn, chúng tôi thấy cần thiết phải đặt lại vấn
đề nghiên cứu về bộ phận văn học này. Nghiên cứu về Văn học Tây Sơn có thể giúp
chúng ta có một cái nhìn tổng qt về bộ phận văn học này, thấy được những đóng
góp quan trọng của nó đối với lịch sử văn học dân tộc, đồng thời cũng hy vọng có
thể gợi mở những vấn đề lý luận văn học thú vị về mối quan hệ giữa thời đại, chính
trị và văn chương…
Với những suy nghĩ như thế, cùng với lòng yêu mến ngưỡng mộ văn học của
một thời đại vẻ vang của dân tộc, chúng tơi khơng quản ngại khả năng có hạn của
mình, mạnh dạn đi vào vấn đề này, và cũng coi đây như một dịp để được học hỏi.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Ở mục này, chúng tôi giới thiệu lịch sử nghiên cứu về văn học Tây Sơn theo
3 giai đoạn: trước 1954; từ 1954-1975 và sau 1975. Ở mỗi giai đoạn, chúng tôi giới
thiệu các loại sách nghiên cứu liên quan đến văn học Tây Sơn như: các sách nghiên
cứu, giới thiệu về tác giả, tác phẩm văn học Tây Sơn; sách nghiên cứu riêng về bộ
phận văn học Tây Sơn. Các bài báo, tạp chí nghiên cứu về bộ phận văn học này có
số lượng nhiều, chúng tơi khơng trình bày ở đây, chỉ liệt kê trong thư mục tham
khảo.
Trước 1954
Quyển Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên [172], xuất bản lần đầu
(1926-1929) gồm 3 tập; tái bản năm 1934 (Tản Đà đề tựa). Sách này giới thiệu 3 tác


4
giả Văn học Tây Sơn: Lê Ngọc Hân, Phan Huy Ích và Nguyễn Hữu Chỉnh. Lê Ngọc
Hân được giới thiệu 2 tác phẩm: bài Ai tư vãn và bài Văn tế vua Quang Trung; Phan
Huy Ích được giới thiệu 3 bài thơ Nôm và Nguyễn Hữu Chỉnh 5 bài( 1 ).
Quyển Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm [37], xuất bản năm
1943 chưa đề cập đến khái niệm văn học Tây Sơn, nhưng ở chương thứ X: Việt văn
trong thời kỳ Lê Trung hưng, ông đã giới thiệu 3 tác giả văn học Tây Sơn là Nguyễn
Hữu Chỉnh, Nguyễn Huy Lượng và Ngọc Hân công chúa [37, tr.318]( 2 ).
Tác giả và tác phẩm văn học Tây Sơn đã được giới thiệu từ những thập niên
20 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, Hoàng Thúc Trâm là người được ghi nhận có những
bài viết sớm nhất về văn học Tây Sơn cũng như những nhân vật lịch sử triều Tây
Sơn. Tác giả để lại khá nhiều những công trình nghiên cứu và những bài báo viết về
phong trào Tây Sơn, về người anh hùng Nguyễn Huệ, như : Quang Trung (1788 1792), ký sự lịch sử gồm hai tập, xuất bản năm 1944; Quang Trung anh hùng dân
tộc (1951); Cái chết của vua Quang Trung (Tạp chí Tri Tân số 132, 1944); Văn
Nôm đời Cảnh Thịnh (Tri Tân số 149, 1944) … Trong những nghiên cứu của Hoàng
Thúc Trâm về văn học, đáng chú ý là tác phẩm Quốc văn thời Tây Sơn [153].
Năm 1950, Hoàng Thúc Trâm cho xuất bản quyển Quốc văn thời Tây Sơn
(Vĩnh Bảo xb, Sài Gịn). Đây là cơng trình khảo luận riêng về văn học Tây Sơn sớm

nhất, coi văn học Tây Sơn như một bộ phận văn học riêng biệt bao gồm những tác
giả gắn bó với triều đại này( 3 ). Về nội dung, Hoàng Thúc Trâm chia thành từng
chương nhỏ với các đề mục như: Quốc văn được dùng trong hiệu triệu tướng suý;
Quốc văn được dùng trong lễ tế thiêng liêng; Quốc văn được dùng trong quân sự.
Ngoài ra tác giả còn nêu những đặc điểm và khuynh hướng của văn học Tây Sơn.
Về đặc điểm, tác giả nêu ba mục để bàn về văn vần, văn xuôi và văn biền ngẫu. Về
1

Cơng trình này của Trần Trung Viên được tái bản nhiều lần vào các năm:1969 (Hư Chu hiệu
đính); 1998 (Trần Vy Hồng sắp xếp lại); 2004 (NXB Văn học Hà Nội).
2
Trước đó, năm 1942, tác giả Nguyễn Đổng Chi có viết Việt Nam cổ văn học sử [8], đây là sách
nghiên cứu về văn học Việt Nam từ thế kỷ XV trở về trước.
3
Hoàng Thúc Trâm đặt tựa đề là “Văn học thời Tây Sơn” nhưng thực chất là “Văn học Tây Sơn”.
Thực ra cần phải phân biệt rõ hai khái niệm ấy: “Văn học Tây Sơn” là một bộ phận, khuynh hướng
văn học của những tác giả tham gia phong trào Tây Sơn, còn “Văn học thời Tây Sơn” là một giai
đoạn văn học với nhiều khuynh hướng chính trị trái ngược nhau được sáng tác dưới triều đại
Nguyễn Tây Sơn. Chúng tơi sẽ nói rõ hơn ở chương 1.


5
khuynh hướng văn học, có ba khuynh hướng chính: khuynh hướng trữ tình, khuynh
hướng tả chân và khuynh hướng phê bình. Phần cuối, tác giả giới thiệu năm gương
mặt tiêu biểu của quốc văn thời Tây Sơn là: Hồ Xuân Hương, Lê Ngọc Hân, Phan
Huy Ích, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huy Lượng. Tuy nhiên, ở tập sách này, tác
giả mới chỉ đưa ra những điểm chung nhằm lý giải tại sao thời Tây Sơn quốc văn
lại được coi trọng, còn việc nêu đặc điểm và những khuynh hướng trong văn học
Tây Sơn có nhiều điểm cần phải trao đổi. Tuy nhiên, cơng trình này đã có đóng góp
quan trọng trong việc gợi mở, định hướng cho những người nghiên cứu sau này về

văn học Tây Sơn.
Từ 1954 đến 1975
Ở miền Bắc, cơng trình giới thiệu khá phong phú về văn học Tây Sơn là Hợp
tuyển thơ văn Việt Nam [75], tác giả Huỳnh Lý (chủ biên), cùng các tác giả Lê
Thước, Nguyễn Sĩ Lâm, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Văn Phú, Hồng Hữu n, Đặng
Thanh Lê, nhà xuất bản Văn hóa, 1963. Sách giới thiệu hầu hết các tác giả tiêu biểu
của văn học Tây Sơn (Lê Ngọc Hân, Ngơ Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Hữu
Chỉnh, Nguyễn Huy Lượng… ) cũng như chọn giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu
của những tác giả này.
Ở miền Nam, trước hết phải kể đến, bộ sách Việt Nam Văn học sử giản ước
tân biên của tác giả Phạm Thế Ngũ [84], xuất bản năm 1961; NXB Đồng Tháp tái
bản, năm 1997. Bộ sách gồm ba tập, ở tập II, tác giả dành trọn chương V để bàn về
“Quốc văn thời Tây Sơn”. Với hơn 40 trang viết, tác giả đã giới thiệu dưới thời Tây
Sơn văn Nôm rất thịnh hành “văn Nôm trên khắp đất Việt thời Tây Sơn”. Trong
chương này, tác giả cịn giới thiệu những tác giả có tư tưởng ủng hộ nhà Tây Sơn
như: Phan Huy Ích, Nguyễn Huy Lượng; tác giả có tư tưởng chống lại nhà Tây Sơn
tiêu biểu là Phạm Thái. Nhìn chung ở chương V, tác giả bàn về văn Nôm thời Tây
Sơn, nhưng chỉ là giản lược. Riêng về hai nữ sĩ Lê Ngọc Hân và Hồ Xuân Hương,
tác giả đã giới thiệu tương đối kỹ, chỉ ra một số giá trị trong sáng tác của họ.
Tiếp đến là các cơng trình: Văn học miền Nam thời Nam Bắc phân tranh của
Phạm Việt Tuyền (1965) [166]; Văn học Nam Hà của Nguyễn Văn Sâm (1972)
[121]; Văn học Tây Sơn, của Phạm Văn Đang (1973) [25]. Những tài liệu có tính


6
văn học sử này đã cung cấp những tư liệu, cách nhìn đáng chú ý về Văn học Tây
Sơn.
Quyển Văn học Nam Hà của Nguyễn Văn Sâm được viết khá cơng phu, trình
bày những đặc điểm của văn học Nam Hà một khách khách quan, đồng thời giới
thiệu được những tác giả tiêu biểu với nhiều nhận xét xác đáng về họ. Chẳng hạn

như: Đào Duy Từ- người quyết tâm phục vụ Nam Hà; Nguyễn Cư Trinh- nhà nho
đặt vấn đề tận dụng nhân lực để mở mang miền Nam; Hoàng Quang- nhà văn hiện
thực xã hội; Ngọc Hân- nhà thơ ca ngợi công nghiệp vua Quang Trung; Ngô Thế
Lân- nhà thơ hiện thực và siêu thốt, Trịnh Hồi Đức- nhà thơ của quê hương và
bạn hữu, … Phần trình bày cuả Nguyễn Văn Sâm về các tác giả văn học Tây Sơn đã
có những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về bộ phận văn học
này.
Trong quyển Văn học Tây Sơn của Phạm Văn Đang, phần thứ nhất tác giả
giới thiệu những đặc điểm của văn học Tây Sơn. Những đặc điểm này chỉ được giới
thiệu một cách khái quát và sức khái quát ấy cũng chưa cao. Tác giả trình bày trong
khoảng bảy trang, nhưng đến hơn phân nửa là trích dẫn những dẫn chứng văn học.
Nói chung phần trình bày những “đặc tính của văn học Tây Sơn” của tác giả chưa
nêu được những tính chất cơ bản của văn học Tây Sơn. Ở phần thứ hai, tác giả giới
thiệu các tác giả văn học chữ Hán và chữ Nôm và đặc biệt chú trọng phần văn học
chữ Nơm. Ở phần nói về Nguyễn Hữu Chỉnh, Phạm Thái, Lê Ngọc Hân, Hồ Xuân
Hương, tác giả đã đánh giá khá xác đáng những đóng góp của các tác giả văn học
này.
Sau 1975
Hàng loạt những tuyển tập có giá trị về các tác gia văn học Tây Sơn được
tiến hành nhiều năm trước đó, đến nay được xuất bản:
Tuyển tập thơ văn Ngơ Thì Nhậm [49], quyển 1 và quyển 2 (quyển 1, giới
thiệu 7 tập thơ của Ngơ Thì Nhậm, với khoảng gần 200 bài thơ; quyển 2, giới thiệu
những bài văn của Ngơ Thì Nhậm, với khoảng 50 bài văn)
Tuyển tập Thơ văn Phan Huy Ích [179], tập II Dụ Am ngâm lục (1978), giới
thiệu sách II Tinh sà kỷ hành và sách III Dật thi lược toản, và tập III Dụ Am ngâm


7
lục, giới thiệu Cúc thu bách vịnh và phần phụ lục của sách Tinh sà kỷ hành. Hai tập
sách này của các tác giả Đào Phương Bình, Đỗ Ngọc Toại, Hồng Tạo, Trần Duy

Vơn, Nguyễn Ngọc Nhuận, Đinh Văn Minh, Nguyễn Thị Nguyệt, Lê Việt Nga, Bùi
Văn Côn dịch và giới thiệu.
Tuyển tập Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn (1982) [180] của Đào Phương Bình,
Nguyễn Tuấn Lương, Bùi Duy Vơn dịch và giới thiệu.
Thơ văn Ninh Tốn (1984) [178], của các tác giả Hoàng Phê (chủ biên),
Nguyễn Hữu Chế, Lê Duy Chưởng, Lâm Giang, Nguyễn Văn Lãng, Đào Phương
Bình, Khương Hữu Dụng, Trần Giang, Hoàng Tạo, Trần Thị Băng Thanh dịch và
giới thiệu. Tuyển tập này, ngồi phần văn bản, cịn có bài giới thiệu về cuộc đời và
thơ văn Ninh Tốn của Hồng Phê (2)
Cơng trình Văn thơ Nơm thời Tây Sơn [145], của Nguyễn Cẩm Thuý và
Nguyễn Phạm Hùng, nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1997, giới thiệu
những sáng tác văn chương Nôm của Lê Ngọc Hân, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn
Huy Lượng.
Tổng tập văn học Việt Nam, tập 9a [71]; tập 9b [72] tác giả Nguyễn Lộc chủ
biên (hai tập dành riêng nói về văn học thời Tây Sơn) nhà xuất bản Khoa học Xã
hội xuất bản năm 1993, giới thiệu đầy đủ những tác giả văn học Tây Sơn; số lượng
tác phẩm được giới thiệu phong phú. Đặc biệt ở cơng trình này, bài khảo luận đã nói
đến bối cảnh lịch sử, những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn học thời
Tây Sơn với nhiều luận điểm sắc sảo, có tính khái quát cao về bộ phận văn học này.
Phần giới thiệu các tác giả văn học Tây Sơn được tiến hành công phu, nhất quán:
giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp sáng tác và thành tựu nổi bật của từng tác giả.
Bộ Ngơ Thì Nhậm - tác phẩm của tác giả Mai Quốc Liên (2001), gồm 2 phần:
khảo luận và giới thiệu tác phẩm. Ở phần khảo luận tác giả đã giới thiệu những đặc
điểm tư tưởng và thi pháp trong sáng tác của Ngơ Thì Nhậm. Phần giới thiệu tác
phẩm (gồm 4 tập):

(2)

Các tuyển tập này chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn ở mục tác giả văn học Tây Sơn.



8
Tập I [64]: Phần khảo luận về tác gia Ngô Thì Nhậm và giới thiệu các tập
Hàn các anh hoa; Bang giao hảo thoại.
Tập II [65]: Giới thiệu thơ và phú, gồm 7 tập thơ (Bút hải tùng đàm; Thuỷ
vân nhàn vịnh; Ngọc đường xuân khiếu; Cúc hoa thi trận; Thu cận dương ngơn;
Cẩm đường nhàn thoại; Hồng hoa đồ phả) và 10 bài phú (Ngơ Thì Nhậm để lại 17
bài phú).
Tập III [66]: Giới thiệu Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh - mang tính chất của
một tác phẩm triết học tơn giáo, nhiều tác giả viết, trong đó Ngơ Thì Nhậm với tư
cách chủ trì một thiền phái chủ trương kế tục thiền phái Trúc Lâm đời Trần.
Tập IV [67]: Giới thiệu Xuân thu quản kiến - bộ sách lớn, dài “ước chừng vài
mươi vạn chữ” của Ngơ Thì Nhậm và chính tác giả đề tựa bộ sách này.
Bộ Tinh tuyển văn học Việt Nam [34], tập V, quyển II, tác giả Nguyễn Thạch
Giang (chủ biên), cùng nhóm tác giả Nguyễn Lộc, Đặng Đức Siêu, Hoàng Hữu
Yên, giới thiệu 9 tác giả văn học Tây Sơn (Phan Huy Ích, Đồn Nguyễn Tuấn, Bùi
Dương Lịch, Nguyễn Đề, Ngơ Thì Trí, Ngô Ngọc Du, Lê Ngọc Hân, Nguyễn Huy
Lượng, Nguyễn Hữu Chỉnh) và những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả này.
Bộ giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam của tác giả Nguyễn Lộc [73], viết về
giai đoạn văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX (xuất bản
lần đầu, năm 1976) đã đặc biệt chú ý đến văn học Tây Sơn (trong khi đó các bộ giáo
trình khác thường chỉ nói một cách sơ lược). Tác giả đã bày tỏ quan điểm ấy ngay
trong lời nói đầu ở lần in thứ nhất cuốn Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ
XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX: “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế
kỷ XIX có người gọi là giai đoạn văn học Lê mạt- Nguyễn sơ. Cách gọi như thế vơ
hình trung đã bỏ qua văn học Tây Sơn”. Lưu ý này của tác giả cho thấy tầm quan
trọng của văn học Tây Sơn trong nền văn học dân tộc. “Thực ra nhà Tây Sơn tồn tại
trong một thời gian khơng dài, nhưng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của dân tộc
và cũng có một dấu ấn không thể bỏ qua trong lịch sử văn học dân tộc [73, tr.7].
Trong phần giới thiệu về các tác giả văn học Tây Sơn, tác giả có sự phân biệt

giới thiệu về các tác giả văn học tiền Tây Sơn như: Nguyễn Thiếp, Phạm Nguyễn
Du, Bùi Huy Bích; những tác giả sống dưới thời Tây Sơn thể hiện tinh thần thời đại


9
Tây Sơn như: Ngơ Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Huy Lượng, Vũ Huy Tấn,
Đồn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích; và những tác giả chống đối nhà Tây Sơn, như:
Phạm Thái, Trần Danh Án, Lê Duy Đản. Mỗi tác giả văn học đều được giới thiệu về
cuộc đời và những đặc điểm chính trong sáng tác của họ. Nội dung trình bày của
quyển sách cơ đọng nhưng bao qt và có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu văn
học giai đoạn này nói chung cũng như phần văn học Tây Sơn nói riêng. Mặt khác,
những đánh giá của tác giả cũng giúp cho phần nghiên cứu văn học Tây Sơn được
cụ thể, sâu sắc; nhất là đối với một số tác giả như Ngơ Thì Nhậm, Phan Huy Ích,
Đồn Nguyễn Tuấn được viết khá kỹ, giúp người đọc có thể hình dung đúng đắn về
diện mạo của văn học Tây Sơn.
Bộ Lịch sử văn học Việt Nam, tập III của các tác giả Lê Trí Viễn, Phan Cơn,
Đặng Thanh Lê, Phạm Luận, Lê Hoài Nam tái bản năm 1978, ở bài Khái quát văn
học Việt Nam từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX giới thiệu khuynh hướng
lạc quan của một số nhà nho thời Tây Sơn, gồm các tác giả Ngơ Thì Nhậm, Phan
Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Lê Ngọc Hân, Nguyễn Huy Lượng, Ngô Ngọc Du và những
tác phẩm tiêu biểu của những tác giả này [175, tr.21-22].
Những cơng trình trên đã có đóng góp rất lớn cho việc nghiên cứu, giới thiệu
Văn học Tây Sơn. Tuy nhiên về khái niệm này các nhà nghiên cứu đã dùng không
thống nhất:
- Khái niệm “Văn học Tây Sơn” chưa được làm rõ. Các nhà nghiên cứu chưa
chú ý phân biệt hai khái niệm “Văn học Tây Sơn” và “Văn học thời Tây Sơn”. Có
người viết sách đề là “Văn học thời Tây Sơn” nhưng thực chất lại nghiên cứu “Văn
học Tây Sơn” (Hoàng Thúc Trâm) và ngược lại (Phạm Văn Đang).
- Về khái niệm “Văn học thời Tây Sơn”, các nhà nghiên cứu cũng chưa có
quan niệm thống nhất. Có thể gặp các cách hiểu khác nhau: “Văn học thời Tây Sơn”

gồm các tác giả sống, viết trong thời Tây Sơn, ca ngợi Tây Sơn (Hoàng Thúc
Trâm); “Văn học thời Tây Sơn” chỉ những sáng tác của các nhà nho Tây Sơn có
khuynh hướng tư tưởng lạc quan (các tác giả Lê Trí Viễn, Phan Cơn, Đặng Thanh
Lê, Phạm Luận, Lê Hoài Nam); “Văn học thời Tây Sơn” bao gồm sáng tác của các


10
nhà văn sống trong thời đại đó và thuộc các khuynh hướng tư tưởng khác nhau
(Nguyễn Lộc).
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ những vấn đề đặt ra trong việc nghiên cứu văn học Tây Sơn, luận án
hướng tới giải quyết một số vấn đề sau:
- Xác định nội hàm khái niệm “Văn học Tây Sơn” cũng như phác thảo diện
mạo của bộ phận văn học Tây Sơn.
- Tìm hiểu nội dung chính, những vấn đề đặt ra trong các tác phẩm văn học
Tây Sơn, qua đó khẳng định những đóng góp của văn học Tây Sơn đối với văn học
dân tộc về phương diện nội dung, tư tưởng.
- Tìm hiểu những cái mới, những điểm đặc sắc về ngôn ngữ và thể loại của
văn học Tây Sơn, từ đó khẳng định những đóng góp của văn học Tây Sơn đối với
lịch sử văn học dân tộc về phương diện nghệ thuật.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Văn học Tây Sơn là bộ phận văn học của những nhà văn tham gia, cộng tác
với triều đại Tây Sơn, viết trong thời Tây Sơn và viết về phong trào nông dân Tây
Sơn và triều đại Nguyễn Tây Sơn, thể hiện tinh thần của triều đại nhà Nguyễn Tây
Sơn. Những nhà văn Tây Sơn gồm: Quang Trung- Nguyễn Huệ; Hoàng hậu Lê
Ngọc Hân; những người cộng tác ngay từ đầu với triều Tây Sơn như: Ngơ Thì
Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Hữu Chỉnh; và cộng tác ở thời điểm sau như:
Nguyễn Huy Lượng, Ninh Tốn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Đề, Vũ Huy Tấn,
Hoàng Nguyễn Thự, và cả Nguyễn Thiếp, Bùi Dương Lịch …
Văn học Tây Sơn có hai bộ phận: văn học chữ Hán và phần văn học chữ Nôm

( 1 ). Sáng tác của những tác giả văn học Tây Sơn có số lượng khá lớn: Khoảng gần
10 tập thơ của Ngô Thì Nhậm, 2 tập Dụ Am ngâm lục tập và Dụ Am văn tập và Cúc
thu bách vịnh của Phan Huy Ích, tập Hải Ơng thi tập của Đồn Nguyễn Tuấn….
Tuy nhiên, phần văn học Hán - Nôm trong văn học Tây Sơn cũng chưa được dịch

1

Bộ phận văn học dân gian Tây Sơn khá đặc sắc, nhưng đó là văn học ở vùng đất Tây Sơn (L.A, tr.
41), nên khơng tìm hiểu trong luận án này.


11
và giới thiệu đầy đủ. Vì thế, phần khảo sát của chúng tôi chủ yếu dựa vào phần văn
học Tây Sơn đã được giới thiệu gồm:
-

Tổng tập văn học Việt Nam, tập 9a và 9b

- Các hợp tuyển thơ
-

Các tuyển tập thơ của các tác giả văn học Tây Sơn được tuyển chọn và

giới thiệu
-

Các cơng trình khảo cứu

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về quá trình hình thành và khẳng định sự tồn tại của bộ phận văn

học Tây Sơn, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử, thông qua việc phân tích bối
cảnh lịch sử, những biến động về xã hội, đặc biệt những vấn đề lịch sử tác động đến
đời sống tư tưởng, nhận thức của con người, nhất là nhân sinh quan, thế giới quan
của tầng lớp trí thức tiến bộ và sự hình thành, phát triển của văn học Tây Sơn.
Phương pháp này được chúng tơi sử dụng nhất qn trong q trình nghiên cứu.
Để khẳng định những giá trị khái quát của văn học Tây Sơn về nội dung,
nghệ thuật và rút ra những vấn đề mang tính lý luận, chúng tơi sử dụng phương
pháp phân tích- tổng hợp. Sử dụng phương pháp này, chúng tôi vận dụng thành tựu
nghiên cứu của ngành văn học sử; những kết quả của khoa lý luận nghiên cứu văn
học, nhất là các mối liên hệ tác động giữa văn học và cuộc sống, mối quan hệ tác
động giữa nhà văn- tác phẩm- thời đại; những kiến thức trong bộ môn thi pháp, đặc
biệt thi pháp văn học trung đại.
Để khẳng định những đóng góp cụ thể của văn học Tây Sơn về nội dung và
nghệ thuật, chúng tơi sử dụng phương pháp phân tích- so sánh, cụ thể là đối chiếu
hệ thống đề tài- chủ đề và nội dung của bộ phận văn học chữ Hán, chữ Nôm trong
văn học Tây Sơn với bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nơm trước đó; so sánh về sự
phát triển ngôn ngữ và thể loại giữa văn học Tây Sơn với các giai đoạn văn học
trước đó, nhất là giai đoạn nửa cuối thế kỷ XV - nửa đầu thế kỷ XVIII; khi cần thiết,
luận án cũng tiến hành so sánh những vấn đề tương đồng ở các thời điểm khác nhau
trong văn học Tây Sơn để thấy rõ sự vận động phát triển của bộ phận văn học này.


12
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Qua việc nghiên cứu, chúng tơi mong muốn luận án có thể làm rõ hơn khái
niệm “văn học Tây Sơn”, đồng thời khẳng định những đóng góp của văn học Tây
Sơn ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Về nội dung, luận án tập trung phân tích khẳng định những nội dung chính
của văn học Tây Sơn như: tinh thần phê phán xã hội phong kiến suy tàn, tinh thần
lạc quan, tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc, ngợi ca người anh

hùng áo vải, tinh thần trách nhiệm của kẻ sĩ.
Về nghệ thuật, luận án tập trung phân tích, khẳng định sự phát triển ngơn ngữ
và các thể loại văn học dân tộc. Đó là sự khẳng định địa vị văn học chữ Nơm và
những đóng góp về thể loại của bộ phận văn học này. Bên cạnh đó, luận án cũng
phần nào phân tích, khẳng định những thành tựu nổi bật của bộ phận văn học chữ
Hán, đặc biệt là thể loại thơ và văn chính luận.
Với những cố gắng trên, chúng tôi hy vọng rằng luận án có thể trở thành một
tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc quan tâm về vấn đề này, đặc biệt là học sinh,
sinh viên.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Triều đại Tây Sơn và văn học Tây Sơn
Trong chương này, chúng tơi điểm qua tình hình lịch sử xã hội Việt Nam giai
đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, nêu những đặc điểm chính về
tình hình lịch sử và xã hội Việt Nam: sự suy thoái của chế độ phong kiến Việt Nam;
phong trào nổi dậy của nông dân phát triển khắp nơi, đặc biệt cuộc khởi nghĩa Tây
Sơn đã lật đổ các tập đoàn phong kiến từ Nam ra Bắc, đánh tan ngoại xâm, thiết lập
triều đại mới, mở ra viễn cảnh huy hoàng cho đất nước.
Cũng ở chương này, chúng tơi phân tích các sự kiện lịch sử tác động đến văn
học, nhận xét về tình hình sáng tác, giới thiệu về bộ phận văn học Tây Sơn và phân
tích cơ cấu các thành phần để phác hoạ diện mạo của bộ phận văn học này.
Chương 2: Những đóng góp về nội dung của văn học Tây Sơn
Ở chương này, chúng tơi trình bày những vấn đề sau:


13
- Tinh thần phê phán xã hội
- Tinh thần lạc quan
- Tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc
- Ngợi ca người anh hùng áo vải

- Tinh thần trách nhiệm của kẻ sĩ
Trình bày các nội dung trên, chúng tơi có sự kế thừa kết quả nghiên cứu về
văn học Tây Sơn đã được ghi nhận, đồng thời thơng qua việc phân tích những dẫn
chứng chọn lọc để làm rõ, khẳng định giá trị các nội dung trên. Bên cạnh đó, qua
nghiên cứu, chúng tơi đi đến khẳng định: tinh thần thời đại Tây Sơn làm nên sự đổi
mới cảm hứng sáng tác văn học.
Chương 3: Những đóng góp về ngơn ngữ và thể loại của văn học Tây Sơn
Ở chương này, chúng tôi nghiên cứu về ngôn ngữ và thể loại của văn học Tây
Sơn, cụ thể là khẳng định những thành tựu sau:
- Địa vị của chữ Nôm, văn học Nôm trong bộ phận văn học Tây Sơn.
- Sự tái sinh và đổi mới nhiều thể loại văn học.
Qua việc phân tích, khẳng định những đóng góp về ngơn ngữ, thể loại, chúng
tơi đi đến khẳng định: tinh thần dân tộc, dân chủ đã làm nên những đổi mới về ngôn
ngữ, thể loại.


14
Chương 1

TRIỀU ĐẠI TÂY SƠN VÀ VĂN HỌC TÂY SƠN
1.1. TRIỀU ĐẠI TÂY SƠN
1.1.1. Cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII
Đất nước Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII đã trải qua một q trình
biến động, suy thối dẫn đến khủng hoảng tồn diện.
Ở Đàng Ngồi, dấu hiệu suy thối của chế độ phong kiến Việt nam đã có
những biểu hiện ở thế kỷ XVI. Giai cấp thống trị chỉ lo củng cố chính quyền phong
kiến chun chế của mình và lao vào con đường tranh quyền đoạt vị. Mâu thuẫn
giữa vua Lê- chúa Trịnh ngày càng trở nên gay gắt. Càng về sau giai cấp phong kiến
càng bộc lộ bản chất thối nát, tàn bạo.

Ở nước ta, chế độ khoa cử trước đây vốn được coi trọng vì đó là cách thức
chủ yếu để tuyển chọn người có năng lực ra gánh vác việc nước. Nhưng từ đời
Trịnh Giang trở đi nhà chúa chơi bời xa xỉ, đất nước lại nhiều giặc giã, phải tìm
cách lấy tiền để giải quyết mọi cơng việc, vì thế việc bán phẩm hàm đã trở nên phổ
biến. Đây là việc làm sai lầm của triều Lê- Trịnh và cũng là một trong những
nguyên nhân khiến tệ nạn tham ơ hồnh hành trong xã hội. Ở trường thi, người thì
dùng sách, kẻ thi thuê, học trị và quan trường thơng đồng với nhau, trường thi trở
thành chợ thi. Quan lại đa số tàn bạo, xu nịnh, dốt nát và trở thành tai hoạ cho nhân
dân. Đáng sợ nhất là những hoạn quan,“trong triều đình và phủ chúa có đến bốn
năm trăm hoạn quan. Bọn chúng ngạo mạn, hách dịch và phi lí đến nỗi cả nước đều
căm ghét, ghê tởm cũng như kinh sợ chúng” [168, tr.323].
Chính sách thuế khố của triều Lê- Trịnh lại rất phi lý, tàn bạo. Năm 1721,
một nguyên tắc thu thuế mới được xác định là “lường trước số chi rồi sau mới định
số thu cho dân”. Như thế, sự đóng góp của người dân phải tăng lên một cách vô hạn
định để đáp ứng cho việc ăn chơi xa xỉ của giai cấp thống trị.


15
Về nông nghiệp, dưới triều Lê- Trịnh chế độ tư hữu ruộng đất phát triển
mạnh. Do vậy, ruộng đất tập trung dần trong tay giai cấp địa chủ. Làn sóng đấu
tranh của quần chúng dâng cao. Triều đình cũng can thiệp, nhưng dường như bất
lực, khiến một số đông nông dân rơi vào tình trạng phá sản, phải sống phiêu bạt.
Về công thương nghiệp, ngay từ thế kỷ XVII, kinh tế hàng hoá nước ta đã
phát triển. Trong ngành khai thác mỏ cũng đã xuất hiện một số công trường thủ
công nghiệp tập trung đến hàng trăm, hàng ngàn công nhân. Một số nơi đã xuất hiện
những xưởng thủ công, việc sản xuất ngày càng phát triển và nền kinh tế hàng hoá
ngày càng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế
ấy cũng phát triển một cách khó khăn vì thuế khố nặng nề.
Về chính trị xã hội, chế độ phong kiến triều Lê- Trịnh đã bộc lộ sự khủng
hoảng, thối nát đến cực độ. Chính quyền khơng từ bất cứ thủ đoạn hèn hạ nào để

bóc lột nhân dân đến tàn tệ để có tiền chi cho những việc xa xỉ. Khơng khí bất bình,
phản kháng xuất hiện ngay ở phủ chúa và lan rộng trong nhân dân.
Các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ và
Võ Trác nh ở đất Hải Dương; Hồng Cơng Chất, Võ Đình Dung ở Sơn Nam;
Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Diên ở Sơn Tây,… đều là những cuộc khởi nghĩa có
quy mơ lớn và tồn tại trong thời gian khá dài. Ở Thanh Hố, Nghệ An có Lê Duy
Mật. Trong các cuộc khởi nghĩa ấy, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu vốn
được xem là “tín hiệu” của phong trào nơng dân khởi nghĩa ở những năm cuối thế
kỷ XVIII.
Ở Đàng Trong, Trương Phúc Loan chuyên quyền lộng hành. Trương Phúc
Loan đã ngăn cản người con thứ hai của Vũ Vương nối nghiệp chúa và lập người
con thứ mười sáu của Vũ Vương mới mười hai tuổi lên ngôi, gọi là Định Vương
(tức chúa Nguyễn Phúc Thuần). Nguyễn Phúc Thuần cịn nhỏ khơng thể trị nước.
Tệ hại hơn, Nguyễn Phúc Thuần bị bọn quyền thần đẩy vào cuộc sống truỵ lạc, nên
mọi quyền hành đều trong tay Trương Phúc Loan. Trương Phúc Loan vốn là một kẻ
tham tàn, bạo ngược nên dưới quyền cai trị của hắn, nhân dân vô cùng khốn khổ.
Tuyệt đại đa số dân cư ở Đàng Trong từ Đàng Ngoài di cư vào (khoảng 5 thế
kỷ trước). Đàng Trong là đất đai mới khai phá. Nhưng họ Nguyễn đã chiếm đoạt kết


16
quả khai hoang của nơng dân để củng cố chính quyền cát cứ và tạo ra một giai cấp
đại địa chủ làm chỗ dựa cho vương triều. Hai thế lực vua quan phong kiến và đại
địa chủ đã câu kết với nhau để áp bức, bóc lột nhân dân. Người dân bị tước đoạt
ruộng đất, họ trở thành tá điền hay nông nô và rơi vào cuộc sống rất bi thảm. Họ đã
vùng lên phản kháng. Tuy nhiên, hình thức đấu tranh của họ mới chỉ mang tính chất
thụ động: phản ứng bằng cách bỏ vùng đất cũ, để khai thác vùng đất mới. Nhưng
cuối cùng thành quả lao động của họ cũng bị cướp đoạt và số phận của họ càng tồi
tệ hơn trước. Mặt khác, chính sách thuế khố của chính quyền họ Nguyễn rất phức
tạp với hàng trăm thứ thuế, việc đánh thuế lại không thống nhất, trong trưng thu hoa

lợi lại nảy sinh gian lận càng làm cho cuộc sống nhân dân thêm phần điêu đứng.
Nhận xét về chế độ tô thuế ở Đàng Trong, nhà sử học Lê Q Đơn đã viết: “Mỗi
năm có hàng trăm thứ thuế, mà trưng thu thì phiền phức, gian lận, nhân dân khốn
khổ vì cảnh một cổ hai trịng” [31, tr.257]. Nông dân khốn khổ trong cảnh “một cổ
hai tròng” càng khơi sâu mâu thuẫn gay gắt giữa họ và chính quyền phong kiến.
Từ giữa thế kỷ XVIII, nỗi khốn khổ của người dân càng gia tăng vì nạn mất
mùa, đói kém và chính sách kinh tế sai lầm. Từ năm 1760, ở Gia Định - vùng đất trù
phú nhất Nam Bộ cũng xảy ra nạn đói vì giá gạo tăng vọt. Từ năm 1768, xã hội rối
loạn, nhân dân càng trở nên thống khổ vì một sự sai lầm về chính sách tiền tệ. Tiền
kẽm được đúc tự do từ vua quan đến dân chúng đã gây nên tình trạng lạm phát tiền
tệ và đầu cơ lúa gạo gia tăng. Tình trạng này diễn ra từ Phú Xuân đến Ba Thắc.
Nền kinh tế công thương nghiệp ở Đàng Trong sinh sau đẻ muộn, nhưng vào
thế kỷ XVIII đã phát triển khơng thua kém Đàng Ngồi. Các thương nhân nước
ngồi coi Quảng Nam là xứ sở của vàng. Cịn Hội An là thương cảng lớn nhất Đàng
Trong có quan hệ kinh tế rộng rãi với nhiều vùng. Theo Lê Q Đơn, hàng hố ở đó
rất nhiều, dù hàng trăm tàu lớn chuyên chở một lúc cũng không hết được. Sự phát
triển của công thương nghiệp như thế lẽ ra là dấu hiệu của một xã hội phát triển,
nhưng thực tế nền kinh tế ấy cũng đang gặp những khó khăn. Chính quyền phong
kiến ra sức lợi dụng cơng thương nghiệp tăng cường bóc lột. Chính sách thuế khố
nặng nề, phức tạp của chính quyền họ Nguyễn đã kềm chế đáng kể sự phát triển
công thương nghiệp ở Đàng Trong. Mặt khác, chính quyền cịn ra sức hạn chế việc


17
bn bán với nước ngồi cũng khiến cho kinh tế hàng hố bị kìm hãm và gây ra sự
bất bình sâu sắc trong giới thương nhân và nhiều lần họ cũng đã nổi dậy đấu tranh.
Ở Đàng Trong, ngoài dân tộc Việt sống tập trung ở miền đồng bằng ven biển
hoặc trên sườn đông dãy Trường Sơn hay ở cao nguyên rộng lớn phía Tây, xen kẽ
vào các miền đồng bằng cịn có các dân tộc thiểu số. Tất cả các dân tộc thiểu số này,
trực tiếp hoặc gián tiếp đều phải chịu sự bóc lột của chính quyền họ Nguyễn. Họ

phải đóng thuế rất nặng, hoặc phải cống nạp các sản phẩm quý như sừng tê, ngà voi,
trầm hương, quế, sáp, mật ong,…Chính cuộc sống bị đè nén là nguyên nhân họ đã
nổi dậy chống lại chế độ phong kiến, như cuộc khởi nghĩa của người Chăm ở Thuận
Thành (thuộc Nam Trung bộ) và ở miền núi Quảng Ngãi. Đặc biệt càng về sau các
cuộc khởi nghĩa của họ có xu hướng liên kết với các phong trào nơng dân ở đồng
bằng để tăng cường sức mạnh đấu tranh. Như vậy, chính sự áp bức bóc lột tàn bạo
của chế độ phong kiến đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh trong quần chúng. Phong
trào nông dân nổi dậy rầm rộ ở nửa sau thế kỷ XVIII đã tạo những tiền đề thuận lợi
cho cuộc khởi nghĩa Tây Sơn- đỉnh cao của phong trào nông dân.
Khởi nghĩa Tây Sơn
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào mùa xuân năm 1771 ở ấp Tây Sơn
(thuộc phủ Qui Nhơn, tỉnh Bình Định), do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và
Nguyễn Lữ lãnh đạo. Xét về tính chất, đây là một cuộc khởi nghĩa nơng dân có yếu
tố thị dân, đồng thời cũng là phong trào đấu tranh để thống nhất đất nước.
Ấp Tây Sơn có thể coi như một tiền đồn di dân người Việt về phía Tây, sâu
vào trong xứ người Thượng. Tính chất tiền đồn di dân khiến người ta có thể suy
đốn họ Nguyễn đã áp dụng chính sách khai phá cổ truyền trên đất mới và tổ tiên
anh em nhà Tây Sơn đã có mặt ở vùng đất này. Sau đó, họ đã dời xuống Kiên
Thành- một địa điểm bên bờ sơng Cơn có vai trị quan trọng về kinh tế xã hội của cả
vùng. Dòng sông Côn cũng như những con sông nhỏ miền Trung khác nối liền đồng
bằng ven biển và miền núi, là nơi tập trung trao đổi sản vật trên rừng dưới biển. Đặc
biệt Kiên Thành được xem là trung tâm giao thương quan trọng của ba huyện Bồng
Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn, nơi tập trung phẩm vật từ các nguồn Kim Sơn, Đồng


18
Hươu, An Tượng…chuyển xuống Nước Mặn, Thị Nại để ra biển và cũng là chỗ
phân phối ngược lại những tài nguyên khai thác từ biển.
Trong khung cảnh hàng hoá lưu chuyển ấy, Nguyễn Nhạc đã chọn lấy một
phẩm vật quan trọng có liên quan đến sinh hoạt, tập quán của dân tộc là trầu nguồn

(3)

. Nhưng Nguyễn Nhạc không phải là một người bn bình thường, dường như

ơng đóng vai trị tổ chức, quản lý việc bn bán- một nhà buôn lớn trên thương
trường. Trong khung cảnh giao thương sầm uất, những tay buôn cùng thời với
Nguyễn Nhạc như Châu Văn Tiếp, Nguyễn Long, Phạm Văn Sĩ so với Nguyễn
Nhạc đều yếu thế hơn. Vì vậy, trong buổi đầu khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc đã nhanh
chóng thu phục được những người này. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy chính
trong vai trò tổ chức, quản lý, giao dịch đã luyện cho Nguyễn Nhạc một óc tổ chức,
chỉ huy, sự quảng giao cần thiết trong vai trò người lãnh đạo sau này.
Ngay từ buổi đầu, khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là “lấy của nhà
giàu chia cho người nghèo” đã đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, cổ vũ mạnh mẽ
tinh thần đấu tranh của người dân. Mặc dù triều đại Tây Sơn chỉ tồn tại trong một
khoảng thời gian ngắn ngủi (1789-1802), nhưng đã lập được nhiều chiến công oanh
liệt: lật đổ các triều đại phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn thống nhất đất nước; hai lần
đại phá giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi. Khởi nghĩa Tây Sơn là một bước ngoặt của
lịch sử thời đại. Điều này thể hiện ở q trình phơi thai, trưởng thành; những nét
mới ở tính chất, sự chuyển biến, phát triển làm nên nét đặc thù và tầm vóc của cuộc
khởi nghĩa tiến tới việc thiết lập triều đại Tây Sơn.
1.1.2. Thời đại Phục hưng của dân tộc
Ở cấp độ sử học khái quát, khi nói đến Tây Sơn, tức là nói đến triều đại nhà
Nguyễn Tây Sơn (cách gọi này để phân biệt với các khái niệm: Tây Sơn được hiểu
như một địa danh, Tây Sơn được hiểu như một phong trào nông dân, một cuộc khởi
nghĩa nông dân và cũng để phân biệt với triều Nguyễn Gia Long). Triều đại Tây
Sơn được hình thành và phát triển dựa trên một phong trào nông dân rộng khắp trên
(3)

Trầu nguồn: Thứ trầu của người Thượng lá to, têm được nhiều miếng, màu xanh lặc lìa, mềm
mại ngon hơn thứ trầu trồng ở các vườn. Nguyễn Nhạc buôn trầu, hiểu rộng ra: buôn qua các nguồn

lâm sản đi xuống, cá, muối, kim khí đi lên.


19
cả nước và đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng:
phong trào Tây Sơn phát sinh, phát triển và tồn tại trong một điều kiện lịch sử nhiều
biến động. Chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài hàng thế kỷ đã tàn phá
sức người, sức của, khiến cho thực trạng nghèo khổ cuả người dân càng trở nên bi
đát. Về mặt tư tưởng, Nho giáo đã thống trị đời sống tinh thần của dân tộc hàng
nghìn năm, khiến suy nghĩ của con người khó vượt ra khỏi những trang sách của
Khổng- Mạnh. Vì thế, khi Tây Sơn dựng nghiệp họ phải tiến hành hàng loạt những
cơng việc khó khăn: tổ chức lại đời sống cho nhân dân, xây dựng bộ máy chính trị,
quân sự, kinh tế, đặc biệt thay đổi tư tưởng xã hội. Có thể nói đó là cơng cuộc Phục
hưng đất nước một cách tồn diện về chính trị, qn sự, kinh tế, văn hoá cũng như
việc học tập kỹ thuật Châu Âu trên nền tảng văn minh dân tộc.
Trên nền chính trị đương thời đổ vỡ, nhà Tây Sơn từng bước xây dựng lại.
Giải quyết vấn đề đói nghèo cho nhân dân là việc làm đầu tiên Tây Sơn chú ý và
được quần chúng đón nhận. Hiện tại, người dân sống bằng lao động, gắn bó với
ruộng đất, nhưng họ lại khơng có quyền sở hữu. Ngun nhân vì các quan lại,
cường hào, địa chủ dưới thời Lê mạt đã dùng uy quyền, bằng nghề cho vay nặng lãi
và đổi trắng thay đen ở các sổ bộ, lợi dụng tình thế rối ren của chiến tranh để chiếm
đoạt ruộng đất công tư khắp nơi. Nhân dân trở thành tá điền phải lĩnh canh, nộp tô
tức rất nặng nề. Ngay từ khi dựng cờ đào, Tây Sơn đã đề ra tôn chỉ là “thâu lại
ruộng đất” để chia lại cho dân nghèo. Khi chính quyền Lê- Trịnh bị tiêu diệt, trả lại
ruộng đất cho dân cày và chiêu hồi đồng bào lưu vong về cố lý tăng gia sản xuất trở
thành một trong những chính sách quan trọng của nhà Tây Sơn. Chính sách này đã
tạo điều kiện phát triển cho tiểu nơng- tầng lớp đơng đảo và có ảnh hưởng lớn đối
với công thương nghiệp.
Bên cạnh việc phục hồi nơng nghiệp bằng chính sách ruộng đất hợp lý, nhà
Tây Sơn cũng rất chú ý đến công thương nghiệp. Các thương cảng được mở rộng,

việc bn bán với nước ngồi được tự do, khơi phục nền kinh tế hàng hố bấy lâu bị
vua quan hạn chế. Những cải tổ đó không quá mới mẻ, cũng không thật lớn lao
nhưng thực sự lại rất quan trọng, góp phần ổn định, nâng cao cuộc sống cho người


20
dân. Việc làm của Quang Trung- Nguyễn Huệ thể hiện một đường lối chính trị, kinh
tế vừa thực tiễn vừa sâu sắc.
Song song với những cải tổ đó, Tây Sơn tiến hành xây dựng lực lượng quân
sự hùng hậu. Phải thừa nhận rằng triều đại Tây Sơn đã thiết lập, huấn luyện được
những đội quân tinh nhuệ, hùng mạnh dưới sự điều khiển của người anh hùng
Nguyễn Huệ. Sức mạnh quân sự của triều đại khiến vua Quang Trung đã nghĩ đến
việc đánh Trung Quốc để đòi lại đất cũ. Vì thế, Tạ Chí Đại Trường trong “Nguyễn
Huệ trong chế độ quân chính Tây Sơn” đã nhận xét về thiên tài qn sự của Quang
Trung khơng thua kém gì Napoléon [160, tr.38].
Thực ra, đất Việt trong những năm tháng đó là thời kỳ “qua phân”, “quần
hùng tranh thiên hạ”, mỗi cá nhân nổi dậy đều phải giành đất tranh dân, đồng thời
phải có lực lượng quân đội để khẳng định sức mạnh, bảo vệ chính mình và mở rộng
ảnh hưởng. Tây Sơn khơng ngồi ngoại lệ đó. Uy thế, sức mạnh quân sự Tây Sơn
chi phối, quyết định sự thành công trong nhiều hoạt động của triều đại. Điểm nổi
bật của quân đội Tây Sơn là kỷ luật quân đội thể hiện chính nghĩa, trước sau thống
nhất ở cương lĩnh được xây dựng từ những ngày đầu khởi nghĩa cho đến khi xây
dựng thành công nghiệp lớn.
Theo nguồn tài liệu của các giáo sĩ phương Tây- những người thân Nguyễn
Ánh, dù thuộc phe đối lập với Tây Sơn, gọi Tây Sơn là bọn “cướp” ở trên núi,
nhưng vẫn phải thừa nhận, khen ngợi chính nghĩa của quân đội Tây Sơn:
Lúc này (1773), chúng (chỉ những người lính Tây Sơn) di chuyển ở ranh giới
giữa tỉnh Phú Yên và Qui Nhơn. Giữa thanh thiên bạch nhật chúng đi xuống
chợ búa võ khí cầm tay, nhóm này cầm kiếm, nhóm khác đem tên, nhóm
khác vác súng. Chúng khơng phá phách ai hết, không sát hại người, cũng

không tước đoạt sản nghiệp của quần chúng. Ngược lại, chúng muốn hết thảy
đều có tinh thần bác ái, bần dân gọi chúng danh hiệu là “kẻ cướp có nghĩa và
từ thiện” [106, tr.42-43].
Có thể nói trong những ngày đầu khởi nghĩa, mọi hoạt động đều được quân
đội Tây Sơn thực hiện một cách nghiêm minh, hiệu quả vì quyền lợi của nhân dân:
lật đổ chính quyền ở các địa phương, phóng thích các phạm nhân cũ, bắt các làng


21
thề phải trung thành với Tây Sơn, đem các giấy tờ công chứng, thủ bản của nhà vua
đốt giữa chợ… Viết về điều này, ngay cả các tài liệu nước ngồi cũng thể hiện cái
nhìn cơng tâm, thiện cảm với quân đội của người anh hùng áo vải.Trong một bức
thư của ông Le Roy gửi cho Veren và các giáo sĩ khác tại Nam Kỳ đã phản ánh về
việc quân Tây Sơn ra lấy Bắc Hà:
Ngày 16.7 quân địch [TS] (Tây Sơn), được kẻ phản nghịch Coũ Chỉnh (Cống
Chỉnh) chỉ huy đã tới, bằng rất nhiều thuyền bè, cách trường của chúng tôi ở
Kẻ Vinh một ngày đường. Chúng đi rất nhanh. Có vài người lính của một đại
thần Bắc Hà đã bắn vào quân Nam Hà. Nhưng sau đó quân này vẫn giữ trật
tự cho tới khi đến một thị trấn lớn tên là Vị Hồng nơi có một vựa gạo mới
được đem từ Nam Hà ra. Quan quân Bắc Hà liền bỏ trốn và “địch” liền chiếm
tất cả các đồn và kho của vương quốc. Nhưng họ không làm hại ai và vẫn
trọng công lý ở khắp nơi. Dân chúng thấy họ cư xử nhân đạo như vậy chỉ chê
cười “quân giặc” mà không ai nghĩ tới việc ngăn chặn họ tới Hiến Nam”
[189,tr. 229] (4) .
Tuy nhiên, trong hàng ngũ võ tướng của Nguyễn Huệ cũng có người sai
phạm. Những việc làm tàn bạo của Vũ Văn Nhậm được miêu tả trong Hồng Lê
nhất thống chí [170]; hoặc những dòng nhật ký của một linh mục ghi lại những sự
kiện đã xảy ra trong địa phận giáo hội Bắc Kỳ về chính trị, dân sự, tơn giáo từ tháng
8.1787 đến trung tuần tháng 10.1788, đã cho thấy những việc làm xấu xa của Tiết
chế Nhậm, những phiền nhiễu của quân lính Tây Sơn ở Bắc Hà. Đồng thời các tác

giả cũng cho thấy sự phẫn nộ của Quang Trung trước những hành động ấy: ông đã
gọi Nhậm là “ác quỷ và lập tức kéo quân ra Bắc trừ Nhậm [189, tr.205].

(4)

Nguyên văn: On July, 16th the enemy [TS] with the help of the traitor Cõu Chinh - the comander,
came along with lost of warships at a day walking from oue school in Ke Vinh. They moved very
fast with several sodiers of a Northern highranking madarin, shot at the Southern troops. However,
the troop were still in order after that when arriving in a big twon called Vi Hoang, where these is a
new rice stock that was transported from the South. Northern imperial troop immediately wen away
and the enemy occuppied all military postes and stocks pf the kingdom. But they didn’t harm
anyone and showed their respect in justice every where . People recognized their good behaviours ,
so they just laughed at them as “the enemy’ without thinking of their arrivals to Hien Nam.


22
Là người lãnh đạo, Quang Trung rất thấu hiểu sức mạnh của kỷ luật quân đội;
đặc biệt trong những ngày đầu khởi nghĩa, xây dựng cơ nghiệp vua Quang Trung đã
ban hành luật lệ trong quân đội, trong đó điều 5 qui định:
Nếu mỗi khi thuộc hạ quan chỉ huy chi đội đi đuổi bắt kẻ gian, đáng lẽ phải
bảo vệ và che chở dân vô tội và hiền lành, họ lại cưỡng đoạt của cải của dân
gian, cưỡng bức đàn bà con gái, hay cướp phá những nơi họ đi qua… Vậy ta
ra lệnh cho các sĩ quan phải cơng bố trong binh đội hay qn đồn điều mình
nghiêm cấm: khơng được lấy bất kỳ vật gì của dân dù là một ngọn cỏ như ta
đã không ngớt tuyên cáo trước đây [189, tr. 215] (5)
Có thể nói triều đại Tây Sơn đã dành rất nhiều thời gian để huấn luyện binh
sĩ, rèn luyện võ nghệ. Quân đội Tây Sơn là những đoàn quân dũng cảm, tinh nhuệ,
thiện chiến, ý thức kỷ luật cao. Tinh thần kỷ luật và vẻ đẹp tâm hồn con người Việt
Nam đã giúp họ nhanh chóng trưởng thành đúng như lý tưởng của người anh hùng
“áo vải cờ đào, giúp dân dựng nước”. Đó là nét đẹp của quân đội nước Nam triều

Tây Sơn.
Quân đội triều Tây Sơn đông về số lượng, đa dạng về quân chủng, tổ chức
quy củ, trang bị kỹ thuật đầy đủ: “Quân đội được chia thành đạo, cơ, đội. Đạo thống
lĩnh cơ, cơ thống lĩnh đội, cơ đội nào theo cơ đội ấy, bắt phải diễn tập luôn luôn”
[55, tr.145]. Quân đội được võ trang bằng dao găm, giáo mác, súng điểu thương, rất
nhiều súng ngắn có miệng loe ra kiểu súng thế kỷ XVI của Tây phương. Trong
chiến đấu, họ chiếm được rất nhiều vũ khí của đối phương, nghĩa là họ đã có cơ hội
sử dụng và học tập kỹ thuật quân sự Châu Âu (6) .
Trong phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, triều Tây Sơn cũng đạt được
những kết quả bước đầu. Ngồi chính sách phục hồi, phát triển nơng nghiệp, triều
Tây Sơn cịn chú trọng đến phát triển công thương nghiệp. Vua Quang Trung chủ
(5)

If when the subordiate commander led the battalion to arrest the evil-doer, they sould have
protected the innocent and good people. In fact, they carried of people’s properties by force,
violated the females, or robbed the places where they arrivet … therefor, I oderred officers to
announce our banned rule in the army or troop! “Do not take anything from people even though it
is a blade of grass as used to annouced”
(6)
Quân Tây sơn chỉ trong trận Bến Ván (1774) đã lấy được 45 con voi, nhiều vũ khí trong đó có 82
khẩu đại bác mà người Anh, người Hoà Lan cho chúa Nguyễn để giữ thành.


23
trương khuyến khích phục hồi và mở rộng các làng thủ công. Tác phẩm Tụng Tây
Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng đã thể hiện điều đó: “Lị Thạch Khối khói tuôn
nghi ngút”, “Thoi oanh nọ ghẹo hai phường dệt gấm, Lửa đóm nhen năm xã gây
lị”, “Chày n Thái nện trong sương loảng choảng” hoặc “Rập rềnh cuối bãi đuôi
nheo, thuyền thương khách chen buồm bươm bướm”…
Đối với lĩnh vực ngoại thương, triều Tây Sơn đã có những chính sách tích

cực. Nguyễn Nhạc đã đích thân mời Chapman- một thương gia nước ngồi vào
bn bán. Ơng đưa ra một thuế biểu: mười ngàn quan cho một chiếc tàu ba cột
buồm, bảy ngàn quan cho tàu hai cột buồm và bốn ngàn quan cho những chiếc nhỏ
hơn [150, tr. 103]. Ở vùng biên giới Việt- Trung, vua Quang Trung đã đề nghị nhà
Thanh cho thương nhân hai nước được qua lại buôn bán một cách tự do, thuận lợi.
Song song với việc chấn hưng kinh tế, triều đại Tây Sơn rất chú ý đến việc
phát triển văn hoá, giáo dục.
Cũng như các triều phong kiến khác, triều đại Quang Trung vẫn đề cao Nho
giáo, đồng thời tỏ ra rộng rãi với các tôn giáo khác: một số chùa được phục hồi, tu
bổ; các giáo sĩ Thiên Chúa giáo được tự do, tôn trọng nếu họ thực sự chỉ làm những
công việc truyền đạo. Việc làm này có dụng ý chính trị sâu sắc, đồng thời thể hiện
tính chất tiến bộ của triều Tây Sơn.
Chữ Nôm được đề cao, nâng thành vị trí chữ viết chính thức của dân tộc.
Theo qui định của vua Quang Trung, các chiếu, chỉ, mệnh lệnh, văn tế, thư từ của
nhà nước đều phải viết bằng chữ Nôm. Chữ Nôm cũng được đưa vào giáo dục, khoa
cử. Năm 1791, nhà vua cho thành lập viện Sùng Chính, mời La Sơn Phu Tử Nguyễn
Thiếp làm Viện trưởng để dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm. Vua Quang Trung
còn ban Chiếu lập học, lệnh cho các xã thành lập nhà xã học, chọn người tài đức
làm thầy giáo. Năm 1789, ở Nghệ An triều đại Tây Sơn mở một khoa thi đầu tiên và
duy nhất là khoa Tuấn sĩ để chọn nhân tài cho vương triều mới, thí sinh phải thi thơ
phú bằng chữ Nơm. Chính sách trọng dụng chữ Nôm khẳng định triều Tây Sơn ý
thức sâu sắc xây dựng nền văn hoá dân tộc, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Chỉ trong một thời gian ngắn, chính sách về chính trị, kinh tế, văn hố giáo
dục của vua Quang Trung đã thể hiện nỗ lực lớn lao của ông trong việc phục hồi,


24
phát triển kinh tế và khát vọng mãnh liệt đưa đất nước vươn lên tầm cao mới của
thời đại.
1.1.3. Tụ nghĩa dưới cờ đào, xây dựng triều đại vẻ vang

Mong muốn xây dựng triều đại vững mạnh, đất nước phồn vinh, nhân dân
hạnh phúc, Quang Trung ý thức rõ ràng, sâu sắc về lực lượng cộng tác với mình. Đó
phải là những con người tài năng, đạo đức. Đối tượng nhà vua chú ý là giới trí thức,
đặc biệt các sĩ phu Bắc Hà. Việc nhà vua thu phục Nguyễn Thiếp, Nguyễn Hữu
Chỉnh, Ngơ Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Đồn Nguyễn Tuấn, Ninh Tốn,… minh
chứng xác đáng điều này. Và thực sự họ đã góp nhiều cơng sức xây dựng triều Tây
Sơn ngay từ buổi đầu cho đến khi hưng thịnh. Điều này cũng khẳng định lòng quý
trọng hiền tài và khát vọng dựng xây triều đại mới tiến bộ của nhà vua. Có thể tìm
hiểu ba trường hợp tiêu biểu sau đây:
Nguyễn Thiếp: Theo gia phả của dòng họ, Nguyễn Thiếp tự là Khải Xuyên,
người làng Nguyệt Ao, huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh, đậu Tam trường khoa thi
Hội, làm quan tri huyện Thanh Chương- Nghệ Tĩnh. Năm 1769 chán cảnh vua tôi
nhà Lê - Trịnh, ông từ quan về ở ẩn dưới núi Thiên Nhẫn, cày ruộng, đọc sách, dạy
học, nổi tiếng giỏi khắp vùng, được mệnh danh là La Sơn Phu Tử. Trả lời câu hỏi về
nhân tài nước Nam của Trần Văn Kỷ, Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm nói: “Đạo
học sâu xa thì Lạp Phong xử sĩ (tức Nguyễn Thiếp); văn chương phép tắc thì Thám
hoa Nguyễn Huy Oánh; còn thiếu niên đa tài, đa nghệ thì có Nguyễn Huy Tự” [95,
tr.174]. Điều đó cho thấy tài học và uy tín của Nguyễn Thiếp đối với sĩ phu Bắc Hà,
đồng thời chúng ta cũng hiểu vì sao Nguyễn Huệ rất kính trọng, ưu ái Nguyễn
Thiếp. Chỉ riêng điều này thơi cũng đủ khẳng định tầm nhìn chiến lược của người
anh hùng.
Trên đường tiến quân ra Đàng Ngoài, riêng năm 1787, Nguyễn Huệ đã ba lần
đem lễ vật và thư ra mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân giúp việc. Lời lẽ trọng vọng
hết mực, nhưng cả ba lần Nguyễn Thiếp viết thư từ tạ không vào.
Tháng 5.1788, trên đường ra Bắc Hà, Nguyễn Huệ dừng chân ở núi Nghĩa
Liệt, cho mời Nguyễn Thiếp ra gặp. Phải gặp Nguyễn Huệ một cách bất đắc dĩ,
Nguyễn Thiếp vẫn chưa nhận giúp việc gì. Khi Nguyễn Huệ kéo đại binh ra đánh


25

quân Thanh xâm lược, chính nghĩa sáng ngời, Nguyễn Thiếp mới nói lên suy nghĩ
của mình: “Chúa cơng ra đó khơng q mười ngày sẽ bình được giặc Thanh”. Sau
chiến thắng, Nguyễn Huệ viết thư cho Nguyễn Thiếp mời vào Phú Xuân lần nữa với
lời cám ơn: “Người xưa bảo rằng một lời nói mà dấy nổi cơ đồ, lời tiên sinh quả có
thế thật”. Nguyễn Huệ thấu hiểu nỗi lòng và ý thức sâu sắc tài học uyên thâm của
Nguyễn Thiếp đã đặt ơng ở vị trí xứng đáng để ông đem tài năng giúp nước giúp
đời; sau này Nguyễn Thiếp khơng ân hận gì về lịng “cơ trung cố chấp” phong kiến
của mình.
Việc Nguyễn Huệ thu dùng Nguyễn Hữu Chỉnh, cũng chứng tỏ Nguyễn Huệ
có tầm nhìn xa trơng rộng. Dù sau này Nguyễn Hữu Chỉnh có lịng phản nghịch,
nhưng nhà Tây Sơn cũng phải ghi nhận công lao to lớn của ông trong buổi đầu dựng
nghiệp. Sự am hiểu sâu sắc của Nguyễn Hữu Chỉnh về tình hình Bắc Hà, những đề
xuất phù hợp của ơng đối với kế hoạch tiến quân của Nguyễn Huệ, bài Hịch Tây
Sơn làm nức lịng qn dân đã góp phần khơng nhỏ vào thành công mỹ mãn của
Nguyễn Huệ khi tiến quân ra Bắc.
Ý thức sâu sắc về tài năng, chí khí của mình, văn võ đều ở tầm cao, tính cách
lại hào hiệp, giao du rộng, ứng biến nhanh, khát vọng lớn, Nguyễn Hữu Chỉnh đâu
chịu nép mình dưới bóng ai. Nguyễn Hữu Chỉnh đã từng mơ ước làm chim bằng
tung cánh. Kế hoạch của ơng rất táo bạo. Tình thế rối loạn, ông bàn bạc cùng
Nguyễn Tá Dao - trấn thủ Nghệ An - nhân cơ hội ấy nổi dậy chiếm cứ một vùng tuỳ
cơ hành động; nếu kế hoạch khơng thành thì bỏ nước mà đi. Khi kinh đơ có biến,
Nguyễn Hữu Chỉnh đã cùng gia đình xuống tàu vượt biển vào Qui Nhơn với
Nguyễn Huệ. Việc Nguyễn Hữu Chỉnh vào Qui Nhơn rất quan trọng đối với sự
nghiệp nhà Tây Sơn. Đó là sự tập trung, hợp tác những năng lực làm gãy đổ nhanh
cơ cấu chính trị đương thời. Đó là sự tiếp sức, làm đổ vỡ nốt cái thế phân tranh cũ
đã kéo dài hơn 200 năm!
Bên cạnh Nguyễn Thiếp, Nguyễn Hữu Chỉnh, thì Ngơ Thì Nhậm- gương mặt
đặc biệt của sĩ phu Bắc Hà có đóng góp lớn lao cho sự rạng rỡ vương triều Tây Sơn
là. Ông đỗ tiến sĩ năm 1775, nổi tiếng người đa tài được chúa Trịnh Sâm khen “tài
học bất tại nhân hạ” (tài học không dưới ai).



×