Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Chữa biếng ăn ở trẻ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.19 KB, 5 trang )

Chữa biếng ăn ở trẻ

Theo y học cổ truyền, chứng biếng ăn ở trẻ em thuộc phạm vi các bệnh
tỳ, vị, do 3 nguyên nhân chủ yếu là ăn uống tích trệ, vị nhiệt, tân dịch thương
tổn và tỳ khí hư nhược. Tùy theo từng nguyên nhân, cách điều trị có khác
nhau.

Do ăn uống tích trệ:
Những trẻ này thường có biểu hiện: hôi miệng, rêu lưỡi dày bệu, bụng
chướng ấm ách, ngủ không yên, hay mê man, đại tiện bất thường, phân khắm.

Dùng bài thuốc sau:
Kê nội kim (màng mề gà) 30g rửa sạch, phơi khô, sao vàng rồi tán thành
bột. Khi dùng, thêm chút đường kính vào trộn đều để uống. Ngày dùng 2-3 lần,
mỗi lần 0,5g (với trẻ dưới 3 tuổi), 1g (với trẻ 3-5 tuổi) và 1,5g (với trẻ từ 6 tuổi trở
lên). Dùng liên tục trong 7 ngày.
Do vị nhiệt, tân dịch thương tổn: Biểu hiện của thể bệnh này là chất lưỡi
đỏ, vài ba ngày mới đi đại tiện một lần, phân khô táo.

Bài 1:
Cà bát tươi 1 quả (khoảng 150g) rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái nhỏ, để cả hạt, ép
lấy nước uống, ngày uống 2 - 3 lần. Uống trong 3 ngày.

Bài 2:
Ô mai 5g, thạch hộc tươi 10g, lô căn tươi 30g, sắc nước uống thay trà nhiều
lần, dùng chữa mùa hè trẻ chán ăn, vị nhiệt, tân dịch hao tổn.

Do tỳ khí hư nhược: Thường kèm theo lưỡi nhạt màu, phân hơi nát hay bị
tiêu chảy.

Bài 1:


Thịt lươn 250g, màng mề gà 6g. Lươn dùng muối tuốt cho hết nhớt, mổ bỏ
hết phủ tạng rửa sạch, thái thành từng khúc. Màng mề gà sao khô tán nhỏ thêm
chút muối và gia vị trộn đều với thịt lươn hấp chín, có thể làm thức ăn cho trẻ trên
3 tuổi.

Bài 2:
Bột thịt cóc 10g nên mua ở các cơ sở y tế, lòng đỏ trứng gà 2 cái, chuối ngự
12g, chuối sấy khô nhưng còn dẻo, giã nhuyễn thêm trứng gà đánh tan, sấy khô tán
bột. Ba thứ trộn lại giã nhuyễn sấy khô đóng thành viên hoặc cho vào lọ ăn dần.
Trẻ em dưới 1 tuổi uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê, trẻ em trên 3 tuổi mỗi
lần 3 thìa cà phê.

Bài 3:
Cá diếc 100g, ý dĩ nhân 30g, cùng nấu canh, có thể ăn 3 - 5 ngày liền, dùng
chữa tỳ vị hư nhược.

Ngoài việc sử dụng các món ăn - bài thuốc trên, chúng ta cần phải:

- Cho trẻ ăn uống đúng giờ, ăn có mức độ, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa,
giàu dinh dưỡng, ấm và nấu nhừ.

- Không cho trẻ ăn quá no, không cho trẻ ăn những thức ăn sống lạnh,
những món xào nấu quá béo.

- Khi trẻ bắt đầu hồi phục cần tăng lượng thức ăn từ ít đến nhiều. Chia làm
nhiều bữa nhỏ để trẻ có thể ăn hết suất giúp hấp thụ được hết chất dinh dưỡng của
món ăn nhằm, tăng sức đề kháng với bệnh tật.

×