Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Kỹ năng và tầm quan trọng trong giao tiếp phần 4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.98 KB, 4 trang )

Kỹ năng và tầm quan trọng trong giao tiếp
phần 4

IV. Kỹ năng đọc:
Đọc là một kỹ năng đáp ứng đem lại nhiều lợi ích như: Có thông
tin, biết được những ý tưởng mới, nâng cao sự hiểu biết. Biết đọc
bao hàm sự phán đoán, sự tóm lược và sự tập trung tinh thần. Cần
cải tiến sự lĩnh hội do đọc và tốc độ đọc của ban.
a) Sự lĩnh hội do đọc:
Trở ngại chính cho sự lĩnh hội là khi đọc không tiếp xúc với người
viết, nên điều cất yếu là phải thực hiện một cuộc đối thoại tưởng
tượng với người viết. Đó là sự đọc tích cực Có hai phương pháp để
đọc tích cực: (l) đặt câu hỏi và (2) dùng những kỹ thuật gợi nhớ.
Đặt câu hỏi:
Câu hỏi có thể là những câu trắc nghiệm trí nhớ đơn giản cho đến
những lời đánh giá phức tạp và những quyết định.
Có thể đặt những câu hỏi loại sau đây:
Câu hỏi để ghi nhớ nhằm nhớ lại thông tin.
Câu hỏi để giải thích.
Câu hỏi phân tích.
- Câu hỏi tổng hợp gom thông tin lại để tạo ra ý tưởng mới.
Câu hỏi lượng giá đòi hỏi phán đoán.
Có thể đặt câu hỏi trước khi, trong khi và sau khi đọc Trước khi
đọc, tự hỏi đọc nhằm mục đích gì; trong khi đọc chuyển vấn đề
thành câu hỏi; đọc hết.tài liệu nên đặt câu hỏi về giá trị của nó, về
sự áp dụng và sự liên quan của nó đối với những điều dã biết.
Sử dụng những kỹ thuật giúp trí nhớ.
Những kỹ thuật giúp trí nhớ có thể gồm ba phần: bố cục, ghi chú
và tóm tắt.
Để nhớ một điều gì phải bố cục theo cách nào đó, nghĩa là xác định
ý nghĩa theo những bình diện khác nhau: kết luận, ý tưởng chính


và chi tiết chưng minh.
Có thể bố cục như thế nào? Có thể bố cục trong từ nhớ, viết ra một
giản đồ trên giấy, hoặc đánh dấu ngay trên tài liệu.
Kỹ thuật giúp trí nhớ thứ hai là chú thích. Dùng các ký hiệu (vòng
tròn, đường gạch, dấu ngoặc, ngôi sao v.v...) để phân biệt những
bình diện quan trọng khác nhau khi .ghi chú.
Kỹ thuật cuối cùng để ghi nhớ là tóm lược. Một bản tóm lược bao
gồm kết luận và những ý tưởng chính. Tóm lược có thể nhẩm trong
trí, bằng miệng hoặc viết ra, chỉ

viết tóm lược nếu tài liệu thật quan trọng.
Khó khăn chính mà những kỹ thuật này không giải quyết được là
sự thiếu thời gian để đọc.
b) Tốc độ đọc:
Tốc độ đọc bình quân là 250 từ một phút. Do thiếu thời gian nên
phải tìm phương pháp mới để đọc.
Bí quyết đọc có hiệu quả là sự mềm dẻo, nghĩa là phải đọc những
tài liệu khác nhau với tốc độ khác nhau. Không nên đọc thật nhanh
bất cứ tài liệu gì và Cũng đừng bận tâm đọc kỹ mọi thứ...
- Có một phương pháp để phát triển tính mềm dẻo là phương pháp
SARAS (Survey, Analysis, Read ạt Appropriate Speed - Khảo sát,
phân tích và đọc với tốc độ thích hợp).
Khảo sát, có nghĩa là xem xét trước tài liệu bằng cách đọc tóm tắt
kỹ lưỡng và lướt nhanh qua tất cả các lần còn lại. Khi kháo sát chỉ
đọc: phần đầu, phần cuối và bố cục
- Khảo sát như,vậy có lợi gì ? Nó giúp cho việc hiểu tất nhanh
cấu trúc tổng quát và những điểm chính trước lâu đọc tài liệu.
Sau đó có thể xác định mục đích, tốc độ và thời gian đọc. ~ ~
- Phân tích. Căn cứ vào sự khảo sát, . có thể quyết định xem có
đáng bỏ thì giờ để: (l) đọc toàn bộ tài liệu (2) chỉ đọc vài

phần của tài liệu hoặc (3) không đáng đọc chút Nếu quyết
định đọc, cần xác định mục đích đọc: để biết ý chính thôi?
Để biết những chi tiết cá biệt? Chỉ đọc
một phần tài liệu?
Đọc với tốc độ thích hợp:
Có ba tốc độ đọc cơ bản: đọc lướt qua, đọc bình thường và đọc kỹ
lưỡng.


×