Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.62 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT TÂN HIỆP. ĐỀ THI CHUYỂN CẤP Năm học: 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề). THIẾT LẬP MA TRẬN. Ma trận đề: Cấp độ Tên chủ đề. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng Cấp độ thấp. Chủ đề 1: Tiếng Việt. Cấp độ cao. Xác định đúng các thành phần biệt lập 1 1 10%. Số câu Số điểm Tỉ lệ %. Cộng. 1 1 10%. Thuộc lòng Chủ đề 2: Văn khổ thơ cuối học bài thâ "Sang thu" Số câu Số điểm Tỉ lệ % Chủ đề 3: Tập làm văn - Tạo lập đoạn văn - Tạo lập văn bản nghị luận văn học Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Tổng số điểm. 1 1 10%. 1 1. 1 1 10%. 1 1. - Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật văn học - Cảm nhận về bài thơ "Viếng lăng Bác" 2 8 80% 2 8. 2 8 80% 4 10.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tỉ lệ %. 10%. 10%. 80%. ĐỀ BÀI: Câu 1 ( 1 điểm): Chép lại nguyên văn khổ cuối bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Câu 2 ( 1 điểm): Chỉ ra và nói rõ tên các thành phần biệt lập trong các câu sau: - Bác Hồ ơi, toàn thắng về ta! Chúng con đến xanh ngời ánh thép Thành phố tên Người lừng lẫy cờ hoa. (Tố Hữu) - Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao – Lão Hạc) Câu 2 (2 điểm): Viết 1 đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) theo cách diễn dịch trình bày nhận xét của em về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi"(Lê Minh Khuê) Câu 3 (6 điểm): Cảm nhận về bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CHẤM Câu 1 ( 1 điểm): Vẫn còn bao nhiêu nắng Đó vơi dần cân mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. ( Hữu Thỉnh – Sang thu) Lưu ý: - Chép đúng hoàn toàn 1,0 điểm - Sai 2 lỗi chính tả………………………… trừ 0, 25 điểm/ lần Thiếu dấu chấm cuối khổ thơ…………… trừ 0,25 điểm Sai ( hoặc thiếu, thừa) 1 từ……………… trừ 0,25 điểm Không xuống dòng………………...…….trừ 0,25 điểm Câu 2 ( 1 điểm): * Yêu cầu: Chỉ ra đúng các thành phần biệt lập trong các câu thơ văn.. * Cho điểm: - Thành phần gọi đáp ( 0,25 điểm): Bác Hồ ơi! ( 0,25 điểm). 100%.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thành phần phụ chú ( 0,25 điểm): tôi nghĩ vậy ( 0,25 điểm) Câu 3 (2 điểm): - Về nội dung (1,25 điểm): + Phương Định là 1 nữ thanh niên xung phong dòng cảm, kiên cường, lạc quan trong chiến đấu + Tâm hồn trong sáng, mộng mơ, hồn nhiên + Giàu lòng yêu thương gắn bó với đồng đội - Về kĩ năng: Viết đúng đoạn văn diễn dịch. Câu 1 là câu chủ đề nêu ý khái quát toàn đoạn. Các câu còn lại triển khai ý nhánh, cụ thể (0,5 điểm) - Đoạn văn trình bày sạch sẽ, diễn đạt lưu loát, đúng chính tả (0,25 điểm) Câu 4 (6 điểm): I. Yêu cầu về hình thức (kỹ năng): - Học sinh làm đúng kiểu bài Nghị luận văn học. - Bố cục bài đủ 3 phần. Trình bày mạch lạc. Các luận điểm, luận chứng rõ ràng. - Diễn đạt lưu loát, trong sáng, có cảm xúc. - Bài viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, dựng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về néi dung: HS phải vận dụng kiến thức đó học về văn bản và kiểu bài nghị luận văn học để giải quyết vấn đề đặt ra. Hình thành các luận điểm và làm sáng tá với các ý cơ bản sau: 1.Giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, tác giả và cảm hứng bao trùm bài thơ: (1,0 điểm) - Tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng lăng Bác - Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người; nỗi xót đau của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa khi tác giả từ Miền Nam ra viếng lăng Bác. - Tâm trạng của nhà thơ lưu luyến và mong muốn được ở bên Bác. 2.Phân tích theo mạch vận động của cảm xúc: trình tự cuộc đi viếng lăng Bác: trước khi vào lăng, khi vào trong lăng, trước khi ra về, (3,0 điểm, mỗi ý = 0,5 điểm) Học sinh phân tích được những hình ảnh, câu , từ, biện pháp nghệ thuật nổi bật đặc sắc nhất ở từng khổ thơ. Khổ 1: Tâm trạng của nhà thơ khi viếng lăng Bác - Địa chỉ của người đến viếng: Miền Nam, có ý nghĩa sâu xa, thiêng liêng hơn bất cứ địa chỉ nào; Từ ngữ xưng hô: Con - Bác - Hình ảnh đậm nét về hàng tre bên lăng và sự liên tưởng sâu sắc về ý nghĩa của hình tượng ..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Khổ 2,3,4: Phân tích được những xúc cảm và suy ngẫm về Bác qua: - Những hình ảnh giàu ý nghĩa: kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ của ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao: tràng hoa, mặt trời, vầng trăng, trời xanh…; - Những từ ngữ biểu lộ chân thành, trực tiếp, cụ thể tình cảm, cảm xúc như: nghe nhói ở trong tim, thương trào nước mắt… - Và khát vọng của nhà thơ muốn hoá thân vào những cảnh vật ở bên lăng Bác… - Cảm nhận được giọng điệu trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết rất phù hợp với nội dung tình cảm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác: qua phân tích thể thơ (thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt) , nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh thơ. 3. Các kiến thức cần tích hợp: (1 điểm) Chủ đề về Bác Hồ trong thơ kháng chiến của mét số tác giả tiêu biểu. 4. Nêu được ý nghĩa, tác động, ảnh hưởng của bài thơ đối với người đọc, trong đó có bản thân.(1 điểm) Bài thơ không chỉ nói lên niềm xúc động tràn đầy, tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ của nhà thơ mà còn là tiếng nói của những người con Miền nam sau cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ, giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ Quốc mới được về thăm Bác. Bài thơ còn nói hé những cảm nhận, những xúc động của muôn triệu người mỗi khi được vào lăng viếng Bác. ...
<span class='text_page_counter'>(5)</span>