Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý mâu thuẫn trong sử dụng đất rừng sản xuất giữa người dân xã hải lệ và công ty TNHH MTV lâm nghiệp triệu hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.5 KB, 84 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn

Phạm Thúy Lan


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện đề tài ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cơ giáo và sự giúp đỡ
nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn thành
bản luận văn này.
Nhân dịp này tơi xin chân thành cảm ơn TS. Hồng Huy Tuấn đã trực tiếp hướng
dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cơ giáo Khoa Tài
nguyên đất và Môi trường nông nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm; Ban Lãnh đạo
và cán bộ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phịng Tài ngun và mơi trường, Trạm Kiểm Lâm,
Chi cục Thống kê và UBND xã Hải Lệ - thị xã Quảng Trị đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương.
Tơi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã
tạo điều kiện về mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!


Tác giả Luận văn

Phạm Thúy Lan


iii
TĨM TẮT
Xã Hải Lệ nằm về phía Tây Nam của thị xã Quảng Trị, diện tích đất lâm nghiệp
của xã tương đối lớn (chiếm 73,33% diện tích tự nhiên), trong đó Cơng ty TNHH MTV
Lâm nghiệp Triệu Hải và BQL rừng phịng hộ lưu vực sơng Thạch Hãn lại quản lý tới
79,1% đất lâm nghiệp toàn xã. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp buộc nhiều
người dân phải sống dựa vào nghề rừng. Thiếu đất, người dân đành làm liều lấn chiếm
để trồng rừng kinh tế. Thống kê từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn xã có 148,2 ha đất
rừng bị lấn chiếm. Tình trạng mâu thuẫn trong sử dụng đất rừng sản xuất trên địa bàn
xã xảy ra gay gắt, kéo dài qua nhiều năm mà chưa giải quyết được.
Trên cơ sở thu thập thông tin từ các cơ quan liên quan kết hợp với điều tra
phỏng vấn, đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý mâu
thuẫn trong sử dụng đất rừng sản xuất giữa người dân xã Hải Lệ và Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải” đã đánh giá được tình hình cơ bản của xã Hải
Lệ; hiện trạng quản lý, sử dụng rừng và đất rừng sản xuất của Công ty TNHH MTV
Lâm nghiệp Triệu Hải; các hoạt động dựa vào rừng của các thôn được nghiên cứu; xác
định được phương thức quản lý rừng đang tồn tại tại xã Hải Lệ là quản lý Nhà nước do
các chủ rừng là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải, BQL RPH lưu vực sơng
Thạch Hãn và chính quyền địa phương quản lý và quản lý hộ gia đình. Từ đó đã tìm ra
được 2 hình thức mâu thuẫn chính trong sử dụng rừng và đất rừng sản xuất ở xã Hải
Lệ là: mâu thuẫn giữa các hộ gia đình và mâu thuẫn giữa hộ gia đình và Cơng ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải. Trong đó mâu thuẫn cần được tập trung giải
quyết là mâu thuẫn giữa các hộ gia đình và Cơng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu
Hải. Trong đó vai trị trách nhiệm của chủ sử dụng đất là Công ty TNHH MTV Lâm
nghiệp Triệu Hải, đối tượng vi phạm là hộ gia đình và cơ quan giải quyết tranh chấp là

chính quyền địa phương rất quan trọng để giải quyết mâu thuẫn.
Từ đó đề tài đã đưa ra được 3 nhóm giải pháp chính để hạn chế/giảm thiểu mâu
thuẫn trong sử dụng rừng và đất rừng sản xuất tại xã Hải Lệ là nhóm giải pháp đối với
Công ty (công tác tuyên truyền, công tác quản lý, cắm mốc, bàn giao đất cho địa
phương, liên kết sản xuất với người dân), nhóm giải pháp về chính sách (hỗ trợ nâng
cao đời sống cho người dân, có các chính sách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
cho các chủ rừng) và nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện (rà sốt, cắm mốc; cổ phần
hóa rừng trồng; đánh giá tình hình sử dụng đất của Công ty...)


iv
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................2
III. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ..............................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................... 4
1.1.1. Tài nguyên rừng và tầm quan trọng của rừng .................................................... 4
1.1.2. Quản lý, sử dụng đất/rừng.....................................................................................6
1.1.3. Tranh chấp, mâu thuẫn trong sử dụng đất/ rừng...................................................7
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................................................................9
1.2.1. Cơ sở pháp lý.........................................................................................................9
1.2.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................10
1.2.3. Lịch sử các cơng trình nghiên cứu có liên quan ............................................... 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..............................................................................................................................21
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................21

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 21
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................................21
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................21
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu.........................................................................................21
2.3.2. Phương pháp thu thập thơng tin..........................................................................22
2.3.3. Phương pháp phân tích thơng tin.........................................................................22
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................23
3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ HẢI LỆ ............................................................23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên– tài nguyên và môi trường ...................................................23


v
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội…………………………………...…….25
3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế- xã hội gây áp lực đối với đất
đai……………………………………………………………………………………..25
3.1.4. Tình hình quản lý sử dụng đất đai và tiềm năng đất đai………………….……29
3.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT
CỦA CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP TRIỆU HẢI……………………..….36
3.2.1. Đặc điểm tình hình chung ……………………………………….……………36
3.2.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ………..……………………………….…………33
3.2.3. Những tồn tại cần khắc phục ..............................................................................38
3.3. CÁC HOẠT ĐỘNG DỰA VÀO RỪNG CỦA CÁC THÔN NGHIÊN CỨU .....40
3.3.1. Tình hình cơ bản của thơn nghiên cứu…………………………………...…...40
3.3.2. Hoạt động sinh kế và an toàn lương thực ...........................................................42
3.3.3. Các hoạt động sinh kế dựa vào rừng ..................................................................43
3.4. CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ RỪNG TẠI XÃ HẢI LỆ.............................45
3.4.1. Quản lý Nhà nước...............................................................................................45
3.4.2 Quản lý hộ gia đình..............................................................................................46
3.5. CÁC HÌNH THỨC, THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN MÂU
THUẪN TRONG SỬ DỤNG RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT…………..…...47

3.5.1. Các hình thức mâu thuẫn.....................................................................................47
3.5.2. Thực trạng mâu thuẫn..........................................................................................48
3.5.3. Nguyên nhân mâu thuẫn........................................................................................50
3.6. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG MÂU THUẪN
VỀ SỬ DỤNG RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT...................................................54
3.6.1. Đối với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải..........................................54
3.6.2. Đối với người dân địa phương...............................................................................55
3.6.3. Đối với chính quyền địa phương...........................................................................56
3.7. CÁC CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN..............56
3.7.1. Tách diện tích lấn chiếm giao trả cho địa phương..............................................56
3.7.2. Tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hộ lấn chiếm giao trả đất.................57
3.7.3. Lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính......................................................57


vi
3.8. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ/ GIẢM THIỂU MÂU THUẪN………………….57
3.8.1. Cơ chế giải quyết mâu thuẫn đất đai hiện hành...................................................57
3.8.2. Các giải pháp hạn chế/ giảm thiểu mâu thuẫn.....................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................61
KẾT LUẬN...................................................................................................................61
KIẾN NGHỊ...................................................................................................................62


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Các chữ viết tắt


Ký hiệu

1

Ban quản lý

2

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3

Hộ gia đình

HGĐ

4

Lâm nghiệp

LN

5

Một thành viên

6

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


7

Ủy ban nhân dân

UBND

8

Phòng cháy chữa cháy rừng

PCCCR

9

Quản lý bảo vệ rừng

QLBVR

10

Rừng phịng hộ

11

Tài ngun và mơi trường

12

Tiểu khu


13

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

14

Trung học cơ sở

THCS

BQL
GCNQSDĐ

MTV
NN&PTNT

RPH
TN&MT
TK


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 : Tình hình dân số xã Hải Lệ .........................................................................21
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của xã Hải Lệ……………..……………...26
Bảng 3.3: Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng sản xuất năm 2017 ........................ 31
Bảng 3.4: Phân loại rừng và đất rừng sản xuất theo mục đích sử dụng năm 2018 của

Cơng ty LN Triệu Hải……………………………………...…………………………32
Bảng 3.5: Phương án quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị năm
2015……………………………………………...…………………………….……..32
Bảng 3.6: Phương án phân loại rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị năm
2015………………………………………………………………………………….35
Bảng 3.7: Hoạt động sinh kế tại địa bàn nghiên cứu ....................................................37
Bảng 3.8: Tình trạng thu nhập hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu..............................37
Bảng 3.9: Các hoạt động sinh kế dựa vào rừng thôn Như Lệ.......................................38
Bảng 3.10: Các hoạt động sinh kế dựa vào rừng thôn Tân Mỹ....................................39
Bảng 3.11: Các hình thức mâu thuẫn............................................................................40
Bảng 3.12: Tình hình mâu thuẫn giữa các hộ dân thôn Như Lệ và Công ty TNHH
MTV Lâm nghiệp Triệu Hải...................................................................42
Bảng 3.13: Tình hình mâu thuẫn giữa các hộ dân thôn Tân Mỹ và Công ty TNHH
MTV Lâm nghiệp Triệu Hải..........................................................................................42
Bảng 3.14: Nguyên nhân lấn chiếm/tranh chấp tại thôn Như Lệ.................................43
Bảng 3.15: Nguyên nhân lấn chiếm/tranh chấp tại thôn Tân Mỹ................................44


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế của xã Hải Lệ năm 2018.......................................................22
Hình 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của xã Hải Lệ…………...………….…26
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh tình trạng thu nhập hộ gia đình của 2 thơn Như Lệ và Tân
Mỹ.................................................................................................................................38
Hình 3.4. Các hình thức mâu thuẫn...............................................................................41
Hình 3.5: Bản đồ diện tích lấn chiếm đất rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp
tại địa bàn xã Hải Lệ…………………………………………………………………43

Hình 3.6: Sơ đồ giải quyết tranh chấp đất đai……………………………….…58



1
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng có vai trị và vị trí vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đời
sống của con người. Rừng vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu
của ngành Lâm nghiệp (LN). Rừng có tác dụng về nhiều mặt, không những là nguồn
sản xuất ra gỗ, củi, lương thực thực phẩm và các lâm sản khác, mà cịn có tác dụng to
lớn về cải tạo, bảo vệ mơi trường sống, điều hồ nguồn nước và có vai trị quan trọng
đối với quốc phịng. Bên cạnh đó, rừng cịn có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, phong cảnh,
du lịch…
Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Một trong những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ
chế thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào cơng tác quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng.
Ngoài ra, với việc thực hiện đổi mới mơ hình hoạt động từ lâm trường quốc
doanh sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các công ty lâm nghiệp được
kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển biến mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
góp phần quản lý bảo vệ rừng hiệu quả. Tuy nhiên, sau đổi mới có khơng ít doanh
nghiệp lâm nghiệp rơi vào bế tắc, hoạt động không hiệu quả, phát sinh tranh chấp.
Mâu thuẫn giữa người dân với công ty lâm nghiệp ngày càng phức tạp.
Rừng không chỉ đóng vai trị to lớn về mặt mơi trường mà đang là ngành kinh tế
chủ đạo của nhiều địa phương tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, cùng với giá trị về rừng
được khẳng định thì tình trạng phá rừng, tranh chấp, lấn chiếm đất rừng để trồng rừng
trái phép đã gia tăng cả về quy mô lẫn mức độ vi phạm. Có một thời đất rừng ít ai
màng đến và sự phân chia quản lý lâm phần thời đó cịn theo hình thức “khốn trắng”.
Ngược lại, những năm trở lại đây, khi giá trị về rừng tăng lên, mỗi tấc đất, tấc rừng là
tấc vàng và nguyện vọng được làm “lâm dân” của nhiều người thì tình trạng phá, tranh

chấp, lấn chiếm đất rừng trở nên phức tạp.
Thị xã Quảng Trị có diện tích rừng và đất rừng sản xuất chiếm 4.760,31 ha tổng
diện tích đất tự nhiên thì đã có 2 đơn vị là Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
(TNHH MTV) Lâm nghiệp Triệu Hải và Ban quản lý rừng phịng hộ (BQL RPH) lưu
vực sơng Thạch Hãn quản lý 3.751,16 ha chiếm 78,8% diện tích rừng của thị xã.
Trong lúc đó, tồn thị xã có đến 2.646 lao động sản xuất nông lâm nghiệp (chiếm 71%
tổng số lao động) đang cần đất sản xuất. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp buộc
nhiều người dân phải sống dựa vào nghề rừng. Thiếu đất, người dân đành làm liều lấn
chiếm để trồng rừng kinh tế. Thống kê từ năm 2010 đến nay, thị xã Quảng Trị có
148,2 ha đất rừng bị lấn chiếm. [6]


2
Hải Lệ là một xã thuộc thị xã Quảng Trị. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 6.467,0
ha. Nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp. Hiện tại đất sử dụng cho
mục đích nơng nghiệp 5.510,35 ha, chiếm 85,2% diện tích tự nhiên [13]. Trong những
năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới bộ mặt
nông thôn xã Hải Lệ ngày càng được khang trang, hệ thống cơ sở hạ tầng từng bước
được nâng lên. Tuy nhiên vẫn chưa hoàn thiện và chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu
cầu của người dân. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, q trình cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đang có chiều hướng diễn ra nhanh chóng cùng với tốc độ gia tăng dân số
tương đối cao trên địa bàn xã gây ra nhiều khó khăn và phức tạp trong vấn đề sử dụng
đất.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu
đề tài sau: “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý mâu thuẫn trong
sử dụng đất rừng sản xuất giữa người dân xã Hải Lệ và Công ty TNHH MTV Lâm
nghiệp Triệu Hải” nhằm đưa ra những kiến nghị, đề xuất góp phần cho việc quản lý,
sử dụng rừng và đất rừng sản xuất có hiệu quả ở địa bàn.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu chung

Đánh giá được thực trạng các khu vực đất rừng sản xuất xảy ra mâu thuẫn và đề
xuất các giải pháp giảm thiểu mâu thuẫn trong sử dụng đất rừng sản xuất giữa người
dân địa phương và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích được hiện trạng và xác định các khu vực đất rừng sản xuất xảy ra
mâu thuẫn
- Xác định được các loại mâu thuẫn và phân tích được các nguyên nhân gây nên
mâu thuẫn giữa người dân địa phương và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
trong sử dụng đất rừng sản xuất.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu mâu thuẫn trong sử dụng đất rừng sản xuất
giữa người dân địa phương và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải.
III. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần nghiên cứu cơ sở lý luận trong việc quản lý
các mâu thuẫn về sử dụng đất rừng sản xuất tại Việt Nam nói chung và thị xã Quảng
Trị nói riêng.


3

2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ giúp cho chính quyền địa phương nắm rõ thực
trạng sử dụng rừng và đất rừng sản xuất của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu
Hải; các mâu thuẫn giữa người dân và Cơng ty. Để từ đó có các giải pháp giải quyết
mâu thuẫn, nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai nói chung và đất rừng sản xuất
nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các địa phương có bối
cảnh tương tự.



4
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Tài nguyên rừng và tầm quan trọng của rừng
1.1.1.1. Tài nguyên rừng
* Khái niệm tài nguyên rừng
Theo Khoản 3 điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm
các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố mơi
trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa,
cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập
nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ
tàn che từ 0,1 trở lên.[8]
* Phân loại rừng: rừng được phân thành 03 loại:
- Rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái
rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải
trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường
rừng bao gồm:
+ Vườn quốc gia
+ Khu dự trữ thiên nhiên
+ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh
+ Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao
+ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng
giống quốc gia. [8]
- Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mịn, sạt lở, lũ qt, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hịa
khí hậu, góp phần bảo vệ mơi trường, quốc phịng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái,

nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung
yếu bao gồm:


5
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư;
rừng phòng hộ biên giới;
+ Rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển.
[8]
- Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh
doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng
dịch vụ mơi trường rừng. [8]
1.1.1.2. Tầm quan trọng của rừng [10]
* Môi trường
- Khí hậu: Rừng có tác dụng điều hịa khí hậu tồn cầu thơng qua làm giảm đáng
kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất
lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trị hết sức quan trọng của
rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trực
tiếp đến sự biến đổi khí hậu tồn cầu.
Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ
lượng lớn carbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái
rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên tồn cầu và ổn định khí
hậu.
- Đất đai: Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có
đủ rừng thì dịng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi
dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt khơng bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa
và vi sinh vật học của đất khơng bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên
tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất
tốt nuôi lại rừng tốt.
- Tài nguyên khác: Rừng điều tiết nước, phịng chống lũ lụt, xói mịn: Rừng có

vai trị điều hịa nguồn nước giảm dịng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm
xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mịn đất, hạn chế lắng đọng
lịng sơng, lịng hồ, điều hịa được dịng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng
nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa). Rừng
có vai trị rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên
trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản,
Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:. Động vật rừng nguồn cung cấp thực
phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có
giá trị
- Đa dạng sinh học: Rừng Việt Nam rất phong phú. Với đặc trưng về khí hậu, có
gió mùa đơng nam thổi tới, gió lạnh đơng bắc tràn về, gió từ cao nguyên Tây Tạng và


6
sườn đơng dãy Hymalaya, gió tây nam từ Ấn Độ Dương đi qua đem các loại hạt giống
của các loài cây di cư đến nước ta. Vì vậy, thảm thực vật nước ta rất phong phú.
* Kinh tế
- Lâm sản: Rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu của người
tiêu dung.
- Dược liệu: Rừng là nguồn dược liệu vô giá. Từ ngàn xưa, con người đã khai
thác các sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, nhiều
quốc gia đã phát triển ngành khoa học “dược liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu quả
hơn nữa 23 nguồn dược liệu vơ cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các phương
thuốc chữa bệnh nan y.
- Du lịch sinh thái: là một dịch vụ của rừng cần sử dụng một cách bền vững.
Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái được hình thành gắn liền với các vườn quốc
gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh quan đặc biệt. Du lịch sinh thái
không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng them thu nhập cho dân địa
phương. Thơng q đó, người dân đã gắn bó với rừng hơn, tham gia tích cực hơn trong
công tác bảo vệ và xây dựng rừng.

* Xã hội
- Ổn định dân cư: Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ đất sản xuất
rừng, vốn cùng với các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu nhập cho
người dân. Giúp dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó với rừng hơn. Từ đó người dân
sẽ ổn định nơi ở, sinh sống.
- Tạo nguồn thu nhập: Rừng và sản phẩm từ rừng mang lại thu nhập cho người
dân.
1.1.2. Quản lý, sử dụng đất/rừng
1.1.2.1. Quản lý, sử dụng đất
Là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất, khai
thác lợi nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giải quyết các tranh
chấp liên quan đến đất đai. Đối tượng quản lý đất đai liên quan đến cả 2 đối tượng đất
công và đất tư bao gồm các công việc: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai,
giám sát sử dụng, lưu giữ và cập nhật các thông tin đất đai, cung cấp các thông tin đất
đai và giải quyết tranh chấp đất đai. [7]
1.1.2.2. Quản lý, sử dụng rừng
* Quản lý rừng:


7
Theo Khoản 3 điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017: Quản lý rừng là phương thức quản
trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm
các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ
vững quốc phịng, an ninh [8]
* Sử dụng rừng:
Theo Khoản 3 điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017: Sử dụng rừng là quyền của chủ
rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng. [8]
1.1.3. Tranh chấp, mâu thuẫn trong sử dụng đất/ rừng
1.1.3.1. Khái niệm tranh chấp, mâu thuẫn trong sử dụng đất rừng
Theo Khoản 26 điều 4 Luật đất đai 2013: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về

quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất
đai. [7]
Như vậy tranh chấp đất rừng được hiểu là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn
về quyền và nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng đất rừng.
Tính phức tạp, gay gắt của tranh chấp đất đai không chỉ dừng lại ở khía cạnh
tranh chấp dân sự mà cịn có thể dẫn đến các vụ án hình sự, thậm chí cịn mang tính
chính trị, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
1.1.3.2. Các dạng tranh chấp quyền sử dụng đất rừng: gồm có 4 dạng
- Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất rừng
- Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất rừng, tài sản gắn liến với quyền sử dụng
đất cho cá nhân hoặc ho những người thân trong gia đình trước đây đã từng khai hoang
nhưng đã được Nhà nước giao, cấp cho các cá nhân, tổ chức khác.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất rừng và tài sản gắn liền với quyền sử đụng đất
rừng khi vợ chồng ly hôn.
- Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất rừng và tài sản gắn liền với quyền sử
dụng đất rừng.
Hoặc tranh chấp quyền sử dụng đất rừng cịn có thể được chia làm 2 dạng tranh
chấp:
- Tranh chấp Quyền sử dụng đất rừng mà một trong các bên đương sự có
GCNQSD đất
- Tranh chấp Quyền sử dụng đất rừng mà đương sự khơng có GCNQSD đất rừng
hay một số giấy tờ khác theo quy định.
1.1.3.3. Khái niệm giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất rừng


8
Tranh chấp quyền sử dụng đất rừng là loại tranh chấp dân sự giữ những người sử
dụng đất rừng hay nói cách khác là tranh chấp giữa các bên với nhau về quyền sử dụng
đất hợp pháp một diện tích đất rừng nào đó.
Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất rừng có thể được hiểu là việc tìm ra giải

pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết kịp thời, đúng đắn những mâu
thuẫn, bất đồng giữa các bên xảy ra trong quá trình sử dụng đất rừng.
1.1.3.4. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai
- Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để giải quyết một tranh chấp, các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp như tự
thương lượng, thỏa thuận với nhau. Pháp luật đất đai không quan tâm cách thức họ
thỏa thuận thế nào, thương lượng ra sao mà chỉ đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt
động giải quyết tranh chấp khi có sự tham gia của cơ quan nhà nước vào việc giải
quyết đó mà thơi. Điều này nhằm thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước với tự do ý chí,
tự do định đoạt của các chủ thể và Nhà nước sẽ cung cấp một công cụ giải quyết tranh
chấp cho họ nếu như họ khơng có được sự thống nhất. Một khi đã có sự tham gia của
cơ quan nhà nước thì các quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp là cần thiết, bởi
lẽ có những quy phạm pháp luật này thì người dân cũng như chính cơ quan nhà nước
mới biết chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và giải quyết theo trình tự,
thủ tục gì.
- Đối tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp là tranh chấp đất đai, trong đó
các đương sự yêu cầu cơ quan nhà nước xác định rõ những quyền và nghĩa vụ của các
bên đối với khu đất đang bị tranh chấp.
- Hệ quả pháp lý của việc giải quyết tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể trong quan hệ đất đai sẽ được làm rõ bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp
luật.
- Đề cao hịa giải, huy động đồn thể địa phương tham gia.
- Liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, như: nhà, xây dựng...
- Cần phải hiểu phong tục, tập quán địa phương để có cách giải quyết thỏa đáng.
1.1.3.5. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
- Đảm bảo đất đai thuộc sở hữ toàn dân, Nhà nước là người đại diện cho chủ sở hữu,
Nhà nước khơng thừa nhận việc địi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong q trình
thực hiện chính sách đất đai.
- Đảm bảo lợi ích cho người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích việc tự
hòa giải, thương lượng trong nội bộ quần chúng nhân dân.

- Đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự


9
- Ổn định kinh tế, xã hội gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sản
xuất, tạo điều kiện cho lao động ở nông thôn có việc làm phù hợp với q trình chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.
1.1.3.6. Ngun nhân dẫn đến tranh chấp đất đai
* Nguyên nhân khách quan:
- Nguồn gốc và quá trình sử dụng đất lâu đời chưa xác định rõ ranh giới, việc quản lý
và sử dụng trải qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước.
- Quy định về quản lý và sử dụng đất đai chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa thiết lập
mặt bằng pháp lý.
- Sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn kém
- Sự biến động về dân số làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Giải quyết các mâu thuẫn trong nhân dân chưa triệt để và thỏa đáng.
- Cơng tác quản lý đất đai một số nơi cịn yếu, khơng thường xun kiểm tra, rà sốt
trong nhân dân.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân chưa được chú trọng.
1.1.3.7. Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai
- Tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân, phục hồi quyền lợi hợp pháp cho bên bị hại, đồng thời bắt buộc
bên vi phạm phải gánh chịu hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra.
- Làm cho pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Điều chỉnh quan
hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước, xã hội và người sử dụng đất. Giáo dục ý thức
pháp luật cho nhân dân để ngăn ngừa vi phạm pháp luật khác có thể xảy ra.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Cơ sở pháp lý
Đề tài được thực hiện trên cơ sở căn cứ các văn bản quy định của nhà nước cụ

thể liên quan đến đất đai và rừng như sau:
- Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015
- Luật đất đai 2013
- Luật Lâm nghiệp 2017
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp,
đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nông, lâm nghiệp


10
- Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 quy định về giao khốn rừng,
vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai
- Nghị đinh số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai
- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về quy định
xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản
- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ
tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các Công ty nông, lâm nghiệp
- Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất
- Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 về chính sách thu hồi đất
sản xuất của các nông, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
- Thông tư số 70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn về việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển

rừng trong cộng đồng dân cư
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2.1. Trên Thế giới
Theo FAO, đến năm 1991 tổng diện tích rừng trên thế giới chỉ cịn khoảng 3.717
triệu ha, trong đó 1.867 triệu ha ở rừng Bắc Cực và Địa Trung Hải ổn định hoặc tăng
lần một ít, cịn 1.850 triệu ha rừng nhiệt đới lại bị giảm bình quân 1%/năm. Từ năm
1981- 1991, tỉ lệ rừng bị giảm đã tăng 80% so với thời kỳ 10 năm trước. Nguyên nhân
chủ yếu làm cho rừng bị suy giảm là sự can thiệp vô ý thức của con người như chặt
phá rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy, săn bắt chim thú rừng quá mức…những điều này
đã dẫn đến những tác hại vô cùng to lớn đến hệ sinh thái rừng, đến cuộc sống các sinh
vật trong rừng, đến nguồn nước, đất, khơng khí, hàm lượng O2 và CO2 trong khí
quyển… Mặt khác, do dân số ngày càng tăng nhanh, kéo theo nhu cầu về vật chất và
xã hội ngày càng tăng lên nhất là nguồn năng lượng. Trong khi đó, cơng tác quản lý
bảo vệ rừng chưa chặt chẽ, chưa có những chính sách phù hợp. Tất cả những vấn đề


11
trên dẫn đến nguồn tài nguyên rừng ngày càng suy giảm, biểu hiện là diện tích rừng và
đất rừng liên tục bị giảm sút. [12]
Mâu thuẫn đất rừng sản xuất khơng phải chỉ có ở Việt Nam mà phổ biến tại nhiều
nước. Trong báo cáo về xung đột đất rừng sản xuất tại một số quốc gia, Yasmi và cộng
sự (2010) chỉ ra rằng cạnh tranh đất đai vì mục tiêu phát triển, khai thác tài nguyên và
bảo tồn ngày càng nóng bỏng và điều này đã làm cho mâu thuẫn đất đai giữa cộng
đồng và người ngoài (bao gồm các công ty, cơ quan Nhà nước) ngày càng trầm trọng,
cả về số vụ mâu thuẫn lẫn quy mô. Mâu thuẫn đất rừng sản xuất gây ra các tác động
tiêu cực cả về mặt xã hội (gây bất ổn xã hội, mất lòng tin giữa Nhà nước và người dân,
chia rẽ các hộ trong và bên ngoài cộng đồng), về kinh tế (gây tốn thời gian và chi phí,
giảm cơ hội đầu tư) và mơi trường (mất rừng, suy thối rừng). Mâu thuẫn do nhiều
nguyên nhân khác nhau, bao gồm tranh chấp về quyền hưởng dụng, sự phối hợp hạn
chế và không đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liênquan, do thiên vị về

chính sách (ví dụ ưu tiên phát triển kinh tế quốc gia thay vì lợi ích của cộng đồng).[12]
1.2.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006- 2020, ngành
Lâm nghiệp được Nhà nước giao quản lý hơn 16.24 triệu ha rừng và đất rừng. Nhìn lại
hơn nửa thế kỷ qua có thể thấy, diện tích đất có rừng giảm liên tục từ năm 1943 đến
1990 (từ 14 triệu ha năm 1943 xuống 9,3 triệu ha năm 1990). Từ năm 1990, thực hiện
chương trình 327/CP và tiếp đó là chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, diện tích rừng
đã liên tục tăng lên. Tuy diện tích rừng có tăng lên song chất lượng cịn thấp; trong 13,5
triệu ha rừng hiện có, bao gồm 10,3 triệu ha rừng tự nhiên, nhưng rừng già chỉ chiếm 6
% diện tích, phần cịn lại chủ yếu rừng non mới phục hồi hay rừng nghèo và nghèo kiệt
với giá trị kinh tế và tác dụng dịch vụ thấp và 3,2 triệu ha là rừng trồng, chủ yếu các lồi
như Thơng, Bạch đàn và một số loài Keo. [2]
Tài nguyên đất lâm nghiệp
Theo Quyết định 1482 ngày 10/9/2012 của Bộ Tài nguyên và Mơi trường
(TN&MT), tính đến hết ngày 1/1/2012 tổng diện tích đất lâm nghiệp của cả nước là
15.373.063 ha, trong đó đã có 12.134.259 ha (chiếm 78,9% tổng diện tích đất lâm
nghiệp) đã được giao cho các nhóm đối tượng sử dụng khác nhau. Phần còn lại
(3.238.804 ha, tương đương 21,1% tổng diện tích đất lâm nghiệp) vẫn chưa được giao
và hiện vẫn đang được quản lý bởi Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) xã và cộng đồng (tạm
giao để quản lý). [3]
Đối với diện tích đất lâm nghiệp chưa giao, hiện cộng đồng đang quản lý 524.713
ha, chiếm 16,2% diện tích chưa giao. Phần cịn lại (2.714.091 ha, tương đương 83,8%)
hiện vẫn đang được UBND xã trực tiếp quản lý. [3]


12
Tài nguyên rừng
Theo Quyết định 2089 ngày 30/8/2012 của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng
thơn (NN&PTNT), tính đến hết năm 2011 tổng số diện tích có rừng của cả nước là
13.515.064 ha, được chia làm 3 loại theo chức năng chính, bao gồm: rừng sản xuất

(6.677.105 ha, chiếm 50% trong tổng số diện tích rừng), rừng phịng hộ (4.644.404 ha,
34%) và rừng đặc dụng (2.011.261 ha, 15%). Phần còn lại (182.294 ha, tương đương
1%) chưa được phân loại. Diện tích rừng trong cả nước được giao cho 7 nhóm chủ
rừng chính: hộ gia đình , ban quản lý, cơng ty lâm nghiệp, UBND, cộng đồng, tổ chức
Quân đội, tổ chức khác.[1]
Từ hơn một thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện chương trình
xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn quốc. Mục tiêu tổng quát của chương trình là
đảm bảo an ninh lương thực, vật chất và điều kiện tinh thần cho người dân sinh sống ở
các xã khó khăn trên cơ sở quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn một
cách bền vững.
Chính sách giao đất khốn rừng được thực hiện từ những năm cuối của thế kỷ
trước tạo ra sự phong phú và đa dạng về chủ sử dụng và quản lý rừng (trước đây rừng
chủ yếu là do Nhà nước quản lý và sử dụng, nay số lượng chủ quản lý tăng lên đến
hàng triệu hộ gia đình và các thành phần kinh tế khác nhau).
- Tuy nhiên, tình hình xâm hại rừng trong những năm qua và hiện nay vẫn cịn
diễn ra hết sức phức tạp, tính chất vi phạm ngày càng tinh vi, đặc biệt là các hành vi
chặt phá rừng, khai thác gỗ bất hợp pháp, lấn chiếm đất lâm nghiệp, chuyển đổi mục
đích sử dụng đất trái phép vẫn tiếp tục xảy ra, tình trạng chống người thi hành công vụ
diễn ra ở nhiều địa phương, gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó nhiều nhất là ở các
tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ và ven biển Miền Trung.
Bên cạnh tình trạng rừng tự nhiên bị chặt phá trái pháp luật, rừng tự nhiên còn bị
suy giảm do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội phải chuyển mục đích sử dụng hoặc
chuyển đổi sang trồng cây cao su (chuyển đổi theo qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất).
- Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2009, cả nước
đã bị mất 489 ha rừng, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị
cháy là 244 ha (tăng 68%), cịn diện tích rừng bị chặt phá là 245 ha. Như vậy, trung
bình một ngày, có 5,5 ha rừng bị tàn phá [11]
- Qua những số liệu nêu trên, chỉ trong vài năm qua ở một số tỉnh cũng cho thấy
tình hình chặt phá rừng đã diễn ra hết sức nghiêm trọng. Qua đó cũng cho thấy những
số liệu thống kê báo cáo hàng năm của các địa phương đã không phản ánh đúng thực

tế. Tính đến 12.2008, diện tích rừng tự nhiên của nước ta chỉ còn 10.323.078 ha, chất
lượng rừng tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng, hơn 90% diện tích rừng tự nhiên đã


13
bị tác động trong suốt thời gian dài làm phá vỡ cấu trúc rừng, suy thoái các hệ sinh thái
tự nhiên, suy giảm đa dạng sinh học, tác động lớn đến sự phát triển bền vững về kinh
tế – xã hội, an ninh, quốc phịng của vùng Tây Ngun, Đơng Nam bộ và kinh tế trọng
điểm phía Nam. [11]
- Nguyên nhân sâu xa của thực trạng nêu trên mà trong Chỉ thị số 12/2003/CTTTg ngày 16/5/2003 và Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng;
ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép là: Các ngành, các
cấp chính quyền từ xã, huyện, tỉnh chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 về thực
hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, chưa thể
hiện rõ vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền đối với việc trấn áp bọn tội phạm
phá rừng. [9]
- Ngoài những nguyên nhân nêu trên, những nguyên nhân khác nữa là do năng
lực quản lý và bảo vệ rừng của nhiều chủ rừng còn hạn chế; lực lượng bảo vệ rừng ở
cơ sở chưa kiểm sốt được tình hình ở một số nơi; cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, tuần
tra truy qt lâm tặc chưa được tiến hành thường xuyên; công tác quy hoạch đất lâm
nghiệp chưa ổn định, ranh giới ba loại rừng chưa được xác định và cắm mốc ở thực
địa. Bên cạnh đó, nhu cầu thị hiếu sử dụng gỗ và lâm sản ngày càng có xu hướng tăng
lên, đời sống của nhân dân ở vùng có rừng cịn nhiều khó khăn dẫn đến người dân phải
phá rừng để mưu sinh.
- Trong 10 năm qua, kinh tế xã hội nước ta đã có nhiều thay đổi, tăng trưởng về
kinh tế không ngừng tăng. Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp đã có những bước chuyển
dịch mạnh mẽ, từ sản xuất nơng lâm nghiệp độc canh chuyển sang đa dạng hóa các
lồi cây trồng. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cùng với việc Nhà nước đã đầu tư
nhiều chương trình, dự án cho ngành lâm nghiệp đã làm cho diện tích rừng và đất lâm

nghiệp có sự biến động lớn so với 10 năm trước đây, sự biến động đã diễn ra theo hai
chiều trái ngược nhau: tăng lên và suy giảm.
- Hơn nữa, 10 năm qua, dân số cả nước đã tăng thêm gần 10 triệu người, trong đó
dân số tăng nhiều ở các vùng nông thôn miền núi. Cùng với việc tăng dân số tự nhiên,
di dân tự do giữa các vùng, miền cũng khiến cho dân số ở các địa phương có tài
nguyên đẩt đai màu mỡ tăng lên. Dân số tăng lên, nhu cầu cho sinh tồn và phát triển
cũng tăng lên, cùng với đó là phương thức canh tác lạc hậu, kém hiệu quả, và với tập
quán du canh chưa được xóa bỏ của đồng bào các dân tộc ở miền núi đã là nguyên
nhân cơ bản làm cho diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng trong nhiều
năm qua.


14
- Từ những nguyên nhân nêu trên, sự suy giảm tài nguyên rừng, mà đặc biệt là số
lượng và chất lượng rừng tự nhiên là rất lớn. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách
quan và chủ quan của công tác quản lý bảo vệ rừng như đã nêu ở trên, nên số liệu cơng
bố về diện tích rừng hiện nay chưa được cập nhật một cách đầy đủ, chính xác.
* Tình hình quản lý rừng ở các lâm trường quốc doanh
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 28/NQ-TW của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi
mới nơng, lâm trường quốc doanh, đến nay tình trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng
của các lâm trường quốc doanh vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là mâu thuẫn đất đai
giữa lâm trường và người dân địa phương. Thực tế cho thấy, các lâm trường được giao
quản lý nhiều đất rừng nhưng hiệu quả sử dụng thấp, trong khi đó người dân sống gần
rừng lại thiếu đất sản xuất.
Sau quá trình đổi mới, sắp xếp, các lâm trường được chuyển tên thành các công
ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Nhưng việc này chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính
mà vấn đề cốt lõi vẫn chưa được giải quyết là mâu thuẫn về đất rừng giữa lâm trường
và người dân.
Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết NQ28 ngày 6 tháng 1 năm 2012 diện tích
tranh chấp lấn chiếm đến hết năm 2011 là gần 76.000 ha, diện tích đất tranh chấp giữa

lâm trường và người dân có xu hướng tăng cao hơn so với trước, lên tới hơn 30.600 ha
diễn biến ngày càng phức tạp.
Theo nghiên cứu của Viện Tư vấn phát triển, con số trên chỉ là phần nhỏ của
“tảng băng chìm” về tình trạng tranh chấp trong thực tế, khi người dân khơng có đất để
đảm bảo sinh kế, mà lâm trường thì thừa đất đem cho thuê.
Số liệu thống kê mới đây cho thấy, cả nước có 148 cơng ty lâm nghiệp, trung
bình mỗi cơng ty sử dụng khoảng 14.000 ha đất rừng nhưng sử dụng lại khơng hiệu
quả. Khơng ít địa phương cắt đất của lâm trường cho các công ty tư nhân thuê để phát
triển cây cơng nghiệp vì mục đích lợi nhuận, thay vì phải chia đất cho người dân để bà
con có sinh kế làm ăn, vươn lên thoát nghèo. Sự bất ổn còn thể hiện trong trường hợp
lâm trường giao hợp đồng khốn và bảo vệ rừng cho người ngồi cộng đồng, thường là
những người giàu mà không giao cho người dân tại chỗ, từ đó làm mất cơ hội về thu
nhập và việc làm của những người dân nghèo sống gần rừng.
Hiện 4.463.241 ha đất lâm nghiệp đã được giao cho khoảng 1,4 triệu hộ gia đình
[4], trong đó chỉ có 3.120.377 ha là đất rừng sản xuất. Tính bình quân, mỗi hộ gia đình
hiện đang quản lý và sử dụng khoảng 2,6 ha đất rừng sản xuất. Với bình qn 4-5
khẩu/hộ như hiện nay thì mỗi khẩu chỉ có dưới 0,5 ha đất rừng sản xuất. Tuy nhiên,
trong đất rừng sản xuất được giao cho hộ có một số diện tích khơng phù hợp cho canh


15
tác, và một số diện tích đã có rừng tự nhiên là rừng sản xuất, và cho đến nay Nhà nước
vẫn chưa có cơ chế để đảm bảo hộ có thể được hưởng lợi từ diện tích này.
Tại nhiều nơi ở miền núi, diện tích canh tác lúa nước của các hộ rất hạn chế và
hiện có xu hướng bị thu hẹp bởi nguồn nước tưới hạn chế và bị thu hồi đất cho các dự
án phát triển.
Trong bối cảnh như vậy và trong điều kiện dân số ngày gia tăng thì sức ép lên đất
lâm nghiệp càng ngày càng lớn. Mâu thuẫn đất đai đặc biệt giữa các Công ty lâm
nghiệp, nơi có các diện tích đất tiếp giáp với địa bàn dân cư và các hộ dân xảy ra ở hầu
hết các địa phương, với quy mô càng ngày càng phổ biến, không chỉ đơn thuần là ở

mức độ cá thể từng hộ gia đình mà nhiều nơi có sự tham gia của cả cộng đồng.
Trong khi đó, theo thống kê của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giai đoạn 20092011, có trên 347.000 hộ thiếu đất với chiều hướng ngày càng gia tăng. Thiếu đất cũng
chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo cao tại các địa phương có rừng. [15]
Hiện nay, vẫn cịn khoảng 132.000 ha đất rừng thuộc quyền quản lý của các lâm
trường quốc doanh nhưng vẫn chưa được sử dụng cho thấy sự lãng phí tài nguyên quý
giá này. Tính trung bình một cán bộ của lâm trường quản lý tới 100 ha rừng.
Những mâu thuẫn giữa lâm trường và người dân nếu kéo dài và phức tạp sẽ có
tác động tiêu cực về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, làm căng thẳng mối quan
hệ giữa người dân, lâm trường, chính quyền địa phương. Hiện nay, cơ chế giải quyết
mâu thuẫn đất đai giữa lâm trường và người dân ở một số địa phương đang rơi vào
tình trạng bế tắc.
Vì thế, để tháo gỡ những mâu thuẫn giữa lâm trường và người dân, Nhà nước cần
thực hiện tổng điều tra đánh giá, rà soát lại một cách kỹ lưỡng về sử dụng đất của lâm
trường, cũng như tình trạng thiếu đất và nhu cầu đất canh tác tối thiểu của các hộ dân.
Trên cơ sở đó, những phần đất lâm trường hiện sử dụng không hợp lý, kém hiệu quả
để giao lại cho người dân dựa trên nhu cầu. Phần đất còn lại (nếu còn), Nhà nước tiến
hành cho thuê đất dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các đối tượng tham gia.
1.2.2.3. Ở Quảng Trị
Tỉnh Quảng Trị hiện có tổng diện tích đất, rừng lâm nghiệp hơn 300.000 ha. Hầu
hết diện tích đất, rừng lâm nghiệp đã giao cho các công ty lâm nghiệp, Ban quản lý
(BQL) rừng phòng hộ, các địa phương quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất. Tuy vậy,
do đất rừng ngày càng có giá trị và một số đơn vị, địa phương cịn bng lỏng trong
cơng tác quy hoạch, quản lý nên đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhất là tình trạng
tranh chấp, xâm lấn đất rừng đang xảy ra phổ biến.
Tính đến năm 2017, tỉnh Quảng Trị đã giao cho Công ty TNHH MTV Lâm
nghiệp Bến Hải (Công ty Lâm nghiệp Bến Hải) quản lý 8.600 ha, Công ty Lâm nghiệp


16
Đường 9: 7.002,5 ha, Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải: 5.194 ha; BQL rừng phịng hộ

Hướng Hóa-Đakrơng hơn 26.227 ha, BQL rừng phịng hộ lưu vực sơng Bến Hải:
25.800 ha, BQL rừng lưu vực sông Thạch Hãn: 8.400 ha; số diện tích đất, rừng cịn lại
được giao cho các địa phương quản lý, sử dụng.
Để nâng cao hiệu quả mang lại từ công tác quản lý, bảo vệ rừng, tỉnh Quảng Trị
đã tiến hành quy hoạch 3 loại rừng, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, địa phương và người dân phát triển lâm nghiệp
bền vững. Nhờ tranh thủ tối đa các chương trình, dự án như: Phủ xanh đất trống, đồi
núi trọc, 327, 661, 773…nên đến nay trên tồn tỉnh đã có 330.000 ha rừng, phủ kín
diện tích đất lâm nghiệp, nâng độ che phủ rừng đạt xấp xỉ 50%. Người dân rất phấn
khởi tham gia trồng rừng, trồng cây phân tán và mở rộng diện tích rừng tập trung, đặc
biệt là rừng được cấp chứng chỉ FSC để mang lại giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên thực trạng xâm lấn đất rừng lâu nay đã xảy ra khá phổ biến ở nhiều
địa phương, đặc biệt trong mấy năm trở lại đây do gỗ rừng trồng có giá trị nên người
dân ở vùng gò đồi, miền núi đổ xơ đi trồng rừng. Ngồi diện tích đất được nhà nước
giao có khơng ít hộ dân đã ngang nhiên xâm lấn đất mà phổ biến nhất là tình trạng chặt
phá rừng để chiếm đất trồng rừng, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, tạo
ra xung đột gay gắt với các đơn vị được giao quản lý, bảo vệ rừng. BQL rừng phịng
hộ Hướng Hóa- Đakrơng hiện đang quản lý 26.227 ha rừng, đất rừng trải dài trên địa
bàn 15 xã, thị trấn thuộc hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrơng.
Diện tích rừng và đất rừng phòng hộ nằm xen kẻ với các khu dân cư và đất sản
xuất, đất nương rẫy của người dân địa phương. Hiện nay, tại khu vực rừng tự nhiên và
đất lâm nghiệp ở các xã Hướng Phùng, Tân Thành (Hướng Hóa) đang bị một số người
dân vào chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy. Từ đầu năm 2017 đến nay,
ở tiểu khu 695P, xã Hướng Phùng và tiểu khu 693, xã Tân Thành do BQL rừng phòng
hộ Hướng Hóa-Đakrơng quản lý đã có 7,59 ha đất lâm nghiệp, rừng bị chặt phá. Ngoài
2 tiểu khu trên, ở khu vực giáp ranh do địa phương quản lý còn xảy ra tình trạng khai
thác trái phép cây rừng.
Từ nhiều năm qua, cơng ty đã phối hợp với chính quyền địa phương vận động
người dân sau khi khai thác hết phần cây, tự nguyện trả lại đất cho công ty nhưng vẫn
chưa được người dân chấp thuận. Riêng đối với các địa phương, mặc dù đã có sự tăng

cường quản lý về đất đai nhưng trong thực tế vẫn còn một số bất cập. Chẳng hạn như ở
huyện Triệu Phong qua rà sốt cho thấy có 13 tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật
đất đai ở 15 khu đất, trong đó 8 tổ chức khơng sử dụng 9 khu đất, 3 tổ chức sử dụng 3
khu đất không đúng mục đích, 3 tổ chức lấn chiếm đất đai 3 khu đất.


×