Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bai thi 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.9 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CƯ KUIN TRƯỜNG THCS LÊ THỊ HỒNG GẤM. BÀI KIỂM TRA BDTX GIÁO VIÊN THCS NĂM HỌC 2014 - 2015. HỌ VÀ TÊN GV: ĐINH VĂN NHẬT TỔ : TỰ NHIÊN Câu 1. Anh(chị) hãy nêu các giải pháp về xây dựng và phát triễn văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triễn bền vững đất nước tại Nghị quyết soos33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI. Các giải pháp: 1- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển vǎn hóa, con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao vai trò gương mẫu, động viên, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để vǎn hóa, vǎn học - nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn; khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo. Phải coi trọng xây dựng vǎn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước, mà nội dung quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vǎn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên. Sự gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên là yêu cầu quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng. 2- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông. Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa, về quyền tác giả và các quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, nghệ thuật. Bổ sung chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; có chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực văn hóa..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trên lĩnh vực văn hóa. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường. 3- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở. Quan tâm xây dựng các trường văn hóa, nghệ thuật, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo. Hình thành một số cơ sở đào tạo đại học, trên đại học trọng điểm, đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục gửi sinh viên, cán bộ đi đào tạo chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao ở các nước phát triển. Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số, có chính sách khuyến khích họ trở về công tác tại địa phương. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy các chuyên ngành văn hóa. Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc thù. 4- Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa Mức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư của Nhà nước, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần bảo tồn, phát huy. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa, xây dựng con người. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở vùng còn khó khăn. Khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh, hỗ trợ xuất bản... Xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm. Các địa phương, các cơ quan, công sở, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư... có thiết chế văn hóa phù hợp (thư viện, nhà văn hóa, công trình thể thao...). Tăng cường đầu tư để đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người. Câu 2. a. Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.. SHCM truyền thống. SHCM dựa trên phân tích hoạt động của học sinh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1.. 2.. Mục đích 1. – Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí từ các văn bản chỉ đạo của cấp trên. – Người dự tập trung quan sát các hoạt động của GV để rút kinh nghiệm. – Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất cả GV trong từng khối thực hiện.. Mục đích – Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí, quy định. – Người dự giờ tập trung phân tích các hoạt động của HS để rút kinh nghiệm. – Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực chuyên môn, tiềm năng sáng tạo của mình.. Thiết kế bài dạy minh hoạ 2. Thiết kế bài dạy minh hoạ – Bài dạy minh hoạ được phân công cho – Bài dạy minh hoạ được các GV trong tổ một GV thiết kế; được chuẩn bị, thiết kế thiết kế. Chủ động linh hoạt không phụ thuộc theo đúng mẫu quy định. máy móc vào quy trình, các bước dạy học – Nội dung bài học được thiết kế theo sát trong SGK, SGV. nội dung SGV, SGK, không linh hoạt xem – Các hoạt động trong thiết kế bài học cần có phù hợp với từng đối tượng HS không. đảm bảo được mục tiêu bài học, tạo cơ hội – Thiếu sự sáng tạo trong việc sử dụng các cho tất cả HS được tham gia bài học. phương pháp, kĩ thuật dạy học. 3. Dạy minh hoạ, dự giờ * Người dạy minh hoạ 3. Dạy minh hoạ, dự giờ – GV dạy hết các nội dung kiến thức trong * Người dạy minh hoạ bài học, bất luận nội dung kiến thức đó có – Có thể là một GV tự nguyện hoặc một phù hợp với HS không. người được nhóm thiết kế lựa chọn. – GV áp đặt dạy học một chiều, máy móc: – Thay mặt nhóm thiết kế thể hiện các ý hỏi – đáp hoặc đọc – chép hoặc giải thích tưởng đã thiết kế trong bài học. bằng lời. – Quan tâm đến những khó khăn của HS. – GV thực hiện đúng thời gian dự định cho – Kết quả giờ học là kết quả chung của cả mỗi hoạt động. Câu hỏi đặt ra thường yêu nhóm. cầu HS trả lời theo đúng đáp án dự kiến trong giáo án (mang tính trình diễn). * Người dự giờ * Người dự giờ – Đứng ở vị trí thuận lợi để quan sát, ghi – Thường ngồi ở cuối lớp học quan sát chép, sử dụng các kĩ thuật, chụp ảnh, quay người dạy như thế nào, ít chú ý đến những phim…những hành vi, tâm lí, thái độ của HS biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của để có dữ liệu phân tích việc học tập của HS. HS. 4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ 4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ – Các ý kiến nhận xét sau giờ học nhằm – Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học, những mục đích đánh giá, xếp loại GV. ý tưởng mới, những cảm nhận của mình qua giờ học. – Những ý kiến thảo luận, góp ý thường – Người dự đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý không đưa ra được giải pháp để cải thiện về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, giờ dạy. GV dạy trở thành mục tiêu bị lắng nghe mang tính xây dựng; tập trung vào phân tích, mổ xẻ các thiếu sót. phân tích các hoạt động của HS và tìm các ra nguyên nhân. – Không đánh giá, xếp loại người dạy mà coi.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> – Không khí các buổi SHCM nặng nề, căng thẳng, quan hệ giữa các GV thiếu thân thiện.. đó là bài học chung để mỗi GV tự rút kinh nghiệm. – Người chủ trì tôn trọng và lắng nghe tất cả ý kiến của GV, không áp đặt ý kiến của mình – Cuối buổi thảo luận người chủ trì tổng hoặc của một nhóm người. Tóm tắt các vấn kết, thống nhất cách dạy chung cho các đề thảo luận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ khối. HS. 5. Kết quả 5. Kết quả *Đối với HS *Đối với HS – Kết quả của HS được cải thiện. – Kết quả học tập của HS ít được cải thiện. – HS tự tin hơn, tham gia tích cực vào các – Quan hệ giữa các HS trong giờ học thiếu hoạt động học, không có học sinh nào bị “bỏ thân thiện, có sự phân biệt giữa HSG với quên”. HS yếu kém – Quan hệ giữa các học sinh trở nên thân thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức. *Đối với GV *Đối với GV – Các PPDH mà GV sử dụng thường mang – Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp để tính hình thức, không hiệu quả. Do dạy nâng cao chất lượng dạy và học. học một chiều nên GV ít quan tâm đến – Tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều HS . chỉnh kịp thời. – Quan hệ giữa GV và HS thiếu thân thiện, – Quan tâm đến những khó khăn của HS, đặc cởi mở. biệt là HS yếu, kém. – Quan hệ giữa các GV thiếu sự cảm – Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần gũi, thông, chia sẻ, luôn phủ nhận lẫn nhau. cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. *Đối với cán bộ quản lí– Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự linh hoạt sáng tạo của * Đối với cán bộ quản lí– Cứng nhắc, theo của từng GV. đúng quy định chung. Không dám công – Có cơ hội bám sát chuyên môn, hiểu được nhận những ý tưởng mới, sáng tạo của nguyên nhân của những khó khăn trong quá GV. trình dạy và học để có biện pháp hỗ trợ kịp – Quan hệ giữa cán bộ quản lí với GV là thời. quan hệ mệnh lệnh, xa cách, hành chính… – Quan hệ giữa cán bộ quản lí và GV gần gũi, gắn bó và chia sẻ. Những thuận lợi khi dạy học theo hướng đổi mới phát huy năng lực hoạc sinh tại đơn vị trường: - Học cách quan sát tinh tế, nhạy cảm việc học của HS. - Hiểu sâu, rộng hơn về HS và đồng nghiệp. Hình thành sự chấp nhận lẫn nhau giữa GV với GV và giữa GV với HS. - Cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hoá nhà trường. - Tạo cơ hội cho CBQL, GV hiểu về quy định, chính sách của ngành và công việc của mỗi GV. - Tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới PPDH, kĩ thuật dự giờ theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của HS làm trung tâm của GV khi tham gia SHCM dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Những khó khăn khi dạy học theo hướng đổi mới phát huy năng lực hoạc sinh tại đơn vị trường: 1. Về cơ sở vật chất. + Lớp học hẹp khó bố trí chỗ ngồi cho GV đến dự + Đồ dùng dạy học cho tiết dạy còn thiếu, không đồng bộ. 2. Về GV thực hiện dạy minh họa. + GV chuẩn bị bài dạy mất nhiều thời gian nên không sẵn sàng hợp tác. + Trong tiết dạy GV không thể quan sát hết thái độ, hành động, sai sót từng HS nên GV ngại dạy vì sợ sau mỗi tiết dạy bị tham gia góp ý, đánh giá sẽ hạ thấp uy tin bản thân. Nhiều GV hoài nghi về tác dụng sinh hoạt chuyên môn mới này. 3. Về nhóm chuyên môn. + Mất nhiều thời gian cho mỗi lần SHCM theo hướng đổi mới phát huy năng lực hoạc sinh. Từ thời gian thảo luận xây dựng bài dạy đến khi rút kinh nghiệm đưa ra bài học (mỗi lần mất khoảng 3 đến 4 tiết) + Sẽ có GV có thái độ không hoà đồng, không bình đẳng, chưa sẵn sàng học hỏi và hợp tác mà lại là phê phán, đánh giá, làm mất đi tính nhân văn của SHCM theo hướng đổi mới phát huy năng lực hoạc sinh. + GV khó có thể thực sự hợp tác cùng nhau xây dựng kế hoạch bài học + Người dự dùng các phương tiện gây sự chú ý của HS 4. Về học sinh. + Số lượng HS trong lớp đông nên không thuận lợi cho việc học và dạy, theo dõi HS của GV dạy và dự. + Chất lượng HS không đồng đều( trường có 60% học sinh đồng baofdaan tộc thiểu sô), ý thức học tập của học sinh chưa tốt… b. Anh(chị) hãy thiết kế soạn một tiết dạy hoặc một chuyên đề của bộ môn mình phụ trách theo hướng đổi mới phát huy năng lực học sinh. Câu 3.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> a) Anh(chị) hãy phân tích các nguyên nhân của những rào cản tâm lí trong học tập của học sinh THCS: Nguyên nhân hình thành rào cản : có hai nhóm 1) Nguyên nhân chủ quan là do: - Chưa biết cách làm quen với cách học tập mới ở THCS. - Phương pháp giáo dục của thầy, cô chưa thu hút, lôi cuốn các em. - Thiếu kinh nghiệm sống và học tập một cách độc lập. - Bản thân chưa tích cực chủ động, không tự tin vào bản thân. - Bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lí, không hứng thú học tập. - Có cảm giác thiếu sự quan tâm của gia đình, nên chểnh mảng học tập. - Kiến thức lớp dưới học chưa chắc. 2) Nguyên nhân khách quan: - Môi trường học tập và tính chất học tập ở trường THCS khác Tiểu học. - Lượng tri thức phải tiếp thu ở THCS nhiều và khó hơn so với ở Tiểu học. - Bố trí thời gian học trên lớp và ở nhà cho các môn học chưa hợp lí. - Điều kiện vật chất, phương tiện liên quan đến hoạt động học tập còn khó khăn. - Phương pháp giảng dạy của GV ở trường THCS khác ở tiểu học. - Thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo. - Chưa biết tổ chức hoạt động học tập. - Hoàn cảnh gia đình khó khăn. - Thiếu thời gian học tập, áp lực, kì vọng từ cha mẹ, thầy cô giáo quá lớn. b) Trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh, anh(chị) nhận thấy học sinh người dân tọc thiểu số có những đặc điểm tâm sinh lí khác biệt như thế nào so với học sinh người Kinh?Hãy chia sẻ một tình huống đáng nhớ trong dạy học và giáo dục học sinhdaan tộc thiểu số mà bạn gặp. Các em học sinh người dân tộc thiểu sổ, đặc biệt là những em sinh sổng ở các địa bàn, khu vục miền núi do điều kiện đi học muộn hoặc lưu ban nhìều, nên vào trường THCS các em muộn hơn 2-3 tuổi. Sụ phát triển tâm lí cửa học sinh người dân tộc thiểu sổ ờ trường THCS cũng có tất cả những đặc điểm và quy luật chung của sụ phát triển lâm lí con người nhưng do các em phần lớn sổng ờ miền núi cao, hoàn cánh kinh tế - xã hội, hoàn cánh tụ nhiên và hoàn cảnh hưởng thụ sự giáo dục khác với các em học sinh người Kinh sổng ờ vùng đồng bằng và thành phổ nên sự phát triển lâm lí của các em cũng cỏ một số đặc điểm riêng. b.1} Đặc điềrn vê tri giác Các em học sinh người dân tộc thiểu sổ sống ờ vùng núi cao có độ nhạy cảm thính giác, thị giác rất cao vì điều kiện sinh sổng đặc thù. Các em sinh ra và lớn lên giữa đại ngàn rừng núi, từ nhỏ đã quen với sự yên tĩnh của núi rừng, với tiếng chim muông, thú rừng và quen với việc vào rừng săn bắn, tìm cây, tìm rau rừng. Giác quan tinh, nhạy là điều kiện rất thuận lợi cho các em học sinh người dân tộc thiểu sổ tri giác đối tượng nhưng trong học tập, sự định hướng tri giác theo các nhiệm vụ đuợc đặt ra chưa cao. Các em hay bị thu hút vào những thuộc tính có màu sấc bên ngoầì rực rỡ, hấp dẫn nên khó phân biệt đâu là thuộc tính bản chất, đâu là thuộc tính không bản chất. Trong quá trình học tập, đặc biệt là những nội dung liên quan đến khả năng quan sát, các em học sinh người dân tộc thiểu sổ có thể nhận ra từng dấu hiệu, từng thuộc tính đơn lẻ của sự vật và hiện tượng nhưng quá trình tổng hợp, khái quát để đi đến nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> chung lại rất hạn chế. b.2) Đặc điềrn vê tư duy, ngôn ngữ; trí nhớ Vốn tiếng phổ thông (tiếng Việt) của các em học sinh người dân tộc thiểu sổ ở cấp THCS còn rất nghèo nàn, có em bắt đầu vào lớp 6 mới nói được trọn vẹn một câu bằng tiếng Việt. Đây là thiệt thòi lớn của các em và cũng là khó khăn cơ bản của giáo viên khi dạy học, giáo dục các em. Do khả năng hiểu ngôn ngữ phổ thông hạn chế, vốn từ nghèo nàn, học sinh người dân tộc thiểu sổ ờ truửng THCS rất khỏ khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp và học tập, thể hiện rõ nhất trong việc làm bài kiểm tra, trả lời câu hỏi, kỉ năng đọc rất yếu, phát âm tiếng Latinh rất khó khăn và đặc biệt rất khó giải thích tù Hán - Việt và hiểu các quy tắc về chính tả, viết hoa. Sụ thiếu hụt về khả năng ngôn ngữ đã làm cho học sinh người dân tộc thiểu sổ bị hạn chế khả nâng tư duy và nhận thúc khoa học. Nhìn chung, tu duy khoa học của các em học sinh người dân tộc thiểu sổ rất yếu nên việc học các môn tụ nhìên như Toán, lí, Hoá, Sinh gặp nhìêu khó khăn. Nỗi bật trong tư duy của học sinh người dân tộc thiểu sổ ờ trường THCS là các em chưa có thói quen lao động trí óc, đa số các em ngại suy nghĩ, ngại động não. Khi gặp phải vấn đề khó trong bài học là các em bỏ qua, không biết đọc đi đọc lại, lật đi lật lại vấn đề. Các em thường có thói quen suy nghĩ một chìều nên dễ thừa nhận những điều người khác nói. Điều đó dẫn đến khả nâng tự học của các em rất kém. Trong tư duy của học sinh người dân tộc thiểu sổ thì tư duy trực quan - hình ảnh thường tổt hơn tư duy trừu tương - lôgic. Các em không khỏ khăn khi tư duy về các sụ vật, hiện tượng cụ thể, gần gũi với đừi sổng cửa các em nhưng với những vấn đề đòi hỏi phải suy nghĩ trừu tượng và phức tạp, các em thường gặp rất nhiều khó khăn. b.3) Đặc điểm về tình cảm và giao tiếp xã hội Trong giao tiếp, các em học sinh người dân tộc thiểu sổ gặp nhìều khó khăn, muốn thể hiện tình cám nhưng rất khó nói ra bằng lời. Từ đó, các em hay xấu hổ, không mạnh dạn trao đổi với các thầy, cô giáo. Điều đó gây ảnh hưởng không ít tới việc tiếp thu kiến thức ở lớp cũng như việc tự học ờ nhà cửa các em. Ở lứa tuổi THCS, học sinh người dân tộc thiểu sổ cỏ những đặc điểm về tình cảm, cám xúc giống với học sinh người Kinh nhưng cũng có những nét khác biệt, mang nhiều màu sấc dân tộc. Tình cảm, cảm xúc của các em lứa tuổi này rất chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng; không cỏ hiện tượng quanh co, khéo léo che đậy những tình cảm của mình. Các em học sinh người dân tộc thìểu sổ thường rất gắn bó với gia đình, làng bản vì đặc điểm sinh sổng khá riêng biệt, nhất là ờ những khu vục miền núi, các gia đình sổng nhỏ lẻ hoặc cụm dân cư ở từng góc núi, quả đồi. Học sinh người dân tộc thiểu sổ có kiểu kết bạn cũng khá đặc biệt, các em thường chơi thành nhóm, nếu hợp nhau thì kết thành bạn tri kỉ rất thân thiết, thậm chí có khuyết điểm cũng bao che cho nhau đến cùng. Bản chất, nét tính cách, tâm lí đặc biệt của các em học sinh người dân tộc thiểu sổ là hiền lành, thật thà, chất phác. Trong quan hệ với thầy, cô, bạn bè, các em thường rất trung thực, nghĩ như thế nào nói như thế đấy. Tình huống đáng nhớ: Tôi là một giáo viên tại thời điểm chuyển công tác từ trường THCS Chư Quynh ra trường THCS Lê Thị Hồng Gấm năm 2010 đã có 10 năm thâm niên. Ấn tượng ban đầu đối với bản thân tôi chính là môi trường cảnh quan rất đẹp và sạch sẽ của trường.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> mới, môi trường học tập thân thiện. Trong sự tiếp đón ban đầu rất long trọng của thầy cô nhà trường chúng tôi được thầy hiệu trưởng thông báo đặc điểm tình hình nhà trường gây sự chú ý nhiều đó là trường đóng trên địa bàn có người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và có hơn 50% học sinh là người đồng bào chủ yếu là Ê đê. Học sinh đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều rào cản trong tiếp thu kiến thức như ngôn ngữ giao tiếp, tư duy trừu tượng,tình cảm, phong tục tập quán...Đặc biệt nhất là tục tảo hôn vẩn còn tồn tại trong đời sống của họ dẫn đến nhiều học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải bỏ học để lấy chồng. Năm học 2011-2012 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 8A trung tuần tháng 10 học kì I thì có một học sinh nữ bỏ học không rõ lí do. Ban đầu tôi nhờ bạn bè các em vận động đến lớp kết quả câu trả lời của em là “không thích đi học nữa”. Tôi tiếp tục cùng một em học sinh trong lớp lại lặn lội vào buôn, thời tiết mùa này mưa nhiều đường sá lầy lội vào đến nhà các em hết sức khó khăn. Tiếp chúng tôi là bố mẹ em hôm đó em vắng nhà, bố của em trạc chừng 45 tuổi gì đó. Bắt đầu câu chuyện tôi thông báo lí do đến nhà là vì trong những ngày vừa rồi con gái bác không đến lớp làm gián đoạn tiếp thu bài học của em trong khi kì kiểm tra học kì I sắp đến. Nhấp một ngụm nước xong bác ấy bảo nó đã lấy chồng rồi hôm nay đang đến ở nhà chồng trước khi cưới, trong buôn con gái lớn như vậy là đi lấy chồng cả. Tôi tiếp tục phân tích về tuổi tác còn nhỏ lấy chồng sớm ảnh hưởng đến tương lai sau này lại chưa đảm bảo sức khỏe sinh sản, chưa đủ tuổi nhà nước chưa cho phép kết hôn các bác nên cho em ấy đi học lại. Bác ấy cũng trình bày nó là con gái lớn trong nhà lấy chồng để đỡ đần công việc cho gia đình chúng tôi làm nông nên vất vả lắm. Sau đó chúng tôi cũng chào và ra về trong sự hụt hẩng.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×