Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

đề đáp án thi thử thpt môn toán văn anh lần 3 năm học 20202021 trường thpt đòa thượng trường thpt đoàn thượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG CỤM CÁC TRƯỜNG THPT: ĐOÀN THƯỢNG, THANH MIỆN, THANH MIỆN III. ĐỀ THI THỬ TN THPT LẦN 3, NĂM HỌC 2020-2021 Môn thi: Ngữ văn 12 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm có 01 trang. Họ và tên thí sinh:.......................................................................Số báo danh:...................................... I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Cách nhìn và ý chí của từng người dẫn đến các ứng xử khác nhau trước sai lầm. Với người này, sai lầm để lại những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý giá. Với người khác, sai lầm lại trở thành vỏ ốc để họ thu mình trong đó, không dám mạo hiểm lần nữa. Hãy biết chấp nhận sai lầm như một động lực để bạn tiếp tục phấn đấu [...]. [...] Con người thường mắc phải một trong hai loại sai lầm sau đây: một loại sai lầm do thiếu hiểu biết và một loại sai lầm do bất cẩn. Trong khi những sai lầm do thiếu hiểu biết có thể khắc phục bằng quyết tâm học hỏi không ngừng thì sai lầm do bất cẩn thường khiến con người trở nên yếu đuối và nhu nhược. Những người thường xuyên mắc phải loại sai lầm này luôn phải đối diện với thất bại vì họ đã lãng phí bầu nhiệt huyết và nguồn năng lượng của mình. Một trong những điều tốt đẹp mà bạn có thể làm mỗi ngày là hãy nỗ lực hết mình, và không sợ phạm sai lầm. Đừng chối bỏ, cũng đừng thất vọng nếu bạn mắc phải một sai lầm nào đó. (Trích Không gì là không thể - George Matthew Adams, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr. 119 - 120) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, anh/chị hãy cho biết con người thường mắc phải những sai lầm nào? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên “Hãy biết chấp nhận sai lầm như một động lực để bạn tiếp tục phấn đấu”? Câu 4. Qua đoạn trích trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ cách ứng xử của bản thân khi mắc phải sai lầm. Câu 2 (5,0 điểm): Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện tình yêu son sắt của người phụ nữ qua các khổ thơ: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương Và:. Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.155 - 156) Cảm nhận của anh/chị về các khổ thơ trên. Từ đó, làm nổi bật sự thay đổi trong quan niệm về tình yêu của nhân vật trữ tình. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG CỤM CÁC TRƯỜNG THPT: ĐOÀN THƯỢNG, THANH MIỆN, THANH MIỆN III. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT – LẦN 3 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ Văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang). I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời : không cho điểm 2 Con người thường mắc những sai lầm sau đây: - Sai lầm do thiếu hiểu biết. - Sai lầm do bất cẩn. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75đ - HS trả lời được 1 ý: 0,5đ Nếu HS trích dẫn cả câu văn “Con người thường mắc phải một trong hai loại sai lầm sau đây: một loại sai lầm do thiếu hiểu biết và một loại sai lầm do bất cẩn.”, vẫn cho 0,75đ. 3 Lời khuyên “Hãy biết chấp nhận sai lầm như một động lực để bạn tiếp tục phấn đấu” được hiểu là: - Sai lầm là một phần của cuộc sống, con người không thể tránh khỏi mà cần phải biết chấp nhận nó. - Khi mắc sai lầm, con người không được đầu hàng hay gục ngã mà cần biết đứng dậy, khắc phục bằng quyết tâm học hỏi, phấn đấu không ngừng. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75 - HS trả lời được 1 ý: 0,5đ 4 Thí sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau mà mình rút ra, nhưng cần phải bám vào nội dung văn bản, phải hợp lí và có ý nghĩa. Có thể là: - Chấp nhận, coi sai lầm như một động lực, một lợi thế để tiếp tục phấn đấu giúp con người có thêm ý chí, nghị lực, hoàn thiện bản thân. Từ đó, thay đổi và rút ra những bài học kinh nghiệm. - Dũng cảm đứng dậy từ những vấp ngã giúp ta khám phá và trưởng thành hơn. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1,0đ - HS trả lời được 1 ý: 0,5đ. Điểm 0,5. 0,75. 0,75. 1,0. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu Nội dung 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ cách ứng xử của bản thân khi mắc phải sai lầm. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 200 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn.. Điểm 2,0 0,25.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Chia sẻ cách ứng xử của bản thân khi mắc phải sai lầm. c. Triển khai vấn đề nghị luận HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Có thể theo hướng sau: - Sai lầm là những lỗi lầm, tội lỗi con người mắc phải và để lại những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và mọi người. - Cách ứng xử của bản thân khi mắc sai lầm: + Trung thực, nghiêm khắc thừa nhận, không tìm cách biện hộ cho sai lầm; + Có thái độ tích cực, không bi quan hay than vãn. + Tìm nguyên nhân, cố gắng sửa chữa sai lầm. + Rút ra bài học kinh nghiệm, học hỏi thêm để hoàn thiện bản thân. + Đứng dậy, tiếp tục lập kế hoạch và hành động.. 2. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75đ). - Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5đ). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25đ). * Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5đ - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25đ Cảm nhận các khổ thơ và làm nổi bật sự thay đổi trong quan niệm về tình yêu của nhân vật trữ tình. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận các khổ thơ và nhận xét sự thay đổi trong quan niệm tình yêu của nhân vật trữ tình. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5đ - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25đ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu sau đây: * Giới thiệu khái quát tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận. * Cảm nhận các khổ thơ: - Về nội dung: Bài thơ có hai hình tượng song song, vừa soi sáng vừa bổ sung cho nhau, đó là hình tượng “Sóng” và “Em”. + Khổ thơ 5: Nỗi nhớ của sóng hướng về bờ cũng như nỗi nhớ của em luôn dành cho anh, hướng về anh. Thông qua “Sóng” để thể hiện cả nỗi nhớ và những dự cảm lo âu của một trái tim luôn đầy ắp tình yêu cùng những trải nghiệm bất hạnh: . Nỗi nhớ cồn cào của sóng hướng về bờ: . . Nỗi nhớ lan tỏa đầy ắp trong không gian: Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước.. 0,25 0,75. 0,25. 0,5. 5,0 0,25 0,5. 0,5 2,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> . . Nỗi nhớ da diết, trải dài trong thời gian: Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được. . Nỗi nhớ da diết của em hướng về anh: . . Nỗi nhớ anh xâm chiếm toàn bộ thế giới tâm hồn em: Lòng em nhớ tới anh/Cả trong mơ còn thức. . . Dự cảm lo âu của một trái tim phụ nữ khao khát tình yêu và hạnh phúc: Cả trong mơ còn thức. + Khổ thơ 6: Sự thủy chung của người phụ nữ trong tình yêu: . Những gian nan, thử thách trong tình yêu: Dẫu xuôi về phương bắc/Dẫu ngược về phương nam. . Lòng thủy chung son sắt, vượt lên mọi khó khăn, cách trở: Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh - một phương. + Khổ thơ 9: Khát vọng hòa tình yêu bé nhỏ của mình vào biển lớn để sống hết mình với tình yêu, mong muốn tình yêu riêng được hóa thân vào cái chung vĩnh hằng: . Sóng khao khát muốn “được tan ra” để hòa chung vào nhịp vỗ của đại dương bao la. Bởi biển cả dẫu có giới hạn như cuộc đời mỗi người thì những con sóng cũng không bao giờ ngơi nghỉ. . Tình yêu của em cũng vậy, cũng muốn hòa vào biển lớn tình yêu nhân loại để bất tử hóa với thời gian, song hành mãi mãi cùng nhân loại.  Đây chính là khát vọng mãnh liệt, tha thiết của người phụ nữ với trái tim đôn hậu, chân thành, giàu trực cảm; một cái tôi yêu đương đã sẵn sàng dâng hiến để tình yêu trở nên bất tử. - Về nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn nhịp ngắn, giàu nhạc điệu; hình tượng song hành: sóng và em; các ẩn dụ và liên tưởng; nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ… đã khắc họa vẻ đẹp của sóng, của tình yêu và vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khao khát yêu thương, hạnh phúc. Hướng dẫn chấm: - HS phân tích các khổ thơ đầy đủ, sâu sắc: 2,0đ – 2,5đ - HS phân tích các khổ thơ nhưng chưa thật đầy đủ, sâu sắc: 1,0đ – 1,75đ - HS cảm nhận và phân tích chung chung, chưa làm rõ nội dung các khổ thơ: 0,25đ – 0,75đ. * Sự thay đổi trong quan niệm về tình yêu của nhân vật trữ tình. - Ở khổ thơ 5, 6: Nỗi nhớ, sự thủy chung trong tình yêu chỉ hướng về một phương duy nhất, đó là “phương anh”: + Cũng như “sóng” dù đi muôn phương vẫn hướng về bờ, đó là đích đến cuối cùng của sóng. + Đó chính là khao khát vượt qua tất cả, là sự thủy chung son sắt của người phụ nữ trong tình yêu, dù có xa cách, có khó khăn trắc trở, họ vẫn luôn kiên định. - Ở khổ thơ 9: Không còn là một cái tôi vị kỉ với những cảm xúc phức tạp, ở đó là sự trưởng thành, một cái tôi đầy mãnh liệt, khao khát nhưng không phải từ một ái tình liều lĩnh, bất chấp mà là cái tôi muốn hòa vào thiên nhiên để bất tử tình yêu. => Như vậy, trong tình yêu, nỗi nhớ, sự thủy chung son sắt thuộc về tình yêu đôi lứa nên dù có khó khăn thử thách cũng luôn hướng về nhau. Nhưng để tình yêu đó thực sự bền vững phải biết hòa mình vào cái chung, vào biển lớn. Hướng dẫn chấm: - HS đánh giá được 2 ý: 0,5đ - HS đánh giá được 1 ý: 0,25đ d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề nghị luận; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5đ - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25đ -------------- Hết------------. 0,5. 0,25 0,5.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×