Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tiểu luận Nghi thức nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.9 KB, 46 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH VÀ VIỆC THỰC HIỆN
NGHI THỨC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC CÁC BUỔI MÍT TINH,
LỄ KỶ NIỆM TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẨM KHÊ

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Nghi thức nhà nước

Hà Nội, 2021


BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH VÀ VIỆC THỰC HIỆN
NGHI THỨC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC CÁC BUỔI MÍT TINH,
LỄ KỶ NIỆM TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẨM KHÊ

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Nghi thức nhà nước

Hà Nội, 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
từ các thầy cô, bạn bè và các anh chị trong cơ quan Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê.


Với tất cả sự kính trọng của mình cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ
Đinh Thị Hải Yến là giảng viên bộ môn đã giảng dạy và truyền đạt những nội dung
quan trọng để tơi có thể hiểu và hoàn thành bài tiểu luận này.
Qua đây cũng xin cám ơn sự giúp đỡ của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện
Cẩm Khê đã cung cấp tài liệu q báu cho tơi hồn thành bài tiểu luận của mình.
Do thời gian có hạn và chưa nhiều kinh nghiệm nên bài tiểu luận không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo, đóng góp
và bổ sung của các thầy cơ giáo để bài tiểu luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của chúng tôi về đề tài: “Nhận xét, đánh
giá các quy định và việc thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ chức các buổi mít
tinh, lễ kỷ niệm tại Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Khê”.
Tôi xin cam đoan đây là bài báo cáo của tôi trong thời gian qua. Những thông
tin nghiên cứu được nêu trong bài báo cáo do tôi thu thập và sưu tầm. Tôi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực về thông tin sử dụng trong bài báo
cáo này.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ..................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................1
4. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................1
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2

7. Giả thuyết khoa học ...........................................................................................2
8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài ..............................................................2
9. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC ..........................4
1.1. Khái niệm nghi thức nhà nước ......................................................................4
1.2. Nội dung nghi thức nhà nước .........................................................................5
1.3. Mục đích, ý nghĩa tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm ..............................6
1.4. Quy định của Nhà nước về tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm ................6
1.4.1. Quy định chung ........................................................................................6
1.4.2. Hình thức tổ chức buổi lễ .........................................................................7
1.4.2.1. Trang trí buổi lễ ......................................................................................8
1.4.2.2. Trình tự tiến hành buổi lễ .......................................................................9


CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH VÀ VIỆC THỰC
HIỆN NGHI THỨC NHÀ NƯỚC TRONG NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC
CÁC BUỔI MÍT TINH, LỄ KỶ NIỆM TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN
CẨM KHÊ ............................................................................................................... 12
2.1. Vị trí đại lý, lịch sử hình thành của Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm khê, tỉnh
Phú Thọ ................................................................................................................ 12
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 12
2.1.2. Lịch sử hình thành.................................................................................. 13
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Khê ................... 13
2.2.1. Chức năng ............................................................................................... 13
2.2.2. Nhiệm vụ ................................................................................................. 14
2.3. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Khê .............................. 15
2.4. Thực hiện nghi thức nhà nước trong việc tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày
thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam......................................................... 16
2.4.1. Kế hoạch ................................................................................................. 16

2.4.2. Chương trình nghị sự ............................................................................. 21
2.4.3. Diễn văn khai mạc, các bài phát biểu, báo cáo thành tích ..................... 22
2.4.3.1. Diễn văn khai mạc lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam....................................................................................................... 22
2.4.3.2. Bài phát biểu ôn lại lịch sử và báo cáo thành tích của đồng chí Hồng
Thị Gấm – Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ tại Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020) .............................. 23
2.4.3.3. Diễn văn bế mạc ................................................................................... 26
2.4.4. Phương án sắp xếp đại biểu và trang trí buổi lễ ..................................... 27


2.4.5. Giấy mời và các loại giấy tờ khác có liên quan ...................................... 28
2.5. Nhận xét, đánh giá các quy định và việc thực hiện nghi thức nhà nước của
Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Khê trong tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm
.............................................................................................................................. 29
2.5.1. Ưu điểm .................................................................................................. 29
2.5.2. Nhược điểm............................................................................................. 30
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC THỰC HIỆN
NGHI THỨC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC CÁC BUỔI MÍT TINH, LỄ KỶ
NIỆM TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ ........ 32
3.1. Đối với Nhà nước .......................................................................................... 32
3.2. Đối với lãnh đạo cơ quan .............................................................................. 32
3.3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức ........................................................... 33
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 36


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT


CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1

BCH

Ban chấp hành

2

đ/c

Đồng chí

3

HLHPN

Hội Liên hiệp Phụ nữ

4

V/v

Về việc

5


UBND

Ủy ban nhân dân


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đòi hỏi bộ máy nhà nước cần thể hiện được sự
chuẩn mực và trang nghiêm. Vì vậy, quy định về nghi thức nhà nước có vai trị vơ cùng
quan trọng, nó quyết định sự thành cơng trong giao lưu, hợp tác quốc tế giữa Việt Nam
và các nước trên thế giới. Đặc trưng của dân tộc được thể hiện qua nghi thức nhà nước.
Nghi thức nhà nước được áp dụng trong hệ thống cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính
nhà nước. Thực hiện tốt nghi thức nhà nước sẽ giúp tạo nên bộ mặt mỹ quan cho đất
nước, mở rộng quan hệ hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động đối nội và đối ngoại.
Trong các cơ quan, đơn vị tổ chức đại hội, lễ kỷ niệm, việc thực hiện các quy định của
quốc gia về thực hiện nghi thức nhà nước cũng là một vấn đề quan trọng cần được quan
tâm. Nhận thây tầm quan trọng của vấn đề, vì vậy tơi đã quyết định lựa chon đề tài:
“Nhận xét, đánh giá các quy định và việc thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ
chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tại Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Khê” làm đề tài
nghiên cứu, đưa ra các đánh giá, nhận xét và giải pháp nâng cao chất lượng việc thực
hiện nghi thức nhà nước trong tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tại UBND huyện
Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Theo sự tìm hiểu của tơi chưa có cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này tại trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ chức các buổi mít
tinh, lễ kỷ niệm tại UBND huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi nghiên cứu: UBND huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
4. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao kiến thức hiểu biết về nghi thức nhà nước.

- Chuẩn hóa quy trình thực hiện nghi thức nhà nước trong các buổi mít tinh, lễ kỷ
niệm theo quy định của nhà nước.
1


- Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước.
- Xây dựng các quy định về việc thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ chức các buổi
mít tinh, lễ kỷ niệm tại UBND huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, tổng quan về nghi thức nhà nước.
- Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ chức các buổi mít
tinh, lễ kỷ niệm tại UBND huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá, nhận xét việc thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ chức các buổi mít
tinh, lễ kỷ niệm tại UBND huyện Cẩm Khê.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ
chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tại UBND huyện Cẩm Khê.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tìm hiểu tài liệu
- Sử dụng phương pháp luận, phương pháp lịch sử, so sánh đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.
- Áp dụng kiến thức đã học
7. Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài được nghiên cứu thành cơng sẽ góp phần làm phong phú cơ sở lí luận cho
nghi thức nhà nước tại các công sở, đơn vị nhà nước.
8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lí luận: Góp phần làm phong phú cơ sở lí luận về nghi thức nhà nước.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Chuẩn hóa việc thực hiện nghi thức nhà nước trong việc thực hiện các buổi mít tinh,
lễ kỷ niệm của các cơ quan, công sở theo quy định của cơ quan và nhà nước.

+ Giúp quá trình thực hiện nghi thức nhà nước được chuyên nghiệp, khoa học, tiện
lợi phù hợp với tình hình phát triển hiện nay.
2


9. Cấu trúc của đề tài
Ngồi phần Mở đầu thì Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghi thức nhà nước.
Chương 2: Nhận xét, đánh giá các quy định và việc thực hiện nghi thức nhà nước
trong tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê, tỉnh
Phú Thọ.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng việc thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ
chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú
Thọ.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC
1.1.

Khái niệm nghi thức nhà nước
Giao tiếp là một hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội và là nền tảng

quan trọng để xây dựng xã hội. Nền văn minh nhân loại và văn hóa của mỗi quốc gia,
dân tộc được tạo nên thông qua các hoạt động giao lưu. Hoạt động giao tiếp nhằm
trao đổi thông tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm và thể hiện mối quan hệ, hành vi, thái
độ giữa con người với nhau và giữa con người với thiên nhiên.
Giao tiếp có thể được thực hiện bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Nhưng dù làm

theo cách nào thì giao tiếp cũng phải luôn được đặt trong một bối cảnh nhất định,
thông qua một cấu trúc nghi thức nhất định và sử dụng các phương tiện giao tiếp
tương ứng để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Hoạt động quản lý nhà nước không vượt quá yêu cầu của giao tiếp xã hội. Nhà
nước là một cơ cấu tổ chức phức tạp, có chức năng quản lý đời sống cộng đồng của
các tầng lớp dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. Nhà nước sử dụng các biện
pháp quyền lực như: thuyết phục, kỷ luật, kinh tế, cưỡng chế và các phương tiện
quyền lực nhà nước khác để bảo đảm việc thực hiện các quyết định quản lý của mình
đối với cơng dân, đồng thời thể hiện điều đó thơng qua các hình thức nghi lễ đặc biệt
như bố trí cơng sở, trang phục, các hoạt động lễ tân… Các phương tiện hình thức này
đóng vai trị quan trọng khơng kém những quy phạm pháp luật được đặt ra trong các
điều luật.
Như vậy, những nghi thức, thủ tục mang tính nghi lễ được thực hiện trong hoạt
động giao tiếp quản lý nhà nước là một bộ phận quan trong của các phương thức tiến
hành hoạt động đó. Nội dung của những nghi thức và thủ tục đó kiến tạo cơ bản khái
niệm nghi thức nhà nước.

4


Các nhà nước phong kiến Trung Hoa, Việt Nam và một số nước Đông Á khác
trước đây luôn coi trọng và áp dụng rộng rãi tư tưởng “lễ hình kết hợp”, tức luôn coi
trọng về lễ và phép (pháp).
Ngày nay, nghi thức nhà nước được hiểu là những “phương thức giao tiếp
trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp luật
của Nhà nước, theo tập quán truyền thống của dân tộc hoặc quốc tế mà các bên tham
gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh”.
1.2. Nội dung nghi thức nhà nước
Đảng và đất nước ta luôn coi trọng việc xây dựng các lễ nghi nhà nước. Ngay
từ những ngày đầu nền Cộng hòa (1945), các văn bản quy phạm pháp luật đã nhanh

chóng được ban hành để điều chỉnh các vấn đề quản lý xã hội. Sau khi tuyên bố độc
lập, ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chính phủ Việt Nam ra lệnh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh- Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quy định Quốc kỳ mới của
Việt Nam mới có "nền màu đỏ tươi, ở giữa có ngơi sao năm cánh màu vàng tươi.”
Vào cuối những năm 50, sau khi hịa bình lập lại, ngày 21/7/1956, Chính Phủ
đã ban hành ba văn bản quan trọng là Điều lệ số 973/TTg về việc dung Quốc huy,
Điều lệ số 974/TTg về việc dung Quốc kỳ và Điều lệ số 975/TTg về việc dung Quốc
ca nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành
Nghị quyết ngày 2/7 về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đơ.
Ngồi ra, cịn nhiều văn bản khác quy định về tổ chức việc cưới, việc tang, việc
hội, hướng dẫn về lễ phục, y phục công chức, quy định một số nghi lễ nhà nước và
tiếp khách nước ngoài,…
Như vậy, nội dung của nghi thức nhà nước bao gồm:
- Những vấn đề liên quan tới cách thức thể hiện, sử dụng các biểu tượng Quốc gia
(Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca) và thể thức văn bản quản lý.

5


- Những vấn đề liên quan tới công tác lễ tân hay tổ chức tiếp đãi khách (chào đón, hội
đàm, chiêu đãi, tặng quà, tiễn đưa), đặc biệt là khách nước ngồi.
- Những vấn đề có liên quan đến kỹ năng giao tiếp (cử chỉ, lời ăn tiếng nói, trang
phục,…) của cán bộ, công chức trong giải quyết những công việc nội bộ nhà nước
cũng như trong hoạt động giao tiếp với các tổ chức và công dân.
- Những vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động quản lý như hội họp, lễ kỷ niệm,
chứng thực, phong tặng, khen thưởng,…
- Những vấn đề có liên quan đến hình thức của cơng sở như kiến trúc, nội thất, trang
trí,…
1.3. Mục đích, ý nghĩa tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm

Trong hoạt động quản lý Nhà nước, mỗi buổi mít tinh, lễ kỷ niệm đều mang
trong mình mục đích, ý nghĩa khác nhau. Nhưng mục đích, ý nghĩa chung nhất chính
là nhằm tơn vinh, khen ngợi những thành quả mà cơ quan, tổ chức hoặc cán nhân
trong cơ quan, tổ chức đó đã đạt được trong một khoảng thời gian hoạt động, công tác
hoặc tưởng nhớ tới những sự kiện lớn đã xảy ra trong quá khứ và sự kiện đó vẫn có
ảnh hưởng, tác động với hiện tại, vẫn được tiếp tục giữ gìn và phát huy.
Một số buổi mít tinh, kỷ niệm tiêu biểu như: Mít tinh chào mừng ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11 nhằm tôn vinh các nhà giáo, khen thưởng những thành tích cơ quan,
tổ chức đó nói chung và các cá nhân nói riêng, Mít tinh chào mừng Quốc khánh 2/9
hay các lễ kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 –
3/2/2018) và các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm khác.
1.4. Quy định của Nhà nước về tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm
1.4.1. Quy định chung
Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29-10-2013 chính thức có hiệu lực từ ngày
16-12-2013 quy định về việc tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình
thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngồi,
có đặt ra u cầu của việc tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình
6


thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngồi:
Việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh
hiệu thi đua phải bảo đảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, khơng hình thức; có
ý nghĩa tơn vinh sự kiện, tôn vinh tập thể và cá nhân.
Việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh
hiệu thi đua phải mang ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng;
gắn với các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương và đất nước.
Thực hiện nếp sống văn minh, bảo tồn văn hóa, bản sắc dân tộc trong lễ kỷ niệm;
trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua.

Việc tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngồi phải chú
trọng u cầu chính trị, đối ngoại, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam,
pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị,
hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế.
Mức độ và nghi lễ đón, tiếp các đồn khách nước ngoài thực hiện trên cơ sở yêu
cầu của chuyến thăm và nguyên tắc đối đẳng do cơ quan chủ trì tổ chức đón, tiếp kiến
nghị.
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân khi tổ chức ngày kỷ niệm; trao
tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; thực hiện nghi lễ đối ngoại
và đón, tiếp khách nước ngồi.
1.4.2. Hình thức tổ chức buổi lễ
Theo điều 22 của Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 (hiệu lực thi
hành 16/12/2013) của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao
tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp
khách nước ngồi, cách trang trí buổi lễ được quy định như sau:
7


1.4.2.1. Trang trí buổi lễ
 Tổ chức trong hội trường:
a) Treo Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và Đảng kỳ về phía bên trái của lễ đài; Quốc kỳ
ở bên phải, Đảng kỳ ở bên trái (nhìn từ phía dưới lên);
b) Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc kỳ
hoặc phía dưới giữa Quốc kỳ và Đảng kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng
Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới
lên);
c) Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ chân phương trên nền phơng về
phía bên phải lễ đài. Nếu kết hợp trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức

khen thưởng phải ghi đầy đủ danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cao nhất
được đón nhận;
d) Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lẵng hoa
của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng được đặt ở vị trí trang trọng. Không đặt nhiều lẵng
hoa, cây cảnh trên lễ đài;
đ) Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội
trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định;
e) Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng khẩu
hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ;
g) Khách mời được bố trí ngồi theo thứ tự từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra
phía sau.
 Tổ chức ngồi trời:
a) Buổi lễ ngồi trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một địa
điểm trang trọng khác do Ban Tổ chức quyết định;
b) Lễ đài được thiết kế vững chắc, trang trí tương tự như tổ chức trong hội trường.
 Cờ truyền thống:
a) Cờ truyền thống được may bằng vải; hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều
8


dài;
b) Bảo đảm thuần phong mỹ tục văn hóa Việt Nam, không trái với quy định của
pháp luật.
 Trang phục:
Theo điều 23 Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 (hiệu lực thi hành
16/12/2013) của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón
nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách
nước ngồi, trang phục được quy định như sau:
Trang phục của thành viên Ban Tổ chức, đại biểu, khách mời và khối quần chúng
dự lễ lịch sự, phù hợp theo quy định của Ban Tổ chức.

Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ mặc trang phục dân tộc,
lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.
Không dùng phù hiệu, “nơ”, hoa cài ngực. Khuyến khích khách mời, đại biểu và
quần chúng dự lễ đeo huân chương, huy chương. Chỉ sử dụng phù hiệu đối với thành
viên Ban Tổ chức.
 Biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi:
Theo điều 24 Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 (hiệu lực thi hành
16/12/2013) của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón
nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách
nước ngồi thì biểu diễn nghệ thuật, tặng q, chiêu đãi được quy định như sau:
Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật thì chương trình phải phù hợp
với nội dung buổi lễ; thời gian biểu diễn không quá 30 phút và phải được ghi rõ trong
giấy mời.
Không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo). Không tổ chức chiêu đãi, trừ
trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này.
1.4.2.2. Trình tự tiến hành buổi lễ
Theo điều 27 Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 (hiệu lực thi hành
9


16/12/2013) của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón
nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách
nước ngồi, thì trình tự tiến hành lễ mít tinh, kỷ niệm được quy định như sau:
1. Thơng báo chương trình buổi lễ.
2. Lễ chào cờ, đại biểu dự lễ hát Quốc ca.
3. Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu ngắn gọn, trang trọng.
4. Trình bày diễn văn hoặc báo cáo: Chỉ “kính thưa họ tên và chức danh” Lãnh
đạo có chức vụ cao nhất ở Trung ương và ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị.
5. Cơng bố quyết định khen thưởng, trao tặng, hình thức khen thưởng, danh hiệu
thi đua.

6. Phát biểu ý kiến của lãnh đạo cấp trên hoặc đại diện khách mời.
7. Phát biểu cảm ơn của người đứng đầu ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị.
8. Kết thúc buổi lễ.

10


TIỂU KẾT:
Trong Chương 1, tơi đã trình bày cơ sở lý luận về nghi thức nhà nước và các quy
định của nhà nước về nghi thức nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, qua đây
có thể có thể nắm bắt được lý luận cơ bản về nghi thức nhà nước. Sau đó, tơi tìm hiểu
về quy định của Nhà nước khi tiến hành mít tinh, lễ kỷ niệm, đó là cơ sở để tơi triển
khai chương 2: Nhận xét, đánh giá các quy định và việc thực hiện nghi thức nhà nước
trong tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tại Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê.

11


CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH VÀ VIỆC THỰC
HIỆN NGHI THỨC NHÀ NƯỚC TRONG NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC
CÁC BUỔI MÍT TINH, LỄ KỶ NIỆM TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN
CẨM KHÊ
2.1. Vị trí đại lý, lịch sử hình thành của Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm khê, tỉnh
Phú Thọ
2.1.1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm
vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phịng Hà Nội - Cơn Minh (Trung Quốc), là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ tiếp giáp với thành phố Hà Nội theo hướng Tây Nam
và tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng Đông Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách
cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thuỷ - Hà Giang hơn 200km, cách cảng Hải

Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn: Sông
Hồng, sông Đà và sơng Lơ.
Phú Thọ có diện tích đất tự nhiên 3.532 km2, trong đó diện tích đất nơng
nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt
nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha. Dân số tỉnh Phú
Thọ khoảng 1,4 triệu người, có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số người trong độ
tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ
chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 33,5%.
Đơn vị hành chính: Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm:
- Thành phố Việt trì
- Thị xã Phú Thọ
- Các huyện : Thanh Sơn,Tân Sơn,Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nơng, Thanh
Thuỷ, Hạ Hồ, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh.
Trong các huyện, huyện Cẩm Khê là huyện đã có từ lâu đời.Với tổng diện tích
12


tự nhiên là 23.425ha, chiều dài của huyện là 45km, chiều rộng trung bình 4km, Cẩm
Khê tiếp giáp với huyện Thanh Ba về phía đơng với danh giới là dịng sông Thao
quanh năm nước đỏ phù sa; giáp huyện Yên Lập về phía Tây, ranh giới là dãy núi
vịng cung thuộc dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc từ Tây Bắc xuống Đơng Nam; phía
Nam giáp huyện Tam Nơng, ranh giới là dịng sơng Bứa chảy từ Tây sang Đơng đổ ra
sơng Thao; phía Bắc tiếp giáp với huyện Hạ Hịa, ranh giới là ngòi Giành - một chi
lưu nhỏ của dịng sơng Thao.Với tổng dân số 128.879 người hiện nay, Cẩm Khê là
một trong những huyện có số dân đơng nhất tỉnh Phú Thọ. Là huyện thuần nông với
trên 80% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, song với sự quyết tâm cao của
các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực không ngừng của mọi tầng lớp nhân dân trên
địa bàn huyện, trong những năm qua, nền kinh tế của Cẩm Khê vẫn duy trì được mức
tăng trưởng khá (mỗi năm trên 10%) đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.
Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

2.1.2. Lịch sử hình thành
Huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ được thành lập năm 1947. Năm 1979 đổi
tên thành huyện Sông Thao ( thuộc tỉnh Vĩnh Phú cũ ) và đến năm 1996 lại quay
trở về với tên cũ là huyện Cẩm Khê.
Cẩm khê có 30 xã và 01 thị trấn, số dân là 127.000 người, có 22 xã có
người theo đạo Thiên chúa giáo, trong đó có 05 xã theo Đạo.
Chi bộ Đảng Đọi đèn ( Hiền Đa – Cát Trù) thuộc huyện Cẩm Khê là Chi
bộ Đảng đầu tiên của Tỉnh Phú Thọ.
Trải qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng,
phát triển kinh tế - xã hội, năm 2007 nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Đảng bộ huyện,
huyện Cẩm Khê đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hung lực lượng vũ
trang nhân dân.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Khê
2.2.1. Chức năng
13


UBND huyện Cẩm Khê là cơ quan hành chính Nhà nước. Là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân huyện Cẩm Khê có chức năng:
- Quản lý tập trung, thống nhất theo pháp luật các hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội ở địa phương nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cơng dân
và tổ chức xã hội của mình.
- Tn thủ trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công việc theo quy định của pháp
luật và quy chế hoạt động của UBND huyện.
- Xây dựng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, tạo điều kiện phát triển trên mọi lĩnh
vực phù hợp với yêu cầu, khả năng của từng cá nhân, tổ chức trong khuôn khổ pháp
luật của tổ chức.
- Đề cao phối hợp công tác trao đổi thông tin trong giải quyết công việc.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển kinh
tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.

2.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân
huyện thơng qua để trình UBND cấp tỉnh Phú Thọ phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện
kế hoạch đó.
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện; dự toán thu, chi ngân sách
địa phương, phương án phân bổ dự tốn ngân sách cấp mình; quyết tốn ngân sách địa
phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình
Hội đồng nhân dân huyện quyết định và báo cáo UBND tỉnh và Sở Tài chính tỉnh Phú
Thọ.
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn
xây dựng và thực hiện ngân sách, kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị
trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
- Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.

14


2.3. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Khê
Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Cẩm Khê bao gồm:
- 01 Chủ tịch
- 02 Phó Chủ tịch
- 04 Ủy viên
- Các phịng, ban chun mơn:
UBND huyện có các Phịng, cơ quan chun mơn và đơn vị sự
nghiệp thuộc UBND huyện, cụ thể:
- Các Phòng, Cơ quan chuyên mơn thuộc UBND huyện:
1. Phịng Nội vụ
2. Phịng Tư pháp
3. Phịng Tài chính và kế hoạch
4. Phịng Tài ngun và mơi trường

5. Phịng Lao động, thương binh và xã hội
6. Phịng Văn hóa – thơng tin
7. Phịng Giáo dục và Đào tạo
8. Phòng Y tế
9. Thanh tra huyện
10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND huyện
11. Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
12. Phịng Kinh tế - Hạ tầng
- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện:
1. Trung tâm Văn hóa Thể thao và Du lịch
2. Đài truyền thanh
3. Ban quản lí các cơng trình cơng cộng
4. Trung tâm DS-KHHGĐ
5. Trạm Khuyến nông
15


6. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên
7. Hội chữ thập đỏ
8. Hội Liên hiệp Phụ nữ
9. Ban quản lý dự án và đầu tư xây dựng khu vực huyện Cẩm Khê.
2.4. Thực hiện nghi thức nhà nước trong việc tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày
thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
2.4.1. Kế hoạch (kèm theo bảng phân công nhiệm vụ, dự trù kinh phí).
UBND HUYỆN CẨM KHÊ

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỘI PHỤ LIÊN HIỆP PHỤ NỮ


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 68-KH-HLHPN

Cẩm Khê, ngày 01 tháng 10 năm 2020
KẾ HOẠCH

Tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
(20/10/1930 -20/10/2020)
- Thực hiện hướng dẫn số 02/HD-HPN ngày 25/09/2020 của Ủy ban nhân dân
huyện Cẩm Khê V/v tổ chức các hoạt Chào mừng kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam nhằm tạo khơng khí thi đua sơi nổi thực hiện thắng lợi chương trình cơng tác
2020. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Cẩm Khê xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động
chào mừng 90 năm ngày thành lập hội Liên hiệp phụ nữ (20/10/1930 – 26/10/2020)
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA.
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong hội. Từ
16


đó động viên chị em tồn tỉnh phát huy truyền thống của phụ nữ, trong thời đại mới
bằng những việc làm thiết thực, cụ thể trong học tập, lao động và cơng tác.
2. Phát huy vai trị xung kích, tình nguyện của phụ nữ, góp phần bảo vệ mơi
trường, tham gia xây dựng cảnh quan trong xã theo tinh thần cuộc vận động “vì trẻ em
nghèo”.
3. Thơng qua các hoạt động, tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng
tổ chức phụ nữ cơ sở, phát triển hội viên mới. Nâng cao bản lĩnh và chất lượng chính
trị của hội viên, đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công

tác phụ nữ và phong trào phụ nữ.
II. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG.
1. Thi diễn văn nghệ.
- Thời gian: 7h30' đến 11h30' ngày 19 tháng 10 năm 2020.
- Địa điểm: Hội trường Tầng 3 Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê.
- Thành phần tham gia: 20 chi hội. Mỗi chi hội 01 tiết mục văn nghệ.
- Thứ tự diễn: bốc thăm thứ tự.
Ban giám khảo gồm các đ/c sau:
1. Đ/c Hoàng Thị Gấm - Chủ tịch Hội Phụ nữ;
2. Đ/c Tạ Thị Thế – Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ
3. Đ/c Đỗ Xuân Thu – Ủy viên BCH Hội Phụ nữ
2. Mít tinh chào mừng 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam (20/10/1930 – 20/10/2020)
a, Thời gian: 7h00' - 12h00' ngày 20/10/2020
b, Thành phần:
+ Khách mời: Đảng ủy, Huyện ủy, Lãnh đạo cơ quan, đại diện các tổ chức quần
chúng.
+ Toàn thể hội viên phụ nữ trong toàn huyện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
17


×