Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KT TRAC NGHIEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.4 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN : VẬT LÝ THỜI GIAN : 60 PHÚT Hãy chọn câu trả lời em cho là đúng nhất : Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây A. đang tăng mà chuyển sang giảm. C. tăng đều đặn rồi giảm đều đặn. B. đang giảm mà chuyển sang tăng. D. luân phiên tăng giảm. Câu 2: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây A. lớn. B. không thay đổi. C. biến thiên. D. nhỏ. Câu 3: Ở Việt Nam các máy phát điện trong lưới điện quốc gia có tần số A. 25Hz. B. 50Hz. C. 75Hz. D. 100Hz. Câu 4: Trong hai bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều, người ta qui ước: A. bộ phận đứng yên gọi stato, bộ phận quay được gọi là rôto. C. cả hai bộ phận được gọi là rôto. B. bộ phận đứng yên gọi rôto, bộ phận quay được gọi là stato D. cả hai bộ phận được gọi là stato. Câu 5: Dòng điện xoay chiều qua dụng cụ nào sau đây chỉ gây tác dụng nhiệt? A. Bóng đèn sợi tóc. B. Mỏ hàn điện. C. Quạt điện. D. Máy sấy tóc. Câu 6: Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí trên đường dây dẫn chủ yếu là do A. tác dụng từ của dòng điện. C. tác dụng hóa học của dòng điện. B. tác dụng nhiệt của dòng điện. D. tác dụng sinh lý của dòng điện. Câu 7: Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí P hp do tỏa nhiệt là U.R P 2 .R P 2 .R U.R 2 2 2 2 A. P hp = U B. P hp = U C. P hp = U D. P hp = U Câu 7: Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế A. chỉ có thể tăng. B. chỉ có thể giảm. C. không thể biến thiên. D. không được tạo ra. Câu 8: Để nâng hiệu điện thế từ U = 25000V lên đến hiệu điện thế U’= 500000V, thì phải dùng máy biến thế có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là A. 0,005. B. 0,05. C. 0,5. D. 5. Câu 9: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi A. góc tới bằng 0. C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ. B. góc tới bằng góc khúc xạ. D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. Câu 10: Đứng trên bờ hồ bơi, nhìn xuống mặt nước ta thấy đáy hồ A. có vẻ cạn hơn so với thực tế. C. và đáy thực tế của nó không có gì thay đổi. B. có vẻ sâu hơn so với thực tế. D. có vẽ xa mặt thoáng hơn so với thực tế. Câu 11: Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì A. r < i. B. r > i. C. r = i. D. 2r = i. Câu 12: Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh thì A. góc khúc xạ r không phụ thuộc vào góc tới i. C. khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r giảm. B. góc tới i nhỏ hơn góc khúc xạ r. D. khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng. Câu 13: Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló A. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm. C. truyền thẳng theo phương của tia tới. B. song song với trục chính. D. đi qua tiêu điểm. Câu 14: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kỳ. B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm. D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính. Câu 15: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ có độ cao bằng vật AB thì A. ảnh A’B’là ảnh ảo. C. vật nằm cách thấu kính một khoảng gấp 2 lần tiêu cự. B. vật và ảnh nằm về cùng một phía đối với thấu kính. D. vật nằm trùng tiêu điểm của thấu kính. Câu 16: Vật thật nằm trước thấu kính và cách thấu kính một khoảng d với f < d < 2f thì cho.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều và bằng vật. Câu 17: Một vật thật muốn có ảnh cùng chiều và bằng vật qua thấu kính hội tụ thì vật phải A. đặt sát thấu kính. C. nằm cách thấu kính một đoạn 2f. B. nằm cách thấu kính một đoạn f. D. nằm cách thấu kính một đoạn nhỏ hơn f. Câu 18: Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng A. tiêu cự của thấu kính. C. bốn lần tiêu cự của thấu kính. B. hai lần tiêu cự của thấu kính. D. một nửa tiêu cự của thấu kính. Câu 19: Dùng một thấu kính phân kỳ hứng ánh sáng Mặt Trời theo phương song song với trục chính của thấu kính thì A. chùm tia ló là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. C. chùm tia ló là chùm tia phân kỳ. B. chùm tia ló là chùm tia song song. D. chùm tia ló tiếp tục truyền thẳng. Câu 20: Nếu đưa một vật ra thật xa thấu kính phân kỳ thì ảnh của vật A. di chuyển gần thấu kính hơn. C. di chuyển ra xa vô cùng. B. có vị trí không thay đổi. D. cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. Câu 21: Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’ thì. h' C. h = 2 .. A. h = h’. B. h =2h’. D. h < h’. Câu 22: Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f, có A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật AB khi A. OA < f. B. OA=f . C. OA >f. D. OA = 2f. Câu 23: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là: A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. Câu 24: Khi chụp ảnh một vật cao 1m đặt cách máy ảnh 2m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2,5cm thì khoảng cách từ vật kính đến phim là: A. 1,25cm. B. 2cm. C. 2,5cm. D. 5cm. Câu 25: Khi nhìn một vật ở cách mắt 10m thì ảnh của vật trên màng lưới có độ cao 0,5cm. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm. Độ cao của vật sẽ là A. 5m. B. 2,5m. C. 15m. D. 2m. Câu 26: Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm. A. 0,5cm. B. 1,0cm. C. 1,5cm. D. 2,0cm. Câu 27: Kính cận thích hợp là kính phân kỳ có tiêu điểm F A. trùng với điểm cực cận của mắt. C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt. B. trùng với điểm cực viễn của mắt. D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt. Câu 28: Tác dụng của kính cận là để A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt. C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt. B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt. D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt. Câu 29: Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để A. ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật. B. ảnh của vật là ảnh thật cùng chiều, lớn hơn vật. C. ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật. D. ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật. Câu 30: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp? A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm. C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm. D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Câu 31: Sau tấm kính lọc màu xanh ta thu được ánh sáng màu xanh. Chùm ánh sáng chiếu vào tấm lọc là A. ánh sáng đỏ. C. ánh sáng trắng. B. ánh sáng vàng. D. ánh sáng từ bút lade. Câu 32: Tấm lọc màu có công dụng A. chọn màu ánh sáng truyền qua trùng với màu tấm lọc. C. giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> B. trộn màu ánh sáng truyền qua. D. ánh sáng truyền qua chuyển sang màu sáng hơn. Câu 33: Kết luận nào dưới đây là đúng? A. Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh. B. Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng. C. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh. D. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng. Câu 34: Khi chụp ảnh một vật đặt cách máy ảnh 9m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 1,5cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5cm. Chiều cao vật là: A. 1m. B. 2m. C. 3m. D. 6m. Câu 35: Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở vị trí A. trên thể thủy tinh của mắt. C. trên màng lưới của mắt. B. trước màng lưới của mắt. D. sau màng lưới của mắt. Câu 36: Có thể thay đổi màu sắc trang phục diễn viên trên sân khấu theo ánh sáng màu thì diễn viên cần phải mặc trang phục có màu A. trắng. B. đen. C. vàng nhạt. D. tùy ý. Câu 37: Một vật có màu trắng ở ngoài trời sáng. Chiếu vào vật ánh sáng màu thì sẽ nhìn thấy vật có A. màu đen. C. màu của ánh sáng chiếu vào vật. B. màu trắng. D. màu khác với ánh sáng chiếu vào vật. Câu 38: Trong việc làm nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng? A. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào lúc sáng sớm. B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng. C. Cho ánh sáng chiếu vào pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động. D. Phơi quần áo ngoài trời nắng. Câu 39: Các tia sáng mặt trời hội tụ nhờ gương cầu lõm hay thấu kính hội tụ đốt cháy nhanh hơn đối với giấy có màu A. xanh lam. B. đỏ. C. đen. D. trắng. Câu 40: Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất? A. Kính lúp có số bội giác G = 5. C. Kính lúp có số bội giác G = 6. B. Kính lúp có số bội giác G = 5,5. D. Kính lúp có số bội giác G = 4.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×