Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Bài tiểu luận tư TƯỞNG TRIẾT học của PHẬT GIÁO ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.18 KB, 48 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA
PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM
(Bài tiểu luận lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam)

Họ và tên SV :
MSSV
: 0467115
Chuyên ngành : Triết học
Niên khóa
: 2004 – 2008

Tp. Hồ Chí Minh


2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................... 1
Chương 1
NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO VÀ SỰ DU
NHẬP VÀO VIỆT NAM................................................................................ 3
1.1 Phật giáo – những tư tưởng triết học chủ yếu............................ 3
1.2 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam .....................................9
1.2.1 Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ.......................................9
1.2.2. Việt Nam tiếp thu Phật giáo qua Trung Quốc........................ 11


Chương 2
ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH
THẦN VIỆT NAM........................................................................................ 16
2.1 Phật giáo Việt Nam với hệ tư tưởng chính trị trong lịch sử dân
tộc................................................................................................................... 16
2.2 Phật giáo Việt Nam với nghệ thuật dân tộc.............................. 21
2.2.1. Phật giáo với kiến trúc truyền thống...................................... 23
2.2.2. Phật giáo với điêu khắc truyền thống..................................... 25
2.2.3. Phật giáo với văn thơ truyền thống......................................... 27
2.3. Phật giáo Việt Nam với đạo đức dân tộc.................................. 29
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC,
HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................. 32

3.1 Công cuộc đổi mới và hướng đi của Phật giáo Việt Nam........ 32


3

3.2 Một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực của Phật giáo việt nam trong đời sống văn hóa tinh thần ở
việt nam hiện nay.........................................................................................38
NHẬN ĐỊNH VÀ KẾT LUẬN........................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 44


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, Phật giáo du nhập vào nước ta từ thời kỳ Bắc
thuộc. Thời kỳ này được đánh dấu từ khi nhà Hán bắt đầu xâm lược nước
ta vào năm 111 tr.CN và kết thúc vào năm 938, sau chiến thắng oanh liệt
của Ngô quyền trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán xâm lược,
giành lại độc lập, chủ quyền cho dân tộc. Ngay khi được truyền vào, từ
thế kỷ đầu, Đạo Phật đã nhanh chóng thích nghi với lối sống của người
dân Việt và trong quá trình hình thành và phát triển trên đất nước ta, trong
đó Luy lâu, trị sở quận Giao Chỉ, ngay từ rất sớm đã trở thành một trung
tâm Phật Giáo quan trọng hàng đầu ở nước ta. Luy lâu là trung tâm kinh
tế, văn hóa, chính trị và học thuật của Giao Chỉ. Với điều kiện rất thuận
lợi, nằm giữa ngã ba giao lưu văn hóa, lại là cửa ngõ để đi vào Đại lục
Trung Hoa nên có rất nhiều thương gia người nước ngồi thường xun
lui tới làm ăn, bn bán tấp nập. Những nghi lễ quan trọng có tính quốc
gia đều diễn ra ở đây, chẳng hạn như lễ rước Phật. Có thể nói Luy lâu là 1
đơ thị lớn, một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và học thuật lớn nhất
ở nước ta thế kỉ II-III, hơn nữa lại là trung tâm Phật giáo đầu tiên ở nước
ta. Chính vì vậy, Đạo Phật đã khơng gặp một trở ngại nào trong việc hòa
nhập vào mọi giai tầng của xã hội Việt Nam. Đạo Phật đã thấm vào nền
văn minh Việt Nam tự nhiên và dễ dàng như nước thấm vào đất. Đạo Phật
đã lan tỏa khắp hang cùng ngỏ hẻm trên lãnh thổ Việt Nam và đã có một
chỗ đứng nhất định từ cung đình cho đến làng xã Việt Nam. Đạo lý của
Phật giáo Việt Nam cũng đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân
Việt và đã trở thành những giá trị tinh thần vô giá cho người Việt. Trong
suốt chiều dài lịch sử mười tám thế kỷ qua, Đạo Phật đã chứng minh sự


5


hiện hữu của mình trong hầu hết các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội… và có những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực vào các mặt
nói trên. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu niên đại và quá trình du nhập của
Phật giáo vào Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc là một việc hết sức cần thiết
trong công cuộc xây dựng Đất nước ta hiện nay, đặc biệt là trong đời sống
văn hố, tơn giáo và tín ngưỡng của dân tộc.
2. Mục đích và ý nghóa
- Mục đích: Tìm hiểu những tư tưởng triết học Phật giáo và sự du nhập
vào Việt nam.
- Ý nghóa: Đề tài góp phần giúp chúng tahiểu đúng về giá trị của Phật
giáo trong đời sống của người Việt Nam.
3. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3
chương, 8 mục và 7 tiểu mục.


6

Chương 1
NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO VÀ SỰ DU
NHẬP VÀO VIỆT NAM
1.1 Phật giáo – những tư tưởng triết học chủ yếu
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối
thế kỷ VI trước công nguyên ở miền bắc Ấn Độ, phía Nam dãy Hymalaya,
vùng biên giới giữa Ấn Độ và Nê Pan bây giờ. Đạo phật ra đời trong làn
sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn
nguyên nỗi khổ và tìm con đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ triền
miên, đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn Độ.
Người sáng lập ra đạo Phật là Thích Ca Mâu Ni có tên thật là
Siddhattha (Tất Đạt Đa) họ là C Đàm (Gautama), con đầu vua Tịnh Phạn

(Suddhodana) dòng họ Sakya, có kinh đô là thành Ca-tì-la-vệ
(Kapilavatthu). Phật Thích ca sinh ngày 8 tháng 4 năm 563 trước công
nguyên và mất năm 483 trước C.N. Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ
cuộc đời vương giả đi tu luyện tìm con đường diệt trừ nỗi khổ của chúng
sinh. Sau 6 năm liền tu luyện, Tất Đạt Đa đã “ngộ đạo”, tìm ra chân lý
“Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân duyên”. Siddhatthan Gautama trã trở
thành Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi đó ngài vừa đúng 35 tuổi.
Tư tưởng triết lý Phật giáo ban đầu chỉ truyền miệng, sau đó viết
thành văn, thể hiện trong một khối lượng kinh điển rất lớn, gọi là “Tam
tạng” (Tripataka) gồm ba bộ phận:
- Tạng kinh (Sutra-pitaka) ghi lời Phật dạy.
- Tạng luật (Vinaya—pitaka) gồm các giới luật của đạo Phật.


7

- Tạng luận (Abhidharma-pitaka) gồm các bài kinh, các tác phẩm luận
giải, bình chú về pháp giáo của các cao tăng, học giả về sau.
Trái với quan điểm của kinh Vêda, Upanishad, đạo Bàlamôn và các
môn phái triết học đương thời thừa nhận sự tồn tại của một thực thể siêu
nhiên tối cao, sáng tạo và chi phối vũ trụ – Brahman, đạo Phật cho rằng vũ
trụ là vô thủy, vô chung, vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hóa vô
thường, vô định không do một vị thần nào sáng tạo nên cả. Vì thế giới luôn
là dòng biến ảo vô thường, nên không có cái nào gọi là bản ngã, không có
thực thể; tất cả theo quy luật nhân quả cứ biến đổi không ngừng, không
nghỉ, theo quá trình sinh, trụ, di, diệt hay thành, trụ, hoại, không và chỉ có
sự biến hoá ấy là thường hữu. Tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong vũ
trụ, theo triết học Phật giáo, từ cái vô cùng nhỏ đến cái vô cùng lớn, đều
không thoát ra khỏi sự chi phối của luật nhân duyên. Cái nhân (hetu) nhờ
có cái duyên (pratitya) mới sinh ra được mà thành quả (phla). Quả lại do

cái duyên mà thành ra nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà thành ra
quả mới… cứ thế, nối tiếp nhau vô cùng, vô tận mà thế giới, vạn vật, muôn
loài cứ sinh sinh, hoá hoá mãi.
Con người cũng do nhân duyên kết hợp và được tạo thành bởi hai
thành phần: Thể xác và tinh thần. Hai thành phần ấy là kết quả hợp tan
của ngũ uẩn. Cái tôi sinh lý, tức thể sác gọi là sắc (rupa) gồm: Địa, thuỷ,
hoả, phong, tức là cái có thể cảm giác được. Cái tôi tâm lý, tinh thần, tức
là tâm gọi là Danh (nâma), với bốn yếu tố chỉ có tên gọi mà không có hình
chất là: Thụ (vedana), cảm thụ về khổ hay lạc đưa đến sự lãnh hội với thân
hay tâm; Tưởng (samjna) tức là suy nghó, tư tưởng; Hành (samskara) ý


8

muốn thúc đẩy hành động, tạo tác và Thức (vijnana) nhận thức, phân biệt
đối tượng tâm lý, phân biệt ta là ta… Nhưng sắc không chỉ gồm cái nhìn
thấy mà cả cái không nhìn thấy; nếu nó nằm trong quá trình biến đổi của
sắc, gọi là “vô biểu sắc”.
Hai thành phần tạo nên từ ngũ uẩn, do nhân duyên hợp thành mỗi con
người cụ thể có danh sắc (nâma-runa). Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta, duyên
tan ngũ uẩn ra thì không còn là ta, là diệt, nhưng không phải là mất đi mà
là trở lại với ngũ uẩn. Ngay các yếu tố của ngũ uẩn cũng luôn biến hóa
theo quy luật nhân quả không ngừng, không nghỉ. Nên vạn vật, con người
cứ biến hoá, vụt mất, vụt còn, không có sự riêng biệt tồn tại mãi mãi,
không có cái tôi thường định. Cái tôi hôm qua không còn là cái tôi hôm
nay. Sự biến hóa, trôi chảy không ngừng do nhân duyên, gọi là vô thường.
Trong kinh “Tăng Nhất A Hàm” viết: “Pháp pháp tự sinh, pháp pháp tự
diệt, pháp pháp tự động, pháp pháp tự nghó… pháp có thể sinh ra pháp…
Như thế hết thảy cái đó đều về cái không: Không ta, không người; không
mệnh, không só, không phu, không hình, không tưởng, không nam, không

nữ”
Vì không nhận thức được cái biến ảo (maya), vô thường, vô định của
vạn vật mới là thường hằng và chân thực; không nhận thức được rằng “cái
tôi” có mà không, không mà có, nên người ta lầm rằng ta tồn tại mãi mãi,
cái gì cũng thường định, cái gì cũng là của ta, là ta, do ta nên con người cứ
khát ái, tham dục, hành động chiếm đoạt nhằm thỏa mãn những ham muốn,
dục vọng đó, tạo ra những kết quả, gây nên nghiệp báo (karma) mắc vào


9

bể khổ triền miên không dứt (sam – sara). Đã mắc vào sự chi phối của luật
nhân duyên là chịu nghiệp báo và kiếp luân hồi.
Đó là cách lý giải về căn nguyên nỗi khổ của con người của đạo Phật.
Chỉ ta căn nguyên biến đổi của vũ trụ, thế gian, tìm ra nguồn gốc nỗi khổ
do sự mê ngộ về bản chất con người, Thích Ca Mâu Ni đã đưa ra thuyết
“Tứ Diệu đế” (Catvary Arya Satya) và “Thập Nhị Nhân Duyên”
(Dvadasamidânas) để giải thoát chúng sinh ra khỏi mọi nỗi khổ và kiếp
nghiệp báo, luân hồi. Đây là tư tưởng triết lý nhân sinh chủ yếu của đạo
Phật.
“Tứ diệu đế” là bốn chân lý (satya) chắc chắn, hiển nhiên, hoàn toàn
cao hơn hết, gồm:
- Khổ đế (Dukka): Theo đạo Phật thực tại nhân sinh là khổ ải, ngoài
nỗi khổ do sinh, lão, bệnh, tử gây nên con người ta còn khổ vì không ưa
mà hợp là khổ, ưa mà lìa là khổ, mong không được cũng khổ mà mất cũng
khổ. Đời là bể khổ.
- Tập đế (Samarudays): Tập là tụ hợp, kết tập lại. Vậy nguyên nhân
nào đã tạo ra nỗi khổ cho chúng sinh? Nguyên nhân trực tiếp là do con
người ta có lòng tham, sân, si. Con người muốn còn mãi nhưng thực tại cứ
biến dịch và thay đổi, muốn trường tồn nhưng thực tại luôn biến hóa trong

vòng sinh, già, bệnh, chết, không có cái gì thực là ta, của ta, nhưng vì lòng
tham dục mà luôn luôn lầm tưởng là có ta, của ta. Bởi vậy, đã tạo nên cho
con người những nỗi khổ triền miên trong cuộc đời. Giải thích căn nguyên
ấy, đức Phật nêu ra thuyết “Thập nhị nhân duyên”, gồm: Vô minh (avidya),
Hành (samskara), Thức (vijnâna), Danh sắc (nâmarupa), Lục căn


10

(sandagatana), Xúc (sparacs), Thụ (vedana) , i (trisna), Thủ (upadana),
Hữu (bhava), Sinh (jati), Lão tử (jana-marana).
- Diệt đế (Nirodha): Là lần theo thập nhị nhân duyên, tìm ra cội nguồn
của nỗi khổ và ái dục, dứt bỏ từ ngọn cho đến gốc mọi hình thức đau khổ,
đưa chúng sinh thoát khỏi nghiệp chướng, luân hồi, đạt tới cảnh trí Niết
bàn (Nirvana).
- Đạo đế (Marga): Là con đường phải theo để diệt đau khổ. Con
đường đó là trung đạo mà đức Phật đã vạch ra để phá bỏ sự hôn mê, dứt
bỏ được vô minh, mờ tối che lấp, đạt tới sự sáng tỏ bản nhiên, nhận ra
chân bản của vạn vật, vạn sự, bằng con đường tu luyện, thực nghiệm tâm
linh, với các phép tu: Giới, Định, Tuệ cùng với sự lực hành để giải thoát
khỏi bể khổ của trần tục, thoát khỏi cảnh luân hồi sinh tử, đạt tới cõi siêu
phàm, thanh tónh, không ham muốn, không động vọng, diệt được mọi ái
dục, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não, đó là “Niết bàn”.
“Niết bàn” phải được thấu triệt bằng nhân quan tinh thần và do sự từ
bỏ tất cả luyến ái bên trong đối với một thế giới bên ngoài, theo “Tám con
đường chính” gọi là “Bát chánh đạo” mà bất cứ thời nào, vào hoàn cảnh
nào đếu có thể thực hiện được:
- Chính kiến (samyak-dristi) tức là hiểu biết đúng đắn.
- Chính tư duy (samyak-samkalpa) suy nghó chân chính.
- Chính nghiệp (samyak-karmata) hành động chân chính, không làm

những việc tàn bạo, giả dối.
- Chính ngữ (samyak-vaca) lời nói chân chính, trung thực.


11

- Chính mệnh (samyak-ajiva) sống chân chính, không tham lam, vụ lợi
xa rời nhân nghóa.
- Chính tinh tiến (samyak-vyãyama) cố gắng nỗ lực chân chính.
- Chính niệm (samyak-smritisati) suy niệm chân chính.
- Chính định (samyak-samadhi) kiên định, tập trung tâm trí vào con
đường chân chính, không để bất cứ điều gì lay chuyển làm thoái chí, phân
tâm. Trong tám yếu tố này thì chính kiến, chính tư duy thuộc về Trí tuệ
(Pannã); chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh thuộc về Giới luật (sila);
chính tinh tiến, chính niệm, chính định thuộc về Định (samadhi).
Đạo Phật còn đề ra những phương pháp trên con đường thực hành tu
luyện là “Ngũ giới” (Năm điều răn) và “Lục độ” (Sáu phép tu)… Trong
những giai đoạn đầu với vũ trụ quan nhân duyên, đạo Phật đã có những
yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát. Về lónh vực chính trị – xã
hội, đạo Phật là tiếng nói phản kháng chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo
chế độ xã hội bất công, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội, nêu lên
được ước vọng giải thoát con người khỏi nỗi bi kịch của cuộc đời, khuyên
người ta sống đạo đức, từ bi bác ái. Đó là những ưu điểm của triết lý Phật
giáo. Tuy nhiên trong luận thuyết về nhân sinh và con đường giải thoát, tư
tưởng Phật giáo vẫn còn hạn chế, mang nặng tính bi quan, yếm thế và
cuộc sống, chủ trương “xuất thế”, “siêu thoát” có tính chất duy tâm, không
tưởng về những vấn đề xã hội.


12


1.2. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
1.2.1 Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ
Có thể khẳng định rằng Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ trước
khi tiếp thu Phật giáo từ Trung Hoa. Trong sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam”
– của Trần Quốc Vượng chủ biên – NXB Giáo dục – 1997 - cũng đã kết
luận: “Đạo Phật tại Giao Châu chắc chắn do từ Ấn Độ truyền sang trực
tiếp, mãi về sau mới lại do từ Trung Hoa tiếp tục truyền xuống”. Dẫn
chứng cho kết luận trên đây, có một thực tế lịch sử là văn hoá Ấn Độ đã du
nhập váo đất nước ta khá sớm. Đó là vì sự hấp dẫn của nguồn hương liệu
quế, tiêu, trầm hương, ngà voi…vào những thế kỷ trước – sau công nguyên,
nhiều thuyền buôn Ấn Độ đã ra vào cập bến trên dải đất nước ta khi ấy.
Để “mãi nạn hanh thông” – buôn bán thông suốt, các lái buôn Ấn Độ
thường đặt trên thuyền bàn thờ đức Quán Thế Âm Bồ Tát và các tượng
thần Ấn Độ giáo như Visnu, Siva, và họ mang theo các tăng só để đêm
ngày khấn lễ. Do quá trình tiếp thu những tín ngưỡng tôn giáo này, mà
người Chăm đã sớm thịnh hành Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Trong tình hình trên đây, nhiều thuyền buôn Ấn Độ đã cập bến đảo
Đồ Sơn nước ta khi ấy. Hàng năm, trong thời gian phải chờ gió mùa đông
bắc để trở vềẤn Độ, họ lên bờ xây dựng những Stupa thờ lễ Phật. Stupa
được phiên âm theo tiếng Hán là Đồ Ba, vì thế mới để lại đến ngày nay ở
Hải Phòng tên đảo Đồ Sơn (núi tháp). Theo Thuỷ kinh chú (thế kỷ thứ IV),
vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, thời vua A Dục (Azoka), vị vua anh
hùng thông trị toàn cỏi Ấn Độ, nhà vua đã cho xây dựng nhiều Phật tháp
(Stupa) trên đất nước ta. Điều này phù hợp với truyền thuyết của dân trên


13

đảo Đồ Sơn khi ấy truyền lại, là đã xây dựng nhiều tháp của vua A Dục để

thờ Phật.
Chính vì Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào nước ta khá sớm trước đó,
Luy Lâu đã là một trung tâm Phật giáo, nên khi phong kiến Trung Hoa
xâm lược và cai trị nước ta, Luy Lâu, (nay là vùng Dâu, Thuận Thành, Bắc
Ninh), được chọn làm lỵ sở của chính quyền trung ương đô hộ nước ta.
Cũng chính Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào nước ta khá sớm trước
đó, nên mới có mô típ văn hoá bản địa, đó là câu chuyện huyền tích chép
trong Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục (những điều nói về bản
hạnh Phật trong chùa Pháp Vân ở xứ Cổ Châu), rằng có hai nhà sư n Độ
tên là Ma La Kỳ Vực và Khâu Đà La đến Luy Lâu truyền đạo. Nhà sư Ma
La Kỳ Vực tiếp tục sang Trung Hoa truyền đạo, còn nhà sư Khâu Đà La ơ
lại chùa Luy Lây (chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh) tu luyện, hoằng
Pháp. Ở chùa Luy Lâu có một người con gái tên Man Nương con của ông
Tu Định, người làng Mãn Xá cũng vào giúp việc chùa học đạo. Một đêm
Man Nương nấu cháo phục vụ các nhà sư tụng kinh đêm, khuya quá mệt
nằm ngủ thiếp ở hiên trai phòng. Nhà sư Khâu Đà La từ trên điện phật trở
về phòng, vô tình bước qua người Man Nương. Man Nương động lòng thụ
thai, nàng sinh bé gái, và bế con đem trả nhà sư Khâu Đà La. Nhà sư bế
bé gái ngược sông Dâu, lên rừng Phật Tích, đọc thần chú gởi bé gái vào
gốc cây dung thụ (cây dâu), gốc cây mở ra nhận bé gái vào lòng rồi khép
lại. Nhà sư Khâu Đà La đưa cho Man Nương chiếc gậy thần và chiếc nón
linh, dặn rằng khi nào gặp đại nạn, cắm gậy xuống đất, úp nón lên gậy, thì
một mạch nước dưới đất sẽ vọt lên và mưa trên trời sẽ dội xuống. Thầy


14

Khâu Đà La ra đi mãi mãi. Về sau vào ngày 8 tháng 4, trời mưa to, cây
dung thụ đổ trôi về bến sông dâu, dân làng không thể nào kéo được cây
lên, chỉ có bà Man Nương lúc này đã già, vứt giải yếm xuống, kéo cây lên.

Thấy bé gái trong hốc cây dung thụ đã trở thành Thạch Quang Phật, được
rước vào thờ trong chùa Luy Lâu. Gỗ cây dung thụ được tạc thành bốn pho
tượng, gọi là tượng Tứ pháp được thờ ở các chùa quanh vùng, gọi là các
chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (mây , mưa, sấm, chớp),
tên nôm na gọi là chùa bà Dâu, bà Đậu, bà Quân, bà Tướng. Từ đó ngày 8
tháng 4 được coi là ngày Phật đản của Việt Nam (về sau cải chính lại là
ngày trăng tròn 15 tháng 4). Hiện tượng trên đây dẫn đến ngày nay ở đồng
bằng Bắc Bộ còn khá nhiều hệ thống các ngôi chùa Tứ pháp, những ngôi
chùa khởi thủy cho việc Phật giáo từ Ấn Độ trực tiếp gia nhập, mở rộng ở
Việt Nam.
Hiện tượng trên đây chỉ là phản ánh từ rất xa xưa, Phật giáo du nhập
vào nước ta đã biết bám rễ, kết hợp chặt chẻ với tín ngưỡng để phát triển.
Điều này càng nói lên chỉ có Phật giáo từ Ấn Độ trực tiếp du nhập vào
nước ta, mới có thể sinh ra ở Việt Nam một ngày Phật Đản riêng. Chứ nếu
như Phật giáo qua Trung Hoa mới vào Việt Nam, với chính sách phong
kiến của Trung Hoa là ra sức xóa bỏ Âu Việt, Lạc Việt cũng như các Việt
khác ở phía nam sông Dương Tử, thì hiện tượng trên đây chắc chắn không
thể xẩy ra.
1.2.2. Việt Nam tiếp thu Phật giáo qua Trung Quốc
Nước Văn Lang, nước Âu Lạc tiếp thu văn hóa Ấn Độ (Phật + Ấn
Độ giáo) qua con đường biển chẳng được bao lâu thì bị thay thế bằng vieäc


15

Việt Nam tiếp thu Phật giáo qua Trung Quốc. Điều đó được mở đầu vào
năm 207 trước Công nguyên, Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, sát nhập vào
nước Nam Việt. Sau đó năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán xâm lược
Nam Việt, trong đó có cả u Lạc. Từ đó văn hoá Trung Hoa, Nho giáo,
Đạo giáo và Phật giáo Đại Thừa nhập vào Trung Quốc, dồn dập xâm nhập

vào Việt Nam.
Phật giáo Đại Thừa theo con đường tơ lụa qua Trung Á và tây Tạng
vào Trung Quốc khi nhà Tần đã thống trị vùng Trung Nguyên – Trung Hoa.
Phật giáo Đại Thừa du nhập vào Trung Quốc, triết học Phật giáo Vô tạo
giả, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả cũng bị bàn nát, dẫn đến kết quả vào
thời Tùy Đường, khi Phật giáo cực thịnh, cũng là lúc Phật giáo chia thành
10 tông phái. Mỗi một tông phái lấy một kinh của nhà Phật làm chủ thuyết.
10 tông phái đó là: Duy thức tông, Luật tông, Tịnh độ tông, Thiền tông,
Câu xá tông, Hoa nghiêm tông, Tam luận tông, Thành thật tông, Mật tông,
và Hoa nghiêm tông. Tuy nhiên chỉ có Thiền Tông, Tịnh độ tông và Mật
tông là tác động mạnh sang Việt Nam.
Vào thế kỷ thứ III, thứ IV, dưới sự thống trị của chính quyền Phong
kiến Trung Hoa, trên bề mặt, xứ Giao Châu đang dồn dập tiếp biến văn
hóa, Nho Giáo, Đạo giáo từ Trung Hoa tràn xuống, Phật giáo từ Ấn Độ và
Trung Hoa đã được biến hóa nhập vào. Trong tình hình ấy, cả hai luồng
Phật giáo từ Ấn Độ sang, từ Trung Hoa xuống, dù là tăng só người Trung
Hoa hay Ấn Độ, đều phải dùng một thứ văn tự thống nhất chính thống là
chữ Hán để dịch kinh, hoằng pháp. Truyền bá Phật giáo (văn hoá Ấn Độ)
lại bằng công cụ chử Hán vốn chứa đựng nội dung Nho giáo (văn hoaù


16

Trung Hoa) là một đặc điểm trong văn hoá Việt Nam, không những ở
những thế kỷ đầu công nguyên, mà còn kéo dài suốt cả chiều dài lịch sử
văn hoá Việt Nam sau này.
Vào thời nhà Tùy (581-618) thống trị nước ta, Phật giáo ở xứ Giao
Châu đã mở rộng ra khắp xứ. Và cũng chính lúc này, Phật giáo Thiền tông
ở Trung Quốc bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Theo sách Thiền uyển tập
anh, có một tăng só người Ấn Độ, tên là Tì ni da lưu chi (Vinitaruni) đến

Hồ Nam Trung quốc vào năm 573, đang lúc Phật giáo ở Trung Quốc gặp
khó khăn do Võ đế nhà bắc Chu không ủng hộ Phật giáo, sau đó Tì ni đa
lưu chi gặp được Tăng Sán, tổ thứ ba dòng thiền Trung quốc đang lánh nạn
ở núi Trí Không, Tăng Sán khuyên Tì ni đa lưu chi đi về phương nam
truyền đạo. Năm 580 Tì ni da lưu chi sang Giao Châu đến Luy Lâu vào tu
ở chùa Pháp Vân (chùa Dâu), sau chuyển về tu ở chùa Trấn Quốc (Hà Nội
ngày nay)
Tiếp đến nhà Đường (618-907) thống trị Việt Nam, lúc này chính
quyền đô hộ chuyển từ Luy Lâu đến Đại La (Hà Nội), đã làm cho Đại La
nhanh chóng trở thành một trung tâm Phật giáo. Thiền tông Trung Quốc
trực tiếp truyền mạnh sang Việt Nam. Tiêu biểu như thiền sư Vô Ngôn
Thông, là học trò nhánh thiền Bách Thượng Thanh Quy , nhánh thứ nhất
thiền Huệ Năng. Ông sang Giao Châu vào năm 820, tu ở chùa Kiến Sơ,
Phù Đổng, Bắc Ninh, lập ra dòng thiền Quan Bích. Thiền Quan Bích Vô
Ngôn Thông truyền được 17 thế hệ đến Thiền Sư Tiêu Diêu, Vô Ngôn
Thông châm dứt.


17

Cùng với thiền tông, Tịnh Độ tông cũng đã sớm qua Trung Quốc
truyền vào nước ta. Đó là vào năm Tống Vónh Sơ (420-422) có nhà sư
Đàm Hoàng đi về phương nam đến Phiên Ngung dừng lại ở chùa Đài. Sau
đó nhà sư đến chùa Viên Sơn ở Giao Chỉ, nhà sư chuyên tụng “Vô lượng
thọ kinh” và “Quán Kinh”, lòng nguyện vãng sanh về nơi Tịnh Độ. Vào
năm Hiến hiếu thứ tư (455) nhà sư nhóm củi trên núi lén tự thiêu, học trò
cứu được, nhưng một nửa mình đả cháy, qua tháng mới khỏi. Sau đó, xóm
gần có hội, cả chùa đi dự, nhân ngày chùa vắng người, sư Đàm Hoàng lại
tự thiêu. Dân xóm đến cứu nhưng sư đã chết. Ngày hôm đó thấy sư Hoàng
thân sắc vàng cưỡi con nai vàng bay về phía tây rất nhanh, không dừng lại

hỏi han ai, băng tục thấy sự huyền bí bèn thu thập hài cốt để thờ.
Tuy nói Phật giáo qua Trung Quốc vào nước ta chủ yếu là Thiền
Tông và Tịnh Độ tông, song cũng không phải hoàn toàn đóng khung như
vậy, mà cũng có sự pha trộn với các tông phái khác. Ví như thiền sư Tì ni
đa lưu chi cũng rất giỏi kinh Tổng trì Đà la ni của Phật giáo Mật tông. Các
nhà sư trong dòng thiền này thường đều giỏi phù chú sấm ký. Phật giáo
Mật tông cũng có cơ sở từ Ấn Độ với ảnh hưởng phù phép hành lễ tế thần
linh của Bà la môn giáo. Mật tông được phát triển mạnh ở Tây Tạng với
việc thần linh hóa các Đạt lai lat ma. Mật tông cũng được phát triển mạnh
thời Đường Huyền Tông. Phật giáo Mật tông từ tây tạng qua con đường
Vân Nam dọc theo sông Hồng vào Việt Nam. Sách Việt sử lược tập 3 còn
cho biết mãi tới thời Lý vẫn còn có nhà sư Du chi bà lam đưa Mật tông
theo con đường này vào Việt Nam. Đến thời Trần, Phật giáo mật tông vẫn
theo quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ nhất (1258) qua con


18

đường dọc sông Hồng vào Việt Nam. Hiện tượng Phật giáo Mật tông biểu
hiện ở nước ta như kinh Tổng tì Đà la ni Mật tông trên các cột kinh Phật ở
Hoa Lư, dấu tích thời vua Đinh.


19

Chương 2


20


ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT
GIÁO ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TINH THẦN VIỆT NAM
2.1 Phật giáo Việt Nam với hệ tư tưởng chính trị trong lịch sử dân tộc

Ngay từ khi vào nước ta, đạo Phật với học thuyết từ bi cứu khổ, cứu
nạn đã nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng dân tộc và từng bước góp
phần củng cố tính dân tộc độc lập – tư tưởng chính trị chủ đạo của hệ tư
tưởng Việt Nam truyền thống.
Phật giáo nói đến cái bể khổ trong cuộc đời, khổ do sinh, lão, bệnh, tử.
Còn nhiều cái khổ khác nữa của người dân mất nước của người dân mất
nước, bị trị đều là thực tế mà mọi người cam chịu. Triết học Phật giáo nói
đến vô thường. Nếu đã có vô thường thì chắc phải có một sự chuyển biến
đổi đời. Người dân cùng khổ nào mà không mong muốn có sự chuyển biến
đổi đời. Chấp nhận sự đổi đời này chẳng hơn là phải nép mình trong một
cái trật tự mà kẻ thống trị cứ khẳng định là vónh viễn sao? Đổi mới ra làm
sao, diệt khổ như thế nào thì chưa biết. Song hảy tin vào điều mà có người
chia sẽ nổi đau thương và niềm ước vọng của mình. Phật giáo còn nói đến
bình đẳng. Với Phật, không ai là tiểu nhân, là quân tử. Với Phật còn cả
một niềm từ bi bác ái, không có hằn học, oán ghét, phục thù. Đó là những
điều phù hợp với bản chất của dân tộc Việt Nam. Rồi tiếp đó, Phật giáo
kêu gọi tự giác, giác tha không những để giải thoát nỗi khổ cho chính mình
mà còn phải cứu nhân độ thế. Người Việt đã nhìn thấy ở đây một triết lý
có phần tích cực. Nỗi khổ được bù đắp. Cái khổ hôm nay phải được đền bù
bằng sự sung sướng ngày mai.


21

Phật giáo quả là có nhiều điểm gần gũi với tư tưởng người Việt. Do

vậy, ngay từ đầu thế kỷ, Phật giáo đã được người Việt tiếp cận một cách
cởi mở.
Triết lý sống nhà phật phần nào đã góp phần củng cố thêm tinh thần
dân tộc, ý thức dân tộc độc lập của người Việt.
Ngay từ thời còn bị Bắc thuộc, các nhà cai trị Giao Châu lúc bấy giờ,
để cũng cố quyền lực cũng như có ý muốn tách khỏi sự lệ thuộc phương
Bắc, đã tìm đến với Phật pháp.
Só Nhiếp (127 – 226), nhà cai trị Giao Châu đương thời, người đã tiếp
thu một nền học vấn Trung Hoa và đã đạt được đến mức cao của nền giáo
dục này nhưng lại dựa vào Phật giáo để khơi dậy tinh thần dân tộc của
người Việt nhằm cũng cố thể chế chính trị Giao Châu đương thời. ng đã
khôn ngoan sử dụng ngọn cờ Phật giáo để tập hợp dân chúng, đoàn kết
xây dựng một chính quyền vững mạnh có khả năng tách khỏi sự lệ thuộc
phương Bắc.
Só Nhiếp đã sử dụng đạo Phật như một bộ phận hợp thành hệ tư tưởng
chính trị Giao Châu lúc bấy giờ. Ông cho xây chùa thờ Phật và trọng dụng
giới tăng lữ, và cũng đồng tình với nhân dân xây dựng bốn ngôi chùa:
Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điền.
Ảnh hưởng của đạo Phật đối với hệ tư tưởng chính trị xã hội đương
thời đã tạo nên Giao Châu một sắc thái mới, một xứ sở yên bình.
Có thể nói, Só Nhiếp và nhân dân Việt Nam của thời đại ông đã tiếp
nhận Phật giáo như một đạo lý mới, một sự cứu độ mới, có khả năng dung
hóa tín ngưỡng truyền thống, có sức mạnh vượt thắng các tư tưởng học


22

thuật tôn giáo xuất sắc đến từ Trung Hoa. Phật giáo góp một phần không
nhỏ nâng hệ tư tưởng chính trị Giao Châu lên thành khối văn hoá chính trị
ít lệ thuộc phương Bắc. Do vậy, Việt Nam ở thế kỷ thứ II đã có thể xây

dựng cho mình một hệ tư tưởng tương đối độc lập, tạo tiền đề để tách ra
khỏi sự phụ thuộc phương Bắc.
Sang thời Lý, Triều Lý dựa hẳn vào Phật giáo để cầm quyền. Phật
giáo dưới thời Lý thực tế là chủ đạo tinh thần xã hội. Sư Đa Bửu được Lý
Công Uẩn mời đến triều tham gia quyết định chính sự, sư Viên Thông làm
quốc sư dưới thời Lý Thân Tông, mỗi khi vào chầu dứng ngang hàng Thái
Tử. Các sư Vạn Hạnh, Đạo Hạnh, Giác Hải, Minh Không điều được triều
đình tín nhiệm. Các vua quan nhà Lý cũng ra sức tán thán công đức các
nhà sư.
Triều Lý thấm nhuần đạo Phật, do Phật giáo thiền tông lãnh đạo tinh
thần suốt hơn 200 năm đã là một triều đại oanh liệt trong lịch sử Việt Nam.
Nhưng vào cuối đời Lý, đạo Phật đã từ một tư tưởng, một triết lý sống,
một lẽ sống đã tha hóa biến thành một thứ tôn giáo uỷ mị, tràn ngập mê
tín dị đoan, mất hết sức sống và triều Lý cũng theo đó mà suy tàn rồi diệt
vong, nhường chổ cho nhà Trần.
Sang đến đời Trần, Phật giáo đã có những chuyển biến mới, các vua
triều Trần cùng giới quý tộc vẫn ủng hộ Phật giáo. Nhưng thế kỷ này là
thế kỷ của gian lao xây dựng đất nước và của các cuộc kháng chiến gay go
chống đế quốc Nguyên Mông. Toàn bộ tinh lực dân tộc được huy động cho
công cuộc dựng nước và giữ nước. Các nhà thiền học uyên thâm như: Trần
Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, vào lúc vaän


23

nước nguy nan, đều trở thành anh hùng lập nhiều chiến công hiển hách.
Phật giáo thế kỷ XIII cũng vì thế mà trong sạch hơn, nhập thế hơn.
Có thể nói tinh thần dân tộc đã thổi một luồng sinh khí mới vào Phật
giáo thời Trần. Tư tưởng thân dân, lấy dân làm gốc, mà sau này chúng ta
thấy biểu hiện trong những lời nói của Trần Nhân Tông hay của Trần

Hưng Đạo, thì đã gặp trong lời quốc sư Trúc Lâm căn dặn Trần Thái Tông
năm 1236: “Phàm là kẻ làm vua thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý
muốn của mình, phải lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”.
Tuy tiếp nối từ các chi phái Vô Ngôn Thông thời lý, phái thiền Trúc
Lâm được mở đầu và xây dựng như một giáo hội thống nhất, hoàn toàn
Việt Nam. Đó cũng là một biểu hiện của ý thức dân tộc.
Phật giáo Việt Nam thời Trần đã cung cấp một triết lý sống, chứ
không phải là nhưng tín điều giáo điều.
Một loạt những vần đề trên lónh vực tư tưởng chính trị thời Lý Trần đã
được giải đáp theo quan điểm của Phật giáo Thiền tôn. Những vấn đề đó
vừa có liên hệ với đời sống thực tế của đất nước, vừa phục tùng những quy
luất phát triển nội tại của bản thân sự tín ngưỡng tôn giáo của đạo Phật.
Đây là những vấn đề có thực trong cuộc đời. Tồn tại song song với những
vấn đề nóng hổi nhất của thời đại xoay quanh công cuộc dựng nước và giữ
nước. Các đại biểu về tư tưởng Phật giáo thời Lý Trần đã giải đáp vấn đề
đó trên lập trường của một tôn giáo mang màu sắc Việt Nam khá rõ nét.
Những tư tưởng của họ không phải là một thứ thiền học chung chung mà
nó là những vấn đề gợi ý cho tư tưởng người Việt lúc đương thời đi sâu vào
những khía cạnh thâm thuý của sinh hoạt văn hóa tinh thần, hay nói cách


24

khác là có tác dụng thúc đẩy sự phát triển văn hoá tinh thần dân tộc ta
trong thời kỳ lịch sử này.
Sau triều đại Lý Trần, hệ tư tưởng Nho giáo dần dần thông trị đời
sống tinh thần xã hội. Tuy nhiên Phật giáo vẫn có ảnh hưởng ít nhiều đến
tư tưởng vua quan Phong kiến.
Dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị nhiều chùa được xây dựng, trùng tu,
nhiều tăng sư được cấp giới đạo và điệp độ.

Phật giáo giai đoạn này ít nhiều đã là chổ dựa về mặt tinh thần cho
một bộ phận chính quyền Phong kiến. Giai cấp phong kiến cũng muốn lợi
dụng tín ngưỡng, trong đó có Phật giáo để an dân.
Sang đến thời Pháp thuộc, trước tình hình chính trị xã hội đương thời,
Phật giáo có sự phân hóa về tư tưởng. Một số phật tử đứng về phía nhân
dân đấu tranh chống kẻ thù mới của dân tộc. Một số khác đứng ngoài cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, thậm chí còn mượn chiếc áo từ bi của nhà
Phật để lên án chiến tranh một cách chung chung.
Số Phật tử đứng về phía nhân dân đã nhìn nhận cuộc đời với nhãn
quan tích cực. Họ nhìn nhận cứu cánh của đạo Phật là diệt trừ khổ đau do
chiến tranh mà bọn xâm lược gây nên. Từ đó người phật tử giác ngộ thấy
không thể lẫn tránh những vấn đề thế tục mà phải đóng góp phần mình
vào việc diệt trừ chiến tranh, nguồn gốc của những khổ đau ấy.
Tư tưởng yêu nước của một số phật tử tiên tiến đã tập hợp được đông
đảo lực lượng quần chúng cùng nỗi dậy chóng lại chính quyền thực dân
Phong kiến.


25

Thời kỳ đấu tranh chống Mỹ, những phật tử yêu nước đã nhận thức
được đúng đắn cuộc đấu tranh tư tưởng chính là phản ánh cuộc đấu tranh
về chính trị và thất sự đã đặt mình trở thành một bộ phận của cao trào toàn
dân quyết tâm giành độc lập dân tộc, giải phóng hoàn toàn cho đất nước
quê hương.
Từ ngày miền nam hoàn toàn giải phóng cho đến nay, phật tử trong cả
nước được tập hợp vào trong một tổ chức thống nhất là giáo hội Phật giáo
Việt Nam , phấn đấu theo đường hướng Đạo pháp, Dân tộc và Xã hội Chủ
nghóa.
Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam cần một hệ tư tưởng chính trị

để đoàn kết toàn dân, củng cố và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Với học
thuyết cứu khổ cứu nạn, qua tinh thần tứ Ân – có ơn với tổ quốc, Phật giáo
Việt Nam đã thực sự góp phần xây dựng một hệ tư tưởng chính trị Việt
Nam độc lập – cốt lõi của văn hoá tinh thần truyền thống.
2.2. Phật giáo Việt Nam với nghệ thuật dân tộc
Nghệ thuật với tư cách là dạng cao nhất của hoạt động thẩm mỹ, là
hình thức biểu hiện cao nhất của cái đẹp, cái thẩm mỹ; trong đó cái thẩm
mỹ thể hiện trong cái nghệ thuật vừa là nội dung, vừa là phương tiện, vừa
là mục đích.
Nghệ thuật là sự nhận thức thẩm mỹ cuộc sống và cải tạo cuộc sống
theo một lý tưởng thẩm mỹ nhất định. Nghệ thuật phản ánh hiện thực bằng
con đường riêng, bằng những hình tượng nghệ thuật. Nghệ thuật là tư duy
trong các hình tượng. Những quan hệ thẩm mỹ của con người trong những
mối quan hệ xã hội ở những điều kiện lịch sử cụ thể… được nghệ sỹ khai


×