Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.81 KB, 32 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tên đề tài: LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC TRONG KỸ THUẬT CHẠY ĐÀ, GIẬM NHẢY CỦA NHẢY XA KIỂU NGỒI CỦA HỌC SINH KHỐI 8,9 A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hiện nay, việc tập luyện và tham gia thi đấu điền kinh đã trở thành truyền thống hàng năm thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện và thi đấu. Nội dung giảng dạy điền kinh trong nhà trường cũng rất đa dạng và phong phú. Trong các môn của điền kinh, nhảy xa là một trong số các môn có lịch sư phát triển lâu đời. Từ phương pháp để người xưa vượt qua các hào rãnh trong săn bắn, hái lượm... nhảy xa dần trở thành một phương tiện rèn luyện để phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tốc độ, sức mạnh tốc độ, sự phát triển linh hoạt, khéo léo và trở thành một môn thể thao. Đặc biêt môn Điền kinh là môn thể thao “Nữ hoàng” không chỉ phong phú, đa dạng hấp dẫn, phù hợp mọi lứa tuổi; giới tính, mà còn là một nội dung thi đấu chủ yếu (bao gồm nhiều nội dung) trong các kỳ Hội thao, Hội khỏe... Trong các kỹ thuật nhảy xa là nội dung thường được các vận động viên có trình độ cao lựa chọn để thi đấu. Đây là kỹ thuật phức tạp, hoạt động khơng mang tính chu kỳ, đòi hỏi người tập phải nắm vững những tư duy động tác đồng thời thực hiện động tác một cách nhịp nhàng, thuần thục. Như chúng ta đã biết thành tích của các môn phụ thuộc vào tốc độ bay ban đầu và góc độ bay nhưng khơng thể bỏ qua hai yếu tố đó là kỹ thuật và thể lực. Hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, có tác dụng thúc đẩy để đạt thành tích cao. Đặc biệt là yếu tố kỹ thuật, qua kinh nghiệm thực tế của các huấn luyện viên lâu năm và các công trình nghiên cứu khoa học thể dục thể thao của các tác giả trong nước đã chứng minh rằng động tác kỹ thuật càng thành thục, chính xác thì càng tiết kiệm được sức, vận dụng và phát huy được khả năng dùng sức của cơ thể giúp nâng cao thành tích của mình. Tuy nhiên trong quá trình học tập của học sinh hiện nay, học sinh thường mắc những sai lầm rất cơ bản trong học kỹ thuật. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích học tập và thi đấu của các em mà hai yếu tố đó lại chính là kết quả giai đoạn chạy đà, giậm nhảy tạo ra. Vừa qua Hội thi GV dạy giỏi do Phòng GD&ĐT Huyện Ba Vì – TP Hà Nội tổ chức tôi có và đã tham gia, tôi nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại trong ND Nhảy xa của học sinh lớp 9 còn nhiều nhược điểm mà cần khắc phục ngay..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Từ sự phân tích nếu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm : “Lựa chọn một số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc phải trong học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối THCS” Mục đích: nghiên cứu lựa chọn một số bài tập bổ trợ hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi có thể áp dụng cho học sinh khối THCS lứa tuổi 14,15 (khối 8,9 ). Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm: * Nhiệm vụ 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để tài “Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối THCS” * Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối THCS B. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: I. Cơ sở lý luận của Sáng kiến: 1.Tông quan những vấn đề nghiên cứu: 1.1 Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất. Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương sáng trong phong trào tập luyện TDTT cho mọi người dân Việt Nam, Bác thường xuyên tập luyện võ thuật và nhiều môn thể thao khác nhằm tăng cường sức khỏe. Từ ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm chăm lo sức khỏe của toàn dân, Người thường nói: “... mỗi một người dân mạnh khỏe... góp phần cho cả nước mạnh khỏe”, “... Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập.” Từ khi giải phóng Miền Nam thống nhất tổ quốc. Năm 1975 đến năm 1985 c«ng tác TDTT đã được Đảng và nhà nước quan tâm một cách thường xuyên để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tại chỉ thị 227 CT/TW ngày 18/11/1975 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra toàn diện về mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và ổn định an ninh xã hội, quốc phòng, xây dựng con người mới, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Tiếp sau đó đầu năm 1979 Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục, trong đó đã yêu cầu ngành giáo dục chăm lo hơn nữa việc dạy thể dục và phát động phong trào “Thể dục - Vệ sinh Yêu nước” trong các nhà trường để củng cố và tăng cường sức khoẻ cho học sinh, sinh viên. Trong những năm 1975-1985 các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> lần thứ IV (1976), lần thứ V (1982) luôn luôn xác định vai trị, vị trí của TDTT trong nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng con người có sức khoẻ, có đạo đức, có văn hóa để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, trong đó quan tâm công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ mang tính chiến lược của ngành thể dục thể thao. Chính vì vậy, năm 1983 Chính phủ đã cho phép Bộ Giáo dục, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với các đoàn thể Thanh - thiếu niên - nhi đồng tổ chức Hội khoẻ phù đổng toàn quốc lần thứ nhất để biểu dương phong trào rèn luyện thân thể, tập luyện thể thao của học sinh cả nước. Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ nhất năm 1985 các đoàn thể thao học sinh, sinh viên đã tham gia thi đấu và đạt thành tích cao, nhiều học sinh, sinh viên đã giành được thành tích xuất sắc, giữ nhiều kỷ lục quốc gia. Bước vào thời kỳ đổi mới khởi đầu từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) trong công tác thể dục thể thao nói chung và công tác giáo dục thể chất trong các trường học luôn luôn được Đảng - Nhà nước quan tâm đầu tư và chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học là một yêu cầu cấp bách để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế an ninh quốc phòng trong điều kiện và nhiệm vụ mới của đất nước trên con đường đổi mới. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. “Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ VII nêu rõ “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỉ 21” và khẳng định: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quí để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”. Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí Thư TW Đảng: “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày cho hầu hết học sinh sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong cả nước”. Điều 41 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 cũng nêu rõ: “Việc dạy và học thể dục là bắt buộc trong nhà trường”. Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong những năm tới. Nghị quyết Trung ương khóa VII đã khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI... Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn thể, trong đó có giáo dục - đào tạo, y tế và TDTT”. * Tóm lại: Qua những chỉ thị, nghị quyết, thông tư của Đảng, nhà nước chứng tỏ các cấp chính quyền rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất của học sinh nói riêng, và nhân dân nói chung, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để các em phát triển toàn diện về Đức – Trí - Thể – Mĩ, góp phần cải tạo nòi giống, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.2. Khái quát về các công trình nghiên cứu liên quan Ở nhiều nước, giờ học thể dục là một bộ phận không thể thiếu được trong nhà trường và nó được tiến hành không dưới 3 tiết/ tuần. Chương trình học thể dục ở Việt Nam từ những năm 1991 đã áp dụng cho tất cả các học sinh 2 tiết/tuần và những hoạt động thể dục thể thao khác đã phần nào nâng cao được chất lượng giáo dục thể chất. Rất nhiều đề tài nghiên cứu trong những năm qua ở nước ta cũng đã đề cập đến sự phát triển thể lực ở học sinh như: - Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái và thể lực của học sinh phổ thông ở các Tỉnh phía bắc (Vụ TDTT – Bộ giáo dục năm 1968 – 1670). - Điều tra thể chất của học sinh phổ thông (Lê Bưu, Lê Văn Lẩm, Bùi Thị Hiếu và cộng sự năm 1975). - Nghiên cứu về sự phát triển thể chất của người Việt Nam từ 7-17 tuổi (Phan Hồng Minh năm 1980). - Những đề tài nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là công trình nghiên cứu về chương trình giảng dạy thể dục của Trần Đình Lâm, Trịnh Trung Hiếu, Vũ Huyến năm 1978-1985).. 1.3. Mục tiêu TDTT trong trường phổ thông:.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Mục tiêu TDTT trong trường phổ thông giúp học sinh biết được một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. - Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh. - Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao. - Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học và nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường. Thông qua các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện cho học sinh tác phong khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tính kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức cần thiết chính là góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống lành mạnh, tốt đẹp. Góp phần giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội, chuẩn bị về thể lực và nếp sống cho người lao động tương lai thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 14 -15. Học sinh các trường THCS thường ở lứa tuổi 14 -15. Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các bài tập phát triển Sức nhanh - mạnh tốc độ chúng ta cần tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của lứa tuổi 14 -15 có liên quan tới việc tập luyện TDTT nói chung và với việc phát triển Sức nhanh - mạnh tốc độ nói riêng. 2.1. Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi 14 -15. * Đặc điểm phát triển của hệ thống thần kinh. Do hệ thống thần kinh là một hệ thống phát triển sớm của cơ thể, vì vậy ở lứa tuổi 14 -15 trọng lượng não của các em đã đạt mức từ 1460 gam đến 1470 gam tương đương với trọng lượng não của người trưởng thành. Chức năng của các trung khu như: Thị giác, thính giác, xúc giác, cảm giác, trung khu vận động ... tương đối hoàn thiện. Vì vậy các em có thể nhanh chóng học hỏi nâng cao tri thức và các kỹ năng của cuộc sống, trong đó có kỹ năng vận động thể thao. Cũng chính do hệ thống thần kinh được hoàn thiện tương đối nên ở lứa tuổi 14 -15 các em có thể hình thành tư duy trừu tượng và tư duy lô gíc. Quá trình hưng phấn và ức chế được cân bằng hơn. Tuy vậy cường độ quá trình hưng phấn vẫn cao hơn. Đó là điều kiện rất tốt để phát triển các tố chất thể lực nhất là sức mạnh, sức bền . Đồng thời cũng dễ dàng nắm vững được các kỹ thuật khó, tạo tiền đề cho việc nâng cao thành tích thể thao. * Đặc điểm phát triển của cơ quan vận động. Cơ quan vận động của cơ thể chủ yếu gồm cơ bắp, xương khớp và dây chằng..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Về hệ xương: Do quá trình cốc hóa của cơ thể thường kéo dài tới 20 tuổi. Vì vậy ở tuổi 14 -15 vẫn còn ở trong thời kỳ phát triển của xương. Tuy vậy thành phần hữu cơ trong xương giảm dần và thành phần vơ cơ tăng dần làm cho xương cứng và chịu tải tốt hơn. Ở lứa tuổi 14 -15 chiều cao trung bình hàng năm của nam chỉ khoảng 1,7 cm còn ở nữ thấp hơn. - Hệ cơ: Nhìn chung ở giai đoạn 14 -15 sự phát triển của hệ cơ ở nam và nữ đều có xu hướng phát triển hoàn thiện các nhóm cơ nhỏ, tăng thiết diện các nhóm cơ lớn làm cho sức mạnh tăng lên rõ rệt. Riêng giây chằng và khớp của VĐV ở lứa tuổi này nếu không duy trì tập mềm dẻo thường xuyên hợp lý có thể làm cho linh hoạt khớp bị giảm xuống. Từ đó làm giảm biên độ động tác. * Đặc điểm phát triển hệ thống tim mạch. Ở tuổi 14 -15 tim phát triển to hơn, thành cơ tim dày lên, van tim phát triển tốt làm cho cơ tim bóp mạnh hơn làm cho cung lượng tim lớn hơn * Đặc điểm phát triển hệ thống hơ hấp. Ở tuổi 14 -15 hệ thống hô hấp đã phát triển gần đạt trình độ của người trưởng thành. 2.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Đặc điểm nổi bật về tâm lý của lứa tuổi là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cả 2 nhân tố bên trong và bên ngoài. * Nhân tố bên trong gồm các yếu tố như sự khát vọng ham muốn hiểu biết, khám phá thế giới trong đó có sự thư sức với các hoạt động TDTT. Vì vậy TDTT đã có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các em. Ở tuổi 14 -15 là giai đoạn các em luôn muốn thể hiện mình là "người lớn" nên mọi hành động của các em đều bắt chước người lớn. Chính điều này đã tạo ra động lực cho các em hưng phấn trong quá trình hoạt động, khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Ở tuổi 14 -15 do quá trình hưng phấn và ức chế của các em thăng bằng hơn nên đã kéo dài được thời gian tập trung chú ý. Ở tuổi 14 -15 quá trình nhận thức của các em cũng được nâng cao rõ rệt. Các em có thể nhận thức được cái hay, cái đẹp của sự vật, cái đúng, cái sai của một vấn đề một cách bản chất hơn. Tuy nhiên, những nhận thức này còn có tỷ lệ chuẩn mực chưa cao và độ sâu sắc chưa đạt mức của người trưởng thành. * Về nhân tố bên ngoài bao gồm các yếu tố từ ngoại cảnh tác động đến tâm lý của các em 14 -15 tuổi. Thứ nhất là do đặc thù của thể thao là có tính cạnh tranh quyết liệt biểu hiện rõ rệt trong sự thi đấu để giành phần thắng. Chính tác động của các hoạt động thi đấu đã tạo cho các em một mơ ước, một khát vọng chiến thắng; Từ đó tạo thành một thứ tình yêu nghề nghiệp, lòng hăng say tập luyện..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Cũng chính do tính ham hiểu biết, mong muốn khám phá thế giới cũng như khát vọng giành chiến thắng ở các em rất cao nên một khi giành được 1 thắng lợi, tạo ra được một chiến tích lập nên một thành tựu nào đó thường làm cho các em phấn chấn tự hào tự tin vào bản thân, tin vào huấn luyện viên. Và cũng chính từ đó dám dấn thân vào tập luyện thể thao. Tóm lại, sự phát triển và lớn lên về mặt sinh lý cũng là một quá trình làm cho tâm lý của các em được hoàn thiện. Quá trình phát triển về sinh lý và tâm lý của các em có tính giai đoạn. Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để sư dụng các đối sách giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả giảng dạy huấn luyện của các giáo viên và huấn luyện viên thể thao. 3. Những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến độ bay xa của lần nhảy. Về mặt lý thuyết, trong điều kiện không có sức cản của môi trường không khí, điểm bay ra và điểm rơi cùng trên một mặt phẳng thì độ bay xa của một vận thể được phóng ra tỷ lệ thuận với bình phương tốc độ bay ban đầu, sin2 lần góc bay và tỷ lệ nghịch với gia tốc rơi tự do. V02sin2 S = -----------------g. Trong đó S là độ bay xa của quỹ đạo bay trọng tâm cơ thể V0 là tốc độ bay ban đầu là góc độ bay ban đầu. g là gia tốc rơi tự do = 9,8m/giây 2 Qua phân tích công thức trên ta thấy sự ảnh hưởng của g (là hằng số không đổi luôn bằng 9,8m/giây), nên V0 và là 2 yếu tố quyết định đến độ bay xa. Trong thực tế nhảy xa, chạy đà và giậm nhảy là hai giai đoạn tạo cho cơ thể có tốc độ bay ban đầu lớn, góc độ bay hợp lý nhất vì thế nó là hai giai đoạn có ảnh hưởng quyết định đến độ bay xa của lần nhảy. Nhảy xa là một kỹ thuật hoàn chỉnh, song để tiện phân tích và giảng dạy có thể phân thành các giai đoạn chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy, bay trên không và rơi xuống cát. 4. Nguyên tắc lựa chọn bài tập. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn được các bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn, chúng tôi xây dựng nguyên tắc lựa chọn bài tập như sau: - Thứ nhất là phải dựa vào mục đích yêu cầu môn học..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Thứ hai là phải dựa vào đặc điểm kỹ thuật môn học. Cụ thể là kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân, tăng cường tập luyện các khâu khó như chạy đà, giậm nhảy, bay trên không. - Thứ ba là phải dựa vào nguyên tắc dạy học vận động là từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp cố gắng rút ngắn thời gian lan toả để nhanh chóng hình thành kỹ năng vận động. - Thứ tư là khi lựa chọn bài tập phải phù hợp với khả năng, trình độ, thể lực ... của học sinh mặt khác phải phù hợp với điều kiện tập luyện như sân bãi dụng cụ ... - Thứ năm là khi lựa chọn bài tập cần vận dụng đa dạng các phương pháp, phương tiện giảng dạy cơ bản, tiên tiến … 5. Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông Hệ quả của giáo dục thể chất gắn liền với đặc điểm giải phẫu sinh lí, tâm lí học và đặc điểm phát triển tố chất thể lực ở mỗi lứa tuổi con người, Tác dụng của giáo dục thể chất là rất lớn, nó không ngừng đem lại sức khỏe cho học sinh mà còn góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện. Tố chất thể lực là sự biểu hiện tổng hợp của hệ thống chức năng các cơ quan cơ thể, tố chất thể lực tăng trưởng theo sự tăng trưởng của lứa tuổi. Sự tăng trưởng này có tốc độ nhanh, biên độ lớn trong thời kì dậy thì. Giai đoạn lứa tuổi khác thì tố chất thể lực phát triển khác, tức là trong cùng một lứa tuổi tố chất thể lực khác phát triển thay đổi cũng không giống nhau. Tố chất thể lực từ giai đoạn tăng trưởng chuyển qua giai đoạn ổn định theo thứ tự phát triển sau: Tố chất nhanh phát triển đầu tiên, sau đó là tố chất bền và tố chất mạnh. * Tố chất sức nhanh: Tố chất nhanh phát triển sớm hơn sự phát triển tố chất mạnh, thời kì phát triển tố chất nhanh quan trọng nhất ở tuổi học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở. * Tố chất sức mạnh: Sức mạnh là năng lực chống đỡ hoặc khắc phục sức cản bên ngoài nhờ những nỗ lực của cơ bắp. Đối với môn nhảy cao chúng ta cần quan tâm đến sự phát triển sức mạnh tốc độ của người tập. Để phát triển sức mạnh tốc độ cần xen kẽ tập luyện đúng mức với.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> phương pháp dùng sức lớn nhất. Như vậy, trong quá trình cho học sinh tập luyện môn nhảy cao chúng ta cần đưa vào các bài tập phát triển sức mạnh bột phát của các nhóm chi dưới, giúp cho việc thực hiện động tác giậm nhảy trong nhảy cao thật nhanh, mạnh, để đưa cơ thể bay lên cao hơn. * Tố chất khéo léo: Khéo léo là năng lực tiếp thu nhanh các động tác ứng phó kịp thời với những thay đổi bất ngờ. Xác định và đánh giá tố chất khéo léo là việc khó. Có thể tính bằng khoảng thời gian tiếp thu động tác. Để rèn luyện khéo léo cần phải tập nhiều các loại hình động tác, nhờ quá trình tập để tiếp thu các động tác đó các tố chất khác cũng phát triển theo. Tóm lại, trong quá trình giảng dạy và huấn luyện điền kinh nói chung và nhảy cao nói riêng, chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm phát triển tố chất, đồng thời dùng các phương pháp huấn luyện khoa học, xúc tiến cho việc phát triển tố chất thể lực của người tập nói chung và học sinh nói riêng.. II. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tổ chức nghiên cứu 1.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thực hiện: * Sau khi xác định được nhiệm vụ nghiên cứu, căn cứ vào thời gian và chương trình học tập của Bộ GD& ĐT; Trường PTCS Yên Sơn - Ba Vì – Hà Nội Tôi chọn đối tượng là 20 em học sinh ở khối 9 chia làm hai nhóm. - Nhóm thực nghiệm: gồm 10 em học sinh 5 nam , 5 nữ lớp 9 thời gian tập luyện mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 1 tiết nội dung tập luyện do chúng tôi đưa ra theo các bài tập đã xác định. - Nhóm đối chứng: Tôi đã chọn ngẫu nhiên 10 em học sinh 5 nam , 5 nữ lớp 9 thời gian tập luyện giống như nhóm thực nghiệm mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 1 tiết nội dung tập luyện theo phân phối chương trình hiện hành - Thời gian tổ chức thực hiện 4 tuần..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> * Ph¹m vi có thể thùc hiÖn: Häc sinh Trêng PTCS Yªn S¬n vµ häc sinh c¸c trêng l©n cËn nh Trêng THCS Ba Tr¹i, T¶n LÜnh, D©n téc Néi tró…. 1.2. Địa điểm nghiên cứu: Trường PTCS Yên Sơn. 1.3. Về cơ sở vật chất: Trường PTCS Yên Sơn - Ba Vì – Hà Nội là một trường liên cấp 1&2 thuộc 7 xã Miền núi của Huyện Ba Vì – TP Hà Nội với đội ngũ cán bộ CNV là 43: trong đó GV THCS gồm 17 người và giáo viên dạy thể dục 01 người. Là một trường còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng luôn phấn đấu là trường có phong trào thi đua dạy tốt – học tốt, phong trào cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập ngày cáng được áp dụng đầy đủ hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực thể dục thể thao : Đây là một mặt rất quan trọng của giáo dục toàn diện của nhà trường. Trong nhiều năm gần đây thành tích thi đấu các giải thể thao Hội khỏe Phù đổng cấp Huyện, Tiểu khu nhà trường luôn có H/S đạt giải. Có được điều đó là do nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất khang trang cho việc giảng dạy và huấn luyện thể dục thể thao. Cụ thể nhà trường có một sân tập khoảng 300m2 giành cho giảng dạy thể dục bao gồm: sân bóng đá, Đệm nhảy (hố cát )dành cho nhảy xa và nhảy cao, 01 sân bóng chuyền, 02 sân cầu lông. Trang thiết bị sử dụng trong chuyên môn TD: Dụng cụ phục vụ cho việc kiểm tra lấy số liệu như: - Thước dây. - Đồng hồ bấm giờ. - Cọc. - Xà. - Đệm( vì không còn hố cát do Điều kiện sân trường hạn chế: đã Bê tông hóa sân trường). - Ván giậm nhảy. - Còi. - Phiếu đánh giá:.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2. Về phương pháp giảng dạy nhảy xa của giáo viên nhà trường: Với số lượng 01 giáo viên thể dục nhưng vẫn cố gắng đáp ứng đủ yêu cầu và tiêu chuẩn giáo viên giáo dục thể chất của nhà trường cấp THCS. Nhà trường có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn rất năng động, dày dạn kinh nghiệm. Qua nghiên cứu và tự tìm hiểu dự giờ dạy của giáo viên và một số giáo án giảng dạy thể dục bộ môn Thể dục, tôi nhận thấy các giáo viên đã tuân thủ theo đúng chương trình và phương pháp giảng dạy của THCS .Tuy nhiên giáo viên còn thiên về giảng dạy cơ bản, còn ít sư dụng các bài tập sưa chữa sai sót kỹ thuật chuyên môn trong giảng dạy và huấn luyện nhảy xa, vì nhảy xa kiểu ngồi là kỹ thuật khó đối với học sinh THCS. Nên việc nghiên cứu đề tài :“Lựa chọn một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong nhảy xa “kiểu ngồi” ”, mà cụ thể là giảng dạy kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy là hai giai đoạn quan trọng, rất cần thiết để hoàn thiện kỹ thuật, nâng cao hơn nữa thành tích nhảy xa cho học sinh nhà trường. Tóm lại, cơ sở vật chất dành cho giảng dạy giáo dục thể chất của nhà trường là còn nhiều hạn chế( về cả cơ sở vật chất lẫn cả về sân bãi). Tuy nhiên phương pháp sư dụng trong giảng dạy và huấn luyện giáo dục thể chất của giáo viên còn ít sư dụng các bài tập sưa chữa kỹ thuật, đặc biệt là với nội dung nhảy xa kiểu ngồi. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên tôi sư dụng các phương pháp sau: 3.1. Phương pháp tham khảo tài liệu: tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu (Phần Mục lục có nêu). Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu, hình thành cơ sở lí luận, xác định các nhiệm vụ, lựa chọn các phương pháp và các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá kết quả nghiên cứu trong khi thực hiện đề tài cũng như tìm chọn các bài tập phát triển sức mạnh trong nhảy cao làm cơ sở cho việc phỏng vấn và thực nghiệm. 3.2. Phương pháp phỏng vấn: Sư dụng phiếu điều tra. Phương pháp này nhằm tìm hiểu và xác định các bài tập được sư dụng trong thực tiễn huấn luyện - giảng dạy nhảy xa 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp này nhằm mục đích đưa các bài tập mới vào thực tiễn, qua thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ những yếu tố tác động trực tiếp (yếu tố thực nghiệm) tới kết quả tập luyện của đối tượng nghiên cứu..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm: các test đánh giá: - Kiểm tra thành tích bật cao tại chỗ. - Kiểm tra thành tích nhảy xa kiểu bước ngồi. 3.5 Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này dùng để xư lí các số liệu thu được theo các công thức toán học thống kê với sự hổ trợ của chương trình Excel. *. Số trung bình cộng ( X ): Trung bình cộng là tỉ số giữa tổng lượng trị số các cá thể với tổng số các cá thể của đối tượng quan sát, được tính theo công thức: n. X . Trong đó:. -. . Xi. i 1. n. ¿ ∑ ❑ : là kí hiệu tổng. ¿. - X : là giá trị trung bình. - X i : là giá trị quan sát thứ i. - n : là tổng số cá thể được quan sát. * Độ lệch chuẩn ( ): Độ lệch chuẩn nói lên mức độ phân tán hay tập trung của các trị số xung quanh giá trị trung bình, được tính theo công thức: (khi n<30 ). 2. Xi − X ¿ ¿ ¿ n. ∑¿ i=1. ¿ δ x =√ ¿. Trong đó: δ x là độ lệch chuẩn. * Hệ số biến thiên ( Vc % ):. Xi.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Hệ số biến thiên là tỉ lệ phần trăm giữa độ lệch chuẩn và trung bình cộng, được tính theo công thức :. Vc Trong đó:. x 100% X. Vc % : hệ số biến thiên.. *. Sai số tương đối ( ) : chỉ số là chỉ số đánh giá về tính đại diện của số trung bình mẫu đối với số trung bình tổng thể.. . t 05 x X. Trong đó: δ x là sai số chuẩn của số trung bình được tính theo công thức: δ x=. δx √n. - t 05 : giá trị giới hạn chỉ số t–student ứng với xác suất P = 0.05. *. Nhịp độ tăng trưởng ( W ): Nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu là tỉ lệ gia tăng theo phần trăm giữa lần đo thứ hai và lần đo thứ nhất trên cùng một đối tượng và được tính theo công thức của S. Brody (1927): W% . Trong đó:. (V2 V1 ) 100 0,5(V1 V2 ). - W : là nhịp độ tăng trưởng (%). - V1 : là mức ban đầu của chỉ tiêu quan sát. - V2 : là mức lần sau của chỉ tiêu quan sát. - 0,5 và100 là hằng số.. * Chỉ số t – student: là chỉ số dùng so sánh hai số trung bình quan sát của 2 liên quan n < 30:. √. ∑ (¿ d i − d ) n −1 |d|√ n t= ¿.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> *. Hệ số tương quan: hệ số tương quan nói lên mối quan hệ giữa hai tập hợp mẫu.. r=. n ∑ XiY i −∑ X i∑ Y i 2. 2. √ [ n∑ X − (∑ X ) ][n ∑ Y − (∑ Y ) ] 2 i. i. 2 i. i. * Tính nhịp tăng trưởng: W% . V2 V1 100% 0,5(V1 V2 ). C. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC VIẾT SÁNG KIẾN: I. Phương pháp: 1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Để thực hiện mục đích và nhiiệm vụ của sáng kiến, khi sư dụng phương pháp này, tôi đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau chủ yếu là các nguồn tài liệu về giảng dạy và huấn luyện điền kinh, các tài liệu tham khảo là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, một số tạp chí chuyên ngành và các kỷ yếu của các Hội nghị khoa học TDTT, cũng như các tài liệu mang tính lý luận phục vụ mục đích của sáng kiến. 2. Phương pháp kiểm tra sư phạm: Trong sáng này tôi sư dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để kiểm tra và đánh giá hiệu quả một số bài tập sưa chữa sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối THCS 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tôi tiến hành thực nghiệm các bài tập sưa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối THCS. Tổ chức thực nghiệm: Tôi tiến hành thực nghiệm trong 1 tháng được phân theo chu kỳ 4 tuần, mỗi tuần gồm 2 giáo án, mỗi giáo án gồm 45 phút Tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm vào các giờ học chính khóa¸ theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để đánh giá kết quả thực nghiệm tôi sư dụng phương pháp so sánh tự đối chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm học sinh mà tôi lựa chọn. II. Đối tượng của sáng kiến: - Là một số bài tập sưa chữa những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh trường khối THCS( Học sinh trường PTCS Yên sơn).. III. Kết quả của sáng kiến: 1. Một số sai lầm thường mắc của học sinh khối THCS trong kỹ thuật giai đoạn chạy đà, giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bằng phương pháp quan sát sư phạm học nhảy xa kiểu ngồi của học sinh, đồng thời lấy ý kiến về những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi, tôi đã tổng hợp được một số sai lầm thường mắc của học sinh như sau: Vì đây là 2 giai đoạn rất quan trọng trong TL kỹ thuật nhảy xa nó liên quan đến cả sức nhanh – sức mạnh – khéo léo, muốn giậm nhảy tốt thì chính giai đoạn chạy đà lại quyết định KT giậm nhảy........... và nó quyết định đến thành tích của lần nhảy. 1. Chạy đà đặt chân giậm không chính xác ( điểm giậm nhảy và chân giậm nhảy). 2. Tốc độ chạy đà không tốt (dẫn đến giậm nhảy hiệu quả thấp). 3. Không tạo được tư thế chuẩn bị cho giậm nhảy. 4. Giậm nhảy không hết. 5. Giậm nhảy bị lao (góc độ giậm nhảy nhỏ quá). 6. Giậm nhảy bước bộ không chuẩn, không thuận lợi cho giai đoạn trên không. 2. Lựa chọn số bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi: Nhằm mục đích nghiên cứu lựa chọn một số bài tập sưa chữa sai lầm thường mắc học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy trong trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh. Tôi đã nghiên cứu các tài liệu chuyên môn về giảng dạy và huấn luyện nhảy xa đã tổng hợp được một số bài tập như sau: 1. Sư dụng tư thế bắt đầu chạy đà ổn định( tư thế xuất phát). 2. Chạy tốc độ cao 20 - 30m lặp lại ngoài đường chạy. 3. Chạy tăng tốc độ, bắt được tốc độ cao khi đến gần ván giậm rồi chạy tiếp qua hố cát (cự ly 25 - 35m). 4. Ôn luyện nhịp điệu 4 bước cuối cùng. 5. Tập phối hợp giậm nhảy bước bộ lặp lại . 6. Thực hiện lặp lại chạy đà ngắn giậm nhảy chạm đầu vào vật chuẩn treo trên cao. 7. Luyện tập lặp lại kỹ thuật giậm nhảy với tốc độ nhanh. 8. Chủ động giữ thăng bằng thân trên khi kết thúc giậm nhảy. 9. Tập bước bộ đúng từ chậm đến nhanh. 10. Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy bước bộ lặp lại liên tục.. * Kết quả chúng tôi lựa chọn được 8 bài tập như sau: 1. Sư dụng tư thế bắt đầu chạy đà ổn định.. Mục đích: sưa tư thế bắt đầu chạy đà (xuất phát đà) không ổn định..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2. Chạy tốc độ cao 20 - 30m lặp lại ngoài đường chạy. Mục đích: nâng cao tốc độ chạy đà, tăng hiệu quả giậm nhảy.. 3. Chạy tăng tốc độ, bắt được tốc độ cao khi đến gần ván giậm rồi chạy tiếp qua hố cát (cự ly 35 - 45m). Mục đích: nâng cao hiệu quả giậm nhảy 4. Ôn luyện nhịp điệu 4 bước cuối cùng. Mục đích: sưa tư thế giậm nhảy bị lao(nhanh – mạnh và rứt khoát) B4 B3 B2 B1. 5. Tập phối hợp giậm nhảy bước bộ lặp lại. Mục đích: sưa giậm nhảy thiếu bước bộ. 6. Thực hiện lặp lại chạy đà ngắn giậm nhảy chạm vào vật chuẩn treo trên cao.. Mục đích: sưa tư thế giậm nhảy 7. Tập giậm nhảy, bước bộ đúng từ chậm đến nhanh..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Mục đích: Nâng dần hiệu quả giậm nhảy bước bộ. 8. Luyện tập lặp lại kỹ thuật giậm nhảy với tốc độ nhanh. Mục đích: sưa giậm nhảy chậm. 3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi:. Sau khi lựa chọn được các bài tập nhằm sưa chữa sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh. Tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu học sinh khối THCS. Để đánh giá kết quả thực nghiệm tôi sư dụng phương pháp so sánh song song 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, tiến hành quan sát sư phạm và kiểm tra tỉ lệ sai lầm trước thực nghiệm của hai nhóm học sinh đã lựa chọn và so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm. Sau khi lựa chọn được một số bài tập sưa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi. Tôi tiến hành ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn.. * Kết quả. Để xác định hiệu quả tôi đã tiến hành thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu là 20 học sinh ( lớp 9 ) Nhóm đối chiếu: 10 em ( 05 nữ và 05 nam): Tập theo PPCT quy định Nhóm thực nhiệm: 10 em ( 5 nữ và 5 nam) : Áp dụng những bai tập đã lựa chọn được ở trên vào quá trình giảng dạy ( thời gian áp dụng đối với sáng kiến KN) Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong thời gian như sau (từ Tiết 20 – 27: trong phạm vi 01 tháng) gồm 4 tuần, mỗi tuần tập 2 buổi, mỗi buổi kéo dài 45 phút chia làm 2 tiết( như giờ học bình thường). Để đánh giá kết quả một cách khách quan tôi tiến hành kiểm tra 2 nhóm trước thực nghiệm với một số bài tập sưa chữa sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi:nam, nữ để lấy kết quả so sánh.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> a) Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm: Thông số kiểm tra Đối chiếu A Đối chiếu A 20 em. Tổng số Số H/s Thực nghiệm B 20 NDAD: sai lầm em SKKN trong KT 6/8 5 4/8 3 Nam 10 em 2/8 2 0/8 0 6/8 6 4/8 3 Nữ 10 em 2/8 1. Thực nghiệm B Tổng số Số H/s Đạt NDAD: sai lầm Đạt % % SKKN trong KT 50% 6/8 6 60% 30% 4/8 3 30% 20% 2/8 1 10% 0% 0/8 0 0% 60% 6/8 7 70% 30% 4/8 3 30% 10% 2/8 0 0%. 0/8. 0 0% 0/8 0 0% Bảng 1: Trước thực nghiệm Qua bảng 1 cho ta thấy kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa 2 nhóm chênh lệch nhau về thành tích là không đáng kể (tính theo mức độ sai lầm từng động tác của các em mắc phải) - Số lượng các em nam đạt tỉ lệ sai lầm trong tập luyện KT là: 6/8 (8 ND mà tôi đã nêu ở trên ) giữa 2 nhóm chênh lệch nhau là 10% - Số lượng các em nữ đạt tỉ lệ sai lầm trong tập luyện KT (8 ND mà tôi đã nêu ở trên ) giữa 2 nhóm là chênh lệch 10%. Như vậy chúng ta so sánh thấy rằng sự chênh lệch nhau ở 2 nhóm về trình độ, kỹ thuật, thành tích là gần ngang nhau. b) Kết quả sau thực nghiệm Sau khi tôi kiểm tra trước thực nghiệm giữa 2 nhóm xong tôi tiến hành đi vào thực nghiệm chương trình huấn luyện như đã trình bày ở trên. - Nhóm A: áp dụng các bài tập thông thường theo phân phối chương trình. - Nhóm B: áp dụng theo phương pháp và các bài tập trong tập luyện KT (8 ND: bài tập sưa chữa sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi) mà tôi đã đưa ra ở trên. Để đánh giá các bài tập và phương pháp tôi đưa ra, tôi tiếp tục tiến hành kiểm tra sau khi thực nghiệm được 4 tuần với các bài tập trong tập luyện KT (8 ND: bài tập sưa chữa sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi) cho cả Nam và Nữ kết quả đạt được như sau: Thông số kiểm Đối chiếu A Thực nghiệm B tra Đối chiếu A 20 Tổng số Số H/s Đạt % Tổng số Số H/s Đạt % em. NDAD: sai lầm NDAD: sai lầm Thực nghiệm B 20 SKKN trong KT SKKN trong em KT.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> 6/8 4/8 2/8 0/8 6/8 4/8 2/8 0/8. 3 30% 6/8 1 10% 4 40% 4/8 1 10% Nam 10 em 3 30% 2/8 6 60% 0 0% 0/8 2 20% 4 40% 6/8 1 10% 4 40% 4/8 1 10% Nữ 10 em 2 20% 2/8 7 70% 0 0% 0/8 1 10% Bảng 2: Sau thực nghiệm: Qua bảng 2 sau thực nghiệm cho ta thấy kết quả kiểm tra sau khi áp dụng các bài tập ở nhóm B và không áp dụng các bài tập đã chọn ở nhóm A đã có sự chênh lệch (tính theo mức độ sai lầm từng động tác của các em mắc phải) - Số lượng các em Nam đạt tỉ lệ sai lầm trong tập luyện KT (8 ND mà tôi đã nêu ở trên ) là: 6/8 giữa 2 nhóm đối chiếu A và thực nghiệm B chênh lệch nhau là 20% - Số lương các em Nữ đạt tỉ lệ sai lầm trong tập luyện KT (8 ND mà tôi đã nêu ở trên ) là: 6/8giữa 2 nhóm đối chiếu A và thực nghiệm B chênh lệch nhau là 30% Như vậy chúng ta thấy sự chênh lệch đã có khác biệt nhau rất lớn. Để xem xét kết quả của việc áp dụng các bài tập và phương pháp huấn luyện tôi so sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của 2 nhóm được như sau: Ở bảng 1: Nhóm đối chiếu A trước thực nghiệm của Nam chiếm tỉ lệ sai lầm là 50 % còn sau thực nghiệm bảng 2 thành tích trung bình cao nhất của Nam chiếm tỉ lệ sai lầm là 30%. Như vậy sự chênh lệch nhau về tỉ lệ sai lầm ở nhóm đối chiếu A là 20% khi chưa áp dụng bài tập và phương pháp tập luyện. Ở bảng 1: Nhóm đối chiếu A trước thực nghiệm của Nữ chiếm tỉ lệ sai lầm là 60% còn sau thực nghiệm bảng 2 đối với Nữ chiếm tỉ lệ sai lầm 40%. Như vậy sự chênh lệch nhau về tỉ lệ sai lầm ở nhóm đối chiếu A là 20% khi chưa áp dụng bài tập và các phương pháp tập luyện. Vậy chúng ta thấy nhóm đối chiếu A cả Nam và Nữ đều phát triển về tỉ lệ sai lầm là chưa được cao. Tỉ lệ chênh lêch chỉ trong tập luyện KT (8 ND mà tôi đã nêu ở trên ) của cả H/s Nam và Nữ là 20% ( vì chưa áp dụng các bài tập và phương pháp tập luyện ). Còn đối với nhóm thực nghiệm B thì ở bảng 1 trước thực nghiệm đối với Nam có tỉ lệ sai lầm trung bình cao nhất chiếm tỉ lệ 60%. Sau thực nghiệm ở bảng 2 tỉ lệ sai lầm của nam trung bình chỉ còn chiếm tỉ lệ là 10%. Như vậy sự chênh lệch nhau về tỉ lệ sai lầm sau khi áp dụng các bài tập và các phương pháp tập luyện chênh lệch nhau là rât cao tỉ lệ sai lầm trong tập luyện KT (8 ND mà tôi đã nêu ở trên ) khá lớn là 50%. Ở bảng 1: Nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm với Nữ có tỉ lệ sai lầm trong tập luyện KT (8 ND mà tôi đã nêu ở trên ) trung bình cao nhất chiếm tỉ lệ là 70%. Sau thực nghiệm ở bảng 2 tỉ lệ sai lầm trong tập luyện KT (8 ND mà tôi đã nêu ở trên ) của nữ trung bình chỉ còn chiếm tỉ lệ là 10%..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Như vậy sự chênh lệch nhau về tỉ lệ sai lầm trong tập luyện KT (8 ND mà tôi đã nêu ở trên ) của Nữ sau khi áp dụng các bài tập và phương pháp tập luyện đã có sự chênh lệch nhau rất lớn chiếm tỉ lệ là 60%. Vậy chúng ta thấy nhóm thực nghiệm B sau khi áp dụng các bài tập và phương pháp tập luyện đã có sự chênh lệch nhau về tỉ lệ sai lầm của cả nam và nữ chiếm tỉ lệ khoảng 55% sau khi tập luyện được 4 tuần. Đây là sự chênh lệch rất lớn và ta có thể khẳng định rằng các bài tập và phương pháp tập luyện tôi đưa ra đã có tác dụng rất lớn đến việc: Lựa chọn số bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa “kiểu ngồi”:chuyên môn cho các em. Tóm lại: Sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đã cho ta kết luận như sau: Qua 4 tuần tập luyện nhóm đối chiếu A tập theo các bài tập thông thường tỉ lệ sai lầm phát triển hơn so với tỉ lệ sai lầm ban đầu là đã cao. Nhưng khi so với nhóm thực nghiệm B đã áp dụng các bài tập và phương pháp tập luyện thì nhóm A tỉ lệ sai lầm vẫn còn thấp hơn nhiều so với nhóm B. chứng tỏ rằng những bài tập và phương pháp tập luyện tôi đưa ra là có hiệu quả, có tác dụng, đồng thời phù hợp và khoa học với lứa tuổi của các em. Kết quả quan sát sư phạm sau thực nghiệm cho thấy Số học sinh mắc sai sót kỹ thuật giảm đi đáng kể so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên số học sinh mắc phải sai sót kỹ thuật vẫn còn vì đây là một kỹ thuật khó đòi hỏi phải có thời gian tập luyện để hoàn thiện kỹ thuật. Tuy nhiên số lượng học sinh mắc sai lầm đã giảm rất đáng kể. D. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ: I. Những bài học kinh nghiệm: Qua tìm hiểu thực trạng học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi của học sinh bản thân tôi nhận thấy học sinh thường mắc phải một số sai sót kỹ thuật như sau: 1. Chạy đà đặt chân giậm không chính xác. 2. Tốc độ chạy đà không cao (dẫn đến giậm nhảy hiệu quả thấp) 3. Không tạo được tư thế chuẩn bị cho giậm nhảy. 4. Giậm nhảy không hết. 5. Giậm nhảy bị lao (góc độ giậm nhảy nhỏ quá). 6. Giậm nhảy bước bộ không chuẩn, không thuận lợi cho giai đoạn trên không. Tổng hợp các tài liệu chuyên môn về giảng dạy và huấn luyện nhảy xa chúng tôi lựa chọn được 8 bài tập sưa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật giai đoạn chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. 1. Sư dụng tư thế bắt đầu chạy đà ổn định. 2. Chạy tốc độ cao 20 - 30m lặp lại ngoài đường chạy. 3. Chạy tăng tốc độ, bắt được tốc độ cao khi đến gần ván giậm rồi chạy tiếp qua hố cát (cự ly 35 - 45m)..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> 4. Ôn luyện nhịp điệu 4 bước cuối cùng. 5. Tập phối hợp giậm nhảy bước bộ lặp lại. 6. Thực hiện lặp lại chạy đà ngắn giậm nhảy chạm đầu vào vật chuẩn treo trên cao. 7. Luyện tập lặp lại kỹ thuật giậm nhảy với tốc độ nhanh. 8. Tập bước bộ đúng từ chậm đến nhanh. * Bài học kinh nghiệm : - Qua quá trình giảng dạy tại trường bản thân đã vận dụng tốt công tác “Phát huy tính tích cực và tự giác tập luyện của học sinh trong dạy học môn Thể Dục”. Kết quả học sinh tham gia học tập bộ môn Thể dục phần lớn đều ham thích, tích cực tập luyện ở lớp và thường xuyên tập luyện ở nhà thông qua các hình thức trò chơi dân gian như “ Trò chơi : Nhảy Bậc ” ... Qua các kỳ kiểm tra bộ môn: Nhảy xa tất cả các em học sinh đều đạt Tiêu chuẩn RLTT. Ngoài ra các em còn vận động người thân trong gia đình tham gia tập luyện phát triển các tố chất TDTT khác như : Sức nhanh –Sức mạnh – Khéo léo... nhằm nâng cao sức khỏe phục vụ học tập, lao động sản xuất đồng thời phòng chống bệnh tật. - Qua nhiều năm công tác ở trường giảng dạy môn thể chất cho học sinh THCS tơi đã phát hiện bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở môn điền kinh, nổi bật ở môn chạy bền có chiều hướng phát triển khá rõ. Cần có sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường, Đoàn thể hỗ trợ đầy đủ trang thiết bị trong giảng dạy ngày càng nhiều hơn, để hướng dẫn cho học sinh có tính sáng tạo trong hoïc taäp. - Bản thân luôn cố gắng làm đồ dùng dạy học đặc trưng cho từng môn học để học sinh có hướng phấn đấu ở bước đầu ngày càng hoàn chỉnh tốt hơn cho từng moân hoïc. - Luôn trao đổi rút kinh nghiệm tiết dạy ở đồng nghiệp là chuyên môn để củng cố hoàn chỉnh kiến thức qua từng năm học. - Ngoài ra bản thân còn phải thu thập tài liệu sách báo, tranh ảnh, nghe đài để cập nhật tư liệu để đưa vào việc giảng dạy ngày càng phù hợp với thực tiễn… - Muốn vậy bản thân phải không ngừng phấn đấu từng bước trong giảng dạy để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng cho trường cũng là nguồn năng lực kế thừa cho huyện nhà để phát huy cao hơn nửa để bắt kịp sự tiến bộ thể dục thể thao của Huyện và Thành Phớ , hướng dẫn học sinh và vân động người thân trong gia ñình luoân tích cực tham gia phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. II/ Kết luận: Từ những bài tập và phương pháp tập luyện trên tôi đưa vào áp dụng huấn luyện cho 20 em học sinh khối 9 năm học 2010 - 2011 trường PTCS Yên Sơn và đã rút ra kết luận như sau...
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Các bài tập trên chỉ thể hiện tính hiệu quả trên đối tượng nghiên cứu sau thời gian tối thiểu là 01 tháng( Được tính từ Tuần 10 theo PPCT đến tuần 14 theo PPCT) Vấn đề phát triển thể lực cho học sinh là một đặc điểm quan trọng trong tất cả các môn thể thao, việc phát triển Sức nhanh - sức bền - sức mạnh – khéo léo chuyên môn trong thể thao là một trong những yếu tố quyết định đến mọi thành tích trong thi đấu. Vậy nên để thực hiện được việc này chúng ta cần phải lựa chọn được các bài tập, các phương pháp sao cho phù hợp để áp dụng huấn luyện và giảng dạy cho các em. Các bài tập này phải dựa trên cơ sở về chế y. sinh học, tâm lý học, các phương pháp tập luyện và nguyên tắc tập luyện. Qua sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi xét thấy:. * Ưu điểm: Các bài tập bản thân tôi đưa ra qua thực tiễn đã đem lại hiệu quả và tác dụng rất tốt cho việc : Lựa chọn số bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi:chuyên môn, nó được chứng minh qua sự so sánh các bài tập có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa. * Hạn chế :Sáng kiến kinh nghiệm mới chỉ thu hẹp ở phạm vi áp dụng cho học sinh khối 9 lứa tuổi 15 cấp THCS. Qua thực tế giảng dạy và áp dụng những biện pháp trên, qua học hỏi bạn bè đồng nghiệp cũng như tham khảo các tài liệu đã giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm trên mong được sự tham khảo và góp ý của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. * Xác định và ứng dụng một số bài tập về: Lựa chọn số bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi: Để xác định một cách khách quan, chúng tôi dùng phiếu phỏng vấn để lấy ý kiến của một số các giáo viên Thể dục ở các trường THCS trong Huyện để xem xét đánh giá mức độ quan trọng của hai tố chất thể lực trên. Câu hỏi được đưa ra gồm hai yếu tố về mặt tố chất thể lực được đánh giá theo ba mức sau: + Rất quan trọng. + Quan trọng. + Bình thường. Phỏng vấn tiến hành một lần đối với 10 giáo viên thể dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ba Vì..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn: Lựa chọn số bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi: Rất quan Quan trọng Bình thường trọng NHÓM NỘI DUNG SL TL % SL TL % SL TL % 7 70% 2 20% 1 10% CÁC TỐ Sức mạnh tốc độ CHẤT Sức mạnh bộc phát 8 80% 2 20% 0 0% Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1, chứng tỏ hầu hết đều cho rằng các tố chất phát triển sức mạnh bột phát và sức mạnh tốc độ có tác động lớn đến việc nâng cao thành tích nhảy xa. Dựa trên cơ sở hai tố chất thể lực phát triển sức nhanh - sức mạnh trên, chúng tôi xác định được một số bài tập sau: STT Bài tập về sức mạnh tốc độ STT 1 Sư dụng tư thế bắt đầu chạy đà ổn 1 định: Chạy 30m xuất phát cao. 2 Chạy 35 -45m tốc độ cao 2 3 Tập giậm nhảy, bước bộ đúng từ 3 chậm đến nhanh. 4 Thực hiện lặp lại chạy đà ngắn 4 giậm nhảy chạm vào vật chuẩn treo trên cao. … .... Xong để xác định được các bài tập này có. Bài tập về sức mạnh bộc phát Bật xa tại chỗ Bật cao tại chỗ Bật cóc 15m Lò cò nhanh một chân 30m … độ tin cậy và có giá trị sư dụng. hay không chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên thể dục để đánh giá xác định độ tin cậy của các bài tập đã đưa ra. Bảng 3. 2: Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển sức mạnh để nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh SỐ PHIẾU TT. 1 2 3. NỘI DUNG Sư dụng tư thế bắt đầu chạy đà ổn định. Chạy tốc độ cao 20 - 30m lặp lại ngoài đường chạy. Chạy tăng tốc độ, bắt được tốc độ cao khi đến gần ván giậm rồi chạy tiếp qua hố cát (cự ly 35 - 45m). PHÁT THU RA VÀO. ĐỒNG Ý. KHÔNG ĐỒNG Ý. SL TL% SL. TL%. 20. 20. 17. 85%. 3. 15%. 20. 20. 19. 95%. 1. 5%. 20. 20. 17. 85%. 3. 15%.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> 4 5 6. Ôn luyện nhịp điệu 4 bước cuối cùng. Tập phối hợp giậm nhảy bước bộ lặp lại. Thực hiện lặp lại chạy đà ngắn giậm nhảy chạm vào vật chuẩn treo trên cao.. 20. 20. 20. 100 %. 0. 0%. 20. 20. 18. 90%. 2. 10%. 20. 20. 20. 100 %. 0. 0%. 7. Tập giậm nhảy, bước bộ đúng từ chậm đến nhanh.. 20. 20. 20. 100 %. 0. 8. Luyện tập lặp lại kỹ thuật giậm nhảy với tốc độ nhanh.. 20. 20. 20. 100 %. 0. 9. Tập bước bộ đúng từ chậm đến nhanh.. 20. 20. 10. 10%. 10. 10. Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy bước bộ lặp lại liên tục.. 20. 20. 15. 75%. 5. 0%. 0% 50%. 25% Ngµy ...... th¸ng ...... n¨m 2010 Ngời đợc phỏng vấn Ký tªn. Qua kết quả phỏng vấn thấy rằng trong 8 bài tập ở phiếu phỏng vấn đưa ra có tỷ lệ đồng ý cao. Điều đó cho thấy độ tin cậy của các bài tập có giá trị thực tiễn trong huấn luyện và giảng dạy. Từ kết quả trên chúng tôi đưa toàn bộ 8 bài tập phát triển sức mạnh này vào thực nghiệm. III/ KIẾN NGHỊ Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này mang tính chất ứng dụng nên có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và huấn luyện Môn Điền Kinh ( Nhảy Xa ) trong các trường THCS. Việc nghiên cứu, tìm kiếm ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy và huấn luyện là rất cần thiết được quan tâm. Để nâng cao chât lượng giảng dạy bộ môn Nhảy xa trong nhà trường cho học sinh khối 9 từ đó làm nền tảng cho các em tập luyện ở các lớp 8, 9 rất mong được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đưa sáng kiến kinh nghiệm này vào áp dụng rộng rãi trong trường THCS trong Huyện. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Thể dục: GV phải dùng nhiều hình thức và biện pháp tập luyện khác nhau, có như vậy nội dung tập luyện sẽ bớt đơn điệu và gây hứng thú học tập cho học sinh. Hình thức trò chơi vận động là một trong những hình thức đầu tiên có tác dụng kích thích tập luyện và phù hợp với tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh cần được sư dụng nhiều (GV nên thay đổi trò chơi dưới nhiều hình thức, tránh trường hợp lặp lại trò chơi, dễ gây nhàm chán trong học sinh)..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Tập luyện, kiểm tra GV nên chia theo từng nhóm sức khỏe, lứa tuổi dưới các hình thức thi đấu giữa các tổ, cá nhân. Chương trình giảng dạy bộ môn thể dục mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, chạy bền lấy việc phát triển sức bền cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu. Do vậy, việc rèn luyện chạy Sức nhanh – Sức mạnh – Sức bền – khéo léo cho học sinh THCS cần được GV xác định để lựa chọn nội dung, biện pháp luyện tập phù hợp, lượng vận động hợp lý, giúp HS rèn luyện thường xuyên. Có như vậy việc rèn luyện thể chất mới có hiệu quả và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong tập luyện và kiểm tra. Để nâng cao tính tích cực tự giác của HS trong tập luyện ND Nhảy xa người GV cần quan tâm: Tìm đường chạy đủ độ dài, ván giậm nhảy, đệm nhảy (hố nhảy ) … để đảm bảo an toàn trong tập luyện. Phối hợp các hình thức tập luyện khác nhau: Trò chơi và các biện pháp phát triển thể lực. Sự phong phú về hình thức và biện pháp tập luyện sẽ hạn chế bớt những ức chế khi thực hiện động tác. Truyền thụ kiến thức xen kẽ giữa các lần tập sẽ giúp học sinh nhanh hồi phục và các tri thức cần thiết. Ngay từ buổi tập đầu cần chú ý nhắc nhở học sinh trong suốt quá trình tập luyện phải mang giày vài (ba ta) nhầm hạn chế chấn thương TDTT. Việc giáo dục tư tưởng phải gắn liền với giáo dục phẩm chất đạo đức và các phẩm chất tâm lý tập luyện chuyên môn, rất cần thiết cho HS THCS, những phẩm chất này, giúp HS tham gia tập luyện một cách tập trung, có mục đích, tự giác, bền bỉ. Chính vì thế, cấn giáo dục cho HS hiểu rằng: những người tập luyện tích cực, thường xuyên luôn là tấm gương sáng cho thanh thiếu niên tham gia tập luyện thể thao noi theo, và thông qua sự tập luyện xuất sắc của họ thì danh dự của họ được tôn vinh và được mọi người tôn trọng. Hàng loạt các ảnh hưởng giáo dục sâu sắc gia đình, trường học, các tổ chức thiếu niên, nhi đồng đã tác động đến người tập. Như vậy việc phát triển các phẩm chất ý chí ngay từ buổi đầu tập luyện có một ý nghĩa to lớn, vì thế cần thiết phải phát triển và củng cố. Phát huy tích tích cực trong tập luyện phải cần thiết coi trọng việc phát triển các khả năng trí tuệ của mỗi HS, xem đây là một bộ phận quan trọng của quá trình giảng dạy. Mức độ yêu cầu về trí tuệ năng lực nhận thức ngày càng cao, do đó góp phần tích cực vào việc tự giác tích cực chủ động tập luyện. Năng lực trí tuệ của HS, không những ảnh hưởng đến quá trình tập luyện (đặc biệt với việc trang bị kiến thức kỹ thuật) mà còn thể hiện ở các năng lực tham gia trò chơi, ý thức cá nhân trong tập luyện, hạn chế chấn thương khi tham gia tập luyện của vận động viên. Bên cạnh công tác chuẩn bị về mọi mặt, GV khi giảng dạy bộ môn Thể dục cần nghiên cứu trình độ phát triển, đặc điểm giới tính, lứa tuổi. Liên hệ chặt chẽ với gia đình các em học sinh, để nắm bắt tâm lý, tính tình, sở thích, trạng thái và ý thức của từng đối tượng. Cần thay đối cảnh quan, sân tập, lòng ghép các trò chơi phát triển thể lực chung, chuyên môn, tạo không khí hứng thú qua từng buổi tập. Tập luyện TDTT nhưng cần thiết phải coi trọng học tập các môn văn hóa..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Đảm bảo nguồn năng lượng dự trữ đầy đủ, phân phối thời gian luyện tập và thời gian nghỉ hợp lý. Chú ý học sinh nữ những ngày ''bệnh'' không bố trí tập luyện. Đề nghị nhà trường tiếp tục cho áp dụng các bài tập để sưa chữa và hoàn thiện kỹ thuật động tác trong học chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa “kiểu ngồi” cho học sinh THCS của trường Đề nghị nhà trường tăng cường mua sắm thêm trang thiết bị, dụng cụ , sân bãi ... nhằm phục vụ cho giảng dạy môn thể dục để đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Với chương trình đổi mới hiện nay đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp giáo dục: Giảm lý thuyết, tăng thực hành, phát huy khả năng của học sinh trong đó có sự quản lý của GV chỉ đạo và tự đánh giá nhận xét của các em học sinh. SKKN này tôi nghiên cứu không chỉ áp dụng cho học sinh trường PTCS Yªn S¬n mà còn có thể áp dụng cho tất cả các tiết học thể dục ở các cấp học như THCS và có thể áp dụng đối với trường THPT. Đề tài tôi nghiên cứu áp dụng trong phạm vi nhất định, khả năng bản thân, thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung cho đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn. Trªn ®©y lµ kÕt qu¶, kinh nghiÖm qua 10 n¨m trùc tiÕp gi¶ng d¹y vµ huấn luyện đội tuyển của tôi, rất mong đợc sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi đợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!. Yªn S¬n, ngày 15 tháng 05 năm 2011. Người thực hiện:. §ç Quang HiÕu. Phßng Gi¸o dôc huyÖn ba v×. Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt nam. Trêng THCS Yªn S¬n. §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc. Phiếu phỏng vấn của đồng nghiệp.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> KÝnh göi: ¤ng(bµ) .............................................................................. Với mục đích nghiên cứu, ứng dụng nghiên cứu nhằm bồi dỡng và phát triển:. “Lựa chọn một số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc phải trong học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối THCS”. Tôi đã tiến hành lựa chọn hệ thống biện pháp sau đây thờng đợc sử dụng trong quá trình giảng dạy giờ thể dục. Rất mong đợc sự góp ý kiến của các đồng chí đồng nghiợ̀p.( Bằng cách đánh dấu x vào cột thích hợp) Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đồng chí TT BiÖn ph¸p sö dông §ång ý 1. Sư dụng tư thế bắt đầu chạy đà ổn định.. 2. Chạy tốc độ cao 20 - 30m lặp lại ngoài đường chạy. Chạy tăng tốc độ, bắt được tốc độ cao khi đến gần ván giậm rồi chạy tiếp qua hố cát (cự ly 35 - 45m) Ôn luyện nhịp điệu 4 bước cuối cùng.. 3 4 5 6. Kh«ng đồng ý. Tập phối hợp giậm nhảy bước bộ lặp lại. Thực hiện lặp lại chạy đà ngắn giậm nhảy chạm vào vật chuẩn treo trên cao.. 7. Tập giậm nhảy, bước bộ đúng từ chậm đến nhanh.. 8. Luyện tập lặp lại kỹ thuật giậm nhảy với tốc độ nhanh.. 9. Tập bước bộ đúng từ chậm đến nhanh.. 10. Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy bước bộ lặp lại liên tục. Ngµy ...... th¸ng ...... n¨m 2011. Ngời đợc phỏng vấn Ký tªn. Tµi liÖu th¹m kh¶o Tài liệu tôi đã dùng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: 1/ GS.TS Trịnh Trung Hiếu - Phương pháp huấn luyện thể dục thể thao, NXBTDTT Hà Nội 1991. 2/ ThÓ dôc cña §ç Ngäc M¹ch - TrÇn YÕn Hoa 3/ §iÒn kinh (tËp 2) cña Phanh §×nh Cêng, Hoµng M¹nh Cêng 4/ Lý luËn TDTT chñ biªn Ph¹m Danh Tèn 5/ Các yếu tố vận động của môn điền kinh chủ biên giáo s Kim Minh. 6/ Sinh lý häc TDTT - Chñ biªn Lu Quang HiÖp 7/ T©m lý häc TDTT cña Du §Ých 8/ T©m lý løa tuæi cña NguyÔn NhiÖt T×nh - Lª Minh H¹c..
<span class='text_page_counter'>(28)</span> 9/ PGS Nguyễn Kim Minh – Nguyễn Thế Xuân – Chạy tiếp sức, cự ly trung bình, cự ly dài, việt dã, NXB GD 1998. 10/ PTS Dương Nghiệp Chí – Võ Đức Phùng – Phạm Khắc Thụ – Tuyển tập điền kinh tập I, II, NXB TDTT 1996 11/ Tuyển tập: Điền kinh Tập 1&2do Vụ các trường Sư phạm biên soan năm 1972. 12/ Giáo trình Điền Kinh trường CDSPTDTTTWI biên soạn. 13/ Sách GV thể dục lớp 8 - 9, tài liệu hướng dẫn giảng dạy TDTT trong trường THCS.. * ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(29)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của Hội đồng khoa học cơ sở Chủ tich hội đồng (Kí tên đóng dấu). * ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN MÔN PHÒNG GD: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(30)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. MỤC LỤC Néi dung. Tên đề tài và sơ yếu lý lịch A: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trang 01 02. B: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SKKN: I. Cơ sở lý luận của Sáng kiến:. 03. 1. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu.. 03. 2.. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 14 -15.. 06. 3. Những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến độ bay xa của lần nhảy.. 08. 4. Nguyên tắc lựa chọn bài tập.. 09. 5. Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông.. 09. II. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tổ chức nghiên cứu. 11. 2. Về phương pháp giảng dạy nhảy xa của giáo viên nhà trường:. 12. 3. Phương pháp nghiên cứu. 13.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> C. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC VIẾT SÁNG KIẾN: I. Phương pháp:. 16. 1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.. 16 16. 2. Phương pháp kiểm tra sư phạm:. 16. 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:. 16. II. Đối tượng của sáng kiến: III. Kết quả của sáng kiến: 1. Một số sai lầm thường mắc của học sinh khối THCS trong kỹ thuật giai đoạn chạy đà, giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. 2. Lựa chọn số bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi:. 3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy của kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi:. D. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ: I/ Những bài học kinh nghiệm: II/ Kết luận chung: III/ Kiến nghị:. PhiÕu pháng vÊn Tµi liÖu tham kh¶o. E. PHẦN ĐÁNH GIÁ VỀ CHUYÊN MÔN. * ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG: * ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN MÔN PHÒNG GD:. * Môc lôc.. 30m – 45m. 1, 25m. V¸n. giËm. 17 17 17 19. 23 24 27 30 31 32 33 34.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> Hè nh¶y xa. 20cm 6m.
<span class='text_page_counter'>(33)</span>