Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bao cao TK TT302014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.63 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
<b>TRƯỜNG TH TAM HƯNG</b>


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>


<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


Số: …../BCCM-THTH <i>Tam Hưng, ngày 20 tháng 5 năm 2015</i>
<b>BÁO CÁO TỔNG KẾT</b>


<b>V/v Thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo</b>
Thực hiện Văn bản số 216/PGD&ĐT ngày 11 tháng 5 năm 2015 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai về việc thực hiện nhiệm vụ cuối
năm và tổng kết năm học, trong đó có việc tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm
việc thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo;


Sau một năm học thực hiện thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quy định về đánh giá học sinh Tiểu học, Trường Tiểu
học Tam Hưng báo cáo tổng kết việc thực hiện Thơng tư 30/2014/TT-BGDĐT
như sau:


<b>I. Q TRÌNH TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN:</b>
<b>1. Bước nắm thông tin:</b>


- Ngay từ cuối tháng 9/2014 nhà trường đã tổ chức cho toàn thể Hội đồng
sư phạm nghiên cứu, thảo luận và góp ý cho bản dự thảo của Thông tư về đánh
giá học sinh tiểu học thay thế thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT. Từng tổ khối
chuyên môn đã tổ chức thảo luận nên bước đầu tập thể sư phạm đã nắm bắt
được mục tiêu, cách thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư mới.


- Đầu năm học, từ những tuần lễ trước 15/10/2014, Ban giám hiệu đã triển


khai đến giáo viên việc đánh giá học sinh thông qua điểm số kết hợp việc nhận
xét về những kĩ năng mà học sinh đã đạt được, tuyên dương hoặc chỉ ra cụ thể
các hạn chế mà học sinh còn vướng mắc và đề ra hướng khắc phục (mà theo
TT30/2014 là các biện pháp hỗ trợ học sinh) và động viên học sinh.


- Trong buổi Hội nghị cha mẹ học sinh ở lớp lần thứ nhất, nhà trường đã
thông tin đến cha mẹ học sinh cách đánh giá mới đối với học sinh Tiểu học, giúp
cha mẹ học sinh hiểu được tinh thần của Thông tư là nhằm tránh việc so kè giữa
học sinh gây mặc cảm tự ti, tiến tới việc giảm áp lực học tập đối với học sinh
Tiểu học. Cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội trên địa bàn nhà trường đã nắm bắt
được việc ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về đổi mới đánh giá học sinh
tiểu học bằng nhận xét thay vì đánh giá bằng điểm số như trước đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai đã tổ chức tập huấn, triển khai
thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT đến tất
cả cán bộ quản lí, giáo viên là tổ trưởng tổ chun mơn trong tồn huyện.


- Cán bộ quản lí, giáo viên đã được chuẩn bị khá đầy đủ các nội dung, tài
liệu tập huấn sát với các yêu cầu theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, gồm các
nội dung:


+ Nâng cao năng lực về đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ cho
giáo viên tiểu học.


+ Hướng dẫn cụ thể và tổ chức thực hành việc đánh giá thường xuyên các
môn học và hoạt động giáo dục của học sinh trên lớp bằng nhận xét “bằng lời và
viết vào vở, vào bài kiểm tra,...” theo tinh thần Thông tư 30/2014/TT-BGD ĐT.


+ Hướng dẫn thực hiện một số loại hồ sơ theo Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT quy định.



+ Hướng dẫn cán bộ quản lí và giáo viên cốt cán các trường về cách tổ
chức thực hiện, biện pháp giúp đỡ giáo viên tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc trong q trình thực hiện, đặc biệt là tập trung chú ý giúp cho giáo viên, học
sinh, phụ huynh hiểu đúng và hiểu đầy đủ về ý nghĩa của việc đổi mới đánh giá
học sinh theo tinh thần Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.


<b>3. Công tác tổ chức tập huấn tại trường:</b>


Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng kết hợp với giáo viên cốt cán tổ
chức tập huấn lại cho giáo viên toàn trường về những nội dung đã được tập
huấn.


- Thời gian tổ chức triển khai tập huấn Thông tư 30/2014 trong đội ngũ
nhà trường theo thời gian quy định của phịng giáo dục.


- Hình thức: Tập trung


- Thành phần: Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên (52 người).
- Tài liệu tập huấn:


+ Nhà trường: Photocoppy tài liệu gửi đến tất cả giáo viên gồm Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT; các mẫu Sổ theo dõi chất lượng của giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn; Sổ học bạ; tài liệu Hướng dẫn đánh giá thường xuyên, đánh
giá định kì.


+ Giáo viên: Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học; một bộ Sách giáo
khoa theo lớp (hoặc môn) mà giáo viên đang dạy; các tài liệu tập huấn Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT mà trường đã phát.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Nhận thức được yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, nắm vững
tinh thần chỉ đạo đổi mới đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào
tạo;


+ Nắm vững yêu cầu, nội dung và cách thức đánh giá học sinh tiểu học
theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD ĐT ngày 28/8/2014 ban hành Quy định
đánh giá học sinh tiểu học;


+ Thực hành các kĩ thuật cơ bản trong đánh giá học sinh tiểu học theo
Thông tư số 30.


- Nội dung tập huấn:


+ Triển khai nội dung của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT;


+ Mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc ban hành Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT nhằm điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết
thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục. Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện những cố
gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những hạn chế của HS
để hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình học tập, rèn luyện của HS, giảm áp lực
học tập đối với học sinh nói chung, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học. Góp
phần đổi mới nền giáo dục nước ta hiện nay.


+ Giáo viên được tập huấn về kĩ năng đánh giá thường xuyên (nêu nhận
xét và ghi nhận xét) và đánh giá định kì; Nâng cao năng lực về đánh giá thường
xuyên, đánh giá định kỳ cho giáo viên tiểu học;


+ Hướng dẫn cụ thể và tổ chức thực hành việc đánh giá thường xuyên các
môn học và hoạt động giáo dục của học sinh trên lớp bằng nhận xét “bằng lời và


viết vào vở, vào bài kiểm tra,...” theo tinh thần Thông tư 30/2014/TT-BGD ĐT.


+ Hướng dẫn giáo viên (chủ nhiệm và bộ môn) thực hiện một số loại hồ
sơ theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT quy định;


+ Hướng dẫn cán bộ quản lí các Tổ chun mơn và giáo viên về cách tổ
chức thực hiện, biện pháp giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là tập trung chú ý giúp cho
giáo viên, học sinh, phụ huynh hiểu đúng và hiểu đầy đủ về ý nghĩa của việc đổi
mới đánh giá học sinh theo tinh thần Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN:</b>
<b>1. Thuận lợi: </b>


Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo, nhất là chuyên viên bộ
phận tiểu học Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai;


Được tham gia tập huấn, hướng dẫn về kĩ thuật nhận xét, đánh giá học
sinh cũng như cách ra đề kiểm tra theo thông tư mới;


Mỗi giáo viên đều được nhà trường cung cấp Thông tư 30 và những văn
bản liên quan đến việc đánh giá học sinh tiểu học;


Các tổ chuyên môn đều thảo luận Thông tư 30 trong các lần họp tổ nhằm
giải đáp những thắc mắc gặp phải trong quá trình thực hiện.


Cái hay của Thông tư 30 là bỏ đánh giá xếp loại theo các bậc như Giỏi,
Khá, Trung Bình hay Yếu. Học sinh được khen thưởng và khuyến khích ở nhiều
mặt khác nhau, chứ không nhất thiết là phải học lực.



Thực hiện theo Thơng tư 30 có nhiều ưu điểm, đó là khơng tạo áp lực về
điểm số, thành tích cho học sinh, nhất là với những học sinh có học lực trung
bình, học lực yếu. Các em khơng cịn cảm giác tự ti, xấu hổ vì điểm thấp trước
các bạn. Trong quá trình học, học sinh cũng khơng bị áp lực làm bài tập về nhà,
có thể dành thời gian cho hoạt động vui chơi, giải trí khác”. Tuy nhiên, chính
những ưu điểm này cũng là mặt khơng hay.


<b>2. Khó khăn:</b>


Một số giáo viên nhà khơng có máy tính hoặc có nhưng chưa nối mạng
nên việc nhập liệu lên cổng thông tin điện tử hay trên hệ thống phần mềm
Quảng Ích cịn gặp nhiều khó khăn.


<b>III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:</b>


Sau một học năm triển khai, điều khiến khơng ít giáo viên đau đầu vẫn là
số lượng sổ sách quá lớn. Mặc dù trong thời gian thực hiện Thông tư 30, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo nhằm giảm tải áp lực sổ sách cho giáo viên,
tuy nhiên “các loại sổ sách vẫn cứ tăng lên đáng kể”.


Lượng sổ sách nhận xét quá nhiều mà lại yêu cầu không được trùng lặp.
Nên chăng không lấy sổ theo dõi chất lượng làm tiêu chuẩn đánh giá giáo viên
sau mỗi đợt kiểm tra mà hãy coi đó như một loại sổ ghi chép của cá nhân? Hãy
để cá nhân tự ghi chép theo cách của riêng mình, miễn là ghi phù hợp, thấy rõ
được những em nào cần lưu ý ở điểm nào để có biện pháp hỗ trợ thế là đủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Với học sinh có mức độ tiếp thu chậm… thì việc nhận xét có phần dễ hơn,
bởi nhiều ý để phê hơn, nhưng giáo viên lại gặp phải khó khăn khi khơng được
dùng trực tiếp những từ ngữ nêu ra khuyết điểm của học trò, làm tổn thương các
em mà phải nhận xét theo hướng động viên khuyến khích. Nhưng nếu khơng chỉ


ra điểm yếu một cách rõ ràng thì suốt ngày chỉ ghi “Con cần cố gắng…, Con có
tiến bộ…”, như vậy lời nhận xét dần đi vào lối mòn và rất chung chung. Mặt
khác, với học sinh đã học tốt rồi mà nhận xét nào cũng khen nhiều khi lại trùng
lặp.


Để chuẩn bị tốt cho năm học tới, hy vọng bằng kinh nghiệm đã có được từ
năm học vừa qua, giáo viên sẽ khắc phục điều khơng hài lịng và thực hiện tốt
theo Thơng tư 30; còn với cấp lãnh đạo, cần lắng nghe nhiều hơn ý kiến của thầy
cô, tiếp tục hướng dẫn và hỗ trợ để giáo viên hiểu đúng và thực hiện tốt thông
tư. Trên đây là báo cáo tổng kêt việc thực hiện Thông tư 30 của Trường Tiểu
học Tam Hưng trong năm học 2014 - 2015.


<i><b>Nơi nhận :</b></i>


- Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai (b/c) ;
- Các tổ trưởng;


- Lưu: VT.


<b>HIỆU TRƯỞNG</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×