Nguyên tắc 4C trong quản trị nguồn nhân lực
Những ai quan tâm đến ngành kim cương chắc hẳn sẽ không xa lạ
với tiêu chuẩn 4C để đánh giá mặt hàng đá quý cao cấp này. Đó là
viết tắt của bốn từ tiếng Anh C: Clarity (độ trong suốt), Color (màu
sắc), Cut (góc cắt) và Carat (trọng lượng).
Tương tự, trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, cũng có bốn nguyên
tắc cơ bản được tóm gọn thành 4C là Communication (thông tin),
Clarification (sự rõ ràng), ommitment (sự cam kết) và Credibility (sự tín
nhiệm).
Trước tiên, dù cho đóng vai trò tuyển dụng, phụ trách vấn đề lương và
phúc lợi hay chịu trách nhiệm bao quát ở bộ phận quản trị nguồn nhân lực
thì các chuyên viên ở lĩnh vực này đều phải quan tâm đến cách thức
truyền đạt thông tin của mình cũng như cách thức của các đồng nghiệp,
nhân viên thuộc cấp và các nhà quản trị cấp cao.
Bộ phận quản trị nguồn nhân lực cần phải đảm bảo việc thông tin có hiệu
quả trong tổ chức. Việc hiểu lầm có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau.
Chẳng hạn, thư đề xuất tuyển dụng (offer letter) gửi cho ứng viên có thể
đưa ra những điều kiện không giống với mong đợi của ứng viên hoặc của
người đứng đầu bộ phận cần tuyển dụng một vị trí nào đó. Một trường
hợp phổ biến khác là các nhân viên có thái độ làm việc không tốt do các
chế độ phúc lợi và khen thưởng không được giải thích rõ ràng và chính
xác.
Những cuộc khảo sát của các doanh nghiệp về đánh giá của nhân viên đối
với bộ phận nhân sự được thực hiện trên mạng Internet trong thời gian
gần đây cho thấy nhiều nhân viên thiếu sự tôn trọng và tín nhiệm đối với
bộ phận này. Họ cho rằng nhân sự thường chỉ đưa ra những lời hứa hão.
Trong khi các chuyên viên của bộ phận này cho rằng họ đã gửi đi những
thông điệp rõ ràng nhưng trên thực tế, thông tin mà họ truyền đi vẫn còn
nhiều khiếm khuyết. Ở đây, điều quan trọng là khi truyền đi một thông
điệp, bộ phận quản trị nguồn nhân lực phải đảm bảo rằng những người
chịu ảnh hưởng bởi thông điệp đó có thể hiểu được những mong đợi đặt
ra đối với họ. Điều này sẽ giúp loại bỏ những rắc rối không đáng có.
Sự rõ ràng (Clarification) là nguyên tắc thứ hai mà các chuyên viên quản
trị nguồn nhân lực phải luôn ghi nhớ, nhất là trong công tác tuyển dụng.
Các giám đốc phụ trách tuyển dụng có thể nêu những ý kiến trái ngược
nhau về các tiêu chuẩn mà một ứng viên cần có cho một vị trí nào đó. Do
đó, để đi đến thống nhất, họ phải trao đổi kỹ với nhau trước khi tuyển
dụng. Sự rõ ràng là một nguyên tắc hàng đầu trước khi phỏng vấn nhằm
nâng cao hiệu quả của việc này và giúp những người phỏng vấn thu thập
được các thông tin thích hợp về ứng viên.
Nguyên tắc tiếp theo là cam kết (Commitment). Nguyên tắc này cần được
thể hiện rõ nhất trong các vấn đề về phúc lợi hay những lời hứa nhằm tạo
ra sự tôn trọng và tin tưởng của nhân viên đối với doanh nghiệp. Một khi
đã cam kết, các chuyên viên quản trị nhân sự sẽ phải xử lý các vấn đề liên
quan đến các cam kết thật nghiêm túc.
Cuối cùng là tín nhiệm (Credibility). Bộ phận quản trị nguồn nhân lực
thường bị các bộ phận khác trong doanh nghiệp cho rằng thường nói
“Không” để đối phó với thắc mắc của nhân viên mà không chịu khó giải
thích cụ thể. Để giữ gìn tín nhiệm của mình và của toàn doanh nghiệp,
các chuyên viên quản trị nguồn nhân lực phải dành thời gian để thông
báo, hướng dẫn và giải thích thấu đáo các chính sách liên quan cho nhân
viên.
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần