Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Co so hinh thanh va phat trien cua nen van minh phuong Dong co trung dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.57 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Lịch Sử -----o0o-----. Tiểu luận cuối kỳ:. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG. GVHD: Th.S. Nguyễn Văn Sơn SVTH: Nguyễn Đắc Tuấn MSSV: K38.608.035. CỔ TRUNG ĐẠI. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2014.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC Trang MỤC LỤC........................................................................................................1 MỞ ĐẦU..........................................................................................................2 NỘI DUNG.......................................................................................................4 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN............................................................................4 II. DÂN CƯ....................................................................................................8 III. KINH TẾ..................................................................................................9 III.1. Nông Nghiệp...................................................................................9 III.2. Thủ công nghiệp...........................................................................10 III.3. Thương nghiệp.............................................................................10 IV. NHÀ NƯỚC VÀ KẾT CẤU XÃ HỘI..................................................11 IV.1. Tổ chức nhà nước.........................................................................11 IV.2. Kết cấu xã hội...............................................................................12 KẾT LUẬN....................................................................................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................15.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> MỞ ĐẦU Châu Á, Đông Bắc phi là nơi ra đời những nền văn minh cổ kính của Phương Đông nói riêng và của loài người nói chung. Ở đây đã xuất hiện những quốc gia chiếm hữu nô lệ tối cổ xây dựng trên sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy. Những nền văn minh cổ kính đó xuất hiện trên những lưu vực những con sông lớn như sông Nile (Ai Cập), Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà), sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) Ấn Độ, sông Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc). Nhìn chung lưu vực của các con sông nói trên là những đồng bằng phì nhiêu rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Khí hậu ấm áp, nguồn nước phong phú, đất đai màu mở và dễ canh tác đã cho phép các quốc gia cổ đại Phương Đông phát triển nông nghiệp thuận lợi. Nguồn Phương Đông cổ đại sống trên lưu vực các con sông từ thời Nguyên thủy đã sớm phát hiện và lợi dụng những thuận lợi đó để phát triển sản xuất. Cùng với nông nghiệp thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội sớm xuất hiện giai cấp và nhà nước. Bên cạnh những thuận lợi đó, những con sông này lại bị ngăn cách bởi hệ thống núi non trùng điệp và những vùng sa mạc mênh mông, địa thế hiểm trở đó cùng với những phương tiện giao thông hết sức hạn chế thời cổ đại đã làm cho các nền văn minh này xuất hiện và phát triển một cách độc lập. Sự liên sự buổi đầu hầu như không xảy ra do đó mỗi nền văn minh đã phát triển một cách độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, về mảng này Ai Cập là một ví dụ điển hình: địa hình Ai Cập gần như đóng kín, phía Bắc và phía đông giáp Địa Trung Hải và Hồng Hải phía Tây bị bao bọc bởi sa mạc Sahara. Ở Ấn Độ thì hai mặt đông nam và tây nam điều tiếp giáp với Ấn Độ dương. Phía bắc án.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ngữ bởi dãy Hymalaya thành 1 vòng cung dài 2600 km, trong đó có hơn 40 ngọn núi cao trên 7000 m như những “ trụ trời”. Về kinh Tế: các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời ở thời kỳ mà sức sản xuất xuất hiện đang ở trình độ hết sức thấp kém với các trình độ sản xuất như vậy không cho phép các quốc gia này phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ của mình một cách thuần thục và điển hình Sự phát triển rất yếu ớt của chế độ tư hữu ruộng đất và sự tồn tại dai dẳng những tổ chức công xã nông thôn, tàn tích của xã hội thị tộc nguyên thủy có thể coi là nguyên nhân gây nên tình trạng trì trệ và yếu kém của các nền văn minh các quốc gia cổ đại Phương Đông. Về xã hội: Ở Phương Đông ra đời và tồn tại một hình thức nhà nước đặc thù đó là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mà mọi quyền lực điều ở tay nhà vua và mọi bộ máy quan lại hỗn tạp. Các quốc gia cổ trung đại Phương Đông đã duy trì lâu dài chế độ nô lệ gia trưởng và các hình thức áp bức bóc lột kiểu gia trưởng nên vai trò của nô lệ trong xã hội chưa nổi bật. Chính những yếu tố trên đây đã ảnh hưởng, chi phối tạo nên những nét đặc thù của nền văn minh Phương Đông thời kỳ cổ trung đại..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> NỘI DUNG I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Các nền văn minh Phương Đông cổ trung đại bao gồm các nền văn minh thuộc khu vực đông bắc Châu Phi và châu Á. Trong đó nền văn minh Ai Cập nằm ở đông bắc châu Phi nối với châu Á bằng một eo đất nhỏ hẹp – eo Xinai: nền văn minh lưỡng Hà nằm ở khu vực Trung Đông gần Vịnh Ba Tư, gồm phần lớn lãnh thổ của Iran và Iraq ngày nay: văn minh Ấn Độ hình thành trên bán đảo Ấn Độ gồm hầu hết lãnh thổ của các quốc gia Bangladesh, Nepal và Pakistan ngày nay: còn cái nôi của văn minh Trung Hoa hình thành trên vùng đồng bằng Hoàng Hà, sau đó mở rộng xuống lưu vực Trường Giang thuộc lảnh thổ Trung Hoa ngày nay. Các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa có một đặc điểm chung là điều hình thành trên lưu vực của các con sông lớn. Cuối thiên niên kỷ IV tr. CN, nền văn minh Ai Cập được hình thành trên lưu vực của con sông Nile ( Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập); văn minh Lưỡng Hà hình thành trên lưu vực của sông Tigris và sông Euphrates: đến đầu thiên niên kỷ III tr. CN, văn minh Ấn Độ bắt đầu hành thành lưu vực ở sông Ấn (Indus) và sau đó là lưu vực sông Hằng (Giửa thiên niên kỷ II tr.CN) và đến cuối thiên niên kỷ thứ III tr.CN, nền văn minh Trung Hoa xuất hiện trên lưu vực của sông Hoàng Hà và phát triển xuống lưu vực Trường Giang. Cụ thể : Ai Cập ở Đông Bắc châu Phi, là một thung lũng nằm dọc theo lưu vực sông Nile. Phía tây giáp sa mạc Libi, phía đông giáp Hồng Hải, phía bắc giáp Địa Trung Hải, phía nam giáp dãy núi Nubi và Ethiopia. Địa hình chia làm hai khu vực: Thượng Ai Cập ở phía nam là một dãi thung lũng dài và hẹp, có nhiều núi đá. Hạ Ai Cập ở phía bắc là vùng châu thổ đồng bằng sông Nile rộng lớn hình tam giác. Sông Nile là một trong những con sông dài nhất thế giới, khoảng 6500km, với bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, phần chảy qua Ai.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Cập dài 700km. Hàng năm nước lũ dâng khiến cho phù sa từ thượng nguồn tuôn xuống gia tăng màu mỡ cho đồng bằng châu thổ, thuận lợi cho việc trồng trọt. Sông Nile cung cấp nguồn thực phẩm thủy sản dồi dào cho sư dân và là con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Do đất đai màu mỡ, các loại thực vật như đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen, cây papyrus làm giấy… sinh trưởng và phát triển quanh năm. Ai Cập có một quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong phú, đa dạng : trâu bò, voi, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, hỗ, báo… các loại thủy sản cũng rất nhiều, tạo thuận lợi cho nghề đánh cá.. Lưỡng Hà: Lưỡng Hà là vùng bình nguyên giữa hai con sông Tigris và Euphrates, người Hy Lạp cổ đại gọi là Mésopotamie. Từ xa xưa vùng này đã nổi tiếng là vùng đất phì nhiêu, rất thuận lợi cho cuộc sống con người. Ấn Độ: Ấn Dộ là một bán đảo ở Nam Á, thời cổ - trung đại bao gồm cả các nước Pakistan, Nepan, và Bangladesh ngày nay. Ấn Độ có sự đa dạng về địa hình và khí hậu ở các vùng Bắc Ấn, Trung Ấn và Nam Ấn. Sông Ấn (Indus), sông Hằng (Gange hay Gangga) đã tạo nên những vùng đồng bằng màu mỡ, có vai trò rất quan trọng dẫn đến sự ra đời sớm của nền văn minh nông nghiệp ở đây. Nhìn chung điều kiện tự nhiên Ấn Độ rất phức tạp, vừa có núi non trùng điệp, vừa có nhiều sông ngòi với những đồng bằng trù phú, khí hậu có vùng nóng ẩm nhiều mưa, có vùng quanh năm tuyết phủ, lại có cùng sa mạc khô cằn nóng nực. Tính đa dạng và phức tạp của thiên nhiên Ấn Độ, một mặt là điều kiện thuận lợi cho cư dân cổ tụ cư và phát triển, mặt khác là những thế lực đè nặng lên số phận con người Ấn Độ khi nhận thức của họ còn thấp kém. Trung Quốc: Lãnh thổ Trung Quốc mênh mông nên địa hình đa dạng và phức tạp. Phía tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, các sông lớn đều chảy ra Thái.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bình Dương tạo nên khí hậu ôn hòa. Trong số 5.000 dòng sông của nước này thì Hoàng Hà (dài 5.464km) và Dương Tử (dài 5.800) là hai con sông lớn nhất . Tuy thường xuyên gây ra lũ lụt, nhưng Hoàng Hà và Dương Tử đã mang đến nguồn phù sa bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, mang lại giá trị kinh tế cao. Từ xa xưa, những con sông này là những tuyến giao thông huyết mạch nối liền các vùng trong lãnh thổ Trung Quốc. Các triều đại đã xuất hiện, tồn tại và lớn mạnh trên lưu vực hai dòng sông này và xây dựng nên nền văn minh Trung Quốc độc đáo. Bên cạnh những thuận lợi nói trên, những con sông này lại bị ngăn cách bởi hệ thống núi non trùng điệp và những vùng sa mạc mênh mông. Địa thế hiểm trở đó cùng với những phương tiện giao thông hết sức hạn chế thời cổ đại đã làm cho các nền văn minh này xuất hiện và phát triển một cách độc lập. Sự liên hệ buổi đầu hầu như không xảy ra, do đó mỗi nền văn minh đã phát triển một cách độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Về mặt này, Ai Cập là một ví dụ điển hình: Địa hình Ai Cập gần như đóng kín, phía Bắc và phía Đông giáp Địa Trung Hải và Hồng Hải, phía Tây bị bao bọc bởi sa mạc Sahara. Ở Ấn Độ thì hai mặt Đông Nam và Tây Nam đều tiếp giáp với Ấn Độ Dương, phía bắc án ngữ bởi dãy Hymalaya (tức là xứ Tuyết) thành một vòng cung dài 2600km, trong đó có hơn 40 ngọn núi cao trên 7000m như những trụ trời. Hàng năm các con sông này điều gây ra những trận lũ lụt lớn, vì vậy công việc trị thủy là một phần không thể tách rời trong tiến trình lịch sử của các nền văn minh này. Mặt khác nó cũng đem tới cho cư dân ở đây nhiều thuận lợi trong cuộc sống sinh tồn: nguồn phù sa đem lại màu mở, phì nhiêu cho đất đai; là nguồn nước chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho cây trồng và sinh hoạt của con người; là những con đường giao thông quan trọng và khá thuận tiện; đồng thời cung cấp một lượng thủy sản khá dồi dào, giúp cho con người cải thiện bữa ăn hàng ngày..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Có thể nói các con sông đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo…ở các nền văn minh Phương Đông. Vì thế , nên có ý kiến cho rằng Văn minh Phương Đông là văn minh sông nước. Các nền văn minh Phương Đông cổ đại điều hình thành trên các đồng bằng phù sa, đất đai màu mỡ, mềm, mịn, tơi xốp nên cư dân Phương Đông có thể tiến hành canh tác sớm, dù chỉ bằng công cụ thô sơ nhất. Nghề nông xuất hiện và nhanh chóng trở thành nền kinh tế chủ đạo, tạo ra tiền đề cho sự xuất hiện nhà nước, sớm bước vào xã hội văn minh. Các nền văn minh Phương Đông gắn liền với nền kinh tế thủy nông, nên cũng có ý kiến cho rằng, văn minh phương đông là văn minh nông nghiệp. Ở buổi đầu, hầu hết các nền văn minh phương đông điều tồn tại một cách biệt lập, khép kín ( ngoại trừ nền văn minh Lưỡng Hà). Đặc điểm này được quy định bởi vị trí địa lý và địa hình tự nhiên, tiêu biểu là Ai Cập và Ấn Độ. Ở Ai Cập, phía bắc và gần hết phía đông được bao bọc bởi Địa Trung Hải và Hồng Hải, phía nam là cao nguyên Nubi với những núi đá lỡm chỡm, phía Tây là sa mạc Lybia khô cằn khó vượt qua. Còn ở Ấn Độ phía bắc chắn ở Hymalaya trong khi đó phía tây, phía nam, và phía đông là biển cả mênh mông. Sự biệt lập và khép kín đã dẫn tới nhiều hệ quả khác nhau. Một mặt nó làm cho các quôc gia này tạo ra và giữ được những sắc thái riêng biệt; chế độ chính trị ổn định; tính cố kết cộng đồng, tương thân tương ái… Mặt khác nó cũng làm cho cư dân Phương Đông thời cổ đại ít có cơ hội giao lưu tiếp xúc với bên ngoài; chế độ chuyên chế tồn tại một cách lâu dài, dai dẳng; tính ngưỡng và tôn giáo phát triển mạnh, ảnh hưởng, chi phối nhiều mặt trong đời sống xã hội…Văn minh cổ đại mang tính chất khép kín..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Về khoáng sản: ở hầu hết các nền văn minh phương đông cổ đại, các mỏ khoáng sản rất ít. Do vậy công cụ lao động vũ khí thô sơ còn lạc hậu, chủ yếu được làm từ gỗ, đá, tiến bộ nhất là bằng đồng (việc chế tạo ra công cụ đồ sắt khá muộn và chưa phổ biến). Văn minh phương đông cổ đại, vì thế còn gọi là Văn minh đồ đồng. II. DÂN CƯ Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên như vậy, cư dân ở phương Đông ra đời sớm và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình hình thành các cộng đồng dân cư ở phương Đông diễn ra rất đa dạng và phức tạp. Cụ thể: Ai Cập Đến thập niên 70 của thế kỷ XX vào khoảng 6.000 tr.CN cư dân bản địa ở đây là người Negroit, thổ dân châu Phi. Đến khoảng 4.000 năm tr. CN, một nhánh người Hamites ở Tây Á vượt bán đảo Sinai và định cư ở đồng bằng sông Nile. Quá trình cộng cư làm cho 2 khối cư dân này đồng hóa với nhau và điều nhận mình là con cháu của thần Osiris và được gọi là Egypt – người Ai Cập. Lưỡng Hà Khoảng thiên nhiên kỷ IV tr. CN, người Sumer đã có mặt và sau đó thành lập nên những nhà nước đầu tiên ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà. Sau đó, Lưỡng Hà là nơi quần tụ của nhiều khối cư dân khác nhau như người Akkad ở khu vực trung lưu, người Guti ở khu vực đông bắc, người Amorite, người Assyria, người Elam… Trãi qua hàng ngàn năm, qua quá trình lao động, chung sống đã dần hòa nhập với nhau thành một cộng đồng và cùng nhau xây dựng nên nền văn minh Lưỡng Hà. Ấn Độ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Có hai khối cư dân chính: nguời Dravida được xem là khối cư dân bản địa và là chủ nhân xây dựng nên văn hóa Harappa – Mohenjo – Daro ở lưu vực sông Ấn ( đến thiên niên kỷ II tr. CN). Còn người Aryan vốn có nguồn gốc từ vùng thào nguyên Trung Á tràn xuống bán đảo Ấn Độ khoảng giữa thiên niên kỷ thứ II tr.CN. Với sự ưu việt về hình thể, chính họ đã chinh phục khối cư dân Dravida bản địa, sau đó xây dựng nên nền văn minh sông Hằng. Ngoài ra ở Ấn Độ còn có một số các tộc người khác lưu trú như người Hy lạp, Hung Nô, Ả Rập… Trung Hoa Khối cư dân đầu tiên cư trú ở vùng đồng bằng Hoa Bắc (lưu vực sông Hoàng Hà) là người Hoa Hạ (trong đó có các bộ tộc Hạ, Thương, Chu). Cuối thiên niên kỷ II tr.CN họ chinh phục người Địch và Nhung ở phía Bắc và phía tây. Sau đó họ tiếp tục chinh phục và đồng hóa nhóm người Bách Việt ở phía nam Trường Giang. Đến thời nhà Tần, các khối cư dân này được gọi chung là người Hán – chủ nhân của nền văn minh Trung Hoa. Người Hán sau đó có hai lần bị người Mông Cổ (nhà Nguyên), người Mãn (nhà Thanh) chinh phục, cai trị nhưng chính văn hóa của người Hán lại đồng hóa kẻ đi cai trị. III. KINH TẾ III.1. Nông Nghiệp Là ngành kinh tế chủ đạo, trong đó trồng trọt và chăn nuôi chưa tách thành hai ngành riêng biệt (trồng trọ là chính, chăn nuôi là phụ). Trong trồng trọt đất canh tác chủ yếu là đất phù sa, gắn liền với công tác trị thủy. Chế độ tư hữu về ruộng đất phát triển yếu ớt với sự tồn tại dai dẳng của các công xã nông thôn. Quy mô canh tác manh mún, nhỏ lẻ, thường chỉ tiến hành một vụ/năm, công cụ lao động còn thô sơ, lạc hậu do vậy sản lượng không cao ít sản phẩm thừa. Trong trồng trọt sản phẩm chủ yếu là lúa.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> (đại mạch, tiểu mạch, lúa nước), một số nông sản phụ và cây lưu niên như chè, bông, dâu, chà là, ô-liu…Tuy nhiên cư dân phương đông đã biết sử dụng gia súc làm sức kéo tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi để phục vụ cho việc trồng trọt. Chăn nuôi mang tính chất cá thể riêng lẻ theo phương thức “ có thể có chuồng trại” . Việc chăn nuôi mang ý nghĩa là một công việc phụ bên cạnh công việc trồng trọt. Quy mô chăn nuôi nhỏ mang tinh chất hộ gia đình, lượng chăn nuôi làm ra cung không đủ cầu và chủ yếu sử dụng làm sức kéo hoặc phục vụ cho các dịp lễ, tết, cưới, hỏi…Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, cừu, dê, ngựa… III.2. Thủ công nghiệp Thủ công nghiệp ở hầu hết các quốc gia Phương Đông phát triển mang tính chất cục bộ, riêng lẽ, không phải là ngành kinh tế chủ đạo. Trong các công xã thường có một số gia đình sản xuất một số vật dụng, công cụ lao động, vật liệu xây dựng…trong những lúc nông nhàn. Vì thế sản phẩm thủ công vừa mang đậm dấu ấn địa phương. Quy mô sản xuất không lớn, kể cà các xưởng thủ công của nhà nước (chủ yếu sản xuất vũ khí) cũng chỉ bó hẹp trong triều đình. Lượng sản phẩm làm ra không nhiều nhưng chất lượng khá tinh xảo, các ngành nghề cũng tương đối đa dạng như chế tác vũ khí, công cụ lao động từ gỗ, đá, kim loại, sản xuất đồ gốm, gạch ngói, đồ trang sức, thủy tinh, thuộc da, dệt…. III.3. Thương nghiệp Với nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp, sức sản xuất thấp kém, mạng lưới đường giao thông hạn chế nên thương nghiệp ở các quốc gia phương đông phát triển một cách yếu ớt. Thời kỳ đầu đồng tiền với tư cách là vật trung gian để định giá trị hàng hóa hầu như chưa xuất hiện, do vậy phương thức trao đổi chủ yếu là hàng đổi hàng (chủ yếu là nông sản)..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Biên giới tự nhiên hiểm trở, giao thông khó khăn, do vậy việc trao đổi hàng hóa thời kỳ này cũng rất hạn chế. Ngay cả khi các quốc gia này trở thành đế quốc thì việc trao đổi, buôn bán cũng chỉ diễn ra giữa chính quốc và các nước chư hầu. Như vậy ở các nhà nước Phương Đông xuất hiện sớm cũng đã làm xuất hiện nền kinh tế sơ khai của loài người. Nhưng trong thời kỳ cổ trung đại các quốc gia Phương Đông ra đời ở thời kỳ mà sức sản xuất xã hội hết sức thấp kém, do vậy các hoạt động kinh tế mang nặng tính chất tự cung, tự cấp – nền kinh tế tự nhiên. Với một trình độ sản xuất như vậy không cho phép các quốc gia Phương Đông phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ một cách thuần thục điển hình. Những thành tựu văn minh, cũng vì thế thường không phát triển đỉnh cao và sớm lụi tàn. IV. NHÀ NƯỚC VÀ KẾT CẤU XÃ HỘI IV.1. Tổ chức nhà nước Cuối thiên niên kỷ IV, đầu thiên niên kỷ III tr.CN, Phương Đông là nơi ra đời những nhà nước đầu tiên trong lịch sử. Những đồng bằng ở lưu vực các con sông lớn là những nơi có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp nơi mà quá trình phân hóa xã hội dẫn đến xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp sớm nhất dẫn đến sự hình thành nhà nước. Trên thực tế mô hình tổ chức nhà nước của các quốc gia Phương Đông thời cổ trung đại không hẳn là giống nhau. Nhưng nhìn một cách khái quát đứng đầu nhà nước luôn là một ông vua, dưới vua bộ máy quan lại trung ương (cồng kềnh, quan liêu) và cuối cùng là hệ thống quan lại ở các địa phương (quản lý, phân chia ruộng đất, thu thuế, hành chính…). Công cụ bảo vệ nhà nước và duy trì trật tự xã hội là hệ thống nhà tù và lực lượng quân đội. Mối quan hệ chi phối giữa các cơ quan này là tô thuế. Về cơ bản các quốc gia cổ trung đại phương đông có ba chức năng chính: thu thuế và cai trị dân chúng –.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> thực hiện các công trình lớn (thủy lợi, kiến trúc…) – bảo vệ và mở rộng lãnh thổ. Có thể nói rằng các nhà nước Phương Đông thời cổ đại điều mang tính chất chuyên chế - chủ nghĩa chuyên chế phương đông – trong đó hình pháp được đề cao. Vua là nắm giữ quyền lực tối cao cả về vương quyền lẫn thẩn quyền – vua được thần thánh hóa – tính chất kế tục – vua sở hữu toàn bộ ruộng đất – bộ máy quan lại cồng kềnh, quan liêu. Tính chất này đã tồn tại dai dẳng, chi phối nhiều mặt đến tiến trình phát triển của các nền văn minh phương đông. IV.2. Kết cấu xã hội Về đại thể, xã hội Phương Đông cổ đại bao gồm hai giai cấp chính đó là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị bao gồm: vua, quan lại, tăng lữ và quý tộc Giai cấp này chiếm số lượng ít nhưng lại sở hữu phần lớn tài sản và của cải trong xã hội. Các tầng lớp này cấu kết với nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc bóc lột sức lao động của giai cấp bị trị (với số đông là tầng lớp nông dân trong các công xã) thông qua chế độ tô thuế, sưu dịch… Giai cấp bị trị bao gồm; thợ thủ công, nông dân, thương dân, công xã, và nô lệ. Nông dân công xã là tầng lớp chiếm số lượng đông đảo nhất là lực lượng lao động sản xuất chính làm ra của cải vật chất cho xã hội, là đối tượng bóc lột chính của giai cấp thống trị. Do vậy, mâu thuẫn giữa nông dân công xã với giai cấp thống trị được xem là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân với giai cấp thống trị đã điễn ra, trở thành một động lực cho xã hội phát triển. Tầng lớp nô lệ ở Phương Đông chiếm số lượng không nhiều, công việc chủ yếu là phục dịch trong các gia đình chủ nô và các lĩnh vực phi sản xuất. Vì thế, chế độ nô lệ ở phương đông là chế độ nô lệ không điển hình (còn gọi là chế độ nô lệ gia trưởng)..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> KẾT LUẬN. Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng có cơ sở hình thành, quá trình phát triển rồi đến diệt vong. Văn minh cổ đại phương Đông cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung ấy. Chúng ta khẳng định chắc chắn rằng, ngay từ thời cổ đại, chính phương Đông chứ không phải phương Tây là “cái nôi”, là “trung tâm” của nền văn minh nhân loại. Với cơ sở kinh tế nông nghiệp lúa nước, cư dân phương Đông sớm bước vào xã hội có giai cấp từ rất sớm, nhà nước được xây dựng với thiết chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền… tất cả những điều ấy đã tạo nên một cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc cho sự hình thành của nền văn minh phương Đông. Là nơi bước vào xã hội có giai cấp sớm nhất cũng như chế độ phong kiến điển hình nhất. Nhưng lịch sử văn minh phương Đông đâu chỉ là của riêng một các nhân nào, vượt lên trên tất cả, chính sức lao động của bàn tay và khối óc của cư dân phương Đông đã xây dựng nên những giá trị vĩnh hằng. Nhân loại sẽ không khỏi ngạc nhiên nếu biết rằng với những điều kiện thô sơ như thế nhưng ở phương Đông đã xuất hiện những Kim tự tháp trường tồn với thời gian, vườn treo Babylonia kỳ vĩ, kiệt tác Angkor Vatt, Angkor Thom, Vạn Lý Trường Thành… Nhìn chung, qua mọi thời kỳ thăng trầm của lịch sử, nền văn hoá phương Đông vẫn toả sáng. Những “chiếc nôi” văn hoá cổ đại phương Đông vẫn có sức lan toả mạnh mẽ ra các khu vực xung quanh: Nhiều yếu tố văn hoá Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á, Tây Tạng, Bắc Á, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới; văn hoá Trung Quốc, đặc biệt là Nho giáo, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Nhật Bản, Korea, Việt Nam và các nước khác; Văn hoá Ai Cập - Lưỡng Hà mặc dù tồn tại không lâu song những thành tựu của nó không chỉ có ảnh hưởng trong khu vực mà còn toả sáng ra các khu vực khác của thế giới, v.v. Cùng với sự lan toả của các nền văn hoá cổ đại là sự.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> xuất hiện của các nền văn hoá mới như Arập, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Bức tranh văn hoá phương Đông, do vậy càng phong phú, đa dạng, nhiều sắc vẻ. Thêm nữa, vừa đấu tranh chống lại sự đô hộ của chủ nghĩa tư bản phương Tây, các dân tộc phương Đông vừa tiếp thu những yếu tố văn hoá mới, tiến bộ từ phương Tây để làm giàu cho vườn hoa văn hoá của dân tộc mình. Bức tranh văn hoá phương Đông từ đây càng ngày càng rực rỡ sắc màu. Trong giai đoạn hiện nay, những giá trị của văn minh phương Đông vẫn còn đang lan tỏa rộng khắp. Những giá trị ấy như một liều thuốc tinh thần để con người phương Đông quay về với cội nguồn, quay về tìm hiểu quá khứ rực rỡ của ông cha, cũng như làm cơ sở cho việc tiếp thu những giá trị mới của nền văn minh nhân loại..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1.. Almanach (1995), Những nền văn minh thế giới – NXB Văn hóa. – Thông tin. 2.. Carpusina, X., Carpusin, V. (2004), Lịch sử văn hóa thế giới,. Nxb Thế giới, Hà Nội. 3.. Vũ Dương Ninh (Chủ biên) (2003), Lịch sử văn minh thế giới.. NXB Giáo dục. 4.. Lương Ninh (Chủ biên) (1998), Lịch sử văn hoá thế giới (cổ,. trung đại), NXB Giáo dục. 5.. Lê Phụng Hoàng (Chủ biên)(2003), Lịch sử văn minh thế giới,. NXB Giáo dục, Hà Nội. 6.. Ngô Minh Oanh (chủ biên), Tài liệu học tập và ôn thi Lịch sử. văn minh thế giới, NXB Giáo dục, 1999. 7.. Ngô Minh Oanh (chủ biên, 2005), Tiếp xúc và giao lưu văn minh. trong lịch sử nhân loại. NXB Giáo Dục. 8.. Shijie Congshu (2004), Những nền văn minh thế giới, NXB Văn. 9.. Lương Duy Thứ (Chủ biên, 2000), Đại cương lịch sử văn hoá. học. phương Đông, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 10.. Trịnh Tiến Thuận (2003), Đại cương lịch sử văn minh thế giới,. Tài liệu học tập nội bộ), ĐH Sư phạm Tp. HCM..

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

×