Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

ĐỀ tài phân tích công cụ KPI, liên hệ thực tiễn doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.02 KB, 21 trang )

(Mẫu 1: Bìa ngoài)

TRNG I HC VINH
KHOA KINH T
----------------

NGUYN ANH DŨNG

TIỂU LUẬN
HỌC PHÂN:

ĐỀ TÀI:

Phân tích cơng cụ KPI, liên hệ thực tiễn doanh nghiệp

Nghệ An, tháng / năm 2021


(MÉu 2: B×a trong)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
----------------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:

Phân tích cơng cụ KPI, liên hệ thực tiễn doanh nghiệp

Người hướng dẫn
Học viên thực hiện


Lớp/Địa điểm

GVHD: TS. Vũ Việt Hằng.

: TS. HỒ THỊ DIỆU ÁNH
: NGUYỄN ANH DŨNG
: K28 QTKD

Nghệ An, tháng/ năm

Trang 1


Lời mở đầu
Sức mạnh của mỗi quốc gia luôn là sự tổng hợp từ sức mạnh của những con người
trong đất nước đó. Đối với một tổ chức cũng vậy, để tạo nên sức mạnh cho tổ chức cần
phải biết gắn kết, phát huy sức mạnh của các thành viên. Trong doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay, việc thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực là vơ cùng quan trọng, yếu tố
sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quản trị học nâng cao hiệu quả, đem lại lợi ích
cho doanh nghiệp và người lao động cần phải có những cơng cụ đo lường đánh giá hiệu
quả cơng việc mang tính định lượng cao để đảm bảo việc đánh giá sẽ mang tính minh
bạch, rõ ràng, cụ thể, cơng bằng và hiệu quả.
Vì vậy việc xây dựng và áp dụng KPI – các chỉ số thành tích cốt yếu hiện là vấn đề mà
các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm.
Bài nghiên cứu của Nhóm được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Cô TS. Hồ Thị
Diệu Ánh trình bày chủ yếu phân tích về KPI cũng như ví dụ thực tiễn khi áp dụng KPI ở
các doanh nghiệp Việt Nam.
Vì thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung đánh giá các chỉ số KPI về quản trị học nâng
cao với các nội dung chính sau:
• Tổng quan về KPI.

• Tiến trình xây dựng chỉ số KPI.
• Các chỉ số đánh giá hiệu quả trong QTNNNL.
• Các bước xây dựng KPI trong doanh nghiệp VN.
• Một số ví dụ thực tiễn.
Bài viết có thể cịn nhiều thiếu sót, mong cơ và các bạn tận tình góp ý để hoàn
thiện hơn. Chân thành cám ơn!
Thực hiện
Nguyễn Anh Dũng


Mục lục
I.

Tổng quan về KPI........................................................................................................... 4
1.
Định nghĩa................................................................................................................4
2.
Mục đích................................................................................................................... 4
3.
Đặc điểm................................................................................................................... 4
a.
KPI phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp.............................................................5
b. Tiêu chuẩn của KPI...............................................................................................5
c.
Các chỉ số phi tài chính..........................................................................................6
4.
Ưu điểm.................................................................................................................... 7
5.
Nhược điểm............................................................................................................... 7
II. Tiến trình xây dựng chỉ số KPI:.....................................................................................8

1.
Bước 1: Phát triển KPI và quyết định về các mục tiêu thực hiện..............................8
2.
Bước 2: Định giá các tiêu chuẩn thực hiện................................................................9
3.
Bước 3: Giám sát mức độ thực hiện..........................................................................9
4.
Bước 4: Cải thiện các tiêu chuẩn thực hiện...............................................................9
III. Các chỉ số đánh giá hiệu quả Quản trị học nâng cao..................................................10
1.
Khái niệm:...............................................................................................................10
2.
Phân loại chỉ số KPI QTNNL trong DN.................................................................10
3.
Phân tích một số chỉ số KPI trong QTNNL............................................................10
a.
KPI trong tuyển dụng và bố trí............................................................................10
b. KPI trong đào tạo.................................................................................................11
c.
KPI trong hệ thống tiền lương, thưởng, phúc lợi.................................................11
d. KPI về tỷ lệ nghỉ việc..........................................................................................12
e.
KPI về thời gian làm việc....................................................................................12
f.
KPI về an toàn lao động.......................................................................................12
g. KPI về quan hệ lao động......................................................................................12
h. KPI về hoạt động cải tiến, sáng kiến....................................................................12
i. KPI về chi phí hoạt động của bộ phận tổ chức hoặc quản trị học nâng cao.............12
j. Các KPI đánh giá tổng hợp về kết quả quản trị học nâng cao.................................12
IV. Các bước xây dựng KPI trong các DN Việt Nam.......................................................13

1.
Các bước xây dựng.................................................................................................13
2.
Một số mơ hình đang áp dụng.................................................................................14
a.
Bảng KPI Tổng hợp GĐ Dự án...........................................................................14
b. Bảng tự chấm KPI hàng ngày GĐ dự án.............................................................15
c.
Bảng KPI Tổng hợp của Thư ký kinh doanh.......................................................16
d. Bảng tự chấm KPI hàng ngày Thư ký kinh doanh...............................................17
V.

Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................................22


I.

Tổng quan về KPI
1. Định nghĩa

-

Key Performance Indicator – KPI: có nghĩa là chỉ số then chốt đo lường kết
quả thực hiện công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được
thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động
của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.

2. Mục đích:

-


KPI là một cơng cụ hiện đại giúp cho các nhà quản lý triển khai chiến lược lãnh
đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ
phận, từng lĩnh vực (về nhân sự: về tuyển dụng, về đào tạo, về năng suất của
nguồn nhân lực,về an toàn lao động, về giờ làm việc,về lương, về đánh giá
côngviệc,về hoạt động cải tiến,về long trung thành, về tài chính, về sản xuất chất
lượng, về quảng cáo…) và từng cá nhân. Do đó, KPI áp dụng cho nhiều mục
đích: quản lý hệ thống công việc của một tổ chức, tự quản lý cơng việc của nhóm,
của cá nhân. Hay nói cách khác, KPI chính là mục tiêu cơng việc mà tổ chức,
phịng ban, tổ nhóm hay cá nhân cần đạt được để đáp ứng yêu cầu chung.

-

Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mơ tả cơng việc hoặc kế hoạch làmviệc
hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả thực hiện
công việc của vị trí cơng tác, chức danh đó. Dựa trên việc hồn thành KPI, tổ chức
(cơng ty,cơ quan, phịng ban) sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. KPI
là cơ sở để nhà quản lý đánh giá thành tích của phịng ban, của nhân viên và đưa
ra những khuyến khích phù hợp cho từng phịng ban, từng nhân viên.

-

Mục đích của việc sử dụng chỉ số KPI trong đánh giá thực hiện công việc là nhằm
đảm bảo cho người lao động thực hiện đúngcác trách nhiệm trong bảng mơ tả cơng
việc của từng vị trí chức danh cụ thể, điều này góp phần cho việc đánh giá thực
hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn, nâng
cao hiệu quả của đánh giá thực hiện cơng việc bởi vì các chỉ số KPI mang tính định
lượng cao, có thể đo lường cụ thể.

3. Đặc điểm


-

KPI là những chỉ số nhằm đo lường hiệu quả hay sự thành công của các hoạt
động trong tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu mà nhà quản trị đưa ra. Mỗi một
chức danh, phòng, ban, bộ phận sẽ có bản mơ tả cơng việc hoặc kế hoạch làm việc


hàng tháng.


Các nhà quản trị sẽ áp dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả các hoạt động đó. Mỗi
chức danh, phịng, ban lại có những chỉ số KPI riêng, tuy nhiên, các chỉ số KPI
đều mang những đặc điểm như sau:
a. KPI phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp
-

Khi doanh nghiệp đặt mục tiêu “trở thành doanh nghiệp có hiệu suất lợi nhuận
cao nhất trong ngành”, các chỉ số KPI sẽ xoay quanh lợi nhuận và các chỉ số tài
chính. “Lợi nhuận trước thuế” và “Vốn/tài sản cổ đông” là những chỉ số chính.
Tuy nhiên nếu doanh nghiệp đưa ra chỉ số “Tỉ lệ phần trăm lợi nhuận dành cho
các hoạt động xã hội”, chỉ số này không phải là KPI. Mặt khác, trường học lại
không quan tâm tới lợi nhuận, do đó sẽ xây dựng những chỉ số KPI khác. Những
chỉ số như “tỉ lệ tốt nghiệp” và “tỉ lệ kiếm việc thành công sau tốt nghiệp” phản
ánh sứ mệnh và mục tiêu của nhà trường.

b. Tiêu chuẩn của KPI
-

Vì KPI phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp nên chỉ số này phải đáp ứng được

tiêu chuẩn SMART của một mục tiêu, đó là:
 Specific – Cụ thể, rõ ràng. Các chỉ số đưa ra phải thật cụ thể, rõ ràng. Các chỉ
số khi đưa ra phải giải thích được, chỉ số này nói lên điều gì? Tại sao lại lựa
chọn chỉ số này? Chỉ số này được đo lường như thế nào?
 Measureable – Có thể đo đếm được. Chỉ số KPI chỉ có giá trị khi được xác
định và đo lường một cách chính xác.
 Achievable – Có thể đạt được. Có rất nhiều các chỉ số KPI đo lường được
nhưng lại khơng phải là chìa khóa giúp các doanh nghiệp thành công. Khi
chọn lựa các KPI nên lựa chọn những chỉ số thực sự cần thiết, giúp doanh
nghiệp có thể đạt được mục tiêu. Chỉ số này sẽ theo sát mục tiêu – là những
mục tiêu mà doanh nghiệp nhận thấy họ có nhiều yếu tố nhằm đạt được mục
tiêu một cách thực tế. Vậy các KPI đưa ra cũng phải là những số thực tế có thể
đạt được.
 Realistic – Thực tế. Các chỉ số đưa ra cũng cần cân nhắn và theo sát mục tiêu
và thực tế. Không nên đưa ra những chỉ số nằm ngoài khả năng đo lường thực
tế, hoặc những KPI không đúng với thực tế công việc.


 Timed – Có thời hạn. Các chỉ số này được áp dụng trong thời gian bao lâu, khi
nào? Mỗi KPI cần phải có mục tiêu rõ ràng: Cần phải đặt ra mục tiêu cho mỗi
chỉ số KPI. Ví dụ như doanh nghiệp đặt mục tiêu trở thành nhà tuyển dụng
hàng đầu cần đưa “Tỉ lệ thay thế nhân viên” thành các chỉ số KPI. Chỉ số này
được định nghĩa là “tổng số nhân viên tự nguyện xin nghỉ việc chia cho tổng
số nhân viên ban đầu” và cách đo lường chỉ số này đã được thiết lập bằng cách
thu thập dữ liệu từ hệ thống thơng tin của phịng nhân sự. Sau đó đặt mục tiêu
cho chỉ số KPI, ví dụ như “Giảm tỉ lệ thay thế nhân viên 5% một năm”.
 KPI là những thước đo có thể lượng hóa được: Chỉ số KPI chỉ có giá trị khi
được xác định và đo lường một cách chính xác. “Trở thành doanh nghiệp nổi
tiếng nhất” không phải là một chỉ số KPI do khơng có cách nào đo sự nổi tiếng
của doanh nghiệp hay so sánh nó với các doanh nghiệp khác.

-

Việc xác định rõ các chỉ số KPI và bám sát các chỉ số này rất quan trọng. Đối với
KPI “gia tăng doanh số”, cần làm rõ các vấn đề như đo lường theo đơn vị sản
phẩm hay giá trị sản phẩm. Sản phẩm trả lại sẽ bị khấu trừ trong tháng sản phẩm
được bán ra hay trong tháng sản phẩm được trả lại? Doanh thu sẽ được tính theo
giá niêm yết hay giá bán thực tế?

c. Các chỉ số phi tài chính
-

Các chỉ số phải được theo dõi thường xuyên: Không giống như các chỉ số đo
lường khác, KPI là chỉ số thường xuyên được theo dõi và đánh giá, tùy theo thực
trạng doanh nghiệp mà việc đánh giá được tiến hành theo tháng, quý, năm.

-

Chịu tác động bởi đội ngũ quản trị cấp cao: Việc theo dõi thường xuyên sự biến
động, thay đổi của các KPI luôn thu hút đội ngũ quản trị bởi đây là cách làm
tương đối đơn giản, làm căn cứ để đưa ra quyết định của mình.

-

Địi hỏi nhân viên các cấp phải hiểu chỉ số và có hành động điều chỉnh phù hợp:
KPI có thể được gắn với từng nhân viên, để từ đó đo lường và đánh giá được nhân
viên. Vì vậy chỉ có hiểu rõ KPI và có sự điều chỉnh hoạt động làm việc của bản
thân nhằm hoàn thành tốt mục đích từ chính cá nhân từng nhân viên.

-


Có tác động đáng kể và tích cực tới các chỉ tiêu được đặt ra trong doanh nghiệp


4. Ưu điểm

-

Nó có thể cho thấy thành quả hiện thời của một mục đích hoặc một mục tiêu chiến
lược một cách rất nhanh.

-

Các quyết định có thể được thực hiện nhanh hơn khi có những đo lường nhận thấy
được và chính xác đi kèm theo.

-

Có thể giúp khâu quản lý nhận biết thành quả của cơng ty hoặc phịng ban hoặc tại
một bộ phận nào đó.

-

Một đội nhóm có thể làm việc chung với nhau theo những mục đích đo lường
được.

-

Đưa ra các chỉ tiêu có thể đo lường được nên việc đánh giá thực hiện công việc sẽ
cụ thể hơn và dễ thực hiện hơn mà ít có những kiến nghị, bất đồng, hoài nghi
trong tổ chức cũng như tạo động lực phấn đấu cho nhân viên, đặc biệt là các nhân

viên giỏi.

5. Nhược điểm

-

Nếu các chỉ số KPI xây dựng khơng đạt được tiêu chí SMART thì nó khơng chỉ
gây ảnh hưởng xấu cho hệ thống đánh giá thực hiện cơng việc (ĐGTHCV) mà
cịn gây hậu quả xấu cho hệ thống quản trị của tổ chức nói chung.

-

Nếu mục tiêu khơng đạt được tiêu chí Specific (cụ thể) thì người lao động khơng
biết mình phải làm gì và làm như thế nào để đạt được hiệu quả cơng việc như
mong muốn.

-

Các chỉ số khơng đạt tiêu chí Measuarable (đo lường được), như vậy, khơng cịn ý
nghĩa đo lường kết quả thực hiện công việc.

-

Các chỉ số KPI khơng đạt được tiêu chí Achievable (có thể đạt được) và Realistic
(thực tế), như vậy,xây dựng mục tiêu quá xa vời so với thực tế, nhân viên không
thể đạt được mục tiêu dù đã cố gắng hết mình, điều này dẫn đến tâm lý thất vọng,
chán nản và không muốn làm việc.

-


Các chỉ số KPI khơng có hạn định cụ thể (Timely): người lao động không biết
công việc này phải làm trong thời gian bao lâu hay khi nào phải hồn thành. Điều
này gây khó khăn rất lớn cho người lao động trong q trình thực hiện cơng việc.


-

Khi sử dụng các tiêu chí KPI làm mục tiêu thì phải thay đổi theo mục tiêu của tổ
chức, nó khơng có hiệu quả cao nếu được sử dụng theo thời gian dài.

II.

Tiến trình xây dựng chỉ số KPI
1. Bước 1: Phát triển KPI và quyết định về các mục tiêu thực hiện

-

Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều có những mục tiêu cụ thể, khi tiến
hành phát triển các KPI cần phải bám sát vào tầm nhìn, sứ mệnh của công ty hay
đơn giản hơn là cần phải biết tích hợp với các mục tiêu để xây dựng các KPI hợp
lý. Yêu cầu các mục tiêu thực hiện phải đảm bảo đáp ứng nguyên tắc SMART:
 Cụ thể, chi tiết (Specific): Các tiêu chí phải phản ánh được sự khác biệt giữa
người thực hiện công việc tốt và người thực hiện công việc xấu.
 Đánh giá được(Measuarable): Các tiêu chí phải đo lường được và khơng q
khó khăn trong việc thu thập dữ liệu hoặc dữ liệu quá phân tán.
 Phù hợp thực tiễn (Achievable): Các tiêu chí thực hiện cơng việc gắn với kết
quả thực tế, khả thi, hợp lý.
 Có thể tin cậy được (Realistic): Các tiêu chí đo lường thực hiện cơng việc phải
nhất quán, đáng tin cậy. Những người đánh giá khác nhau cùng xem xét kết
quả thực hiệncủa một nhân viên, thì phải có các kết luận khơng q khác nhau

về kết quả thực hiện của nhân viên đó.
 Thời gian thực hiện / hồn thành cơng việc (Timely): Tiêu chí đánh giá cần
xem xét kết quả hồn thành cơng việc tương ứng với thời gian quy định.

-

Vì mục đích này, khi thiết lập các mục tiêu đo lường cần phải có sự tích hợp cần
thiết giữa kiểu cơng việc, nguồn nhân lực hiện tại, tài chính, trang thiết bị, cấu
trúc tổ chức và môi trường.

Stt
1
2

Hành động
Quyết định các tiêu chuẩn thực hiện dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu
của tổ chức.
Xác định tầm quan trọng của mỗi tiêu chuẩn
Phát triển KPI đảm bảo được các yêu cầu:

3

- Phải đánh giá được hiệu quả và hiệu suất của mỗi hoạt động của tổ chức
- Phải đánh giá nguồn nhân lực và tài chính đối với các hoạt động
- Để đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với tổ chức


Quyết định mục tiêu thực hiện cho mỗi KPI. Mục tiêu này có thể được quyết
4


định dựa trên cơng việc, kinh nghiệm, năng suất, và bản chất của mỗi hoạt động
của doanh nghiệp

2. Bước 2: Định giá các tiêu chuẩn thực hiện

-

Sau khi các KPI được phát triển và quyết định tiêu chuẩn cho mỗi KPI, lúc này tổ
chức phải đánh giá tiêu chuẩn bằng cách so sánh tầm quan trọng của mỗi tiêu
chuẩn trong việc phát triển các mục tiêu chung của doanh nghiệp và đề ra các giải
pháp nhằm nâng cao công tác quản trị tại các công ty.
Stt

Hành động

1

Liệt kê KPI và quyết định các mục tiêu đánh giá

2

Tích hợp các dữ liệu dựa trên quy trình thực tế cho mỗi KPI

3

So sánh kết quả thực tế với mỗi mục tiêu KPI

4

Tính tốn phần trăm cho mỗi KPI


5

Đưa ra kết quả cho mỗi tiêu chuẩn trong KPI

3. Bước 3: Giám sát mức độ thực hiện

-

Người đứng đầu mỗi tổ chức có trách nhiệm giám sát việc việc thực hiện theo mỗi
KPI. Lực lượng này có trách nhiệm giám sát, đánh giá lại và cải thiện các tiêu
chuẩn được đề ra và đề xuất các yêu cầu về nguồn nhân lực, tài chính, cơng cụ và
trang thiết bị cần thiết để làm cho các nhiệm vụ hiệu quả hơn.

4. Bước 4: Cải thiện các tiêu chuẩn thực hiện

-

Những người đứng đầu đưa ra quyết định cuối cùng cho các KPI từ những đề suất
đã được nêu ra trong bước 3.


III.

Các chỉ số đánh giá hiệu quả Quản trị học nâng cao.
1. Khái niệm:

-

“Chỉ số đánh giá hiệu quả QTNNL”:


là những chỉ số được xây dựng nhằm

đánh giá hiệu quả, sự phát triển của các hoạt động thuộc chức năng quản trị học
nâng cao trong doanh nghiệp so với mục tiêu đã đề ra.
2. Phân loại chỉ số KPI QTNNL trong DN:

-

Có rất nhiều chỉ số KPI được áp dụng trong DN hiện nay, với nội dung xoay
quanh các vấn đề về thu hút, đào tạo-phát triển và duy trì nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp. Nhìn chung, chúng trả lời cho 3 câu hỏi chính sau đây:
 Chúng tơi phải hồn thành việc gì?
 Chúng tơi sẽ hồn thành như thế nào?
 Làm thế nào để chúng tơi có thể hồn thành tốt hơn?

-

Từ đó ta có thể chia làm 3 nhóm KPI chính:
 KPI đánh giá chun mơn
 KPI đánh giá chấp hành kỉ luật và văn hóa doanh nghiệp
 KPI quản lý, phát triển con người

3. Phân tích một số chỉ số KPI trong QTNNL:

-

Khi áp dụng KPI, nhiều doanh nghiệp cho rằng cần phải có thật nhiều các chỉ số
đo lường. Tuy nhiên, KPI là những chỉ số đánh giá đóng vai trị quan trọng, là
“chìa khóa” quyết định đến mọi vấn đề trong quá trình quản trị. Vì thế, chọn thật

nhiều chỉ số để đo lường là một sự nhầm lẫn. Điều quan trọng khi xây dựng các
chỉ số cho một doanh nghiệp, một cá nhân là phải chọn lựa những KPI tiêu biểu
nhất, ý nghĩa nhất. Mỗi hoạt động có thể có từ 3 đến 4 chỉ số. Dưới đây là những
chỉ số thường được sử dụng tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam:
a. KPI trong tuyển dụng và bố trí
 Tổng số hồ sơ trong đợt tuyển dụng (đối với từng chức danh)
 Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu so với tổng số ứng viên
 Kết quả của các kênh tuyển dụng
Tổng chi phí cho từng kênh quảng cáo
Số người được tuyển tương ứng với kênh quảng
cáo


 Thời gian đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
 Chi phí tuyển dụng bình qn 1 ứng viên
Tổng chi phí tuyển dụng
Tổng số ứng viên được tuyển
 Mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển
Số lượng ứng viên được ký hợp đồng chính thức
Tổng số nhu cầu tuyển cho từng nhóm chức danh

 Tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên mới tuyển
Tổng số tuyển mới nghỉ việc
Tổng số nhân viên mới tuyển (trong vòng 1 năm)

b. KPI trong đào tạo
 Tổng số giờ hoặc ngày đào tạo, huấn luyện trung bình cho một nhân viên
hoặc một chức danh
 Chi phí huấn luyện trung bình cho một nhân viên
 Tỷ lệ nhân viên được đào tạo

 Tỷ lệ nhân viên đạt yêu cầu sau đào tạo
c. KPI trong hệ thống tiền lương, thưởng, phúc lợi
 Thu nhập bình quân theo chức danh: nếu chỉ số này thấp hơn thị trường có
thể làm cán bộ nhân viên bất mãn, nghỉ việc. Ngược lại, nếu chỉ số này quá
cao so với thị trường, có thể gây khó khăn doanh nghiệp.
 Tỷ lệ Lương/Tổng thu nhập mang về của cán bộ nhân viên theo từng nhóm
chức danh. Nếu chỉ số này quá cao sẽ ảnh hưởng khơng tốt tới việc động
viên, khích lệ nhân viên. Vì ngồi lương, nhân viên khơng có các khoản
thưởng do kết quả làm việc tốt.


d. KPI về tỷ lệ nghỉ việc
Số lượng nhân viên nghỉ việc trong kỳ
Số lượng nhân viên trung bình

e. KPI về thời gian làm việc
 Vắng mặt
 Tỷ lệ số giờ tăng ca so với số giờ làm việc theo quy định
 Tỷ lệ thời gian làm việc thực tế
f. KPI về an toàn lao động
 Số vụ tai nạn lao động
 Thời gian tổn thất do tai nạn lao động
 Tổn thất do tai nạn lao động
g. KPI về quan hệ lao động
 Sự thỏa mãn của nhân viên đối với doanh nghiệp
 Tổn thất gây ra do bãi công, nghỉ việc, kỷ luật lao động
h. KPI về hoạt động cải tiến, sáng kiến
 Tổng giá trị gia tăng do các cải tiến, sáng kiến trong năm
 Tổng số cải tiến, sáng kiến trong tháng, năm
i. KPI về chi phí hoạt động của bộ phận tổ chức hoặc quản trị học nâng

cao
j. Các KPI đánh giá tổng hợp về kết quả quản trị học nâng cao
 Các KPI đánh giá năng suất: Doanh số trung bình trên 1 nhân viên, Sản
lượng trung bình trên 1 nhân viên.
 Các KPI đánh giá hiệu quả: Doanh số trung bình trên chi phí lương, Lợi
nhuận trung bình trên chi phí lương, Lợi nhuận trung bình trên 1 nhân viên,
Chỉ số hồn vốn nguồn nhân lực.


IV.

Các bước xây dựng KPI trong các DN Việt Nam.
1. Các bước xây dựng

- Áp dụng KPI trong quản trị là một phương pháp tương đối mới mẻ đối với các
doanh nghiệp tại VN. Một số doanh nghiệp lớn tại VN mới áp dụng KPI trong
thời gian gần đây như FPT, CMC, Kinh Đô, Tân Hiệp Phát… đã mang lại hiệu
quả không nhỏ cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này đã đầu tư vào những
nhóm dự án nghiên cứu, thiết kế và triển khai KPI trong đó có việc sử dụng mơ
hình theo lý thuyết của David Parmenter [2]. Quy trình xây dựng KPI cho tất cả
các bộ phận, phịng ban bao gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước
1

2

3
4
5
6


7

Hành động
Xác định các chức năng quan trọng của hoạt động quản trị học nâng cao
trong doanh nghiệp (tuyển dụng, đào tạo-phát triển, đãi ngộ).
Xác định “đầu ra” cho chức năng. “Đầu ra” của quản trị học nâng cao là
những nhân viên của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp với yêu
cầu khác nhau về số lượng và chất lượng.
Ví dụ:
- Bộ phận bán hàng cần nguồn nhân lực lớn, chất lượng có thể
khơng cao, hướng tới đối tượng lao động phổ thông.
- Bộ phận truyền thông, quan hệ công chúng địi hỏi số lượng
khơng nhiều nhưng phải có chất lượng tốt; khơng chỉ có chun
mơn cao
mà cịn phải có những kỹ năng mềm khác.
Xác định cách thực hiện nhiệm vụ trong bộ phận (thái độ làm việc thế
nào, kỹ năng ra sao…) để đạt được kết quả mong muốn.
Tạo ra KPI phiên bản thứ nhất do trưởng bộ phận QTNNL phê duyệt.
Lấy ý kiến đóng góp và đề xuất lãnh đạo (phiên bản thứ hai).
Ban lãnh đạo xem xét và phê duyệt.
Đào tạo và triển khai: một yếu tố quan trọng để việc áp dụng KPI thành
công là các nhân viên trong từng bộ phận phải hiểu thấu đáo và thực hiện
đầy đủ các chỉ số này cũng như cách thức tiến hành… Bộ phận xây dựng
KPI phải có những chương trình đào tạo cho nhân viên, triển khai chương
trình áp dụng thử, rèn luyện cho đội ngũ quản lý và nhân viên quen với
việc quản trị và thực hiện công việc theo KPI đã xác định.


2. Một số mơ hình đang áp dụng


a. Bảng KPI Tổng hợp GD Dự án


b. Bảng tự chấm KPI hàng ngày GĐ Dự án


c. Bảng KPI Tổng hợp Thư ký kinh doanh


d.Bảng KPI tự chấm hằng ngày Thư ký kinh doanh


KẾT LUẬN
KPI được áp dụng khá phổ biến trên thế giới cũng như các doanh nghiệp nước
ngoài và đem lại hiệu quả rất lớn. Tuy nhiên đối với các DNVN thì việc áp dụng KPI
chỉ mới thực hiện những năm gần đây và chưa thực sự đem lại hiệu quả. Do vậy để
nâng cao hiệu quả quản trị học nâng cao, các doanh nghiệp, tổ chức cần xây dựng
những chuẩn KPI phù hợp với điều kiện, triển khai nhất quán và giám sát thường
xuyên để đem lại hiệu quả tích cực.


V.
Danh mục tài liệu tham khảo.
[1] Trần Kim Dung (2011), Quản trị học nâng cao, NXB Tổng hợp TP.HCM.
[2] David Parmenter (2009), Các chỉ số đo lường hiệu suất, NXB Tổng hợp TP.HCM.
[3] Slide bài giảng , Quản trị học nâng cao, TS.Hồ Thị Diệu Ánh.




×