Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.14 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Họ và tên:. KIỂM TRA HỌC KỲ II. Lớp: Trường THCS SBD: Phòng thi số: Giám thị 1: Giám thị 2:. MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Số thứ tự:. Số mã phách:. ………………………………………………………………………………………….3 Giám khảo 1: Điểm:. Giám khảo 2: Bằng chữ:. Số thứ tự:. Số mã phách:. Nhận xét:. I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Đọc kĩ các câu hỏi và ghi câu trả lời đúng nhất vào phần bài làm: Câu 1. Tác giả của Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là ai? A. Phạm Văn Đồng. B. Đặng Thai Mai C. Hồ Chí Minh. D. Hoài Thanh. Câu 2. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào? A. Bữa ăn, công việc B. Đồ dùng, căn nhà C. Trong quan hệ với mọi người D. Trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết Câu 3: Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” dùng biện pháp nghệ thuật gì? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 4: Câu văn “Cần phải bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp” thuộc kiểu câu nào? A. Rút gọn chủ ngữ. B. Rút gọn vị ngữ. C. Câu ghép. D. Câu đơn. Câu 5: Câu đặc biệt là loại câu: A. Không có chủ ngữ B. Có đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ C. Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ D. Không có vị ngữ Câu 6: Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt? A. Bộ óc B. Điền chủ C. Vĩ đại D. Nhân dân Câu 7: Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (........) để hoàn chỉnh các khái niệm sau: A: ........................ là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. B: Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ,................ Câu 8: Chọn ý phù hợp ở cột A với cột B rồi trả lời kết quả. (Ví dụ: Nếu chọn ý 1 ở cột A với ý a ở cột B thì ghi: 1- a).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. B. 1. Ca Huế trên sông Hương. a) Truyện ngắn. 2. Ý nghĩa văn chương. b) Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh và biện pháp liệt kê.. 3. Sống chết mặc bay. c) Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục.. 4. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. d) Bút kí. II. TỰ LUẬN (7 điểm): Câu 1 (2 điểm): Tục ngữ là gì? Cho ví dụ. Câu 2 (5 điểm): Ông cha ta thường dạy: “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Bằng vốn kiến thức và sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh tính đúng đắn của lời dạy trên. Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người. BÀI LÀM PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu Đáp án. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7 A: …………………….. B: ……………………... 8 1: ……. 2: ……. 3: …….. 4: ……... TỰ LUẬN ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(3)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ): Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu đúng 0,25 điểm. Câu 7: 0,5 điểm. Câu 8: 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 A: Câu bị động (0,25đ) 1: d Đáp án C A B: Lập luận (0,25đ) 2: c C D B A 3: a 4: b. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bài làm của học sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Học sinh trả lời đúng khái niệm về tục ngữ. (1 điểm) - Cho ví dụ đúng: (1 điểm) Câu 2 (5 điểm): Bài làm học sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Yêu cầu chung: a. Yêu cầu về hình thức: - Bài làm phải tổ chức thành một bài văn hoàn chỉnh có bố cục 3 phần. - Bài làm phải có tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc. b. Yêu cầu về nội dung: - Khẳng định tinh thần đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: + Trong lịch sử dân tộc: Nhân dân đoàn kết chống kẻ thù xâm lược… + Trong đời sống hằng ngày: Nhân dân đoàn kết trong lao động sản xuất… + Trong lớp học: Bạn bè đoàn kết chan hòa…nên lớp học luôn vui vẻ, thân ái.. - Rút ra bài học: Đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn, là yếu tố quyết định mọi thành công, cần xây dựng khối đại đoàn kết trong lớp học, trong nhân dân c. Thể loại: Văn chứng minh. 2. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đảm bảo được các yêu cầu về hình thức, nội dung. Văn viết có cảm xúc, sáng tạo. Bài làm có thể còn mắc vài lỗi diễn đạt nhỏ. - Điểm 3-4: Bài làm đảm bảo những yêu cầu về hình thức, nội dung. Văn có vài đoạn theo dõi được, có thể mắc lỗi diễn đạt, dùng từ nhưng không trầm trọng. - Điểm 1-2: Bài làm chưa đảm bảo được nội dung và hình thức, còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>