Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

giáo trình chăn nuôi gia cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 121 trang )

TUN BỐ BẢN QUYỀN
Giáo trình chăn ni gia cầm được biên soạn dùng trong trường Cao đẳng Công
nghệ và Kinh tế Bảo lộc nên các thơng tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích
dẫn cho các mục đích về dạy học và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo luật định.


LỜI GIỚI THIỆU
Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở thông tư 03/2017 của Bộ LĐTBXH
ngày 1 tháng 3 năm 2017; Quy định số 117/QĐ-QLDTKH, ngày 27/3/2018 của trường
Cao đẳng Cơng nghệ và Kinh tế Bảo lộc.
Giáo trình được viết theo bài học trong chương trình mơ đun chăn ni gia cầm
gồm 35 bài.
Bài 1. Tình hình và phương hướng chăn nuôi gia cầm trong giai đoạn hiện nay
Bài 2. Tìm hiểu đặc điểm sinh vật học và sức sản xuất của gia cầm
Bài 3. Đo các chỉ tiêu sản xuất của gia cầm
Bài 4. Tìm hiểu giống gà ni phổ biến hiện nay ở nước ta
Bài 5. Tìm hiểu giống vịt nuôi phổ biến hiện nay ở nước ta
Bài 6. Chọn giống gia cầm
Bài 7. Thực hiện lựa chọn giống qua các giai đoạn
Bài 8. Lai giống gia cầm
Bài 9. Chuồng trại chăn nuôi gia cầm
Bài 10. Trang thiết bị chăn nuôi gia cầm
Bài 11. Xác định chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi
Bài 12. Dinh dưỡng và thức ăn cung cấp năng lượng
Bài 13. Dinh dưỡng và thức ăn cung cấp protein
Bài 14. Dinh dưỡng và thức ăn cung cấp vitamin và khoáng chất
Bài 15. Xác định các nhóm thức ăn cho gia cầm
Bài 16. Tiểu chuẩn, khẩu phần ăn
Bài 17. Chuẩn bị trứng ấp


Bài 18. Vận hành máy ấp
Bài 19. Kiểm tra trứng ấp lần 1
Bài 20. Kiểm tra trứng ấp lần 2
Bài 21. Kiểm tra trứng ấp lần 3
Bài 22. Ra gà
Bài 23. Công tác chuẩn bị nhận gà con
Bài 24. Nuôi dưỡng và chăm sóc gà con
Bài 25. Chủng vắc xin cho gia cầm
Bài 26. Ni dưỡng và chăm sóc gà thịt


Bài 27. Ni dưỡng và chăm sóc gà hậu bị
Bài 28. Ni dưỡng và chăm sóc gà đẻ
Bài 29. Chuẩn bị nhận vịt con
Bài 30. Ni dưỡng và chăm sóc vịt con
Bài 31. Ni dưỡng và chăm sóc vịt thịt
Bài 32. Ni dưỡng và chăm sóc vịt hậu bị
Bài 33. Ni dưỡng và chăm sóc vịt đẻ
Bài 34. Lập kế hoạch sản xuất và quản lý trại gà đẻ
Bài 35. Lập kế hoạch sản xuất và quản lí trại gà thịt
Do trình độ cịn hạn chế nên giáo trình khơng tránh khỏi thiếu sót vì vậy nhóm tác
giả biên soạn mong muốn sự đóng góp của các thầy cơ và đồng nghiệp để giáo trình được
hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !

Ban biên soạn
Nguyễn Thị Nhung


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN

Tên mơ đun: CHĂN NI GIA CẦM
Mã mơ đun: MĐ10
Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trị mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun chăn ni gia cầm là mơ đun chun ngành trong chương trình dạy nghề
Chăn ni trình độ cao đẳng, được bố trí giảng dạy sau các môn học và mô đun chuyên
ngành chăn nuôi khác.
- Tính chất: Là mơ đun chun ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo.
Mục tiêu mơ đun:
*Kiến thức
- Hiểu được tình hình chăn ni gia cầm hiện nay và định hướng phát triển trong
thời gian tới
- Mô tả được các đặc điểm sinh học gia cầm; đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng
phát dục của các giống
- Lựa chọn được giống gà tốt đạt tiêu chuẩn và thực hiện được phép lai đợn giản
- Mô tả được các kiểu chuồng ni theo hướng sản xuất
- Phân biệt được các nhóm dinh dưỡng và loại thức ăn theo từng nhóm cho gia
cầm. Tính tốn được khẩu phần ăn cho gia cầm
- Lựa chọn được trứng đạt tiêu chuẩn để khử trùng, bảo quản và đưa vào ấp, biết
cách vận hành máy ấp và kiểm tra trứng ấp qua các giai đoạn
- Trình bày được quy trình ni dưỡng và chăm sóc gia cầm qua các giai đoạn
- Lập kế hoạch sản xuất và quản lý được trại gà
*Kỹ năng:
- Phân biệt được các giống gia cầm theo từng hướng sản xuất, lựa chọn được giống
gia cầm đạt tiêu chuẩn theo từng giai đoạn
- Tính tốn được diện tích chuồng ni và trang thiết bị chăn nuôi gia cầm phù hợp
theo từng giai đoạn.
- Tính tốn được khẩu phần ăn cho đàn gia cầm


- Thực hiện được quy trình ấp trứng theo hướng chăn ni cơng nghiệp.

- Thực hiện được quy trình ni dưỡng và chăm sóc gia cầm.
*Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỷ mỷ.
- Tuân theo pháp luật thú y hiện hành.


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
QĐ/QLDTKH Quyết định/quản lý đào tạo khoa học
Bộ LĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh Xã hội
MĐ10: Mô đun 10

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG


Bài 1. TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHĂN NI GIA CẦM
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Mục tiêu:
- Hiểu được tình hình chăn nuôi gia cầm hiện nay
- Biết được giải pháp và định hướng phát chăn nuôi gia cầm thời gian tới
Nội dung:
1.1. Tình hình chăn ni gà
1.1.1 Phương thức chăn ni
* Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông (thả vườn): đầu tư thấp, gà ni thả rơng, tự tìm kiếm
thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi con.
* Chăn nuôi bán công nghiệp: quy mô đàn gà từ 200-500 con; đàn gà vừa thả, vừa
nhốt và sử dụng thức ăn công nghiệp, nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao; thời

gian ni rút ngắn, vịng quay vốn nhanh hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ.
* Chăn nuôi công nghiệp: Việc chăn nuôi gà công nghiệp sản xuất thịt, trứng chủ yếu
là các trang trại tư nhân và các doanh nghiệp
1.1.2. Hệ sống sản xuất giống
* Các giống gà nội: Việt Nam có nhiều giống gà nội được chọn lọc thuần hố từ
lâu đời như gà Ri, gà Mía, gà Hồ, gà Hơ Mông, gà Tre, gà Ác…
* Các giống gà nhập nội: Trong những năm qua, nước ta đã nhập 14 giống gà. Các
giống nhập khẩu chủ yếu là bố mẹ và một số ít giống ơng bà. Do cơng nghệ chăn ni
chưa hồn tồn đồng bộ nên năng suất của các giống nhập khẩu nuôi ở nước ta chỉ đạt
85-90% so với năng suất chuẩn của giống. Tuy nhiên, những lô gà giống ông bà, bố mẹ
nhập khẩu về từ năm 2019 hiện vẫn đang sản xuất, nên về cơ bản trong ngắn hạn đối với
giống gà chúng ta vẫn chủ động được nguồn giống cung cấp cho sản xuất.
Kế hoạch nhập thêm giống gia cầm năm 2020 hiện cũng đã sẵn sàng, chỉ cần thời gian tới
nếu hàng không quốc tế mở cửa, việc nhập khẩu con giống sẽ được ngành chăn nuôi thực
hiện nối lại.


Tuy nhiên, định hướng vẫn đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm, nhưng nuôi chủ yếu
là các giống gà nội (gà lơng màu, gà thả vườn) là chính, bởi loại gà này thường ổn định
về giá, có xuống cũng khơng đáng kể, bên cạnh đó chúng ta cũng chủ động được nguồn
giống với các giống gà nội này.
1.1.3. Sự tăng trưởng đầu con và sản lượng thịt, trứng
* Sự tăng trưởng số lượng đầu con
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi nên năm 2019 tăng trưởng lĩnh vực gia cầm
rất cao, tăng 16,5%, sản lượng trứng tăng 14%. Trong tổng số gần 500 triệu con gia cầm
của Việt Nam hiện nay, gà lông trắng chiếm khoảng trên 100 triệu con. Nguyên nhân, bởi
gà công nghiệp lông trắng thời gian nuôi nhanh, tái đàn nhanh, khoảng 35 ngày là có sản
phẩm. Do đó, sau 35 ngày một số hộ bị dịch tả lợn Châu Phi chuyển đổi sang nuôi gia
cầm nên sản lượng tăng mạnh.
* Sự tăng trưởng về sản lượng thịt



Khối lượng thịt gà sản xuất hàng năm cũng tăng khá mạnh



Khối lượng thịt đạt cao nhất vào năm 2003 là 371,7 ngàn t ấn.



Năm 2005, sản lượng thịt đạt 453 ngàn tấn. Năm 2006, đàn gà đã giảm còn 151,9
(bằng 82,19% so với 2003) và giảm 4,67% so với 2005.

* Sản lượng trứng gà


Năm 2003 là 3537,58 triệu quả. Năm 2004 giảm xuống 2875,15 triệu quả, bằng
81,2% so với năm 2003 (giảm 18,73%).



N ăm 2005 đạt 2870,99 triệu quả, giảm 0,14% so với năm 2004. Năm 2006 la
2420 triệu quả (giảm 15,71% so với 2005).

1.1.4. Tình hình dịch bệnh và cơng tác thú y


Do chăn ni nhỏ lẻ, thả rông, giết mổ phân tán nên dịch bệnh vẫn thường xuyên
xảy ra. Các bệnh thường gặp là: Niucátxơn Gumbơrơ, Tụ huyết trùng…




Nhất là dịch cúm H5N1 chỉ tính 4 đợt cúm A H5N1, số gia cầm bị chết và tiêu hủy
lên tới 51 triệ u con, thiệt hại khoảng 10.000 t ỷ đồng.


1.1.5. Thực trạng giết mổ và chế biến


Hơn 95% sản phẩm thịt gà được tiêu thụ ở dạng tươi sống.



Phần lớn các dây chuyền giết mổ tại các địa phương hiện nay vẫn là thủ công, bán
công nghiệp, mức đầu tư thấp.

Đánh giá chung


Chăn ni gà, phân tán, tận dụng, quy mơ nhỏ, chăn ni hàng hố quy mơ lớn,
tập trung chưa phát triển.



Năng suất và hiệu quả chăn ni thấp



Cơng nghiệp giết mổ, chế biến lạc hậu, vệ sinh an tồn thực phẩm chưa đảm bảo.




Tác động từ dịch cúm gia cầm là nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của chăn
ni gà.



Chăn ni gà chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội



Thức ăn chăn ni giá thành cịn cao



Ngành chăn ni gà phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các cơng ty , tập
đồn nước ngồi với tiềm lực tài chính lớn, trình độ cơng nghệ, kỹ thuật cao

1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020
1.2.1. Định hướng


Đổi mới phương thức chăn ni



Lấy khâu giống làm bước đột phá




Ưu tiên phát triển chăn ni gà theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp
tại các tỉnh trung du miền núi



hỗ trợ từng bước xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gà tập trung, công nghiệp,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tạo được thị trường trong nước và hướng tới
xuất khẩu.



Thường xuyên mở các lơp tập huấn cho người dân

1.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020
Giai
đoạn

Đầu con

SP thịt

Sp trứng

CBGM


2007-20010

58,8% - 73,1%


76,2% - 85,8%

67% - 90%

Thành phố lớn

2011-2015

77,3% -87,7%

88,6% - 94,8%

96% - 98%

40-50 nhà máy

2016-2020

88,9% - 91,4%

95,5% - 96,9%

98% - 99%

50-70 nhà máy

Bài 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ SỨC SẢN XUẤT


CỦA GIA CẦM

Mục tiêu:
- Trình bày được các chỉ tiêu về sức sản xuất trứng, thịt gia cầm
- Trính bày cấu tạo, thành phần hóa học của trứng, thịt gia cầm
Nội dung
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Nguồn gốc và sự thuần hóa gia cầm
Ng̀n gớc gà: Gà nhà có nguồn gốc từ gà rừng. Vị trí trong phân loại động vật như sau
Ngành có dây sống Chordata
Lớp chim Aves
Bộ gà Galliformes
Loại gà ni Gallus gallus domestica
Nịi gà: ví dụ gà Leghorn, gà Ri…
Sự thuần hóa ít nhất là 3000 năm trước công nguyên.


Hình 2.1: Gà rừng Việt Nam
Ng̀n gớc vịt: Vịt nhà thuộc hệ thống thủy cầm có nguồn gốc từ vịt trời. Phân loại
động vật như sau:
Lớp chim Aves
Bộ ngỗng Anseriformes
Họ vịt Annatidae
Giống vịt Anas
Loài vịt nhà Anas platyr phynchos f.domestica
Sự thuần hóa vịt xảy ra vào các thời kỳ khác nhau tùy địa phương.

Hình 2.2: Vịt trời
Ng̀n gớc ngỗng
Lớp chim Aves
Bộ ngỗng Anseriformes
Họ vịt Anatidae

Giống ngỗng Anser.
Loài ngỗng nhà Anser aner f.domestica


Cho đến nay nghề nuôi ngỗng chưa được phát triển rộng rãi và có một vai trị hạn
chế do ngỗng ít đẻ và số lượng cũng ít.
Nguồn gốc và sự thuần hóa gà tây: Gà tây là một trong một số ít lồi gia cầm có
nguồn gốc ở châu Mỹ. Gà tây thuộc
Lớp chim Aves
Bộ gà Galliformes
Họ biết ấp trứng Melearidae
Giống Meleagria
Lồi Meleagris Gallopavo f.domestica.
Sự thuần hóa cịn chưa rõ.
Gà tây chủ yếu được ni để lấy thịt. Ngồi ra gà tây rất tiết kiệm thức ăn nhất là
trong thời kỳ sinh trưởng.

Hình 2.4: Gà tây
Điều đặc biệt quan trọng là trong q trình thuần hóa, con người đã chọn lọc, thuần
hóa và lai tạo được những giống từ năng suất thấp đến năng suất cao, có thiên hướng sản
xuất rõ rệt hoặc chọn lọc giữ lại những giống có đặc điểm nào đó được ưa chuộng (ví dụ:
Gà đi dài, gà có sắc lơng sặc sỡ, gà đá, gà ác…).


1.2. Đặc điểm sinh trưởng và khả năng thích nghi
Đặc điểm sinh trưởng: Gia cầm có tốc độ sinh trưởng cao, nhất là gia cầm non,
trong đó vịt và ngỗng có tốc độ sinh trưởng lớn nhất: Vịt xuất chuồng lúc 65- 70 ngày,
trọng lượng đạt 3,0- 3,5kg. Gà bình quân xuất chuồng lúc 42- 49 ngày, giống chuyên thịt
đạt trọng lượng khoảng 2,7- 3 kg.
Đặc điểm ngoại hình: Giống gia cầm theo thiên hướng sản xuất khác nhau có đặc điểm

ngoại hình thể chất khác nhau. Ví dụ: Gà hướng trứng có thân mình thon nhỏ, bộ khung
cơ thể như hình tam giác. Gà hướng thịt có thân mình to chắc, bộ khung cơ thể như hình
vng…
Đặc điểm thành thục: Tuổi thành thục của các giống gia cầm khác nhau thì cũng
khác nhau:
Gà giống trứng thành thục sớm: từ 4 đến 4,5 tháng.
Gà giống kiêm dụng thành thục: từ 5 đến 5,5 tháng.
Gà giống thịt thành thục muộn hơn: Khoảng trên 7 tháng tuổi.
Đặc điểm ấp bóng, nghỉ đẻ thay lông: Gia cầm sau khi đẻ trứng một thời gian thì
nghỉ đẻ để ấp trứng. Đây là một đặc điểm sinh tồn của các sinh vật nhằm duy trì nòi
giống song đối với đại đa số gia cầm khi ấp trứng có thể có trứng hay khơng gia cầm
cũng vẫn nằm ấp vì thế cịn gọi là tính ấp bóng. Có những con say mê ấp, bỏ khơng đi ăn
nên gây giảm sút sức khỏe, dễ mắc bệnh. Một số giống gà, gà tây, vịt xiêm, ngỗng còn
đòi ấp rất mạnh. Hiện nay cũng có một số giống gà và lồi vịt khơng cịn khả năng ấp.
Đây là những giống thường được chọn lọc nhân giữ và lai tạo nhằm đáp ứng yêu cầu tăng
năng suất trứng và cũng do đã có phương tiện ấp nhân tạo.
Đặc điểm thích nghi: Gia cầm có khả năng chịu đựng tốt trong nhiều điều kiện
sống khác nhau. Tùy theo từng giống mà thích hợp ni thành đàn đơng, ni nhốt hoặc
chăn thả. Trong từng điều kiện khác nhau đó thì khả năng đẻ trứng, khả năng sản xuất
thịt, khả năng sinh trưởng có thể giảm sút nhưng thường là khơng nhiều. Tuy vậy còn
nhiều giống gia cầm tốt chưa được phổ biến rộng rãi do sức đẻ kém, do tỷ lệ ấp nở thấp
hoặc do khơng thích hợp với điều kiện nơi đó. Ta cho rằng giống đó khơng thích nghi
hoặc khả năng thích nghi kém. Một số giống có sức đề kháng tốt hơn đối với một số


bệnh. Một số khác lại mẫn cảm với bệnh hơn. Nhìn chung khi năng suất càng cao thì sức
đề kháng càng kém.
2. Sức sản xuất
2.1. Sức sản xuất trứng
Trứng gia cầm là một tế bào trong đó có đầy đủ các chất dinh dưỡng để sau quá

trình ấp nở một trứng đã thụ tinh cho ra một cá thể mới có cùng đặc điểm với nịi giống
đã sinh ra nó.
Vỏ cứng (cịn gọi là vỏ đá vơi): Chiếm trên 10%, độ dày là 0,32- 0,34 mm. Ngồi
có lớp men để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Trên vỏ cứng có nhiều lỗ khí. Mật độ lỗ khí
khơng đều. Ở đầu tù khoảng 150 lỗ/1cm 2, đầu nhọn 100 lỗ/1cm2. Độ dày của vỏ trứng có
liên quan đến tỷ lệ ấp nở. Vỏ cứng có màu sắc khác nhau phụ thuộc vào hàm lượng sắc tố
Oxphophirin của ống dẫn trứng tiết ra. Thông thường gia cầm hướng trứng đẻ trứng màu
trắng. Những con đẻ tốt vỏ trứng thường sáng màu hơn. Gia cầm lơng màu hoặc đẻ kém
hơn thì đẻ trứng màu đậm hơn.

1. Lòng đỏ
2. Màng túi lòng đỏ
3. Đĩa phơi
4. Lịng đỏ nhạt
5. Màng lụa
6. Màng lụa
7. Túi khí
8. Vỏ cứng
9. Lịng trắng
10. Dây chằng

Hình : Cấu tạo quả trứng gia cầm
Lịng trắng: Chiếm 55- 60%. Gồm có 4 lớp đặc và loãng xen kẽ (các lớp này dễ
phân biệt khi trứng cịn tươi). Ngồi lịng trắng có lớp vỏ lụa bao bọc để giữ nguyên hình


dáng cho túi trứng. Ở hai đầu lòng trắng biến thành dây chằng, hơi xoăn lại, có nhiệm vụ
giữ vị trí của phơi ổn định.
Thành phần lịng trắng
Bảng 2.1: Thành phần lòng trắng

Thành phần
Nước
Protit
Lipit
Đường

Tỷ lệ (%)
84.88
10- 12.5
0.1- 0.25
0.7- 0.8

Lòng trắng có tác dụng cung cấp dinh dưỡng, muối khống cho phôi, làm môi
trường đệm tránh va chạm trực tiếp cho phơi.
Lịng đỏ (nỗn hồng): Chiếm trên 30%. Gồm những nỗn hồng xếp theo hình
trịn đồng tâm bao bọc lấy nhau. Ở giữa có hình quả lê dẹp hướng ra ngồi đĩa phơi. Trên
lịng đỏ có đĩa phơi (chấm nhỏ, màu trắng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường). Nếu
được thụ tinh đĩa phôi sẽ phát triển thành phôi. Màu sắc của lòng đỏ nhạt hay đậm phụ
thuộc vào hàm lượng caroten và thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Lòng đỏ là nguồn
cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho phơi phát triển.
Thành phần lịng đỏ
Bảng 2.2: Thành phần lịng đỏ
Thành phần
Nước
Protit
Lipit
Đường
Khoáng
Vitamine A, B1, B6


Tỷ lệ (%)
47- 51
13- 17
20- 30
0.4- 0.5
1.5- 1.7
có

Ba thành phần trên của trứng ở các giống gia cầm khác nhau có sự thay đổi.
Đối với gà nhà, trong một đời đẻ trứng có thể đẻ tối đa là 1500 quả mặc dù trong
buồng trứng có số lượng trứng nguyên thủy lớn hơn nhiều. Sức cho trứng của các giống


gia cầm khác nhau thì khác nhau do việc chọn lọc theo hướng sản xuất. Gia cầm thường
đẻ trứng theo từng chu kỳ. Mỗi đợt đẻ và nghỉ đẻ còn gọi là một trật đẻ.
Sự tạo thành trứng
Trứng được tạo thành từ từ khi đi qua các phần của ống dẫn trứng. Từ khi trứng
hình thành cho đến khi chín và rụng xuống (túi lòng đỏ) hết khoảng thời gian từ 7 đến 10
ngày. Từ khi túi lòng đỏ rụng cho đến khi trứng được đẻ ra ngoài hết khoảng 22 - 23 giờ
và đi qua các phần của ống dẫn trứng như sau:
Phần loa kèn: Ở loa kèn có chứa các chất dinh dưỡng có thể ni sống tinh trùng
trong một thời gian từ 18 - 20 ngày. Ở đây sẽ xảy ra sự thụ tinh. Lòng đỏ lưu lại đây từ 525 phút. Dù có xảy ra sự thụ tinh hay khơng thì nó vẫn tiếp tục đi xuống phần dưới.
Bộ phận sinh lòng trắng: Sau khi rơi vào đây túi lòng đỏ sẽ được các lớp lòng
trắng bao bọc (gồm chủ yếu albumin và muxin). Trứng lưu lại đây từ 2- 3 giờ rồi tiếp tục
di chuyển xuống dưới.
Phần eo: Quyết định hình dạng quả trứng (trịn, méo, dài…). Trứng dừng lại từ 23 giờ. Lớp vỏ lụa được hình thành ngay khi trứng mới bắt đầu đến phần eo. Do chuyển
động tế bào trứng kích thích các tuyến ở phần eo tiết ra keratin dạng sợi có đặc tính nhầy
và dính. Đoạn cuối phần eo tiết ra lớp vỏ lụa ngoài. Hai lớp vỏ lụa đi song song với nhau
và tách ra thành 2 lớp ở đầu tù của quả trứng tạo thành túi khí.
Tử cung: Tử cung có thành dày và khỏe. Trứng dừng lại đây từ 16- 20 giờ (lâu

nhất). Các chất khoáng từ các tuyến của tử cung được tiết ra, gắn lại trên vỏ lụa. Càng về
sau tốc độ lắng đọng các chất khống càng tăng. Vỏ cứng đã được hình thành.
Âm đạo: Sau khi có vỏ đá vơi, trứng đi vào âm đạo. Ở đây tiết ra một lớp chất sáp
có chứa men lyzozym bao bọc trứng để chống lại tạp khuẩn xâm nhập vào trứng đồng
thời tạo trơn dễ đẻ. Trong lúc đẻ âm đạo lồi ra khỏi lỗ huyệt để trứng khỏi bẩn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cho trứng ở gia cầm
Yếu tố có tính di truyền
* Giống - tuổi thành thục


Giống gia cầm khác nhau thì khả năng cho trứng khác nhau. Thường các giống
chuyên trứng thì khả năng cho trứng cao hơn. Giống gia cầm còn liên quan đến khả năng
thành thục sớm hay muộn.
Tuổi thành thục của gia cầm được tính từ khi gia cầm sinh ra cho đến khi đẻ quả
trứng đầu tiên. Quãng thời gian đó gọi là thời gian thành thục. Nếu gia cầm có tuổi thành
thục sớm thì năng suất trứng cao hơn. Tuy nhiên trong cùng một đàn gia cầm nếu có con
thành thục q sớm thì cũng khơng cần thiết bởi vì chúng ta cần một đàn gia cầm đẻ sớm
nhưng đẻ đều, rộ và tập trung.
Tuổi thành thục của gia cầm do yếu tố giống quyết định nhưng cũng còn phụ thuộc
vào vấn đề chăm sóc ni dưỡng và mùa vụ thời tiết…
Ngoài ra gia cầm cũng cho năng suất trứng khác nhau tùy theo tuần tuổi: Ở gà
trong khoảng từ 30- 40 tuần tuổi có năng suất trứng cao nhất và trong năm đẻ đầu tiên gà
cho năng suất trứng cao nhất, sau đó giảm dần. Người ta tính rằng nếu năm đẻ đầu tiên tỷ
lệ đẻ là 100% thì năm đẻ thứ hai tỷ lệ này còn khoảng 85% so với năm đầu. Ở vịt lượng
trứng cao hơn ở năm đẻ thứ hai. Cịn ngỗng thì năng suất trứng tăng dần từ năm đẻ thứ
nhất đến năm đẻ thứ năm.
* Tính ấp bóng và nghỉ đẻ thay lơng
Gia cầm đẻ trứng, ấp và nuôi con là đặc điểm sinh lý bình thường. Một số giống
khơng ấp thì cũng giảm hoăc ngừng đẻ để thay lơng. Vì vậy muốn năng suất trứng cao thì
cần phải loại bỏ đặc tính ấp bóng và thúc đẩy nhanh q trình thay lơng. Sau khi thay

lơng thì gia cầm bắt đầu đẻ lại. Đàn gia cầm tốt thì thời gian nghỉ đẻ ngắn, thay lơng
nhanh, đều. Đàn có thể chất kém thường nghỉ đẻ sớm thay lông kéo dài, năng suất trứng
giảm rõ rệt.
* Khả năng duy trì đẻ trứng (theo chu kỳ): Thời gian bắt đầu đẻ trứng trong năm
cho đến khi thay lơng nghỉ đẻ là thời gian duy trì đẻ trứng. Thời gian duy trì đẻ trứng
càng dài, năng suất trứng càng cao.
* Cường độ đẻ trứng: Tính bằng số trứng đẻ ra trong một đơn vị thời gian nhất
định.


Cường độ đẻ trứng cao cộng với thời gian duy trì đẻ trứng kéo dài thì năng suất
trứng sẽ cao.
Khi ta tính tỷ lệ đẻ của đàn trong một thời gian nào đó chính là tính cường độ đẻ
của tồn đàn.
Yếu tố ngoại cảnh
* Nhiệt độ và ẩm độ
Nhiệt độ cho phép gia cầm đẻ trứng là từ 5- 30 0C. Bình thường từ 10- 20oC. Nhiệt
độ lý tưởng để cho năng suất trứng cao nhất là 150C. Ẩm độ thích hợp từ 60 - 75%.
Nếu nhiệt độ tăng hay giảm một cách đột ngột sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất
trứng hơn là thay đổi nhiệt độ một cách từ từ. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và
ban đêm quá lớn, ẩm độ cao quá hoặc thấp quá thì năng suất trứng đều giảm rõ rệt.
*Ánh sáng
Ánh sáng có tác dụng thúc đẩy nhanh và kích thích q trình tạo trứng. Trong chăn
ni người ta thường sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng điện để kích thích khả
năng đẻ trứng. Thời gian chiếu sáng có thể tăng từ 14- 18 giờ trong một ngày đêm.
Không nên thay đổi cường độ chiếu sáng một cách đột ngột.
*Chế độ dinh dưỡng
Có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất trứng. Khi dinh dưỡng thiếu hoặc phẩm chất
thức ăn khơng đảm bảo gia cầm có thể bị giảm đẻ hoặc ngừng đẻ. Chế độ dinh dưỡng
không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất trứng. Ví dụ: Chế

độ ăn thiếu vitamin A hay caroten thì lịng đỏ trứng có thể bị nhạt màu.
*Sự n tĩnh và tiếng động
Những tiếng ồn ào, tiếng động mạnh làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, làm
gia cầm sợ hãi cũng giảm đẻ, đôi khi ngừng đẻ. Điều này đặc biệt thấy rõ ở vịt. Nếu có sự
xáo động mạnh trong chuồng, vịt sợ hãi thì tỷ lệ đẻ có thể giảm đến 50%. Do vậy rất cần
thiết đảm bảo sự yên tĩnh cho gia cầm đẻ trứng.
Ngoài ra năng suất trứng cịn phụ thuộc vào tình hình bệnh tật, chế độ chăm sóc
ni dưỡng, tỷ lệ trống mái trong đàn. Tuy nhiên khi nuôi con trống trong đàn tỷ lệ đẻ có


thể tăng lên nhưng lại phải có chi phí để ni con trống. Do đó khi ni gia cầm trứng
thương phẩm người ta không cần ghép thêm con trống vào trong đàn.
2.2. Sức sản xuất thịt
Thịt gia cầm có chất lượng dinh dưỡng cao. Tỷ lệ protein cao từ 19- 23%. Lipit từ
1- 4%. Có chứa nhiều các axit amin khơng thay thế được. Tỷ lệ tiêu hóa cao, mùi vị thơm
ngon.
Khả năng cho thịt của gia cầm được đánh giá bằng tỷ lệ thịt xẻ và chất lượng thân
thịt gia cầm.
Trọng lượng thân thịt
* Tỷ lệ thịt xẻ (%) =

x 100
Trọng lượng sống

Tỷ lệ thịt xẻ của gia cầm thường biến động từ 65- 75% và phụ thuộc các yếu tố
sau:
Giống, tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Những dịng nặng cân có tỷ lệ thịt xẻ cao
hơn (từ 69,6- 77,2%), dịng nhẹ cân có tỷ lệ từ 64- 69,5%.
Tuổi và trọng lượng sống: Khi tuổi tăng, trọng lượng sống tăng, trọng lượng thân
thịt cũng tăng thì tỷ lệ thịt xẻ sẽ tăng hơn.

Tính biệt: Nếu cùng trọng lượng sống, con mái có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con trống.
* Thân thịt gia cầm: Gồm toàn bộ phần thân thịt (trừ phần đầu cổ, chân) và các phụ phẩm
ăn được (tim, gan, mề, buồng trứng)
Phụ phẩm gồm đầu, chân, tiết và các phụ phẩm không ăn được.
Chất lượng thân thịt được đánh giá bằng tỷ lệ cơ ngực và cơ đùi, vào màu sắc da
(vàng óng) thân thịt (hồng nhạt), vào độ mềm của thân thịt. Ngoài ra còn phụ thuộc vào
một số các chỉ tiêu khác bên trong như: Thành phần dinh dưỡng của thịt, vào mùi (những
sản phẩm bay hơi), phụ thuộc vào vị (những sản phẩm khơng bay hơi) hoặc vào đường
kính các sợi cơ (d). Ở con non có d nhỏ hơn ở con già. Vịt ngỗng có d lớn hơn gà. Những
con ni chăn thả thịt săn chắc hơn, con nuôi nhốt thịt sẽ nhão hơn.


Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cho thịt
Con giống, lứa tuổi
Con giống khác nhau khả năng cho thịt khác nhau. Tốc độ sinh trưởng của gia cầm
tăng từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 10, đến tuần thứ 11- 12 thì chậm lại. Do vậy khi tuổi
tăng lên cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng. Những giống chuyên thịt như ArborAcress có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn nhiều so với giống chuyên trứng như Leghorn.
Thức ăn
Thức ăn đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng theo nhu cầu của gia cầm và phương
pháp cho ăn hợp lý sẽ giúp gia cầm tích lũy các chất trong cơ thể, tạo nên thân thịt có
chất lượng tốt và tỷ lệ thịt cao. Thường người ta áp dụng chế độ ăn tự do đối với gia cầm
ni thịt.
Hiện nay có rất nhiều loại thức ăn được phối hợp theo các công thức khác nhau để
đảm bảo tiêu chuẩn của nhiều hãng chuyên sản xuất thức ăn cho gia cầm.
Khi chọn thức ăn cho gia cầm nuôi thịt, người chăn nuôi phải lựa chọn sao cho
đáp ứng được các yêu cầu sau:
Phẩm chất thức ăn tốt, mới, có đủ giá trị dinh dưỡng theo tiêu chuẩn từng giống,
từng lứa tuổi.
Giá thành càng thấp càng tốt. Đơi khi điều này có vẻ như mâu thuẫn nhưng thực tế
không phải là không giải quyết được.

Các điều kiện kỹ thuật trước khi giết thịt
Những điều kiện vận chuyển, nhốt, thả, cho ăn uống...cũng ảnh hưởng đáng kể đến
chất lượng thịt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với chế biến thịt xuất khẩu.
Do các yếu tố trên cần phải có các biện pháp tác động để nâng cao năng suất thịt
như: Phải chọn giống và chọn dịng gia cầm ni có tốc độ sinh trưởng cao. Tìm nguồn
thức ăn có giá trị tốt, rẻ tiền, cho ăn và tiết kiệm thức ăn, hạn chế rơi vãi...ví dụ: Nâng cao
máng ăn ngang ngực gà, cắt 1/3 phía trước của mỏ trên, cân đối các thành phần dinh
dưỡng trong thức ăn, không đổ cám đầy hơn 1/3 máng ăn để khỏi rơi vãi. Sử dụng thức
ăn theo giai đoạn, giảm sự vận động của gà vỗ béo để tránh mất năng lượng. Phương


pháp cho ăn tinh trước, thô sau hoặc trộn ẩm hoặc để khô, số bữa ăn trong ngày, nước
uống tự do, cách bố trí máng ăn, máng uống cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng
thịt.
Để tăng khả năng cho thịt không phải của từng con mà là của tổng đàn, người ta
cịn tính tốn ngày mà gia cầm đạt đến trọng lượng lớn nhất định là xuất bán hoặc khi
chúng đủ trọng lượng để có thể tiêu thụ và tiêu tốn thức ăn thấp nhất hay chi phí thấp
nhất thì xuất bán, khơng ni kéo dài thêm. Khi bán yêu cầu bắt hết cả đàn không nên chỉ
bắt chọn những con to, làm như vậy những con còn lại trong đàn sẽ hoảng sợ không ăn
uống được và không tăng trọng. Hoặc tăng số lần nuôi trong năm từ 6- 7 lứa. Giảm thời
gian giữa hai lứa xuất chuồng từ 14- 21 ngày xuống còn 7- 10 ngày.
Để đánh giá khả năng cho thịt, người ta dựa vào một số định mức kỹ thuật sau:
Thời gian nuôi 42 ngày, trọng lượng đạt 2,5kg. Nuôi 49 ngày trọng lượng đạt 2,8kg. Tiêu
tốn thức ăn từ 2,2- 2,5 kg thức ăn/kg tăng trọng. Hệ số chuyển đổi thức ăn là 1,8 - 2,0. Tỷ
lệ nuôi sống 98%.
Trước đây để tăng khả năng cho thịt của gia cầm nhiều nơi đã sử dụng chế phẩm
hormon (testosteron, oestrogen) và các chế phẩm nhân tạo từ 15- 20 mg ghép dưới da
đầu, da cổ hoặc tiêm cho gia cầm hoặc trộn trong thức ăn của chúng. Hiện nay biện pháp
này không được phép áp dụng vì dư lượng hormon trong sản phẩm gia cầm có thể khơng
tốt cho người tiêu dùng.



BÀI 3: ĐO CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CỦA GIA CẦM
1.Mục tiêu:
Thực hiện được việc cân, đo để biết được tốc độ sinh trưởng của gia cầm qua các giai
đoạn. Qua đó đánh giá được khả năng sinh sản, năng suất, chất lượng của trứng và thịt gia
cầm.
Thông qua cân đo đánh giá chế độ dinh dưỡng, chăm sóc để có kế hoạch điều chỉnh khẩu
phần ăn.
2. Vật tư dụng cụ
Tranh ảnh cấu tạo bên trong trứng gia cầm, trứng gia cầm để quan sát
Cân, dao, đĩa đựng trứng, thước dây, thước thẳng, compa
Tranh ảnh ghi các chiều đo, gia cầm sống để cân đo thực tế và mẫu ghi kết quả
3. Phương pháp tiền hành
Giáo viên làm mẫu: Phân chia lớp thành nhóm
3.1. Quan sát và đo chỉ tiêu trứng
Quan sát bên ngồi: hình dạng, màu sắc vỏ trứng để xác đinh trứng mới hay cũ
Nhìn qua nguồn sáng đánh giá độ cao buồng khí
Đo chỉ số hình dạng quả trứng để chọn trứng giống
Phương pháp đo:
+ Chiều dài trứng: đo từ đỉnh đầu tù đến đỉnh đầu nhọn quả trứng
+ Chiều rộng trứng: đo giữa quả trứng
Công thức: Chiều dài trứng/ Chiều rộng trứng=1,3
Chỉ số đo từ 1,3-1,35 đủ tiêu chuẩn trứng giống. nếu trên hoặc dưới 1,3 loại thải làm
trứng thương phẩm
Quan sát bên trong: Dùng dao gõ nhẹ trên vỏ trứng, tách vỏ trứng thấy lớp màng.
+ Đập trứng vào đĩa để quan sát: đĩa phôi, màu phơi, độ lỗng lịng trắng, độ cao
lịng đỏ, dây chằng. Nhận xét phẩm chất trứng( mới, cũ, loãng, đặc…)
Ghi kết quả



Hình dạng, màu sắc, phẩm chất(cũ hay mới)
Vị trí đĩa phơi, mầm phơi, dây chằng
Màu sắc lịng đỏ
3.2. Đo các chỉ tiêu năng suất thịt
Mỗi nhóm chuẩn bị 4 con gà( 2 gà 7 tuần tuổi và 2 gà 20 tuần tuổi, cùng giống
cùng giới tính).
Tiến hành các chiều đo theo thứ tự:
-

Dài thân: đo từ khoanh cổ theo cột sống đến phần mông( từ xương quai xanh đến

-

xương ngồi). Dùng thước dây đo
Rộng hơng: đo 2 bên phía ngồi mỏm xương hông. Dùng thước compa
Dài lồng ngực: đo từ đầu xương ngực đến cuối xương ngực
Sâu ngực: đo khoảng cách giữa đốt sống lưng thứ nhất đến đốt trên xương lườn.

-

Dùng thước compa
Dài bàn chân: đo từ khớp đầu gối tới cựa. Dùng thước dây
Cân đo và ghi vào mẫu ghi kết quả

Giống

Tuần

Khối




tuổi

lượng(g)

Dài thân

Các chiều đo(cm)
Rộng
Dài lồng Sâu

Dài bàn

hông

chân

ngực

ngực

Bài 4. GIỐNG GÀ NUÔI PHỔ BIẾN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA


Mục tiêu
Hiểu và trình bày được nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của một số
giống gà hiện nay
Phân biệt được sự khác nhau giữa các giống gà hướng thịt, trứng và kiêm dụng

Biết được ưu, nhược điểm chính của các giống có ý nghĩa kính tế khi nuôi ở Việt nam
Nội dung
1. Gà hướng trứng
1.1. Gà Leghorn: Gà Leghorn có nguồn gốc ở Ý, nhập vào nước ta khoảng những năm
1970 từ Cu Ba. Gà có sắc lơng trắng, thân mình nhỏ, thanh, mào đơn, răng cưa lớn. Lơng
đi dựng đứng vng góc với thân mình, lơng áp sát vào thân. Tích tai màu trắng.
Khơng có tính ấp bóng.
Sức sản xuất: Bình qn đẻ 240- 260 trứng/ năm. Vỏ trứng màu trắng. Trọng
lượng trứng 50- 55g/quả.
Trọng lượng con trống trưởng thành 2,5- 2,7 kg. Trọng lượng con mái trưởng
thành 1,8- 2,0 kg.
Gà Leghorn có tính di truyền ổn định. Tỷ lệ ấp nở cao 94%.

Hình 3.1: Gà Leghorn
1.2. Một số giống gà trứng thương phẩm khác:


×