Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Mo hinh hoc moi vnen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.16 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Hãy tin ở học sinh và đừng ngại khó! Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Tuyệt, GV trường Tả San, Sa Pa, Lào Cai, một trong 4 giáo viên tham gia dạy lớp học theo Mô hình Trường học mới Việt Nam (VNEN) đầu tiên tại huyện Sa Pa. Dưới đây là những lời tâm sự của cô Tuyệt về việc dạy và học theo Mô hình Trường học mới tại Việt Nam.. Những ngày đầu tiên lên lớp, tôi rất lo lắng, không biết liệu học sinh của tôi có thể hoàn thành được mục tiêu của bài học đến đâu? Giờ đây, những băn khoăn lo lắng ban đầu trong tôi đã dần thay thế bằng sự tự tin khi tổ chức lớp học theo Mô hình VNEN. Phải mất một thời gian đáng kể, học sinh của tôi mới làm quen được với các ký hiệu của Tài liệu hướng dẫn học tập và nhớ được 10 bước học tập. Cứ mỗi giờ học, tôi thường phải hỏi các em: Mở SGK ra, em phải làm gì? Em viết gì vào vở? Học sinh lại nhìn vào 10 bước học tập để trả lời, (em đọc tên bài học, em viết tên bài học vào vở, em đọc mục tiêu của bài học,…) và thực hiện theo các bước đó. Tôi thầm lo lắng, không biết đến khi nào các bước học tập này sẽ trở thành thói quen học tập của các em? Một việc đơn giản như mỗi sáng, các em đều phải tự tích vào Bảng theo dõi sỹ số học sinh, mà học được hai tuần, vẫn chỉ có rất ít em nhớ và tự tích vào bảng đó. Phần lớn học sinh đợi GV nhắc thì mới tích..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thói quen “cô bảo sao, trò làm vậy” của cách học truyền thống cũng ăn sâu trong các em. Khihoạt động nhóm hoặc làm việc cá nhân, thực hiện hết một yêu cầu của Hoạt động cơ bản hay Hoạt động thực hành,học sinh lại ngồi chờ đợi giáo viên đến giao tiếp yêu cầu tiếp theo, mặc dù các em hoàn toàn có thể tự làm được. Các em còn rụt rè, e ngại chưa mạnh dạn, tự tin khi thông báo kết quả đã hoàn thành với giáo viên và các bạn trong nhóm. Hội đồng tự quản vẫn lúng túng, chưa biết giúp đỡ, nhắc nhở những bạn trong nhóm, trong lớp cùng tham gia. Tôi lo lắng: cứ như thế này thì chắc phải mất một thời gian dài, thì lớp học mới thành thạo được cách học này. Nhưng thật bất ngờ, chỉ 5 tuần sau tất cả học sinh của tôi đã tự mình tích vào Bảng theo dõi sỹ số mà không cần sự nhắc nhở của cô giáo và các bạn. Khi nghe giáo viên giới thiệu bài học, các em đã tự thực hiện theo các bước học tập. Trong hoạt động nhóm, nhóm trưởng đã biết đặt và gợi ý cho các bạn trong nhóm trả lời câu hỏi, vai trò của Hội đồng tự quản học sinh cũng như của nhóm trưởng ngày càng nổi bật. Các em biết điều khiến nhóm trong mọi hoạt động. Học sinh mạnh dạn trao đổi, chia sẻ, bày tỏ ý kiến và thực hiện theo các ký hiệu của Tài liệu hướng dẫn học tập một cách nhanh hơn, thành thạo hơn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đến hết học kỳ I, 100% học sinh trong lớp tôi đều nắm được và biết cách học theo Mô hình trường học mới. Cứ đầu giờ học, giáo viên giao nhiệm vụ và mục tiêu học tập cụ thể cho học sinh. Chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng tự quản cùng các bạn phụ trách Ban học tập có trách nhiệm theo dõi, chia sẻ, giúp đỡ các bạn trong nhóm, trong lớp những khó khăn mà các bạn chưa giải quyết được. Các em hỗ trợ việc học cho nhau trong một môi trường lớp học thân thiện.. Để đạt được điều đó, một trong các kỹ năng mà mà tôi thường chú ý nhất đó là: Kỹ năng tự quản của học sinh. Đó là một trong những kỹ năng cơ bản cần bồi dưỡng cho học sinh trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Kỹ năng tự quản của học sinh đánh giá kết quả hoạt động, giúp học sinh tự tin, chủ động hơn trong hoạt động tập thể. Học sinh.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tham gia hoạt động học rất tích cực. Quá trình học tập tự định hướng cho phép Hội đồng tự quản tự quyết định tiến độ học tập của các bạn trong lớp cũng như tham dự một cách tích cực vào quá trình học tập.. Hình thành kỹ năng tự quản cho học sinh là một quá trình lâu dài, đòi hỏi giáo viên phải biết áp dụng nhiều phương pháp giáo dục thích hợp, nhằm tác động tích cực đến nhận thức của học sinh, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh cách điều khiển tập thể. Là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn vạch ra những phương hướng cụ thể, thái độ nghiêm túc, yêu cầu đặt ra không quá cao, không quá thấp. Khi đánh giá kết quả của học sinh phải tham khảo ý kiến và tôn trọng ý kiến của Hội đồng tự quản. Phải đánh giá một cách khách quan, chính xác quá trình rèn luyện của từng học sinh, từ đó có kết quả đúng đắn nhất với từng thành viên, từng Ban cho phù hợp với quá trình nỗ lực vươn lên của bản thân học sinh. Kết quả: các em sẽ tự tin với công việc mình đảm nhiệm và từ đó các em tự bảo ban, nhắc nhở nhau cùng tiến bộ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Từ khi áp dụng mô hình trường Tiểu học mới vào quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh tự tin đón nhận những nội dung kiến thức mới, các em được học thông qua trải nghiệm một cách tích cực hơn, đồng thời các kỹ năng sống từng bước được nâng lên,… Tôi thật sự cảm động khi công sức của mình bỏ ra để tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu được đền đáp xứng đáng, sản phẩm đó chính là học sinh. Thiết nghĩ, nếu giáo viên đều tâm huyết, yêu trẻ và không ngại khó, không ngại khổ, chắc chắn sẽ đạt được thành công. Mô hình trường học mới Việt Nam, là một phương pháp sư phạm mang tính chuyển đổi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các trường học ở cả thành thị và nông thôn. Trong mô hình này, quá trình học tập diễn ra thông qua đối thoại và tương tác lẫn nhau. Học tập mang tính hợp tác với từng cá nhân học sinh là bản chất của hệ thống này. Thêm vào đó, để đẩy mạnh giáo dục có chất lượng và đáp ứng nhu cầu xã hội, bao gồm cả nhu cầu của nhóm dễ tổn thương, mô hình này cũng khuyến khích phát triển kỹ năng của thế kỉ XXI như cách học tập có hiệu quả, học cách lãnh đạo, đề xuất sáng kiến, tôn trọng thời gian biểu làm việc, ra quyết định, giải quyết vấn đề và đặc biệt là làm việc nhóm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×