Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(Bài thảo luận thị trường chứng khoán) Tìm hiểu về các loại lệnh giao dịch và quy chế xử lí lệnh tại các sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI

Khoa Kế toán – Kiểm toán

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN : THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN

Đề tài
Tìm hiểu về các loại lệnh giao dịch và quy chế
xử lí lệnh tại các sàn giao dịch chứng khoán
ở Việt Nam hiện nay.
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Ngọc Diệp
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Mã lớp HP: 2066BKSC2311

Hà Nội – 2020

1


Danh sách nhóm
STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

Đánh
giá


B+

1

Bùi Lê Phương Anh

Làm powerpoint

2
3

Đinh Thị Vân Anh
( Nhóm trưởng)
Hà Thị Lan Anh

Phân chia cơng việc, tổng hợp word, các định A
chuẩn lệnh, giải pháp
Thư kí, Phản biện
A

4

Hồng Thị Vân Anh

B

5

Lê Thị Ngọc Anh


Khái niệm, nội dung, hình thức của lệnh
Quy chế xử lí lệnh tại SGDCK Hồ Chí Minh
Làm powerpoint

6

Nguyễn Phương Anh

B-

7

Nguyễn Thị Kiều Anh

8

Nguyễn Thị Kim Anh

9

Vũ Bá Quỳnh Anh

10

Đỗ Gia Bảo

Lời mở đầu.
Các lệnh sử dụng tại SGDCK Hà Nội
Các loại lệnh,
Giới thiệu SGDCK Hồ Chí Minh

Các loại lệnh,
Giới thiệu SGDCK Hà Nội
Các loại lệnh,
Quy chế xử lí lệnh tại SGDCK Hà Nội
Các lệnh sử dụng tại SGDCK Hồ Chí Minh,
Ưu nhược điểm của việc áp dụng các lệnh

B+

B
B
B
B

2


Mục lục
Phần mở đầu….……………………………………...1
Phần nội dung…….………………………………….2
Chƣơng I. Cơ sở lí thuyết……………………………….2
Một số vấn đề về lệnh…...……………………………....2
1.1.1 Khái niệm………….…………………………...2
1.1.2 Nội dung………….………………………........2
1.1.3 Hình thức………….………………...................2
1.1.4 Các loại lệnh ……………….………….............3
1.2 Các định lệnh chuẩn……………………………………….5
1. 1

Chƣơng 2. Các loại lệnh giao dịch và quy chế xử lí lệnh tại các

sàn giao dịch chứng khốn ở Việt Nam hiện nay…..……6

2.1 Giới thiệu về hai sàn giao dịch chứng khoán tại Việt
Nam
2.1.1 Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội………………....6
2.1.2 Sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh…..............7

2.2 Các loại lệnh giao dịch và quy chế xử lí lệnh tại hai sàn
giao dịch chứng khoán Việt Nam
2.3.1 Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội……….………….8
2.3.2 Sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh…...............11

Phần đánh giá về việc áp dụng các loại lệnh trên sàn giao
dịch chứng khoán và đƣa ra một số giải pháp ….….14
Tài liệu tham khảo………….………………………………..16

3


Phần mở đầu
Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc
xây dựng và hoàn thiện phát triển thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đi đôi với sự đổi mới là xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa. Hịa nhập với
khơng khí này, Việt Nam đã gia nhập và là thành viên của tổ chức WTO. Khi góp
mặt trong tổ chức thương mại thế giới đồng nghĩa với việc nước ta sẽ gặp nhiều khó
khăn đơng thời cũng sẽ gặt hái được nhiều thành cơng. Để thu được kết quả tốt từ q
trình hội nhập chúng ta phải đánh giá nhận định về những cơ hội cùng với những
thách thức đặt ra. Đặc biệt hơn nữa chúng ta phải nhận định được xu hướng đi chung
của Thế giới, những yếu tố nào đang được chú trọng. Chính vì điều đó mà chúng em
thấy rằng thị trường chứng khoán trên thế giới hiện nay đang là một thị trường nóng

và có nhiều triển vọng phát triển và đi lên. Thuật ngữ “Thị trường chứng khoán” mới
xuất hiện ở Việt Nam đầu những năm 2000 trong khi nhiều nước trên thế giới đã và
đang phát triển nhanh và mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Nó khơng chỉ là một kênh huy
động vốn có hiệu quả cho hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà còn là một nhân tố
thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
Tại Việt Nam, có 2 sàn giao dịch chứng khoán là cơ sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội và cơ sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp và cá nhân bắt
đầu tìm hiểu về chứng khoán, về quy định, luật lệ của chứng khoán tại các sàn giao
dịch . Trong đó, các loại lệnh và quy chế xử lí lệnh tại các sàn giao dịch chứng khoán
là vấn đề được nhiều người quan tâm khi tham gia chứng khốn.
Cùng với sức nóng của thị trường chứng khoán và yêu cầu của giáo viên bộ mơn,

Tìm hiểu về các loại lệnh giao
dịch và quy chế xử lí lệnh tại các sàn giao dịch tại Việt Nam hiện
nay”. Đây là một đề tài ý nghĩa giúp chúng em hiểu thêm về chứng khốn, về các
nhóm 1 chúng em lựa chọn đề tài thảo luận “

loại lệnh và quy chế xử lí lệnh tại các sàn giao dịch tại Việt Nam.

1


Phần nội dung
Chƣơng I. Cơ sở lý thuyết
1.1 Một số vấn đề về lệnh
1.1.1 Khái niệm
Lệnh giao dịch chứng khoán là các chỉ thị của nhà đầu tư yêu cầu nhà mơi giới (cơng
ty chứng khốn, nhà mơi giới độc lập) tiến hành mua, bán chứng khoán theo những
điều kiện nhất định.


1.1.2 Nội dung cơ bản của lệnh giao dịch chứng khoán
o

Tên lệnh: lệnh mua / lệnh bán / lệnh hủy / lệnh sửa.

o Các thông tin khách hàng (họ tên, địa chỉ, điện thoại, số CMTND, ...) và số hiệu
tài khoản giao dịch.
o

Đối với lệnh bán phải ghi rõ bán đứt (long sale) hay bán khống (short sale)

o

Tên và mã ký hiệu của loại chứng khoán muốn mua hoặc muốn bán.

o

Số lượng chứng khoán và mức giá yêu cầu sẵn sàng giao dịch.

o

Loại lệnh (lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng,..)

o

Ngày giờ đặt lệnh và thời gian hiệu lực của lệnh.

o

Các thông tin khác : tên CTCK, đại diện pháp lí của cơng ty...


1.1.3

Hình thức của lệnh

o Lệnh văn bản: Các CTCK thường in sẵn các mẫu phiếu lệnh như phiếu lệnh mua,
phiếu lệnh bán, phiếu lệnh huỷ,..
o Lệnh nói: điện thoại
o Lệnh điện tử: email

1.1.4

Các loại lệnh

 Theo hành vi giao dịch
- Lệnh bán: là loại lệnh mà theo đó khách hàng u cầu nhà mơi giới tiến hành bán
chứng khoán cho họ theo những điều kiện nhất định
- Lệnh mua: là lệnh mà theo đó khách hàng u cầu nhà mơi giới tiến hành mua
chứng khốn cho họ theo những điều kiện nhất định
- Lệnh hủy bỏ: là lệnh mà theo đó khách hàng yêu cầu nhà môi giới tiến hành hủy
bỏ lệnh giao dịch mà họ đã đặt trước.
- Lệnh sửa: là lệnh do nhà đầu tư đưa vào hệ thống sửa đổi một số nội dung vào
lệnh gốc đã đặt trước đó. Lệnh sửa đổi chỉ được chấp nhận khi lệnh gốc chưa
được thực hiện.
- Lệnh mở: là lệnh mà nhà đầu tư yêu cầu nhà mơi giới mua hoặc bán chứng khốn
tại mức giá cá biệt và lệnh có giá trị thường xuyên cho đến khi bị hủy bỏ.
2


 Theo thời gian hiệu lực của lệnh, lệnh giao dịch bao gồm: lệnh ngày, lệnh

tuần, lệnh tháng...
 Theo tính chất thực hiện

 Lệnh giới hạn (LO):
- Khái niệm: Lệnh giới hạn là loại lệnh giao dịch trong đó khách hàng đưa ra mức
giá giới hạn để mua (bán) chứng khốn. Đối với lệnh bán thì khách hàng đưa ra
mức giá thấp nhất sẵn sàng bán, còn đối với người mua thì khách hàng đưa ra mức
giá cao nhất sẵn sàng mua. Nhà mơi giới có trách nhiệm mua hoặc bán tại mức giá
giới hạn đã được xác định.
- Đặc điểm: lệnh giới hạn được ưu tiên sau lệnh thị trường, lệnh ATO, ATC và do
đó có thể khơng được thực hiện ngay, vì vậy nhà đầu tư phải xác định thời gian
cho phép đến khi có lệnh hủy bỏ.
- Ưu điểm: giúp nhà đầu tư khống chế được giá mua, bán khi giao dịch được thực
hiện, giảm được rủi ro khi thị trường có biến động lớn về mức giá.
- Nhược điểm: nhà đầu tư có thể phải nhận rủi ro do mất cơ hội đầu tư, đặc biệt
trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn. Trong một số trường hợp,
lệnh giới hạn không được thực hiện, ngay cả khi giá giới hạn phù hợp giá khớp
lệnh nhưng không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh, hoặc
khối lượng lệnh đối ứng ít hơn.

 Lệnh thị trường (MP)
- Khái niệm: lệnh thị trường còn gọi là lệnh theo giá thị trường là loại lệnh mà
khách hàng sẵn sàng giao địch tại mọi mức giá có trên thị trường. Nhà mơi giới
khơng bị ràng buộc bởi giá cả, họ sẽ mua bán theo mức giá tốt nhất trên thị trường
cho khách hàng.
- Đặc điểm:
+ lệnh không ghi giá
+ lệnh mua: sẵn sàng mua tại mọi mức giá bán có trên thị trường.
+ lệnh bán: sẵn sàng bán tại mọi mức giá mua có trên thị trường.
+ khi sử dụng lệnh này nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mua hoặc bán ngay theo

mức giá của thị trường nên lệnh được ưu tiên trước các lệnh loại khác, mặc dù
vậy, lệnh vẫn có thể không thực hiện được hoặc không được thực hiện hết.
+ thường được khớp lệnh nên có tác dụng làm tăng tính thanh khoản của thị
trường.
+ thường được áp dụng trong các trường hợp có nhu cầu mua, bán ngay.
+ phù hợp với các nhà đầu tư lớn có đầy đủ trong tin.
3


+ lệnh thị trường không đưa ra mức giá nên nhà đầu tư không thể khống chế được
giá mua giá bán chứng khốn cho mình.

 Lệnh ATO và ATC:
- Khái niệm: lệnh ATO và ATC là dạng đặc biệt của lệnh thị trường, theo lệnh này
nhà môi giới sẽ thực hiện việc mua bán chứng khoán cho khách hàng theo mức giá
khớp lệnh của phiên giao dịch.
o Lệnh ATO:
- Lệnh mua hoặc bán tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa
- Lệnh không ghi giá
- Lệnh được được ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh
- Hiệu lực của lệnh trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định mở cửa
o Lệnh ATC:
- Lệnh mua hoặc bán tại mức giá khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa
- Lệnh khơng ghi giá
- Lệnh được ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh
- Hiệu lực của lệnh trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa

 Lệnh dừng
- Là loại lệnh đặc biệt để đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận tại một
mức độ nhất định và phòng chống rủi ro trong trường hợp giá chứng khoán chuyển

động theo chiều hướng ngược lại. Sau khi đặt lệnh, nếu giá thị trường đạt tới hoặc
vượt qua mức giá dừng thì khi đó lệnh dừng thực tế sẽ trở thành lệnh thị trường.
- Có hai loại lệnh dừng: Lệnh dừng để bán và lệnh dừng để mua.
+ Lệnh dừng để bán luôn đặt giá thấp hơn thị giá hiện tại của một chứng khốn
muốn bán.
+ Lệnh dừng để mua ln đặt giá cao hơn thị giá của chứng khoán cần mua.
+ Lệnh dừng trở thành lệnh thị trường khi giá chứng khoán bằng hoặc vượt quá mức
giá ấn định trong lệnh giá dừng. Lệnh dừng thường được các nhà đầu tư chun
nghiệp áp dụng và khơng có sự bảo đảm nào cho giá thực hiện sẽ là giá dừng. Như
vậy, lệnh dừng khác với lệnh giới hạn ở chỗ: lệnh giới hạn bảo đảm được thực
hiện với giá giới hạn hoặc tốt hơn.
- Trường hợp sử dụng:
+ Sử dụng lệnh dừng để bảo vệ tiền lời của người kinh doanh trong một thương vụ
đã thực hiện.
+ Sử dụng lệnh dừng để bảo vệ tiền lời của người bán trong một thương vụ bán
khống.
4


+ Sử dụng lệnh dừng để phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp mua bán
ngay.
+ Sử dụng lệnh dừng để phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp bán trước
mua sau.
- Ưu điểm: Như vậy, lệnh dừng mua có tác dụng rất tích cực đối với nhà đầu tư trong
việc bán khống. Lệnh dừng bán có tác dụng bảo vệ khoản lợi nhuận hoặc hạn chế
thua lỗ đối với các nhà đầu tư.
- Nhược điểm: Khi có một số lượng lớn các lệnh dừng được “châm ngòi”, sự náo
loạn trong giao dịch sẽ xảy ra khi lệnh dừng trở thành lệnh thị trường, từ đó bóp
méo giá cả chứng khốn và mục đích của lệnh dừng là giới hạn thua lỗ và bảo vệ lợi
nhuận không được thực hiện.

Để hạn chế nhược điểm trên, người ta tiến hành kết hợp giữa lệnh dừng và lệnh giới
hạn thành lệnh dừng giới hạn.

 Lệnh dừng giới hạn
- Đây là lệnh mua hoặc bán chứng khoán do người đầu tư đưa ra cho người môi giới
thực hiện theo mức giá chỉ định hoặc tốt hơn. Một lệnh giới hạn thơng thường
khơng thể thực hiện ngay, do đó nhà đầu tư phải xác định thời gian cho phép đến
khi có lệnh hủy bỏ. Trong khoảng thời gian lệnh giới hạn chưa được thực hiện,
khách hàng có thể thay đổi mức giá giới hạn. Khi hết thời gian đã định, lệnh chưa
được thực hiện hoặc thực hiện chưa đủ mặc nhiên sẽ hết giá trị.
- Khi ra lệnh giới hạn, nhà đầu tư cần có sự hiểu biết, nhận định chính xác, vì vậy
thường các lệnh giới hạn được chuyển cho các chuyên gia hơn là các nhà môi giới
hoa hồng.
- Ưu điểm:
+ Khách hàng có thể có cơ may mua hoặc bán một loại chứng khốn nào đó với giá
tốt hơn giá thị trường tại thời điểm lúc ra lệnh.
+ Lệnh giới hạn giúp nhà đầu tư dự tính được mức lời hoặc lỗ khi giao dịch được
thực hiện.
- Nhược điểm: Nhà đầu tư khi ra lệnh giới hạn có thể phải chấp nhận rủi ro do mất cơ
hội đầu tư, đặc biệt là trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn( ngồi
tầm kiểm sốt của khách hàng). Trong một số trường hợp, lệnh giới hạn có thể
khơng được thực hiện ngay cả khi giá giới hạn được đáp ứng vì khơng đáp ứng
được các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh.
1.2 Các định lệnh chuẩn
- Những quy chuẩn về thời gian hiệu lực và cách thức thực hiện lệnh giao dịch gọi là
các định chuẩn lệnh.
- Về hình thức, định chuẩn lệnh thơng thường bao gồm:
5



+ Lệnh có giá trị trong ngày giao dịch (day order): là lệnh giao dịch mà trong đó
khách hàng khơng giới hạn về thời gian hoặc ghi rõ là hiệu lực trong ngày. Đến
cuối ngày, lệnh giao dịch vẫn chưa thực hiện được, lệnh sẽ bị vô giá trị. Những
lệnh được coi là có giá trị giao dịch trong ngày nếu trong lệnh giao dịch khơng xác
định rõ là có giá trị trong bao lâu và lệnh ghi rõ có giá trị trong ngày.
+ Lệnh có giá trị cho đến khi bị hủy bỏ bời lệnh khác (lệnh mở - open order): là lệnh
giao dịch có giá trị hiệu lục đến khi được thực hiên hoặc đến khi nhà đầu tư thông
báo hủy bỏ.
+ Lệnh thực hiện ngay hoặc hủy bỏ (immediate or cancel – IOC): là lệnh với đặc
trưng sẽ bị hủy bỏ ngay nếu người môi giới không thể thực hiện ngay lập tức khi
nó chuyển tới sàn giao dịch. Lệnh có thể được thực hiện ngay tồn bộ hoặc một
phần, phần còn lại chưa được thực hiên sẽ bị hủy bỏ.
+ Lệnh thực hiện toàn bộ hoặc hủy bỏ (full or kill – FOK): là lệnh yêu cầu thực hiện
ngay toàn bộ nội dung của lệnh, nếu khơng thì hủy bỏ lệnh…
+ Lệnh thực hiện tất vả hoặc không (all or none – AON) : là loại lệnh yêu cầu phải
được thực hiện toàn bộ trong cùng một giao dịch, nếu khơng thì hủy bỏ lệnh. Tuy
nhiên lệnh khơng bắt buộc thực hiện ngay mà có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong
suốt quá trình giao dịch trong ngày.

Chƣơng 2. Các loại lệnh giao dịch và quy chế xử lí lệnh tại các sàn
giao dịch chứng khoán tại Việt Nam
2.1 Giới thiệu về hai sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam
2.1.1 Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tiền thân là trung tâm Giao dịch Chứng khoán
Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của
Thủ tướng Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động
chính là tổ chứng thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và
đấu giá trái phiếu. Ngày 2/1/2009, thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số
01/2009/QĐ TTg chuyển đổi trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, thành sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ngày 24/6/2009 Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội

chính thứ hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
thuộc sở hữu nhà nước với vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng.
Sau gần 7 năm hoạt động, quy mô của Sở đã phát triển mạnh mẽ với 3 thị trường
giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ hiện đại: cổ phiếu, thị trường trái phiếu
Chính phủ và thị trường UPCoM; song song với đó Sàn GDCK Hà Nội cũng tổ
chức các hoạt động đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu Chính phủ.
6


Chức năng của Sàn GDCK Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và
điều hành thị trường giao dịch chứng khoán. Mục tiêu hoạt động của Sàn GDCK Hà
Nội là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khốn minh bạch, cơng bằng,
hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng
cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn
quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh
nghiệp tham gia thị trường.
2.1.2 Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE)
- Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được thành lập
tháng 7 năm 2000, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản
lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Chỉ số giá cổ phiếu
trong một thời gian nhất định (phiên giao dịch, ngày giao dịch) của các công ty
niêm yết tại trung tâm này được gọi là VN-Index. Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Nhà nước với số vốn điều lệ là một nghìn tỷ đồng. Hiện nay các sở giao dịch
chứng khoán trên thế giới thường hoạt động dưới dạng công ty cổ phần.
- Lịch sử :
+ Ngày đầu, có hai đơn vị được niêm yết, đó là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh
(REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom). Một tuần chỉ có hai
phiên giao dịch. Hiện Sở tổ chức giao dịch 5 ngày mỗi tuần. Đến ngày 5 tháng 3
năm 2012 có 308 cơng ty và 5 chứng chỉ quỹ đầu tư đăng ký niêm yết. Ngày 6

tháng 2, Sở áp dụng chính thức chỉ số mới là VN30 bao gồm 30 mã chứng khốn
của 30 cơng ty có tỉ lệ vốn hóa lớn nhất trong rổ VN-Index. Theo đó VN30 sẽ có 30
mã chính thức và 10 mã dự phòng, cứ sau 6 tháng sẽ lựa chọn lại 1 lần vào tháng 1
và tháng 7 hàng năm.
+ Từ ngày 5 tháng 3 năm 2012, Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí
Minh sẽ bắt đầu thực hiện thêm phiên giao dịch buổi chiều, thời gian giao dịch kéo
dài thêm khoảng 1h15, phiên giao dịch sẽ mở cửa vào lúc 9h và kết thúc lúc 14h15,
thời gian nghỉ giữa giờ là 11h30 đến 13h
- Chức năng: Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh là một thể chế
chính thức mà thơng qua đó các trái phiếu chính phủ mới được phát hành và nó có
chức năng như một thị trường thứ cấp cho một số phát hành trái phiếu hiện hữu. Tất
cả các chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam là
bằng đồng Việt Nam.

7


2.3 Các loại lệnh giao dịch và quy chế xử lí lệnh tại hai sàn chứng
khốn giao dịch chứng khốn Việt Nam hiện nay
2.3.1 Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
 Lệnh giao dịch
o Lệnh giới hạn (LO)
o Lệnh thị trường (MP)
o Lệnh xác định giá đóng cửa (ATC)
o Lệnh thị trường giới hạn ( MTL)
o Lệnh thị trường khớp và hủy (MAK)
o Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy ( MOK)
o Lệnh khớp sau giờ (PLO)
 Thời gian giao dịch
 SGDCK tổ chức giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ

theo quy định trong Bộ Luật lao động với các phiên giao dịch trong ngày như
sau:
Phiên Phương thức giao dịch

Giờ giao dịch

Sáng

9h00’ đến 11h30’

Khớp lệnh liên tục và thỏa thuận
Lệnh LO/ MTL/MOK/MAK
Nghỉ trưa

Chiều Khớp lệnh liên tục II và thỏa thuận

11h30’ đến 13h00’
13h00’ đến 14h30’

Lệnh LO/ MTL/MOK/MAK
Khớp lệnh định kỳ đóng của và thỏa thuận
Lệnh LO/ ATC

14h30’ đến 14h45’

Khớp lệnh thỏa thuận
Lệnh PLO

14h45’ đến 15h00’


 Thời gian giao dịch cụ thể do Tổng Giám đốc SGDCK quy định sau khi được
UBCKNN chấp thuận.
 SGDCK quyết định thay đổi thời gian giao dịch trong trường hợp cần thiết sau
khi được UBCKNN chấp thuận.
 Phương thức giao dịch
SGDCK tổ chức giao dịch tất cả các loại chứng khốn niêm yết trên SGDCK
thơng qua hệ thống giao dịch theo các phương thức giao dịch sau:
 Phương thức khớp lệnh:
8


Phương thức khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được hệ thống

o

giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán
ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
o
Phương thức khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch được hệ thống
giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán
tại một thời điểm xác định.
 Phương thức thỏa thuận: là phương thức giao dịch trong đó các điều kiện giao
dịch được các bên tham gia thỏa thuận với nhau và xác nhận thông qua hệ thống
giao dịch.
Trong trường hợp cần thiết, SGDCK quyết định thay đổi phương thức giao dịch
đối với từng loại chứng khoán sau khi được UBCKNN chấp thuận.
 Nguyên tắc khớp lệnh
Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán
theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:



Ưu tiên về giá:
o Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
o Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.



Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng
mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực
hiện trước.

 Đơn vị giao dịch
 Đối với giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cổ phiếu/chứng chỉ quỹ ETF/ trái
phiếu
 Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 5,000 cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ ETF.
Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thoả thuận cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ ETF.
 Đơn vị giao dịch, khối lượng giao dịch tối thiếu đối với thỏa thuận trái phiếu:
01 trái phiếu.
 Đơn vị giao dịch lơ lẻ có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
ETF, trái phiếu được thực hiện theo cả hai phương thức khớp lệnh liên tục và
thỏa thuận.
9


 Giao dịch thỏa thuận và giao dịch lô lẻ không được phép thực hiện trong
ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới niêm yết hoặc ngày giao dịch trở
lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch 25 ngày cho đến khi có giá đóng cửa được
xác lập.


o
o
o

Đơn vị yết giá:
Đơn vị yết giá quy định đối với giao dịch khớp lệnh Cổ phiếu: 100 đồng
Đơn vị yết giá quy định đối với giao dịch thỏa thuận Cổ phiếu: 01 đồng
Đơn vị yết giá quy định đối với giao dịch Chứng chỉ ETF: 01 đồng

o Đối với giao dịch thỏa thuận: không quy định
 Biên độ giao động giá
o Đối với cổ phiếu: ± 10% so với giá tham chiếu
o Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF giao dịch ngày đầu tiên hoặc ngày đầu
tiên giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngưng giao dịch trên 25 ngày là ± 30% so
với giá tham chiếu
o Đối với trường hợp trả cổ tức/ thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện
hữu trong ngày giao dịch không hưởng quyền là ± 30% so với giá tham chiếu.
o Đối với trái phiếu: không quy định
 Sửa/Hủy lệnh:
o Việc sửa/hủy lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực với lệnh chưa được hiện
hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.
o Phiên khớp lệnh liên tục: Lệnh giới hạn được phép sửa giá, sửa khối lượng và
hủy lệnh trong thời gian giao dịch
o Không cho phép nhà đầu tư sửa, hủy lệnh đã đặt tại phiên khớp lệnh định kỳ
xác định giá đóng cửa (ATC) (kể cả lệnh đã được đặt từ phiên khớp lệnh liên
tục trước đó).
 Hình thức thanh tốn:
Hiện nay, thời gian thanh tốn đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF được quy
định là T+2 (tức là sau 02 ngày làm việc, cổ phiếu / chứng chỉ quỹ ETF sẽ về
tài khoản nhà đầu tư).

 Xác lập và hủy bỏ giao dịch
 Giao dịch chứng khoán được xác lập khi hệ thống giao dịch thực hiện khớp
lệnh mua và lệnh bán theo phương thức khớp lệnh hoặc ghi nhận giao dịch
theo phương thức thỏa thuận, ngoại trừ có quy định khác do SGDCK ban
hành.
 Bên mua và bên bán có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với
giao dịch chứng khoán đã được xác lập.
10


 Trong trường hợp giao dịch đã được thiết lập ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền lợi của các nhà đầu tư hoặc tồn bộ giao dịch trên thị trường, SGDCK
có thể quyết định sửa hoặc hủy bỏ giao dịch sau khi báo cáo UBCKNN về
việc sửa hoặc hủy bỏ giao dịch trên.
 Trong trường hợp hệ thống giao dịch gặp sự cố dẫn đến tạm ngừng giao dịch,
SGDCK có trách nhiệm báo cáo UBCKNN theo quy định tại Khoản 3, Điều
4, Thông tư số 203/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khốn (sau đây viết tắt là
“Thơng tư số 203/2015/TT-BTC”) và SGDCK căn cứ tình hình khắc phục sự
cố để quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả giao dịch.

2.3.2 Sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh (HOSE)
 Lệnh giao dịch
o

Lệnh xác định giá mở cửa (ATO): Lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá
mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên thực hiện trước lệnh LO khi so khớp lệnh.

o


Lệnh giới hạn (LO)

o

Lệnh thị trường (MP)

o

Lệnh xác định giá đóng cửa (ATC)

 Thời gian giao dịch :
SGDCK TP.HCM tổ chức giao dịch chứng khoán từ 9 giờ sáng đến 15 giờ
chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ lễ theo qui định


Đối với cổ phiếu , chứng chỉ quỹ đầu tư.
Phiên

Phương thức giao dịch

Giờ giao dịch
09h00’ - 09h15’

Sáng

Khớp lệnh định kỳ mở cửa
Lệnh LO/ ATO
Khớp lệnh liên tục I

09h15’- 11h30’


Lệnh LO/ MP
Nghỉ trưa
Chiều



11h30’ - 13h00’

Khớp lệnh liên tục II
Lệnh LO/ MP
Khớp lệnh định kỳ đóng cửa
Lệnh LO/ ATC

13h00’ - 14h30’

Hết giờ

14h45’ - 15h00’

14h30’ - 14h45’

Đối với trái phiếu: 9h00 đền 15h00 ( nghỉ trưa từ 11h30’ đến 13h00’) giao
dịch thỏa thuận.
11


 Phương thức khớp lệnh :



Phương thức khớp lệnh :
- Khớp lệnh định kỳ: là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so
khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định .
Phương thức khớp lệnh định kỳ đươc sứ dụng để xác định giá mở cửa và giá
đóng cửa của chứng khoán trong phiên giao dịch.
- Khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so
khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ
thống giao dịch .

 Phương thức thỏa thuận: là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự
thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của
thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận.
- Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch theo phương thức khớp
lệnh và thỏa thuận.
- Trái phiếu được giao dịch theo phương thức thỏa thuận.
 Nguyên tắc khớp lệnh :
Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán
theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:
 Ưu tiên về giá:
o

Lệnh mua có mức giá cao hơn được thực hiện trước.

o

Lệnh bán có mức giá thấp hơn được thực hiện trước.

 Ưu tiên về thời gian: trường hợp các lệnh mua và lệnh bán có cùng mức giá
thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
 Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá :

 Đơn vị giao dịch:
- Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 10 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư.
- Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trở
lên.
- Không quy định đơn vị giao dịch đối với phương thức giao dịch thỏa thuận.


Đơn vị yết giá:
- Đối với phương thức khớp lệnh:
Mức giá

Đơn vị yết giá

≤ 49.900

100 đồng

50.000 - 99.500

500 đồng

≥ 100.000

1.000 đồng
12


- Không quy định đơn vị yết giá đối với phương thức giao dịch thỏa thuận.
 Xác định giá cổ phiếu , chứng chỉ quỹ mới niêm yết :
Sở GDCK TPHCM quy định việc xác định giá của cổ phiếu , chứng chỉ quỹ

mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên như sau:


Tổ chức niêm yết và công ty chứng khoán làm tư vấn niêm yết phải đưa ra
mức giá giao dịch dự kiến để làm giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu
tiên.



Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20% so với giá
giao dịch dự kiến.



Phương thức giao dịch: Mức giá khớp lệnh trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ
là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp. Biên độ dao động giá được áp
dụng ngay từ giao dịch kế tiếp.





Nếu trong 3 ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết
vẫn chưa có giá tham chiếu, tổ chức niêm yết sẽ phải xác định lại giá dao
dịch dự kiến.
Sửa hủy lệnh đối với giao dịch khớp lệnh:



Trong thời gian khớp lệnh định kỳ:

Nghiêm cấm việc hủy lệnh giao dịch được đặt trong cùng đợt khớp lệnh định
kỳ. Chỉ được phép hủy các lệnh gốc hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được
thực hiện trong lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.



Trong thời gian khớp lệnh liên tục :
Sở GDCK TP.HCM cho phép sửa, hủy lệnh trong thời gian khớp lệnh liên tục.



Giao dịch thỏa thuận :

- Theo phương thức giao dịch thỏa thuận, các bên mua bán ( hoặc cơng ty chứng
khốn đại diện bên mua và bán thay mặt khách hàng) thỏa thuận với nhau về các
điều kiện giao dịch. Sau đó, giao dịch sẽ được cơng ty chứng khốn thành viên
bên mua và bán nhập vào hệ thống giao dịch để ghi nhận kết quả.
- Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ: các giao dịch thỏa thuận phải từ 20.000
đơn vị trở lên.
- Đối với trái phiếu: mọi giao dịch trái phiếu được thực hiện theo phương thức
thỏa thuận (không giao dịch theo phương thức khớp lệnh).
- Các giao dịch thỏa thuận phải tuân thủ quy định về biên độ giao động giá trong
ngày.
13


- Trong thời gian giao dịch thỏa thuận, công ty chứng khốn có thể đăng nhập
quảng cáo giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch của Sở để tìm kiếm đối
tác.
Chú ý: Sở GDCK TP.HCM không cho phép thực hiện giao dịch thỏa thuận đối

với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ đầu tư đó.

Phần đánh giá về việc áp dụng các lệnh trên sàn giao dịch chứng
khoán tại Việt Nam hiện nay và đề ra một số giải pháp.
1. Đánh giá
Trên thị trường chứng khốn, có rất nhiều loại lệnh giao dịch được sử dụng.
Nhưng trong thực tế, phần lớn các lệnh giao dịch được người đầu tư sử dụng là
lệnh giới hạn và lệnh thị trường
* Ưu nhược điểm của các lệnh giao dịch chứng khoán:
 Lệnh giới hạn (LO):
- Ưu điểm lệnh LO:
+ Nếu thị trường đúng với kỳ vọng của nhà đầu tư, thì lệnh LO sẽ cho nhà đầu tư lợi
nhuận cao, ít áp lực tâm lý khi đã vào được lệnh.
+ Khách hàng có thể có cơ may mua hoặc bán một loại chứng khốn nào đó với giá
tốt hơn giá thị trường tại thời điểm lúc ra lệnh.
+ Lệnh giới hạn giúp nhà đầu tư dự tính được mức lời hoặc lỗ khi giao dịch được
thực hiện.
- Nhược điểm lệnh LO:
+ Đôi lúc thị trường sẽ không theo kỳ vọng của nhà đầu tư, sau một thời gian chờ
đợi thì giá vẫn không thể đạt đến điểm mong muốn gây tổn thất về thời gian, trong
thời gian chờ đợi giá sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý rất nhiều nên hay khó khăn với
người mới.
+ Nhà đầu tư khi ra lệnh giới hạn có thể phải chấp nhận rủi ro do mất cơ hội đầu tư,
đặc biệt là trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn (ngoài tầm kiểm
soát của khách hàng). Trong một số trường hợp, lệnh giới hạn có thể khơng được
thực hiện ngay cả khi giá giới hạn được đáp ứng vì khơng đáp ứng được các
nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh.
 Lệnh thị trường (MP):
- Ưu điểm:

+ Vào ra thị trường nhanh, nếu đúng theo kỳ vọng sẽ có thể chạy trước thị trường
giảm bớt thiệt hại, tăng lợi nhuận.
14


+ Lệnh thị trường là một công cụ hữu hiệu có thể được sử dụng để nâng cao doanh
số giao dịch trên thị trường, tăng cường tính thanh khoản của thị trường.
+ Thuận tiện cho người đầu tư vì họ chỉ cần ra khối lượng giao dịch mà không cần
chỉ ra mức giá giao dịch cụ thể và lệnh thị trường được ưu tiên thực hiện trước so
với các loại lệnh giao dịch khác.
+ Nhà đầu tư cũng như công ty chứng khốn sẽ tiết kiệm được các chi phí do ít gặp
phải sai sót hoặc khơng phải sửa lệnh cũng như hủy lệnh.
- Nhược điểm:
+ Dễ gây ra sự biến động giá bất thường, ảnh hưởng đến tính ổn định giá của thị
trường, do lệnh luôn tiềm ẩn khả năng được thực hiện ở mức giá không thể dự tính
trước. Vì vậy, các thị trường chứng khốn mới đưa vào vận hành thường ít sử
dụng lệnh thị trường.
+ Lệnh MP thường được xử lý dưới tâm lý không vững vàng của nhà đầu tư mới,
đôi khi không để ý đến tính thanh khoản của thị trường có thể sẽ gây tổn thất lớn
cho nhà đầu tư.

2. Một số giải pháp đề ra về việc áp dụng các lệnh khi áp dụng tại sàn
GDCK Việt Nam
Với mong muốn ngày càng nâng cao chất lượng của thị trường chứng khoán Việt
Nam nhóm có đưa ra một số giải pháp cho sàn giao dịch chứng khốn :
 Bổ sung loại hình Lệnh đặt mới – Lệnh nhóm: cho phép thực hiện đặt nhiều
lệnh cùng một lúc mà các lệnh đó có khối lượng hoặc bước giá tăng dần hoặc
giảm dần so với ban đầu.
 Bổ sung tính năng cho phép thực hiện chuyển chứng khoán đang chờ về từ
ngày T+1 từ tài khoản giao dịch thông thường sang tài khoản giao dịch ký quỹ

thông thưởng để làm tài sản thế chấp.
 Bổ sung tính năng theo quy định mới của ủy bạn chứng khoán Nhà nước về
chặn các giao dịch sửa/ hủy tất cả các loại lệnh ( Bao gồm: Lệnh LO, lệnh ATC,
lệnh LO vẫn còn hiệu lực chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục sang ) trong phiên
khớp lệnh định kỳ ATC xác định giá đóng cửa.

15


Tài liệu tham khảo
1. GS. TS Đinh Văn Sơn, PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên, Giáo trình
Thị trường chứng khốn, Trường Đại học Thương Mại.
2. Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và HCM
/>3. Quy định giao dịch của sàn chứng khoán Việt Nam
/>4. Lệnh chứng khốn là gì? Hiểu để đầu tư chứng khốn ở Việt Nam?
/>5. Các lệnh giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam
/>6. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán tại Việt Nam nhà đầu tư nên biết
/>
16



×