Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

DE HSG 10TINH VINH PHUC 20102011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.02 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC —————— ĐỀ CHÍNH THỨC. KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ. Dành cho học sinh các trường THPT không chuyên Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ————————————. Câu 1. a. Phép chiếu hình bản đồ là gì? b. Tại sao khi xây dựng bản đồ người ta phải sử dụng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau? c. Hoàn thành bảng sau: Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Phương pháp Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện Kí hiệu Kí hiệu đường chuyển động Chấm điểm Bản đồ - biểu đồ Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm A Tháng Nhiệt độ (ºC) Lượng mưa (mm). I. II. III. IV. V. VI VII VIII. IX. X. XI. XII. TB năm. 9. 9. 11. 14. 18. 22. 25. 25. 22. 18. 11. 10. 16. 102. 82. 67. 52. 49. 30. 14. 29. 75. 115 125 115. 855. a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm A qua các tháng. b. Địa điểm A thuộc kiểu khí hậu gì? Ở bán cầu nào? c. Giải thích đặc điểm khí hậu của địa điểm A. Câu 3. a. Tại sao nói gia tăng dân số tự nhiên là động lực của phát triển dân số thế giới? b. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số Việt Nam là 1,7% và không thay đổi từ 1997 – 2001. Trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng sau: Năm Dân số (người). 1997 ?. 1998 ?. 1999 76.327.900. 2000 ?. 2001 ?. Câu 4. a. Tại sao ngành thuỷ sản trên thế giới ngày càng phát triển? b. Phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. -----Hết----Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: …………………………..………….. Số báo danh: …………....

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ——————. KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ Dành cho học sinh các trường THPT không chuyên ————————————. Câu Nội dung 1 a. Phép chiếu hình bản đồ là gì? (2,0đ) Là cách biểu hiện mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng để mỗi điểm của mặt cong tương ứng với 1 điểm trên mặt phẳng. b. Khi xây dựng bản đồ người ta phải sử dụng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau vì: - Do bề mặt Trái Đất cong nên khi thể hiện lên mặt phẳng các khu vực khác nhau trên bản đồ không thể hoàn toàn chính xác như nhau. - Tuỳ từng yêu cầu sử dụng bản đồ, từng khu vực cần thể hiện trên bản đồ, người ta dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau. - Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. c. Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Phương pháp Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện Kí hiệu Là các đối tượng địa lí phân Vị trí, số lượng, cấu trúc, bố theo những điểm cụ thể chất lượng và động lực phát triển của đối tượng Kí hiệu đường Là sự di chuyển của các hiện Hướng, tốc độ, khối lượng chuyển động tượng tự nhiên cũng như các của các đối tượng di hiện tượng KT-XH chuyển Chấm điểm Là các đối tượng, hiện tượng Sự phân bố, số lượng của địa lí phân bố phân tán, lẻ tẻ đối tượng, hiện tượng địa lí Bản đồ - biểu Là giá trị tổng cộng của một Số lượng, chất lượng, cơ đồ hiện tượng địa lí trên một cấu đối tượng đơn vị lãnh thổ. Điểm. 2 a. Vẽ biểu đồ kết hợp. (Vẽ biểu đồ khác không cho điểm) (3,0đ) - Nhiệt độ: Đường. - Lượng mưa: Cột. * Yêu cầu: Đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mĩ; ghi đầy đủ số liệu, đơn vị, tháng, tên biểu đồ, ký hiệu, chú giải. (Nếu thiếu 1 yếu tố trừ 0,25 điểm) b. Xác định kiểu khí hậu. - Địa điểm A thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải của Bắc bán cầu. c. Giải thích đặc điểm khí hậu của địa điểm A. - Chế độ nhiệt: Cao hơn từ tháng 5 - 10 vì thời gian đó là mùa hạ của Bắc bán cầu, Mặt Trời di chuyển biểu kiến lên chí tuyến Bắc - Chế độ mưa: Mưa nhiều hơn vào thu đông (tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau) do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới. Mùa hạ mưa ít do có cao áp chí tuyến (di chuyển lên phía Bắc theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời) ngự trị. * Lưu ý: Nếu h/s làm sai phần b thì không chấm phần c.. 1,5. 3 a. Gia tăng dân số tự nhiên là động lực của phát triển dân số vì: (2,0đ) - Gia tăng dân số gồm: Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học - Gia tăng tự nhiên làm cho dân số thế giới tăng lên hoặc giảm đi, còn gia tăng cơ học không làm cho dân số thế giới tăng lên hay giảm đi mà chỉ là sự biến động dân số trong một nước, một khu vực hay giữa các Châu lục. - Trên quy mô toàn cầu gia tăng cơ học bằng không.. 0,25. 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,5 0,5 0,5. 0,25 0,5 0,25.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> b. Cách tính và kết quả: - Công thức tính: + Năm sau: D1 = D0 + D0 x Tg + Năm trước: D0 = D1 : (1 + Tg) (D0 : Dân số năm trước, D1 : Dân số năm sau, Tg : Tốc độ gia tăng) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 Dân số 73.797.459 75.052.016 76.327.900 77.625.474 78.945.107 (người) (Đúng 2 năm cho 0,25 điểm; nếu không có công thức cho 0,25 điểm ý b nhưng phải đúng cả 4 năm) 4 a. Ngành thuỷ sản trên thế giới ngày càng phát triển vì: (3,0đ) - Nó là ngành cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người nhất là các nguyên tố vi lượng rất dễ hấp thụ có lợi cho sức khoẻ. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước - Giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân nhất là các nước đang phát triển. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. * Vị trí địa lí: Vị trí địa lí thuận lợi, giao thông dễ dàng giảm phí vận chuyển. Các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp thường được phân bố ở gần đầu mối giao thông, gần nguồn năng lượng, nguồn nguyên liệu, nguồn nước,… * Tự nhiên: - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Địa hình, đất, nguồn nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản thuận lợi tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển sản xuất công nghiệp và là cơ sở vật chất để hoạt động công nghiệp có hiệu quả. * Kinh tế - xã hội: - Dân cư – lao động: Vừa là nguồn lao động, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Những ngành công nghiệp cần nhiều nhân lực lao động (dệt, may, thực phẩm,…) được phân bố ở nơi đông dân, nhiều lao động. - Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Việc phát triển các nguồn năng lượng mới, nguyên liệu mới có thể làm thay đổi sự phân bố của nhiều ngành công nghiệp. - Thị trường tiêu thụ: Trong và ngoài nước ảnh hưởng đến quy mô, hướng chuyên môn hoá,… Những ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng (may mặc, thực phẩm, hàng tiêu dùng,…) được phân bố ở nơi đông dân có thị trường tiêu thụ lớn. - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, sự phân bố,… - Đường lối chính sách: Ảnh hưởng đến con đường, tốc độ,… phát triển và phân bố công nghiệp. ------------Hết-----------. 0,5. 0,5. 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25. 0,5. 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×