Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thuốc dùng điều trị bệnh liken phẳng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.97 KB, 5 trang )

Thuốc dùng điều trị bệnh liken phẳng


Tổn thương trong bệnh liken phẳng.
Liken phẳng là một bệnh da lành tính, mạn tính mà chưa rõ nguyên
nhân. Bệnh có biểu hiện dễ nhận thấy: có những nốt sần dẹt, thường là màu
tím (có khi hồng, nâu) hình đa giác, có giới hạn rõ, bề mặt sần thường nhẵn
bóng, có khi hơi trũng và có vẩy dính.
Các sần liên kết lại thành những mảng rộng, tròn hay bầu dục hoặc
ngoằn ngoèo. Nhìn bằng kính lúp hay bằng mắt thường thật kỹ vào bề mặt
thương tổn, sẽ thấy những vạch ngang dọc, tạo thành mạng lưới.
Thương tổn thường có ở mọi vị trí nhưng hay gặp là mặt trước cổ tay, cẳng
tay, mặt trước cẳng chân, vùng thắt lưng, không mấy khi thấy ở lòng bàn chân,
bàn tay. Cũng có một số người bị liken phẳng nhưng thương tổn lại ở niêm mạc.
Nhiều khi thương tổn ở miệng mà không có các thương tổn trên da.

Các loại thuốc bôi
Với liken phẳng có tổn thương trên da thường dùng các thuốc sau:
Acid salicylic: Dạng mỡ có các nồng độ 3%, 5% và 10%. Acid salicylic là
một chất làm tiêu hủy chất keratin manh (keratolytic) sẽ làm tiêu lớp thượng bì có
tăng sừng dày, lớp hạt và tăng gai, đồng thời làm cho da mỏng đi. Khi bôi lên da
sẽ thấy các tổn thương bong ra từng mảng. Nên bôi mỗi ngày 2- 3 lần.
Áp tuyết nitơ lỏng hay carbonic lỏng: Những chất này được để ở nhiệt độ
nhất định sẽ hóa lỏng. Dùng que bông, tẩm các chất lỏng này, bôi lên da. Các chất
lỏng này sẽ làm cho da mỏng ra, đỡ thương tổn. Khi liken phẳng thể khu trú dai
dẳng thì cho dùng loại nitơ hay carbonic lỏng. Thật ra, các chất này không phải là
đắt, khó kiếm nhưng vì cần phải dùng nhiệt độ khá thấp để hóa lỏng, nên chỉ ở các
bệnh viện tuyến Trung ương mới có. Do đó phải tới các bệnh viện này để bôi,
khoảng 3 ngày hay mỗi tuần một lần. Khi bôi cần áp đầu bông chứa thuốc vào sát
da một lúc thì thuốc mới có hiệu quả (tuy có hơi bị buốt nhẹ). Ở tuyến không có
nitơ hay carbonic lỏng chỉ dùng riêng acid salicylic cũng chữa được các triệu


chứng (như nói trên) nhưng chậm đạt hiệu quả hơn (nhất là khi có tổn thương dày,
sần sùi).
Bôi kem corticoid: Thường dùng là kem clobap propionat 0,05%. Kem này
sẽ có tác dụng chống dị ứng nên chống được ngứa. Tuy nhiên cần lưu ý: Tuy dùng
ngoài hầu hết người bệnh đều dung nạp tốt, song kem cũng có một số độc tính do
bản chất corticoid. Nên tránh dùng liên tục dài ngày, không băng kín tổn thương
khi dùng thuốc (vì băng kín dễ bị nhiễm độc hơn, đặc biệt khi bôi cho trẻ, rồi quấn
tã lót chật). Không bôi lên chỗ tổn thương đã bị trầy xước (sợ clobap ngấm vào
bên trong). Không bôi thuốc lên mắt (do bôi thuốc xong, để tay còn thuốc đụng
vào mắt). Nếu không tránh các điều trên thì clobap có thể gây các tác dụng phụ,
trong đó tác dụng phụ nặng nhất là ức chế tuyến thương thận. Vì vậy, chỉ nên bôi
cách mỗi ngày một lần, mỗi tuần không nên bôi quá 50g. Nếu phát hiện một vài
biểu hiện của nhiễm độc thì ngừng dùng ngay. Khi đã giảm nhiều hay hết ngứa thì
nên ngừng thuốc.
Lưu ý sau khi bôi một thuốc xong phải rửa sạch thuốc, lau khô rồi mới bôi
xen kẽ thuốc khác. Nếu không các thuốc sẽ tương tác với nhau gây hỏng hoặc
không bôi được. Ví dụ: bôi nitơ lỏng lên mỡ salicylic thì nitơ lỏng không thể thấm
vào da do lớp mỡ salicylic cản trở hay bôi mỡ acid salicylic lên nơi chưa khô nước
thì mỡ salicylic cũng không dính lên da được.

Với liken phẳng, có tổn thương niêm mạc miệng:
Bôi vitamin A acid (hay còn gọi là retinoic acid 1% - biệt dược aberel). Khi
dùng cần lưu ý: Tránh dùng với alcol, tránh ăn uống ngay sau khi dùng (làm cho
thuốc trôi vào bên trong), không bôi lên chỗ có sây xước, tránh bôi thuốc vào mắt.

Các loại thuốc uống
Kháng histamin: Dùng để chống ngứa. Liken phẳng có thể gây ngứa cả
ngày, nên dùng loại kháng histamin thế hệ mới (ít hay hầu như không gây ngủ) sẽ
có lợi cho người bệnh. Hay dùng là fexofenatidin, cũng có thể dùng loratidin,
cetiridin. Lưu ý rằng, trong các thuốc kháng histamin thế hệ mới, có một số chất

như astemisol, terfenadin có thể gây xoắn đỉnh (nhất là khi dùng phối hợp với các
thuốc có tiềm năng gây xoắn đỉnh như erythromycin, quinidin).
Thuốc ngủ: Có thể dùng thuốc ngủ (gardenal) hay thuốc an thần, gây ngủ
(diazepam) với liều thích hợp, nếu vì ngứa mà không ngủ được. Nhưng không
được dùng kéo dài.

Các thuốc khác
Do có quan niệm nấm gây dị ứng, sinh ra liken phẳng, nên một số thuốc
chống nấm kết hợp với chống ngứa (như mỡ ketoconazol + corticoid) cũng được
giới thiệu là thuốc dùng cho bệnh liken phẳng. Dùng các thuốc này, có thể thấy
giảm một số triệu chứng của bệnh.

×