Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tiêu chảy cấp và thuốc trị pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.35 KB, 5 trang )

Tiêu chảy cấp và thuốc trị

Tiêu chảy cấp là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn tả
(Vibrio cholera) gây nên. Bệnh lây qua đường tiêu hóa bởi thức ăn hoặc nước
uống có nhiễm vi khuẩn.
Nguồn lây và biểu hiện bệnh
Đại đa số (80-90%) những người nhiễm trực khuẩn tả không có triệu chứng
gì (người lành mang trùng), trong số đó có người mang vi khuẩn trong nhiều tuần,
thậm chí nhiều tháng và bài tiết ra ngoài dần dần. Đây chính là nguồn lây nguy
hiểm. Nguồn lây bệnh còn bao gồm cả những bệnh nhân đã được chữa khỏi về lâm
sàng (hết nôn và tiêu chảy) nhưng vẫn tiếp tục mang mầm bệnh. Do đó bệnh nhân
đã được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện cần làm xét nghiệm phân có kết quả
âm tính 3 lần mới được xuất viện, không được tự ý bỏ trốn. Bệnh lây qua đường
tiêu hóa (đường phân - miệng) thông qua nguồn nước, thực phẩm, rau quả... bị ô
nhiễm mầm bệnh hoặc tay bẩn, qua dụng cụ ăn uống bị ô nhiễm, qua ruồi, nhặng,
chuột, gián... làm lây lan mầm bệnh.
Khoảng 10% người nhiễm vi khuẩn tả xuất hiện triệu chứng như tiêu chảy
nhiều lần, phân toàn nước màu trắng đục như nước vo gạo, mùi tanh, nôn dễ dàng,
số lượng nhiều, lúc đầu có lẫn thức ăn sau giống như dịch phân. Bệnh nhân thường
không đau bụng hoặc đau nhẹ và không mót rặn. Thường không sốt hoặc sốt dưới
380C. Tình trạng mất nước nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng thể bệnh và thể trạng
bệnh nhân. Đối với thể tả khô, bệnh nhân tử vong nhanh do tình trạng choáng
trước khi xuất hiện tiêu chảy và nôn (hay gặp ở người già hoặc ở những người suy
kiệt), giải phẫu tử thi thấy tình trạng liệt ruột, trong lòng ruột chứa đầy dịch.
Thuốc điều trị tiêu chảy cấp
Điều trị càng sớm càng tốt, chủ yếu là bổ sung kịp thời lượng nước và điện
giải đã mất, tích cực chống toan máu và trụy tim mạch. Cách ly bệnh nhân. Trong
khu vực có dịch, mọi trường hợp tiêu chảy phải được xử lý như tả. Trong trường
hợp trụy tim mạch nên điều trị tại chỗ, hạn chế vận chuyển bệnh nhân.
Bù nước và điện giải bằng đường uống: Nếu xuất hiện triệu chứng tiêu
chảy, ngay lập tức phải uống dung dịch pha sẵn như oresol (ORS: gồm NaCl 3,5g;


NaHCO3 2,5g; KCl 1,5g và glucose 20g) pha với một lít nước đun sôi để nguội để
tránh mất nước (nếu bệnh nhân bị nôn thì phải uống ít một và nhiều lần) và đến
khám bệnh tại bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất.
Bù nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch phải được thực hiện tại bệnh
viện và tùy thuộc vào tình trạng mất nước của từng bệnh nhân. Các dung dịch
thường dùng là natriclorua 0,9% (hoặc ringerlactat); glucose 5%; natri bicarbonat
1,4 % theo tỷ lệ 4:1:1. Việc bù kali cần được tiến hành song song với truyền dịch,
thông thường mỗi lít dịch cần bổ sung thêm 1g kaliclorid (KCl), khi bệnh nhân
uống được thì thay bằng đường uống.
Khi thật cần thiết mới phải dùng kháng sinh và phải dùng theo chỉ định của
bác sĩ. Một số thuốc thường dùng trong điều trị tả là nhóm fluoroquinolon, chống
chỉ định trong trường hợp phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi.
Thận trọng trong trường hợp từ 12 - 18 tuổi; azithromycin; cloramphenicol.
Tuyệt đối không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột như
morphin, opizoic, atropin sunfat.
Bên cạnh đó cần giữ chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân ngay sau khi
hết nôn, chế độ ăn lỏng hợp vệ sinh (cho bú đối với trẻ em) khi bệnh nhân hết triệu
chứng lâm sàng và xét nghiệm phân âm tính 3 lần. Nếu ở cơ sở y tế không có xét
nghiệm phân thì có thể xuất viện sau khi hết triệu chứng lâm sàng 1 tuần.
Một số khuyến cáo
- Chỉ uống nước khi đã đun sôi hoặc nước đóng chai đã được tiệt khuẩn và
hợp vệ sinh, uống trà hoặc ca phê nóng.
- Ăn những thức ăn đã nấu chín và nóng. Không ăn những thức ăn ôi thiu.
- Rửa và gọt vỏ hoa quả.
- Tránh uống nước đá và ăn kem không hợp vệ sinh.
- Tránh sử dụng những sản phẩm sữa không tiệt trùng, bánh ngọt không
hợp vệ sinh.
- Tránh ăn uống những thức ăn bán trên hè phố hoặc ở bãi biển.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

- Uống vaccin phòng bệnh tại nơi có ổ dịch theo chỉ đạo của y tế dự phòng.
- Điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc trực tiếp không có biện pháp
phòng hộ với bệnh nhân bằng kháng sinh với liều duy nhất.




Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, bao vây dập dịch, xử
lý chất thải của bệnh nhân, uống vaccin, việc giáo dục sức khỏe cộng
đồng để nâng cao hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh cũng như phương
thức lấy truyền, điều trị, vệ sinh cá nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm
cũng rất quan trọng giúp cho giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử
vong. Phương pháp dự phòng hiệu quả nhất đối với các bệnh gây rối
loạn đường tiêu hóa nói chung và bệnh tiêu chảy cấp nói riêng là vấn đề
vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân và nguồn nước...

×