Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

KH dat chuong trinh Tieng viet 1CNGD 1516

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.97 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TH LONG HÒA. Số : …./KH. THLH .. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do- Hạnh phúc _____________________________. Long Hòa, ngày 12 tháng 08 năm 2015. KẾ HOẠCH Triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 Theo chương trình Công nghệ giáo dục năm học 2015-2016 Thực hiện Công văn số 702/PGDĐT ngày 10/08/2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cần Đước về việc tổ chức triển khai dạy học Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục năm học 2015- 2016, trường Tiểu học Long Hòa thực hiện các nội dung sau: 1. Mục đích yêu cầu - Tiếp tục làm cho đội ngũ giáo viên toàn trường nắm được những vấn đề chung, những nét cơ bản về quy trình dạy Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục và biết các mẫu bài dạy Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục. Đặc biệt là giáo viên lớp 1 thực hiện có hiệu quả dạy Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục năm học 2015-2016 - Tạo được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh về việc dạy học theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục và không hướng dẫn con học ở nhà theo phương pháp dạy học Tiếng Việt của chương trình hiện hành. 2. Nội dung kế hoạch 2.1. Đối tượng thực hiện - Giáo viên dạy lớp một là những thầy cô đã qua lớp bồi dưỡng và thực hiện giảng dạy từ năm học 2013-2014 gồm : Nguyễn Thị Minh Chi Nguyễn Thị Thu Nga Nguyễn Thị Ngọc Sương Võ Thị Nở Dương Thị Nghĩa Võ Thị Trúc Phương Nguyễn Thị Vơi Huỳnh Thị Hồng Kim - Học sinh lớp một gồm có 8 lớp với tổng số là 352 em (trong đó có 5 học sinh chưa hoàn thành CT lớp một năm học 2014-2015) 2.2. Thời gian thực hiện Bắt đầu vào chương trình tuần 1 là ngày 24/8/2015 và kết thúc chương trình vào ngày 15/5/2016 2.3. Nội dung và phương pháp thực hiện a. Về nguyên tắc dạy học - GV thực hiện đúng, đủ quy trình trong sách thiết kế. - Dạy Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục theo định hướng chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phối hợp sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học; điều chỉnh ngữ liệu phù hợp với địa phương; sử dụng đồ dùng dạy học; giải nghĩa từ và rèn kỹ năng nói cho học sinh,....

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Về dạy tăng thời lượng: Tùy theo nội dung bài, giáo viên có thể giảm hoặc tăng thời lượng để dạy kỹ hơn nhằm đảm bảo học sinh "học đâu chắc đấy"; Dạy buổi thứ hai trong ngày để củng cố kiến thức kĩ năng, GV cần tổ chức hướng dẫn học sinh học theo nhóm (theo từng kĩ năng nghe, nói, đọc, viết). + Về sử dụng đồ dùng dạy học: giáo viên tận dụng đồ dùng dạy học hiện có và tự làm thêm đồ dùng dạy học để tăng hiệu quả giờ dạy. + Về việc giải nghĩa từ: Có thể giải thích nghĩa từ khi cần thiết qua vật thật, tranh ảnh, tiếng mẹ đẻ của học sinh... b. Về phương pháp dạy học - Áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng bài học, tổ chức dạy linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh, đảm bảo dạy đâu được đấy, nếu học sinh chưa đạt yêu cầu phải dạy lại thật chắc mới chuyển sang dạy bài khác. Khi giao việc cho học sinh cần rõ ràng, ngắn gọn, rõ ý; tăng cường việc sử dụng các kí hiệu, tín hiệu trong quá trình tổ chức dạy học. - Tránh lạm dụng công nghệ thông tin, tránh vận dụng phương pháp dạy Tiếng Việt hiện hành để dạy Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục. - Giáo viên phải dạy thật kĩ, tỉ mỉ để học sinh nắm thật chắc các tiết lập mẫu và có thể thực hiện tốt các bài thực hành mẫu (nếu học sinh nghỉ học bài nào thì giáo viên phải có kế hoạch dạy bù bài đó cho học sinh). Đối với những bài có nhiều âm, vần, giáo viên có thể tăng thời lượng dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, kế hoạch dạy tăng thời lượng cần được báo cáo trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn (thể hiện trong nghị quyết sinh hoạt tổ), trường hợp đặc biệt cần báo cáo bằng văn bản với tổ trưởng chuyên môn, Ban giám hiệu trước khi triển khai dạy tăng thời lượng. - Giáo viên dạy học nhẹ nhàng, tạo tâm lý vui tươi, thoải mái cho học sinh, luôn khuyến khích học sinh làm việc, không làm thay học sinh; không áp đặt cho học sinh, không phê bình, không sửa sai học sinh trước lớp. Nên khen học sinh thường xuyên, kiên nhẫn, biết đợi học sinh, kiểm soát đến từng học sinh. Giáo viên không so sánh giữa các học sinh, không chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào. c) Về soạn giáo án Giáo viên dạy theo tài liệu Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục không phải soạn giáo án, dành thời gian tập trung nghiên cứu kĩ sách thiết kế bài dạy để nắm chắc cấu trúc, mục tiêu từng bài dạy, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động dạy học, thời lượng dạy học phù hợp. Đảm bảo dạy sát đối tượng, dạy đâu chắc đấy, học sinh nắm chắc nội dung bài mới chuyển sang nội dung khác. Tuy nhiên giáo án cần ghi đầy đủ tên bài dạy trong lịch báo giảng hang tuần. d) Về kiểm tra, đánh giá học sinh Thông qua theo dõi học sinh ở từng bài học, bài kiểm tra định kỳ để nắm bắt chất lượng học sinh, từ đó có giải pháp điều chỉnh kịp thời. Việc thực hiện đánh giá học sinh được thực hiện theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học. 3. Tổ chức thực hiện - BGH có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và triển khai đến CB.GV toàn trường, đặc biệt là GV và HS lớp một.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Tiếp tục phổ biến tuyên truyền về việc dạy chương trình TV1-CNGD trong cha mẹ học sinh thông qua họp PHHS lớp một và Đại hội CMHS trường vào đầu năm học. - Tổ trưởng CM khối 1 bàn bạc với giáo viên thống nhất cách dạy từng dạng bài phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện nhà trường. Tổ chức sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên các nội dung: tổ chức các hoạt động trong giờ học, cách dạy học sinh phát âm chuẩn, sử dụng đồ dùng dạy học, làm thêm đồ dùng dạy. - Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng CM khối 1 thăm lớp, dự giờ theo kế hoạch hoặc dự giờ đột xuất trong tháng để kịp thời hướng dẫn cho giáo viên. - Sinh hoạt chuyên môn tổ khối 1: Tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện. - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục nhưcơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học - Tổ chức đánh giá thực chất đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Tuyên dương, khen thưởng và đề nghị khen thưởng đối với GV dạy học Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục đạt hiệu quả. - Thông qua kiểm tra thường xuyên và bài kiểm tra định kỳ để nắm bắt chất lượng học sinh. Từ đó có giải pháp điều chỉnh kịp thời. - Tổ chức giảng dạy 2 tuần 0 từ ngày 03/8/2015 đến ngày 7/8/2015 và từ ngày 17/8 đến ngày 21/8/2015 . - Nhà trường phối hợp chặt chẽ với chính quyền và phụ huynh học sinh vận động học sinh đi học chuyên cần. Trên đây là nội dung kế hoạch triển khai việc dạy học Tiếng Việt lớp 1CNGD năm học 2015-2016 của nhà trường. Đề nghị Bộ phận chuyên môn và giáo viên lớp một thực hiện nghiêm túc./. Nơi nhận:. HIỆU TRƯỞNG. - P.HT - Khối một - Lưu VT. Ngô Thị Hồng Anh.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×