Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tuan 4 Bai ca ngan di tren bai cat Sa hanh doan ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.02 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THPT Tiểu Cần. Tổ : Ngữ Văn.. CHỦ ĐỀ: THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM. Bài : Bài ca ngắn đi trên bãi cát. (Sa hành đoản ca). - Cao Bá Quát I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: Giúp học sinh: -Hiểu được tâm trạng chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đổi thay cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ. - Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật của bài thơ cổ thể. 2. Kĩ năng: Đọc-hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Trân trọng nhân cách cao đẹp của Cao Bá Quát. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN . 1.Chuẩn bị của giáo viên : Đọc SGK, SGV , sách chuẩn KT-KN , sách tham khảo, soạn GA . 2. Chuẩn bị của học sinh : - Tìm hiểu bài học ở nhà bằng cách đọc tác phẩm và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc tài liệu tham khảo. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học : Phương pháp :Đọc văn bản(diễn cảm), phát vấn, phân tích, diễn giảng , trao đổi thảo luận nhóm , thực hành. 2. Kĩ thuật dạy học: - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật đọc hợp tác, kĩ thuật viết sáng tạo, kĩ thuật hỏi chuyên gia, ....... - Tích hợp: + Tích hợp đơn môn: Đọc văn (Côn Sơn ca- Nguyễn Trãi; Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu), Tiếng Việt (Thực hành thành ngữ, điển cố; Ngữ cảnh), Làm văn (Thao tác lập luận phân tích; Luận tập thao tác lập luận phân tích; Thao tác lập luận so sánh; Luyện tập thao tác lập luận so sánh; Thao tác lập luận bình luận; Luyện tập thao tác lập luận bình luận; Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận) + Tích hợp liên môn: Địa lí, Lịch sử. IV. NĂNG LỰC: - Năng lực đọc – hiểu theo chuẩn PISA: tiếp cận và truy xuất thông tin liên quan đến văn bản; phân tích và lý giải những vấn đề có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Năng lực thu thập thông tin đến văn bản - Năng lực đọc – hiểu bài hát nói theo đặc trưng thể loại - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản - Năng lực tạo lập các kiểu văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Bài tập khởi động : a.Hãy cho biết những bức ảnh dưới đây ghi lại hoạt động gì của con người? b.Khi đi trên con đường toàn cát em sẽ thấy như thế nào? c. Vậy theo em con đường học vấn có giống với đường đi trên cát không ? Vì sao?. @GV :Tích hợp địa lí, lịch sử: - Dải đất miền Trung, đặc biệt là hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị bề ngang rất hẹp, phía Tây là dãy Trường Sơn, phía Đông là biển. Trước mắt người đi chỉ thấy cát, núi và sóng biển mà thôi. -Bài ca ngắn đi trên bãi cát được sáng tác sau những lần Cao Bá Quát vào kinh đô Huế thi hội. Hình ảnh những bãi cát trắng chạy dọc các tỉnh miền Trung khiến tác giả liên tưởng và hình dung ra con đường danh lợi nhọc nhằn đáng ghét mà ông buộc phải theo đuổi, cũng như sự ngột ngạt, bế tắc của xã hội đương thời. 2.Giới thiệu bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Cao Bá Quát là một trong nhưng người nổi tiếng của Việt Nam ở đầu thế kỉ XIX. Ông nổi tiếng vì học giỏi, vì thơ hay vì chữ đẹp.Ông càng nổi tiếng hơn vì tư tưởng tự do phóng khoáng, bản lĩnh kiên cường, lối sống thanh cao mạnh mẽ. Người đời thường ca ngợi ông : “ Thánh Quát” .Tuy nhiên Cao Bá Quát cũng đã rơi nước mắt trên đường đi tìm công danh cũng như tâm trạng chán ghét của một người tri thức trên đường đi tìm danh lợi. Tâm trạng đó thể hiện rất rõ trong bài “ bài ca ngắn đi trên bãi cát”.. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH. NỘI DUNG. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đọc van bản, vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề . *Hoạt động1 : Tìm hiểu chung. - PP:Đọc van bản, NVĐ,PV. -GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn và nêu câu hỏi : Nêu những nét chính về tác giả ? + HS trả lời.GV nhấn mạnh: CBQ là một nhà thơ tài năng và có bản lĩnh. Tư tưởng của ông được thể hiện trong thơ hết sức tiến bộ: “ Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán/ Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường” - GV gọi HS Đọc bài thơ : Xác định hoàn cảnh ra đời và thể thơ được vận dụng ? +Hs đọc bài thơ và trả lời câu hỏi . GV nhận xét chốt ý. - GV giới thiệu thêm về thể hành. Liên hệ VHTĐ có: Côn sơn ca (Nguyễn Trãi) Long thành cầm giả ca (Nguyễn Du ) có cùng thể loại ( thể hành) .. I.TÌM HIỂU CHUNG : 1. Tác giả : (SGK). 2 . Bài thơ: a) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có thể được sáng tác trong những lần CBQ đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị. b) Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể “hành” bằng chữ Hán. c) Chủ đề : Mượn hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi tầm thường đối lập với khát vọng cao đẹp. Từ đó, tác giả thể hiện sự bất lực của người trí thức khi không tìm thấy lối thoát cho đời mình.. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề, sơ đồ . *Hoạt động 2:Tìm hiểu phần Đọc - hiểu. II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN : - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. 1. Nội dung : - HS chia nhóm thảo luận. a) Hình ảnh bãi cát và người đi trên cát : - Yêu cầu : Tìm nghĩa tả thực và nghĩa - Bốn câu thơ đầu: tượng trưng của hình ảnh bãi cát và người + Nghĩa thực : đi trên cát. -Thời gian thảo luận : 10 phút. -Loại hình nhóm : Nhóm độc lập . - Cách thức tiến hành:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Bước 1: GV chia HS thành 4 nhóm . + Bước 2: GV yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận thực hiện bài tập ghi chép kết quả thảo luận vào poster . + Bước 3: Thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện trình bày. Sau đó, GV chốt ý, bổ sung. HS tự ghi bài. -GV giảng: Từ con đường đi thực trên cát mà nhiều lần tác giả đi vào kinh ứng thí, CBQ sáng tạo thành con đường đời, con đường đến với danh lợi một cách mê muội của con người trong bài thơ. -GV nêu các câu hỏi: 1) Tác giả mượn điển tích để thể hiện điều gì? 2) Vì sao công danh lại làm con người phải tất tả ? 3)Tác giả băn khoăn, trăn trở điều gì qua các câu thơ: “Bãi cát dài…đâu ít”? Từ đó ta thấy được tác giả đã nhận ra điều gì trên con đường đi tìm danh lợi? + HS trả lời.GV nhận xét và giảng thêm :Sự cám dỗ của “hơi men, những kẻ ham danh lợi đều chạy ngược chạy xuôi “tất tả” nhọc nhằn. Mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của danh lợi. Vì thế danh lợi cũng được xem là một thứ rượu ngon dễ làm say người. Tác giả đặt ra câu hỏi: Đi tiếp hay dừng lại “Bãi cát… mờ mịt”, lẽ dĩ nhiên là không dừng lại. Người đi đường ấy hiểu rằng học là phải đi thi nhưng đỗ đạt ra làm quan như bao phường danh lợi thì học để làm gì (mâu thuẫn sâu sắc) Khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối mờ mịt . * LH thơ PBC : “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” .( Lưu biệt khi xuất dương) -GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ minh họa tâm trạng của người đường qua bốn câu thơ cuối. -HS vẽ.GV nhận xét , diễn giảng . -GV nêu câu hỏi để HS trả lời khắc sâu kiến thức từ sơ đồ. Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Hãy cho biết tầm tư tưởng của CBQ thể hiện qua tâm trạng đó? Theo em, câu hỏi cuối bài thơ có ý nghĩa. Hình ảnh bãi cát, người. Không gian : mênh mông-> con đường bất tận, mờ mịt Thời gian : mặt trời lặn vẫn còn đi. Tình cảnh người đi đường : chán nản, mệt mỏi, đau khổ. + Nghĩa tượng trưng : Đường đời khó khăn, đường danh lợi đầy vất vả . - Chín câu tiếp theo : + Câu 5.6 : Điển tích-> nỗi chán nản của tác giả vì tự mình hành hạ thân xác mình để theo đuổi công danh. + Câu 7,8,9,10 : Sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời -> Con đường danh lợi luôn lôi kéo con người làm cho họ mê muội, tất tả ngược xuôi. + Câu 11,12,13 : Nỗi băn khoăn, trăn trở của tác giả . Vì ông nhận ra con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, chông gai . Điều này thể hiện thái độ coi thường danh lợi của CBQ.. b)Tâm trạng bế tắc của người đi đường :. Phía Bắc: núi.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> gì?. Phía. Tâm trạng bế tắc của người đi đường. Phía Nam :. Câu hỏi : nhắc nhở, thúc giục kẻ sĩ tìm lối thoát .. -GV :Yêu cầu hs nhận xét nghệ thuật bài thơ ? ( Nhịp điệu, hình ảnh, cách sử dụng từ ngữ, biện pháp nghệ thuật, ……) -GV giảng :.Nhịp 2/3 : Trường sa / phục trường sa .Nhịp 3/5: Quân bất học / tiên gia mĩ thụy ông .Nhip 4/3: Phong tiền tửu điếm / hữu mĩ tửu).. - Hãy nêu ý nghĩa của văn bản?. II. TÍCH HỢP TIẾNG VIỆT. III. TÍCH HỢP LÀM VĂN.. =>Tầm tư tưởng cao của CBQ là đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử và con đường công danh theo lối cũ. 2.Nghệ thuật: -Sử dụng thơ cổ thể, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng. -Nhịp điệu thơ mang tính hình tượng. -Thủ pháp đối lập, sáng tạo trong dùng điển tích. - Nhịp ngắt của mỗi câu thơ cũng đa dạng phù hợp với việc phản ánh tâm trạng phức tạp đầy băn khoăn, dạy dứt của người đi trên cát . + Nhiều câu có ngữ điệu cảm thán: (Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng!), ngữ điệu hỏi: (Trường sa, trường sa nại cừ hà? Quân hồ vi hồ sa thượng lập?). III.Ý NGHĨA VĂN BẢN : Bài thơ là khúc bi ca mang đậm tính nhân văn của một con người cô đơn tuyệt vọng trên đường đi tìm công danh vô nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> c. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :Cho đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Bãi cát dài lại bãi cát dài Đi một bước như dừng một bước Mặt trời lặn vẫn chưa dừng được Lữ khách trên đường nước mắt rơi Không học được tiên ông phép ngủ Trèo non lội suối giận khôn vơi Xưa nay phường danh lợi Tất tả trên đường đời Đầu gió hơi men thơm quán rượu Người say vô số tỉnh bao người” (…) (Trích “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” – Cao Bá Quát) a. Câu thơ “Bãi cát dài, lại bãi cát dài” có nguyên tác là “Trường sa phục trường sa”. Em hãy chỉ ra điểm chưa sát của câu thơ dịch so với câu thơ chữ Hán? b. Giải thích nội dung và ý nghĩa điển tích trong câu thơ “Không học được tiên ông phép ngủ Trèo non lội suối giận khôn vơi” c. Cao Bá Quát bày tỏ thái độ như thế nào đối với danh lợi, phường danh lợi? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về tâm thế của tác giả trên hành trình từ Hà Nội vào Huế để thi Hội? II. TÍCH HỢP TIẾNG VIỆT Bài tập 1 : Tích hợp bài :Ngữ cảnh: Bài thơ được viết trong hoàn cảnh xã hội như thế nào? @ Bối cảnh xã hội : CBQ đỗ cử nhân năm 1831, tại trường thi Hà Nội. Để thi Hội cần vào kinh đô Huế. Do vậy, ông đã nhiều lần đi Huế để thi (nhưng không đỗ ). Hành trình từ Hà Nội vào Huế phải qua nhiều tỉnh miền trung như Quảng Bình, Quảng Trị là vùng có nhiều bãi cát trắng mênh mông. Bài tập 2: Tìm điển cố trong những ví dụ sau và giải thích ý nghĩa của những điển cố đó : a) “Không học được tiên ông phép ngủ Trèo non lội suối giận khôn vơi!” (Sa hành đoản ca) - Điển cố: Tiên ông phép ngủ kể chuyện Hạ Hầu Ấn lúc leo núi hay lội nước vẫn cứ nhắm mắt ngủ say, người đi bên cạnh nghe thấy tiếng ngáy mà Ấn vẫn bước đều không hề trượt hay vấp người đời gọi là tiên ngủ. CBQ lấy điển cố để tự trách mình đã chạy theo công danh mù quáng. b) “ Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít? Hãy nghe ta hát khúc đường cùng” (Sa hành đoản ca) -Đường cùng : Xưa Nguyễn Tịch thời Ngụy Tấn thường ngồi xe mặc cho người kéo, không theo người nào cả, đến chỗ hết đường thì khóc lớn mà trở về. Sau đó Dĩu Tín có câu thơ: “Chỉ có kẻ khóc nơi đường hết – Mới biết ta đường khó đi”, ý nói tâm trạng bế tắc của kẻ sĩ trên đường đời ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> c). “ Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng, Phía nam núi Nam , sóng dào dạt.” (Sa hành đoản ca) - Phía bắc núi bắc, phía nam núi nam : Theo sách Hậu Hán Thư, Pháp Chân bảo viên thái thú rằng: “Nếu ông cứ bắt tôi ra làm quan thì tôi sẽ đi ẩn ở phía bắc núi Bắc hoặc ở phía nam núi Nam-tỏ ý kiên quyết từ chối không nhận lời . Bài tập 3: Điền vào chỗ trống của những thành ngữ sau: -Nấu sử…………… ……… - Vạn sự khởi……………… -Có chí…………………….. -Sai một li…………………. III. TÍCH HỢP LÀM VĂN: 1.Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi phía dưới: “ Ngay từ thuở thiếu thời, để nối nghiệp Nho gia, Cao Bá Quát dùi mài kinh sử, trước thì lo tu thân để vươn lên đỉnh cao của phẩm hạnh, sau thì mong đem tài năng ra giúp nước, giúp đời. Ông thường nuôi ước mơ trong sáng, giản dị: Ước gì việc đời cũng như việc họa, sau mỗi cơn mưa gió, non sông lại tươi sáng hơn. Nhưng ông đã thất vọng, cái xã hội đương thời đen bạc và ông cố gắng vươn lên, sống đối lập với xã hội đó. Ông lấy hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn để làm biểu tượng: Làm hoa nên làm hoa sen, Hương thơm gốc thẳng dáng lại đẹp. Sống trong bùn dăm đấu, nước một thước, Ấy thế mà phong thái vẫn đẹp như ở động tiên. Đã nở hoa kết quả rồi thì biến đi đâu mất, Không còn vương vấn với loài cỏ tầm thường…” ( Đặng Thanh Lê – Hoàng Hữu Yên – Phạm Luận: Văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 1999) Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn văn trên? Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên? Câu 4: Hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của anh, chị về nhân cách nhà nho Cao Bá Quát được thể hiện trong đoạn văn trên. 2.Bài tập 2: Đọc đoạn trích và thực hiện yêu câu phía dưới “ Thơ trữ tình Cao Bá Quát thuộc dòng thơ lớn, giàu lòng ưu ái, thể hiện tình thần nhân đạo chủ nghĩa rộng lớn, sâu sắc. Nguyễn Đổng Chi đã nhìn đúng giá trị cơ bản của thơ trữ tình Cao Bá Quát bao hàm một tâm hồn cảm thông với nỗi đau khổ của quần chúng và tiêu biểu cho sự bi phẫn của quần chúng.” ( Đặng Thanh Lê – Hoàng Hữu Yên – Phạm Luận: Văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 1999) Anh, chị hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ, tâm tình với nhà thơ về tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ được thể hiện trong bài “Sa hành đoản ca”. Gợi ý đáp án: Bài tập 1: Câu 1: Cao Bá Quát được rèn luyện nhân cách và tài năng ngay từ lúc nhỏ để giúp nước nước,.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> giúp đời. Sống giữa xã hội đen bạc, đảo điên nhưng ông vẫn vươn lên, tỏa sáng như hoa sen trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Câu 2: Đoạn văn sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Câu 3: Biện pháp nghệ thuật so sánh: việc đời như việc họa. Hiệu quả: Thể hiện mong ước của Cao Bá Quát về mọi việc trên đời đều giống như một bức tranh ( đẹp). Câu 4: Nhân cách của Cao Bá Quát được thể hiện trong đoạn văn: Gợi ý viết: HS có thể dựa vào các ý sau: * Cuộc đời: - Thân phụ dạy học, nổi tiếng đức độ mẫu mực được mọi người noi theo. - Lúc nhỏ nổi tiếng là thần đồng: sáng tác với nhiều thể loại đều tỏ ra xuất sắc. - Thi đỗ cử nhân, thi Hội bị đánh hỏng ( do phạm trường quy). - Khởi nghĩa chống lại triều Nguyễn. * Nhân cách: - Sáng ngời khi Cao Bá Quát đã ý thức con đường công danh của mình không thể đi chung với phường danh lợi khác. - Đoạn văn ánh lên vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống cao đẹp ở một con người ý thức được bản thân mình trong cuộc đời. - Cao Bá Quát ví mình như hoa sen, không như những hạng người tầm thường khác. Viết những vần thơ này, Ông muốn tách mình ra khỏi cái xã hội thượng lưu ô trọc đương thời chứ không không có ý muốn trốn cuộc đời để độc thiện kì thân. Bài tập 2: Gợi ý HS viết đoạn văn chia sẻ, tâm tình với nhà thơ về tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ được thể hiện trong bài “Sa hành đoản ca”. * Thời đại: Xã hội Cao Bá Quát sống, không còn minh quân, sinh ra những kẻ hám danh, hám lợi, kẻ ngủ quên trên vinh hoa phú quý. Những kẻ có lí tưởng như ông thì chưa tìm được con đường mới nên rơi vào trạng thái cô đơn, bế tắc, tuyệt vọng. * Bài thơ: - Cả bài thơ bộc lộ tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, mịt mù đồng thời còn thể hiện sự dằn vặt, thức tỉnh của kẻ sĩ khi nhận ra những khó khăn trên đường công danh. - Người đi đường không chỉ nhận ra mình cô độc trên đường mà còn đi trên con đường cùng. - Nhìn về phía Bắc núi non trùng điệp, quay về phía Nam, núi ở sau lưng, sông trước mặt, đường cùng mất rồi → Sự bế tắt không tìm thấy lối thoát trên đường đời. - Chỉ có một con đường duy nhất là thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa ấy. - Câu hỏi cuối bài thơ như nhắc nhở, thúc giục tìm kiếm lối thoát. → Tầm tư tưởng cao của Cao Bá Quát là đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử và con đường công danh theo lối cũ. Lưu ý: Khuyến khích HS có thể tự do tâm tình, chia sẻ với nhà thơ về tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ. ĐỀ 1: Phân tích tâm trạng của Cao Bá Quát thể hiện trong sáu câu đầu của bài thơ “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát”. Bãi cát lại bãi cát dài, Đi một bước như lùi một bước. Mặt trời đã lặn, chưa dừng được, Lữ khách trên đường nước mắt rơi. Không học được tiên ông phép ngủ, Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> a.Mở bài: - Giới thiệu về CBQ. - Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác – chủ đề bài thơ. - Dẫn vào đoạn thơ cần phân tích. b. Thân bài: * Hình ảnh bãi cát một hình tượng nghệ thuật độc đáo: - Hình ảnh bãi cát dài mênh mông không có điểm dừng, gợi ra một con đường bất tận, mờ mịt: Bãi cát lại bãi cát dài -“Bãi cát dài” có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo vì nó mang tính sáng tạo gợi ra con đường vào kinh ứng thí có những nét tương đồng với con đường công danh khoa cử nhọc nhằn, thất bại thì nhiều, thành công thì ít. Đi một bước như lùi một bước . -Hình ảnh con người đì trên bãi cát dài thật nhỏ bé và vất vả.Nhà thơ đã nhận thấy sự bế tắc và mâu thuẫn không giải quyết nổi. Nên đi tiếp hay dừng lại ? Dừng lại cũng không thể được. Còn đi tiếp thì không biết sẽ dẫn đến đâu ? Mặt trời đã lặn, chưa dừng được, Lữ khách trên đường nước mất rơi. *Tâm trạng của người đi đường: - Nhà thơ chán nản vì nhận ra rằng mình đã tự hành hạ thân xác bằng cách theo đuổi công danh. Tại sao mình đã biết con đường công danh là gian nan, mờ mịt, là đường cùng mà vẫn phải cố từng bước, từng bước dấn thân. Không học được tiên ồng phép ngủ, Trèo non, lội suối, giận khôn vơi! - Theo điển tích về “phép ngủ” của tiên ông trong sách Thần tiên thập dị thì Hạ Hầu Ấn lúc leo núi hay lội nước vẫn cứ nhắm mắt ngủ say. Người bên cạnh nghe thấy tiếng ngáy mà ông vẫn bước đều không hề trượt vấp. Vì thế nên thiên hạ mới gọi ông là tiên ngủ. Cao Bá Quát ước ao có được phép ngũ như tiên ông, sống mà không nhìn thấy, nghe thấy gì hết trong cuộc đời. c. Kết bài: Bài thơ là tâm sự chân thành của một kẻ sĩ có tầm tư tưởng lớn, ý thức rất rõ vể sự trì trệ, bế tắc của thời đại. Đây cũng là cảm giác thất vọng của tác giả trước lí tưởng mà mình tôn thờ. Sự bế tắc, tuyệt vọng trước con đường đầy gian nan . Đề 2: Nêu tác dụng nghệ thuật của bài thơ “ Bài ca ngắn đi trê bãi cát” của Cao Bá Quát. - Nghệ thuật: + Bài thơ đứợc viết theo thể hành, khá tự do về kết cấu, vần và nhịp điệu. +Các câu thơ dài ngắn khác nhau (câu 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ). +Nhịp ngắt của mỗi câu thơ cũng đa dạng phù hợp với việc phản ánh tâm trạng phức tạp đầy băn khoăn, dạy dứt của người đi trên bãi cát dài .Nhịp 2/3 : Trường sa / phục trường sa .Nhịp 3/5: Quân bất học / tiên gia mĩ thụy ông .Nhip 4/3: Phong tiền tửu điếm / hữu mĩ tửu). + Nhiều câu có ngữ điệu cảm thán: (Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng!), ngữ điệu hỏi: (Trường sa, trường sa nại cừ hà? Quân hồ vi hồ sa thượng lập?). - Tác dụng: Nhịp điệu của Bài ca ngắn đi trên cát là nhịp gập ghểnh, trúc trắc của những bước đi khó nhọc trên bãi cát dài, trên con đường công danh khoa cử gian nan, vất vả và đáng chán. Đặc biệt, câu thơ cuối cùng là một câu hỏi day dứt và ám ảnh. Lời ca mang âm hưởng u buồn, ngầm chứa thái độ phản kháng của tác giả đối với trật tự xã hội hiện hành và cảnh báo sự đổi thay tất yếu trong tương lai..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. BÀI TẬP 1: Mượn hình tượng “bãi cát” và việc đi trên cát, Cao Bá Quát muốn thể hiện tâm trạng và thái độ gì? Tầm tư tưởng của tác giả qua tâm trạng ấy? Học sinh cần khái quát: - Sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. - Phê phán học thuật, khoa cử và chính sự nhà Nguyễn. - Tầm tư tưởng của tác giả: Nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh theo lối cũ, sự bảo thủ, trì truệ của xã hội đương thời. Từ đó khao khát một sự đổi mới. BÀI TẬP 2: Tác phẩm có những nét đặc sắc riêng nào về phương diện nghệ thuật? ( cách xây dựng hình tượng, hình ảnh thơ, cấu trúc câu thơ) Học sinh tổng kết: - Hình tượng thơ độc đáo, thể hiện sự sáng tạo: “bãi cát dài”. - Hình ảnh thơ vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. - Bài thơ thuộc loại cổ thể, tự do về kết cấu, vần và nhịp điệu, cấu trúc câu thơ dài ngắn khác nhau, cách ngắt nhịp của mỗi câu tạo nên nhịp điệu của bài ca. Điều này thể hiện nét phóng túng, khoáng đạt. BÀI TẬP 3: Qua việc học tác phẩm “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát, có học sinh đã rút ra bài học cho bản thân như sau: “Không nên theo đuổi công danh, sự nghiệp. Cần tránh xa vòng danh lợi để khỏi rước họa vào thân”. Anh, chị suy nghĩ thế nào về ý kiến này? Học sinh suy nghĩ, thảo luận: Giáo viên định hướng: - Không vì danh lợi hay chạy theo danh lợi bằng mọi giá, nhất là làm việc xấu, việc hại người, hại nước,… - Nhưng cũng cần phải phấn đấu để tạo dựng công danh, sự nghiệp cho bản thân một cách chính đáng để có một tương lai vững chắc. - Có khát vọng vươn tới những giá trị mới, tiến bộ, không ngại đấu tranh với cái bảo thủ, trì truệ để phát triển và vươn đến tầm cao mới. BÀI TẬP 4 (TRẮC NGHIỆM) 1/Tại sao nói “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” thể hiện tầm nhìn xa trông rộng vượt thời đại của Cao Bá Quát? A. Vì tác giả đã phê phán học thuật, khoa cử và chính sự nhà Nguyễn. B. Vì tác giả đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh theo lối cũ của xã hội đương thời. từ đó khát khao một sự đổi mới. C. Vì tác giả đã chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và nhận thức rõ bản chất của hạng người danh lợi. D. Vì tác phẩm như lời báo hiệu hành động phản kháng chống lại triều đình nhà Nguyễn của Cao Bá Quát khi ông tham gia khởi nghĩa Mĩ Lương năm 1854. *(Đáp án B) 2/Hoàn thành nhận định sau: “………………… có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo vì mang tính sáng tạo (không vay mượn nư nhiều hình tượng thơ khác), bắt nguồn từ chính cuộc.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> sống hiện thực”. A. Hình tượng khách bộ hành. B. Hạng người danh lợi. C. Ông tiên có phép ngủ kĩ. D. Hình ảnh bãi cát. *(Đáp án D) E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG. GV cung cấp cho HS bản dịch theo thể thơ : Song thất lục bát Bãi cát dài, Trường sa, bãi cát! Bước chân lên cát bật chân lùi Tối trời đâu chịu trở lui, Trên đường lữ khách sụt sùi mờ mi! Anh không học phép đi như ngủ?, (2) Oán cảnh trèo non mụ cả người Xưa nay phường lợi danh xôi, Tràn lan, tất tả bên trời “nhi nhô”. Trước tửu quán gió chào mỹ tửu, Tỉnh bây nhiêu say khước đông dầy (3) . Trường Sa biết tính sao đây?, Đường bằng mờ mịt, đường lầy nhiêu khê! Khúc cùng đồ lắng nghe ta hát :(4) “Núi nhấp nhô bát ngát Bắc phương , Phương Nam núi sóng trùng dương.” “Sao Anh còn đứng giữa sương cát nầy! “ Lại QuangNam , [dịch theo nguyên tác thơ chữ Hán " Sa hành đoản ca" của CaoBáQuát]. GV cung cấp hai câu thơ nổi tiếng của CBQ nói về nhân cách của ông..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bài 1 : 1.Thuở thiếu thời, CBQ nổi tiếng là thần đồng, lúc nhỏ học với cha, lớn lên học với các bậc danh nho đương thời. Tương truyền lúc mới trên mười tuổi, CBQ đã làm đủ các thể văn và tỏ ra xuất sắc.Năm 1831, CBQ đỗ cử nhân, nhưng mấy lần vào kinh thi Hội đều bị phạm trường quy nên bị đánh hỏng.Năm 1841 ông vào làm việc ở bộ Lễ tại kinh đô Huế. Một lần ông giữ chức sơ khảo trường thi Huế, thấy một bài văn hay nhưng bị phạm huý, nên lấy muội đèn chữa hộ, việc bại lộ ông bị kết án xử chém, sau được xét lại, giam ba năm nhưng rồi được tạm tha, cho đi công cán ở Inđônêxia, lấy công chuộc tội.Năm 1847, ông làm việc ở viện hàn lâm, chuyên sưu tầm, xếp thơ văn cho vua đọc.Năm 1853 – 1854 các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh bị hạn hán , nhân dân đói khổ, lòng người bất mãn với chính quyền phong kiến, ông tổ chức cuộc khởi nghĩa ngay trên đất Mĩ Lương, cuộc khởi nghĩa kéo dài được mấy tháng thì bị triều đình dẹp tan.CBQ hi sinh, triều đình Tự Đức ra lệnh tru di tam tộc bà con nội ngoại của ông, sách vở của ông bị đốt huỷ. 2.Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: CBQ thi đỗ cử nhân năm 1831, tại trường thi Hà Nội. Để thi tiến sĩ, cần vào kinh đô Huế. Do vậy, ông đã nhiều lần đi Huế để thi Hội (nhưng đã không đỗ tiến sĩ). Hành trình từ Hà Nội vào Huế qua nhiều tỉnh miền trung như Quảng Bình, Quảng Trị là vùng có nhiều bãi cát trắng mênh mông.Ta thấy hình ảnh những cồn cát miền Trung đã sớm đi vào thơ ca. Miền trung, nhất là Quảng Bình, Quảng Trị, là dãi đất hẹp, có thể bằng mắt thường nhìn thấy một phía là dãy Trường Sơn, một phía là biển đông. Không nghi ngờ gì nữa, hình ảnh bãi cát dài, sóng biển và núi là những hình ảnh có thực đã gợi ý cho tác giả sáng tác bài thơ. - Hình ảnh con đường “cùng đồ” trong bài thơ có nghĩa bế tắc đường đời của một trí thức.Con đường trí thức của nho sĩ thuở xưa không có gì khác hơn là học, thi, làm quan. Một sự kiện nổi bật cho thấy, CBQ bất bình với học thuật, khoa cử nhà Nguyễn. - Một phương diện nữa cũng cần chú ý là người VN nói chung và CBQ nói riêng ở giữa TK XIX đã tiếp xúc với văn hoá phương Tây. Họ không thể không suy nghĩ và so sánh về cái học của phương Đông và Tây. 3.Thời đại Thời đại Cao Bá Quát sống là xã hội không còn minh quân, xã hội chỉ sản sinh ra phường danh lợi an phận, ngủ quên trong vinh hoa phú quý. Những người có lí tưởng như Cao Bá Quát khi chưa tìm được con đường mới có ý nghĩa họ rơi vào trạng thái cô đơn bế tắc.“ Sa hành đoản ca” thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, mịt mù đồng thời thể hiện sự dằn vặt, thức tỉnh của kẻ sĩ khi nhận ra những khó khăn trên đường công danh. 4..Hình tượng bãi cát và con người đi trên bãi cát Bãi cát và con đường dài là biểu tượng cho con đường đi tìm chân lí xa xôi, mịt mù, muốn đến được đích phải đầy nhọc nhằn. Đi trên bãi cát ấy là hình ảnh con người vất vả, nhọc nhằn, cô độc. “Đi một bước lùi một bước, lữ khách…nước mắt rơi”. Tác giả đã nhận thấy rõ sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời, tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ . Nhận định mang tính khái quát về nhưng kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi nhọc nhằn, được nhà thơ minh hoạ bằng hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người. Những câu thơ này chuẩn bị cho kết luận của tác giả: cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Gọi nó là đường cùng vì nhìn thấy phía trước là đường ghê sợ, tác giả đã thể hiện cái mâu thuẩn chưa thể giải quyết trong tâm trạng của mình. Đi tiếp một cách khó nhọc hay từ bỏ nó? nếu đi mình sẽ tầm thường như phường danh lợi xưa nay, nếu bỏ cuộc, chẳng biết rẽ hướng nào vì “phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng, phía Nam núi Nam sóng dào dạt” . Mọi ngã đều chắn hướng, dưới chân là bãi cát và con đường ghê sợ, biết làm sao đây? Bài thơ kết lại trong một nỗi niềm bi phẫn cực độ: “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”. Một sự bỏ cuộc, từ chối vì ông biết trước con đường ấy sẽ dẫn đến ngõ cụt. Sự bỏ cuộc thật đáng trân trọng, cái bế tắc tuyệt.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> vọng nhưng không làm họ nhỏ bé, hèn mọn, từ bỏ cái mịt mù vô nghĩa để tìm lại từ đầu một con đường đi đúng để thực hiện lí tưởng . Đó là vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống ở một con người ý thức được bản thân mình trong cuộc đời. 5.Nghệ thuật Thay đổi cách xung hô. (Khi thì “ khách”, khi thì “ta”, khi thì nhiều trạng thái tâm trạng, giúp tác giả nói một cách thuyết phục hơn về “anh”) vấn đời danh lợi trong đời. “Khách”: tự tách mình thành khách thể để có thể nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan về con đường công danh. Khi xưng “anh”: ông đặt mình trong thế đối thoại với chính mình để tìm lối thoát; “ ta”: là chủ thể trữ tình, vị trí của một người đang vất vả trên đường danh lợi để giãi bày tâm sự của người trong cuộc… Bài thơ sáng tác theo lối thơ cổ, câu dài, ngắn xen nhau, vần thơ bằng trắc phối nhịp nhàng, tiết tấu phong phú, giọng điệu khi thì bi tráng, khi thì u buồn… Nhiều câu hỏi, câu cảm thán thể hiện nhiều trạng thái tâm trạng . Bài 2: Con đường trên bãi cát dài biểu trưng cho đường đời xa xôi mờ mịt. Con đường đi tìm chân lí vô cũng gian nan và nhiều thử thách. Hình ảnh này có ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật cho tâm trạng của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ. Đó là sự trăn trở day dứt, là khao khát tìm kiếm con đường lí tưởng cho cuộc đời. Hình tượng nhân vật trữ tình của bài thơ là hình tượng có ý nghĩa biểu tượng. Đó là một con người cô đơn lẻ loi bước đi những bước vô cùng nặng nhọc và vất vả giữa một bãi cát mênh mông nắng cháy. Người đi ấy đi nhưng bước đi đầy tâm sự. Nguyên nhân sự khó nhọc cất bước ấy không phải là do bãi cát hay con đường mà do tâm trạng. Thông thường đi trên cát thật khó khăn. Bãi cát dài rộng lại khiến ta nghĩ đến những sa mạc mênh mông. Nơi chỉ hứa hẹn với người đến những điều cực khổ và không may mắn. Chọn hình ảnh bãi cát và con đường độc bộ của nhân vật trữ tình là một bài thơ là một lựa chọn rất hiện đại của tác giả.Người khách bộ hành cô đơn trên con đường đầy gian nan là hình tượng khái quát cho quá trình con người đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt.Nhà thơ đã nói lên một quy luật phổ biến của đời sống: con người luôn không ngừng đua chen để dành lấy danh lợi. Và chính điều đó khiến con người rơi vào bi kịch. Tác giả đã dùng nhiều đại từ nhân xưng khác nhau để chỉ nhân vật trữ tình – tác giả, điều này giúp cho nhà thơ có thể cảm nhận tâm trạng ở nhiều vị trí, nhiều chủ thể khác nhau, đồng thời có thể thể hiện độc thoại, đối thoại với chính mình, qua đó thể hiện tâm trạng mâu thuẫn của tác giả trong quá trình đi tìm lí tưởng sống cho mình. Nhân vật trữ tình với các trạng thái tâm trạng khác nhau được thể hiện một cách đa chiều cho thấy diễm biến tâm trạng phức tạp của tác giả khi đứng trước hiện thực mù mịt. Các câu cảm thán, câu hỏi tu từ : Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!, Bãi cát dài, bãi cát dài ơi! Người say vô số, tỉnh bao người? Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt. Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít? Anh đứng làm chi trên bãi cát? trong bài thơ đã góp phần rất quan trọng vào việc thể hiện thành công tâm trạng bế tắc và khát khao tìm ra con đường đi đúng cho bản thân. Sự xuất hiện nhiều lần hai loại câu này đã thể hiện nỗi băn khoăn day dứt đến tuyệt vọng và cả nhữung mâu thuẫn đang giằng xé nội tâm của người đi khi tìm mãi không ra lối thoát cho đường đời. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình có thể suy đoán rằng, tác giả làm bài thơ này sau nhiều lần thất bại và thất vọng trước cuộc đời. Vì thất bại nên nhân vật trữ tình đang muốn tìm một con đường mới. Nhưng con đường mới trên cát thì thật khó khăn. Bài thơ thể hiện rất rõ sự bế.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> tắc của nhà thơ khi đi tìm hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. Trên thực tế, Cao Bá Quát cũng không ngừng tìm hướng đi, tìm lí tưởng sống cho mình. Ông cũng đã từng loay hoay trong vòng tròn của chế độ thi cử, của con đường quen thuộc “tề gia trị quốc bình thiên hạ” của nhà Nho. Những Cao Bá Quát đã thất bại. Có lẽ , đây là bài thơ thể hiện khá trung thực tâm sự của cái Tôi cá nhân thi sĩ, điều còn ít thấy trong văn học trung đại. Nguồn Bài:

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×