Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P7) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.3 KB, 8 trang )

Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P7)
Để cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất

Canxi là khoáng chất rất cần thiết và cũng là chất dễ thiếu nhất trong số các
chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khoáng chất này có trong thức ăn hàng ngày, nhưng
không phải khi ăn là hấp thụ được hết canxi vào cơ thể, và không phải ai cũng biết
cách làm thế nào để canxi được hấp thụ một cách tốt nhất.
Nguồn thức ăn chứa nhiều canxi là sữa
Nhận biết thiếu canxi: Trong tình trạng bình thường, tổng lượng canxi trong
cơ thể người lớn là 1.200g, chiếm 2% trọng lượng cơ thể. Thiếu canxi sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển và kết cấu xương, răng. Biểu hiện thiếu canxi ở trẻ nhỏ là
bệnh còi xương, còn biểu hiện ở những người lớn là chất xương mềm hóa.
Dấu hiệu nhận biết là cơ thể mệt mỏi, thường hay bị tê chân tay khi phải
đứng lâu hoặc nằm gối đầu lên tay, bên cạnh đó những người thiếu canxi còn hay
bị chuột rút, đau lưng, đau khớp hoặc nặng hơn có thể bị co giật các cơ mặt và cơ
tay. Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng nếu canxi trong huyết thanh hạ thấp,
sẽ làm cho tính hưng phấn của thần kinh tăng lên, từ đó dẫn đến co rút.
Đối với phụ nữ có thai: Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
hình thành xương và răng cho thai nhi. Nếu người mẹ thiếu canxi không chỉ dẫn
đến sức khỏe người mẹ suy yếu, mệt mỏi mà còn có thể làm đứa trẻ bị còi xương,
chậm lớn. Trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg, 3 tháng
cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát
triển.
Chính vì thế khi mang thai, người mẹ cần phải bổ sung đầy đủ canxi bằng
cách ăn uống các thức ăn chứa canxi đúng cách. Nếu thiếu nhiều thì cần phải uống
thêm canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Thực phẩm nào chứa canxi: Theo các nhà nghiên cứu thì nguồn thức ăn có
canxi tốt nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa. Với sữa không chỉ chứa nhiều hàm
lượng canxi mà cơ thể còn dễ hấp thu. Bên cạnh đó, rau xanh và các loại đậu, đặc
biệt là đậu tương, vừng, hạt dưa, rong biển, tôm nõn, cua đồng, sò huyết là những
thực phẩm chứa nhiều hàm lượng canxi.


Trong bột xương và vỏ trứng, lượng canxi có chứa đến 20% và khả năng
hấp thụ lên tới 70%, chính vì vậy đây cũng là thực phẩm tốt dành cho những
người thiếu canxi. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý trong quá trình chế biến thực
phẩm thường bị biến đổi số lượng khoáng chất do bị hòa tan vào nước, chính vì
vậy, khi sử dụng nên dùng cả cái lẫn nước.
Bổ sung canxi đúng cách: Để canxi hấp thụ tốt thì rất cần có thêm vitamin
D. Vitamin D có nhiều trong bơ, sữa, trứng, gan... Đối với những người bị bệnh
loãng xương thì rất cần thiết bổ sung canxi và vitamin D trong bữa ăn hoặc thường
xuyên tắm nắng, tăng cường các hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên cũng nên lưu ý là
các bữa ăn cao đạm có thể sẽ làm gia tăng lượng bài tiết canxi.
Theo nghiên cứu cứ đưa vào 1g protein thì cần đến 10mg canxi. Nếu uống
các loại đồ uống có chứa cafein và nicotin cũng là một tác nhân làm tăng lượng
thải canxi qua đường nước tiểu. Canxi cũng loại trừ một số khoáng chất trong quá
trình hấp thu, do vậy, những người bổ sung canxi thì trong khoảng thời gian nhất
định nên bổ sung thêm các khoáng chất khác.

Công dụng của củ tỏi
Từ lâu người ta đã biết đến những đặc tính y học và những lợi ích của củ tỏi
đối với sức khỏe. Do đó, từ thời xưa củ tỏi đã được coi là một loại thảo dược tuyệt
diệu chữa bách bệnh, từ chứng cảm cúm thông thường đến những bệnh dịch nguy
hiểm.
Tỏi tươi được dùng để chữa những triệu chứng mụn trứng cá. Cũng có một
số bằng chứng cho thấy tỏi có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol cao. Thậm chí
tỏi còn có tác dụng như một loại thuốc trừ muỗi tự nhiên.
[img] />2543[/img]
Trong một nhánh tỏi có chứa nhiều sulphur và do đó nó rất nhiều lợi ích về
y học.
Khoa học hiện đại còn cho thấy rằng tỏi là vị thuốc thiên nhiên có tác dụng
kháng sinh cực kỳ hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi, đặc biệt là tỏi già,
có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Các chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể

chống lại những mối đe dọa thường ngày từ môi trường, gây ra các bệnh thông
thường như cảm cúm, đau đầu, nhức mỏi...
Tuy nhiên, loại cây này cũng gây nên những tác dụng phụ nếu bạn sử dụng
chúng không đúng. Tỏi tươi có tác dụng rất mạnh, nên ăn quá nhiều sẽ sinh ra một
số vấn đề như gây bỏng rát, thậm chí đe dọa nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.
Một số người còn dị ứng với tỏi. Triệu chứng dị ứng tỏi gồm có: da nổi
mẩn đỏ, sốt cao và đau đầu. Tỏi còn có thể phá hủy các chất chống đông, do đó
không nên dùng trước khi vào ca phẫu thuật.
Như bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ khi có
ý định dùng tỏi như một vị thuốc.


Vai trò của sữa chua trong dinh dưỡng và sức khỏe
Trong khẩu phần ăn hàng ngày có một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có
lợi cho hoạt động và phát triển cơ thể, giúp tăng cường tiêu hóa và chức năng miễn
dịch tại ruột. Đó chính là sữa chua. Bài viết hôm nay sẽ nói rõ hơn về điều này và
cũng để thấy được tại sao chuyên gia của viện Dinh dưỡng quốc gia lại khuyên
mọi người nên sử dụng sữa chua hàng ngày.
Qua phân tích cho thấy, một hộp sữa chua (250g) chứa 370mg canxi, chính
lượng vitamin D có sẵn trong sữa chua giúp cơ thể dễ hấp thụ canxi hơn. Như vậy
mỗi người chỉ cần 2 hộp mỗi ngày là gần như đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể,
chống loãng xương.
Sữa chua cung cấp lượng protein, vitamin A, B và nhiều lợi khuẩn, vì thế
nên dùng theo khẩu phần như sau:

×