Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

THI THU 10 TAY HOHA NOI 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.31 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>THI THỬ LỚP 10 TÂY HỒ NGÀY 19-5-2015 Thời gian : 120 phút Phần I : (3 điểm) Cho khổ thơ : Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về 1.Em hãy nêu tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ bài thơ. 2.Khổ thơ có những từ ngữ chỉ dấu cho nhan đề bài thơ. Hãy chỉ ra những từ ngữ ấy và giải thích vì sao? Phần II: (3 điểm) Cho câu văn sau : “Trong bài “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với chủ tịch Hồ Chí Minh”. Coi câu văn trên là câu chủ đề, chọn một khổ thơ trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, viết đoạn văn từ 8-10 câu, có một câu sử dụng thành phần biệt lập, để làm sáng tỏ nhận định ấy. Phần III: (4 điểm) Đọc kĩ câu chuyện sau và viết đoạn văn 15-20 câu cho biết em cảm nhận được gì qua nội dung câu chuyện, nhất là giờ đây em đang đứng trước một kì thi đòi hỏi bản thân phải nỗ lực rất nhiều. "Tại thế vận hội đặc biệt Seattle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham gia cuộc đua 100m. Súng hiệu nổ, tất cả đều cố lao về phía trước. Trừ một cậu bé, cậu ngã liên tục trên đường đua, cậu bé đã bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Sau đó tất cả đều quay trở lại không trừ một ai! Một cô bé bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé và nói: “Như thế này em sẽ thấy tốt hơn”. Cô bé nói xong cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt. Câu chuyện cảm động này đã lan truyền qua mỗi kỳ Thế vận hội về sau". (Theo "Quà tặng trái tim", NXB Trẻ 2003) I 1. ĐÁP ÁN THI THỬ LỚP 10 TÂY HỒ NGÀY 19-5-2015 “Sang thu” của Hữu Thỉnh , sáng tác năm 1977, mùa thu hòa bình đầu tiên.. 1. 0 2. Khổ thơ có những từ ngữ chỉ dấu cho nhan đề bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng 0. chình 5 Giải thích: tên bài thơ là “Sang thu”-khoảnh khắc giao mùa hạ sang thu. “hương ổi phả vào trong gió se, 1. sương chùng chình qua ngõ” là các tín hiệu đặc trưng cho phút giao mùa ấy. Hương ổi nồng nàn cuối hả 5 phả vào cơn gió se lành lạnh đầu thu, làn sương mỏng manh vốn tan biến rất mau trong mùa hạ chỉ khi sang thu mới “chùng chình”- cố ý đi chậm lại, giăng mắc trong ngõ nhỏ, làm không gian hư ảo đặc trưng cho mùa thu. II Hình thức : đoạn văn dài 8-10 câu, gạch chân và chú thích câu có thành phần biệt lập. 1. 0 Nội dung: phân tích một khổ thơ trong bài “Viếng lăng Bác” để làm rõ nhận định: + Ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét. 0. 5 + Chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Bác 1. 5 Đoạn văn tham khảo: Trong bài “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với chủ tịch Hồ Chí Minh” ví như trong khổ thơ thứ nhất(1) :. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Khi đến trước lăng, tác giả chỉ tả chấm phá có mỗi hàng tre bên lăng : hàng tre ẩn hiện trong sương bát ngát, màu xanh xanh, đứng thẳng hàng(2). Tả ít gợi nhiều, tình cảm của tác giả bộc lộ ngay câu đầu “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gỏn gọn như một lời thông báo nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của người con từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác(3). Cách dùng đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương, cách nói giảm, nói tránh: từ “thăm” ( Đến chơi để tỏ tìnhthân, sự quan tâm) thay cho từ “viếng” ( Đến trước linh cữu hoặc lăng mộ để tỏ lòngthương tiếc), giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, ngụ ý Bác Hồ còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người(4). Hình ảnh hàng tre vừa tả thực vừa mang tính chất ẩn dụ tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc (5). Hàng tre ẩn hiện trong sương gợi không gian rộng mà thiêng liêng (6). “Ôi!” là từ cảm thán, biểu thị niềm xúc động tự hào trước hình ảnh hàng tre, chính là lòng tự hào dân tộc mình vừa chiến thắng oanh liệt(7). Từ đó tác giả có những suy ngẫm sâu sắc: Hàng tre là hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam, đã thành một biểu tượng của dân tộc(8). Màu tre xanh mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, hiền hoà (“xanh xanh Việt Nam) nhưng cũng mang sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc ta “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” (9). Hình ảnh đẹp của hàng tre - dân tộc càng đẹp hơn khi quây quần về đây, bên Người, canh cho giấc ngủ của Người được bình yên vĩnh hằng(10). Chú thích : Câu 4 là câu sử dụng thành phần biệt lập phụ chú. II Hình thức: đoạn văn dài 15-20 câu, trình bày mạch lạc, sạch sẽ 1. I 0 Nội dung: Cảm nhận nội dung câu chuyện : nỗ lực vượt khó đi lên, đồng cảm sẻ chia, vị tha… +Nêu rõ sự việc hiện tượng có vấn đề : các vận động viên tham gia thi chạy ở một thế vận hội quốc tế, 2. cuộc thi là thử thách lớn lao nhất là khi các vận động viên đều bị khuyết tật, đã có người bị vấp ngã liên 0 tục trên đường chạy, bất lực mà bật khóc. +Đánh giá đúng sai: cuộc thi có ý nghĩa nhân đạo lớn, tất cả các vận động viên đều giành chiến thắng. +Nêu nguyên nhân: Khát vọng (dù khuyết tật các vận động viên đều muốn nỗ lực giành chiến thắng để khẳng định giá trị bản thân “có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham gia cuộc đua 100m. Súng hiệu nổ, tất cả đều cố lao về phía trước”); Đồng cảm (khi có người bị vấp ngã, những người khác cùng quay lại an ủi, giúp đỡ rồi cùng khoác tay nhau về đích trong niềm vinh quang chung) +Bày tỏ thái độ, ý kiến, nhận định: học tập các vận động viên trong câu chuyện, cuộc sống dù khó 1. khăn đến mấy vẫn nỗ lực vươn lên, đồng cảm và vị tha với những hoàn cảnh khó khăn khác. Là học sinh 0 lớp 9, đứng trước kì thi khó khăn cũng cần tinh thần vươn lên, lạc quan, đoàn kết giúp nhau ôn luyện kiến thức, kĩ năng, làm bài trung thực…để khẳng định mình, cùng nhau giành chiến thắng vinh quang..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×