Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Đánh giá sự biến động của các yếu tố thủy động lực dòng ngầm tầng 1 nước dưới đất khu vực nội thành tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐỊA LÍ
----------[\---------NGUYỄN PHÁT MINH

ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG
CỦA CÁC YẾU TỐ THỦY ĐỘNG
LỰC TRONG TẦNG I
NƯỚC DƯỚI ĐẤT
KHU VỰC NỘI THÀNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ, SỬ DỤNG HƠP LÍ VÀ TÁI TẠO
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
MÃ SỐ: 01.07.14

TP. HỒ CHÍ MINH, 12-2007


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học,
chuyên ngành BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ và TÁI TẠO
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN tại KHOA ĐỊA LÍ-ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI và NHÂN VĂN, tác giả xin chân thành
gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô thuộc Khoa Địa Lí cùng
những chuyên gia trong giáo ban, đã hết sức tận t trong quá
trình đào tạo, giúp cho tôi có được những kiến thức chuyên
ngành hết sức bổ ích .
Người viết cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt,
đối với PGS-TS Hoàng Hưng, người đã tận tình chỉ bảo, động
viên tôi trong suốt thời gian học tập, cũng như trong giai đoạn


thực hiện luận văn này.
Trong quá trình công tác, học tập và ở giai đoạn thực
hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của Ban Chủ Nhiệm Khoa Địa chất-Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên Tp.HCM, cùng sự hỗ trợ của các đồng
nghiệp trong Khoa Địa Chất, Bộ môn Địa chất Công Trình –
Địa Chất Thủy Văn và Địa Chất Môi Trường, Liên Đoàn Địa
Chất Thủy Văn – Địa Chất Công Trình Miền Nam, Chi Cục
Quản Lý Nước-Sở Nông Nghiệp, Phòng Quản Lý Tài
Nguyên-Sở Công Nghiệp Tp.HCM.
Cũng nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng tri ân
đối với gia đình, những người đã chia sẻ, động viên và tạo
mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian công tác và học tập
vừa qua.

NGUYỄN PHÁT MINH


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG II


SƠ LƯC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
ĐỊA CHẤT- ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

16

CHƯƠNG III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

22

CHƯƠNG IV

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1.Tầng chứa nước lổ hổng Holocène
4.2.Tầng chứa nước lổ hổng Pleistocène

33

4.3. Tầng chứa nước lổ hổng Pliocene trên
4.4. Tầng chứa nước lổ hổng Pliocène dưới
4.5. Đới chứa nước khe nứt Mesozoi

CHƯƠNG V

ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC
YẾU TỐ THỦY ĐỘNG LỰC TRONG TẦNG I
5.1. Các yếu tố thủy động lực của dòng thấm
-Áp lực

-Gradien áp lực
-Lưu lượng
-Đường dòng và đường đẳng áp
5.2. Các kết quả xử lí máy tính ghi nhận diễn biến
của các yếu tố thủy động lực tầng I ở các giai đoạn
-Giai đoạn 1930
-Giai đoạn 1960
-Giai đoạn 1985
-Giai đoạn 2000

5

33
35
38
40
41

42
42
43
45
45
46
50
50
55
61
68



CHƯƠNG VI

CHƯƠNG VII

KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG KHAI THÁC
NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
6.1. Khai thác sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất
6.2. Hiện trạng khai thác ở tầng Pleistocène
6.3. Hiện trạng khai thác ở tầng Pliocène trên

75

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TẦNG I KHU VỰC NỘI THÀNH TP.HỒ CHÍ MINH
7.1. Sự biến đổi mực nước theo thời gian khai thác
7.2. Chất lượng nước của tầng Pleistocène

86

CHƯƠNG VIII

KIẾN NGHỊ MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO
NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
8.1.Một số biện pháp quản lí, bảo vệ nguồn tài nguyên
nước dưới đất.
8.2.Một số phương pháp bổ cấp nhân tạo cho nước
dưới đất

75

81
85

86
97
109

109
110

KẾT LUẬN

116

THƯ MỤC THAM KHẢO

118


ABSTRACT
First part of the thesis is the introduction in general geology,
hydrogeology of HoChiMinh City, especially focus on the first aquifer at
the inner part.
After that, with the highest aquifer level data collecting at
hundreds local drilling wells in research area since 1930 till now, the
author used the Surfer software, version 8.0 for mapping the water level
surface in 1930, 1960, 1985, 2000, presenting on 3D models with contour
lines and arrows for groundwater flow direction.
Finally, base on this result, the author proposed replenishment as
the urgent solution for preventing the exhaustion of using groundwater

resources for HoChiMinh City.

TÓM TẮT
Những chương đầu của luận văn, giới thiệu tổng quát về địa chất,
địa chất thủy văn thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là tầng chứa nước
đầu tiên của khu vực nội thành.
Những chương sau, trình bày những số liệu mực nước thu thập
được từ các giếng khoan khai thác, trong tầng chứa nước trên cùng của
khu vực, từ những năm 1930.
Tác giả đã sử dụng phần mềm Surfer version 8.0 để xử lí và vẽ
những bản đồ thể hiện các đường đẳng trị mực nước, phương vận động
của dòng ngầm và thiết lập những mô hình không gian cho tầng chứa
nước, ở các giai đoạn 1930, 1960, 1985 và 2000.
Phần cuối, theo những kết quả thu được, tác giả đã đề xuất những
biện pháp cấp thời nhằm hạn chế sự cạn kiệt đang diễn ra của nguồn tài
nguyên nước dưới đất trong phạm vi thành phố.


Luận văn Thạc sỹ

Phần Mở đầu

MỞ ĐẦU
Hiện nay, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc: “Thế giới có hơn 2 tỉ
người đang khát”. Lãnh thổ Việt Nam ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
lượng nước ngọt dồi dào nhưng ở nhiều khu vực vẫn thiếu nước nghiêm trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có tốc độ phát
triển kinh tế cao của cả nước và là nơi tập trung dân cư đông nhất nước. Cùng
với sự phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, sinh hoạt tăng lên
không ngừng. Trong khi đó, “nước máy” không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng

của cư dân thành phố. Do đó, việc sử dụng nước dưới đất là lẽ đương nhiên,
nhất là đối với cư dân ở vùng ven, nơi chưa được lắp đặt mạng lưới cấp nước.
Hiện nay, thành phố đang tập trung khai thác nước chủ yếu ở hai tầng: tầng
Pleistocene (QI-III) và tầng Pliocene trên (N22). Việc khai thác nước dưới đất với
lưu lượng quá mức, không theo quy hoạch, cùng với kỹ thuật khai thác không
đạt yêu cầu đã dẫn đến những tác hại nghiêm trọng đến nguồn nước dưới đất
như làm hạ thấp mực nước, chất lượng nước xấu đi theo thời gian khai thác.
Trong khi lượng nước bổ cấp ngày càng giảm, do diện tích bề mặt bị bê tông
hoá ngày càng tăng theo mức độ xây dựng của thành phố, lượng nước khai thác
ngày càng nhiều, nguy cơ cạn kiệt nguồn nước là điều không tránh khỏi.
Chính vì vậy, việc theo dõi diễn biến của môi trường nước dưới đất trong
khu vực thành phố Hồ Chí Minh theo thời gian và sản lượng khai thác là vấn đề
hết sức cấp bách. Trong đó, việc theo dõi, đánh giá sự biến đổi của các yếu tố
thủy động lực của các tầng chứa nước đang được khai thác là một việc làm hết
sức cần thiết. Từ đó, sẽ góp phần hình thành các giải pháp thích hợp cho việc tổ
Nguyễn Phát Minh

1


Luận văn Thạc sỹ

Phần Mở đầu

chức bổ cấp nhân tạo cho tầng chứa nước, nhằm duy trì sản lượng khai thác
phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao của cộng đồng. Đồng
thời, hạn chế sự cạn kiệt đối với các tầng chứa nước, góp phần bảo vệ nguồn
tài nguyên nước dưới đất trong khu vực.
Trước yêu cầu sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới
đất, với mức độ của một luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học Địa lý-chuyên

ngành Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chúng tôi chọn
các yếu tố thủy động lực của tầng 1 nước dưới đất, khu vực nội thành thành phố
Hồ Chí Minh làm đối tượng nghiên cứu, đây cũng là giới hạn nghiên cứu của
đề tài.
I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá sự biến đổi của nước dưới đất trong thành tạo Pleistocene ở
khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh theo thời gian và sản lượng khai
thác, thông qua việc theo dõi, ghi nhận những biến đổi các yếu tố thủy động lực
của dòng ngầm trong khu vực bao gồm:
+ Sự biến đổi mực nước (áp lực), lưu lựơng, vận tốc và lưới thủy động lực
của dòng ngầm theo thời gian khai thác.
+ Kiến nghị một số biện pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất.
+ Đề xuất một số giải pháp bổ cấp nhân tạo cho nước dưới đất trong khu
vực nghiên cứu.
II. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đánh giá một cách khái quát hiện trạng
khai thác, sử dụng nước dưới đất ở khu vực và những tác động bất lợi của nó
đến môi trường nước dưới đất ở khu vực nghiên cứu, sự biến đổi của mực nước,
trong tầng theo thời gian khai thác.

Nguyễn Phát Minh

2


Luận văn Thạc sỹ

Phần Mở đầu

Từ những kết quả nghiên cứu được, đề xuất những biện pháp cho công

tác quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất. Đồng thời, tìm kiếm những giải pháp
bổ cấp nhân tạo có thể thực hiện được trong điều kiện cụ thể hiện nay.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập các tài liệu, các báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
- Tiến hành thực địa lấy mẫu nước dưới đất, đo mực nưóc ở các giếng
khai thác nước ở tầng I.
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu có được. phân tích, so sánh và lý giải
các vấn đề có liên quan .
- Sử dụng phần mềm Surfer version 8.0 biểu diễn các số liệu về mực
nước ghi nhận được ở các giếng khoan thăm dò khai thác nước dưới đất trong
thành tạo Pleistocene ở khu vực nghiên cứu.
IV. KHỐI LƯNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
1) Thu thập tài liệu:
- Các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, đặc điểm địa chất, địa chất
thủy văn của Tp.Hồ Chí Minh và các bản đồ, sơ đồ, mặt cắt địa chất – địa chất
thủy văn kèm theo.
- Các báo cáo khoa học nghiên cứu về nước dưới đất ở Tp.Hồ Chí Minh.
- Các tài liệu hố khoan ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
- Các số liệu quan trắc mực nước, chất lượng nước tại các trạm quan trắc
thuộc mạng lưới quan trắc quốc gia trong khu vực nội thành TP. Hồ Chí Minh.
2) Thực địa lấy mẫu:
- Tiến hành lấy 10 mẫu nước giếng khoan thuộc tầng Pleistocene theo
hai tuyến mặt cắt từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam.
- Lấy 2 mẫu nước sông Sài Gòn tại cầu Bình Phước.

Nguyễn Phát Minh

3



Luận văn Thạc sỹ

Phần Mở đầu

- Đo một số chỉ tiêu ngoài hiện trường như độ pH, độ dẫn điện, nhiệt
độ...
3) Phân tích mẫu nước:
Tổng cộng 10 mẫu với các chỉ tiêu sau:
- Tổng chất rắn: Phương pháp sấy khô ở 1050C
- Độ axit tổng cộng (mg CaCO3/l): phương pháp định phân bằng dung
dịch chuẩn NaOH 0,02N.
- Độ kiềm tổng cộng (mg CaCO3/l):phương pháp định phân bằng dung
dịch chuẩn H2SO4 0,02N.
- Bicacbonat (HCO3-): tính từ độ kiềm tổng cộng.
- Clorua (Cl-): phương pháp Morh.
- Độ cứng tổng cộng: phương pháp định phân bằng dung dịch EDTA
0,01N.
- Calci (Ca2+): phương pháp định phân bằng dung dịch EDTA 0,01N
- Natri (Na+): bằng phương pháp tính toán
- Sunphate (SO42-): đo bằng máy Spectrophotometer với bước sóng
420nm.
- Sắt tổng cộng: dùng thiết bị Spectrophotometer với bước sóng 510 nm.
- Nitrat (NO3-): phương pháp Brucine.
- Amonium (NH4+): phương pháp Nessler hoá trực tiếp.
4) Tổng hợp, phân tích tài liệu:
- Dựa vào các tài liệu thu thập được và các kết quả thí nghiệm, đo đạc,
để tiến hành phân tích, đánh giá sự biến đổi của các yếu tố thủy động lực của
dòng ngầm trong phạm vi tầng I, góp phần tìm hiểu hiện trạng nước dưới đất ở
khu vực nghiên cứu.


Nguyễn Phát Minh

4


Luận văn Thạc sỹ

Chương I

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC NỘI THÀNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Phạm vi nghiên cứu thuộc khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh có
diện tích 411km2, được giới hạn bởi các toạ độ địa lý sau:
10044’03”-10055’07” vó độ Bắc
106031’36”-106042’37” kinh độ Đông
Diện tích nghiên cứu bao gồm địa phận của 12 quận nội thành, phần lớn
diện tích huyện Bình Chánh (phần Đông Nam Bình Chánh), huyện Hóc Môn.
Phía Đông giáp với quận 2, quận 9. Phía Bắc giáp huyện Củ Chi. Phía Tây và
Tây Nam giáp tỉnh Long An, phía Đông Nam giáp với huyện Nhà Bè.
II. ĐỊA HÌNH
Thành phố Hồ Chí Minh là vùng chuyển tiếp giữa địa hình đồi núi của
miền trung du và địa hình trũng thấp của vùng châu thổ. Sự chuyển tiếp xảy ra
theo hai hướng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Gồm 3 dạng địa hình:
Địa hình đồng bằng cao, nằm về phía Bắc và phía Đông khu vực nghiên
cứu, bao gồm các quận Hóc môn, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận Phú
Nhuận, quận 1, quận 3, quận 10 và phần lớn quận Bình Thạnh có độ cao từ 5

đến 10m, tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng thoải về phía Nam, Tây Nam và
Đông Nam.
Địa hình đồng bằng thấp bao gồm các quận 4, quận 8, quận 6, quận 11,
quận 5 và huyện Bình Chánh, có độ cao từ 2 đến 5m.
Địa hình trũng bán ngập và ngập nước, chiếm lónh phần phía Tây, phía
Nam và Đông Nam khu vực nghiên cứu, có độ cao dưới 1m, thường xuyên bị
ngập nước theo mùa và ngập khi triều lên.
Nguyễn Phát Minh

5


Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Phát Minh

Chương I

6


Luận văn Thạc sỹ

Chương I

III. KHÍ HẬU
Khu vực nghiên cứu nói riêng và toàn thành phố Hồ Chí Minh mang đặc
điểm chung của vùng khí hậu Nam Bộ, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng hết tháng 4 năm sau.

1) Lượng mưa:
Lượng mưa hằng năm thay đổi từ 1900 đến 2300mm. Theo số liệu thống
kê 10 năm tại trạm Tân Sơn Nhất thì lượng mưa thấp nhất đo được là
1414,6mm, lượng mưa cao nhất đo được là 2335.9mm. Lượng mưa thấp nhất
thường vào tháng 1, 2 và 3 hàng năm, còn lượng mưa cao nhất trong năm
thường vào tháng 8, 9 đôi khi vào tháng 10.
Tháng
1 2 3 4
5
6
7
8
9
10 11 12
Lượng mưaTB (mm) 17 8 12 47 215 298 284 274 310 271 115 34

Lượng mưa (mm))

350

298

300
250

284 274

310
271


215

200
150

115

100
50

47
17

8

12

1

2

3

34

0
4

5


6 7
Tháng

8

9

10 11 12

Biểu đồ 1. Biểu diễn lượng mưa trong năm
2) Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình không khí chênh lệch giữa các mùa trong năm không
lớn lắm, thường dao động trong khoảng 250 đến 280 . Tháng 11,12 và tháng 1 là
Nguyễn Phaùt Minh

7


Luận văn Thạc sỹ

Chương I

những tháng có nhiệt độ không khí thấp nhất, còn từ tháng 2 đến tháng 5 là các
tháng có nhiệt độ không khí cao nhất. Tuy nhiên biến thiên nhiệt độ trung bình
hằng tháng trong năm lại không nhiều (3-40), trong khi đó chênh lệch nhiệt độ
ngày đêm lại cao (8-100).
3) Độ ẩm:
Độ ẩm không khí tương đối ổn định, độ ẩm trung bình 78 – 80% và chỉ
thay đổi trong khoảng 75 – 90%, chênh lệch độ ẩm giữa hai mùa mưa và mùa
khô từ 15 – 20%. Trong năm, mùa mưa có độ ẩm cao hơn nhiều so với mùa khô

(85 – 88%). Độ ẩm tháng cao nhất đạt đến 90%. Độ ẩm tháng thấp nhất có khi
đạt 66%.
4) Nắng:
Nhìn chung thành phố có số giờ nắng trong năm cao (2.000 – 2.200 giờ,
tức 6 – 7 giờ trong ngày). Trong năm, số giờ nắng vào mùa khô rất cao, trung
bình 250 – 270 giờ/ tháng (tức 8 – 9 giờ /ngày). Còn mùa mưa có số giờ nắng
thấp hơn, trung bình 150 – 180 giờ/tháng tức 5 –6 giờ/ngày).
5) Chế độ gió:
Chia ra mùa Đông và mùa Hạ:
Mùa Đông chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Đông Bắc ứng với
không khí đã trở thành nhiệt đới hoá tương đối ổn định nên so với mùa Đông ở
miền Bắc thì thành phố khá ấm áp và khô hạn.
Mùa Hạ chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai hướng gió mùa Tây Nam và
gió mùa Đông Nam từ Nam Thái Bình Dương đến vào giữa và cuối mùa Hạ.
Tốc độ gió bình quân biến đổi trong khoảng 1,5 – 3m/s. Tốc độ gió lớn
nhất dưới 20m/s. Hàng năm, nhìn chung gió mạnh thường xuất hiện vào mùa
khô và gió yếu hơn vào mùa mưa.

Nguyễn Phát Minh

8


Luận văn Thạc sỹ

Chương I

6) Bốc hơi:
Lượng bốc hơi tương đối cao từ 1000 đến 1200mm trong năm, lượng bốc
hơi trong mùa mưa thường thấp (50 – 90mm/tháng) còn trong mùa khô thì rất

cao (100 – 150mm/tháng) gấp 1,5 – 2,5 lần mùa mưa.
+ Lượng bốc hơi cao nhất từ tháng 2 đến tháng 4 là 5,7mm /ngày.
+ Lượng bốc hơi thấp nhất từ tháng 9 đến tháng 11 là 2,3 đến
2,8mm/ngày
Ngoài ra, vùng nghiên cứu còn chịu ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết
biển, điều này làm dịu đi thời tiết khô nóng của mùa khô.
Tháng
Lượngbốchơi(mm
)

1
4,9

Lượng bốc hơi (mm)

7
6
5

2
5,8

5.8

3
6,3

6.3

4

6,2

5
4,5

6
3,7

7
3,7

8
3,7

9
3

10
0,7

11
3,5

12
4

6.2

4.9


4.5
3.7

4

3.7

3.7

3

3.5

3

2

4

0.7

1
0
1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

Tháng

Biểu đồ 2. Biểu diễn lượng bốc hơi trong năm

7) Các hiện tượng thời tiết khác:
Khí hậu Tp Hồ Chí Minh nhìn chung, tương đối ổn định, ôn hoà nhưng có
vài biến cố thời tiết có thể xảy ra:
- Bão và áp thấp nhiệt đới: tài liệu thống kê bão hơn 100 năm qua cho
thấy chỉ có khoảng 10% trong tổng số các cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta có
Nguyễn Phát Minh

9



Luận văn Thạc sỹ

Chương I

ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Tp Hồ Chí Minh, Trong đó có rất ít cơn
bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố.
- Tuy ít bão nhưng lại có xuất hiện các cơn lốc xoáy, lốc có tốc độ khá
lớn (đến 30m/s). Những cơn lốc xoáy chỉ xảy ra trong phạm vi hẹp nhưng có
sức phá hoại mạnh.
- Những cơn giông sét cũng là những hiện tượng thường xảy ra tại Tp Hồ
Chí Minh.
IV. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN
1) Hệ thống sông ngòi
Khu vực nghiên cứu tọạ lạc ở hữu ngạn sông Sài gòn, tả ngạn sông Vàm
Cỏ Đông. Trong khu vực nghiên cứu có các rạch nhỏ như:
- Rạch Tra nối với kênh Xáng, nối liền hai sông Vàm cỏ Đông, ở phía
Tây và sông Sài Gòn ở phía Đông khu vực nghiên cứu.
- Kênh Nhiêu Lộc, xuất phát từ quận Tân Bình, đổ ra sông Sài gòn.
- Kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh Tẻ thông nhau và nối liền sông Vàm Cỏ
Đông và sông Sài Gòn làm giới hạn phía Nam khu vực nghiên cứu. Giới hạn
phía Đông khu vực nghiên cứu là sông Sài Gòn: được hợp thành từ 2 nhánh Sài
Gòn và Sanh Đôi bắt nguồn từ các đồi Lộc Ninh và ven biên giới Việt Nam –
Campuchia với độ cao 200m và chảy ra sông Đồng Nai tại Phú An. Sông Sài
Gòn ít gấp khúc, mang sắc thái của sông vùng ảnh hưởng triều do độ dốc nhỏ
(0.0013). Sông Sài Gòn có diện tích lưu vực 4500 km2 , chiều dài 250 km. Thủy
triều có thể ảnh hưởng đến tận Dầu Tiếng, cách cửa sông 148 km và cách biển
206 km. Phần lớn sông chảy trong vùng đồng bằng có cao độ 5 – 20m. Tính từ
hạ lưu đập Dầu Tiếng, sông có độ rộng từ 100m đến 200m, gần cửa sông đạt độ
rộng từ 250m đến 400m. Biên độ dao động của mực nước sông hầu hết chịu ảnh

hưởng của thủy triều biển Đông, từ 2 – 3m . Thượng lưu sông có hồ Dầu Tiếng
lấy nước tưới cho khoảng 100.000 ha thuộc các tỉnh: Tây Ninh, Bình dương,
Nguyễn Phaùt Minh

10


Luận văn Thạc sỹ

Chương I

Bình Phước và Tp Hồ Chí Minh ( huyện Củ Chi ) bằng hai hệ thống kênh Đông
và kênh Tây.
2) Đặc điểm thủy triều và sự truyền triều trong sông – kênh:
Vùng Tp Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng triều rõ rệt, chủ yếu là triều biển
Đông. Triều biển Đông có biên độ dao động lớn, từ 3 – 4m, theo thời gian trong
năm. Thủy triều hình thành một thời kỳ nước cao (đỉnh và mực nước trung bình
cao) vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 và thời kỳ mực nước thấp (chân và mực
nước trung bình thấp) vào khoảng tháng 6 đến tháng 8.Thủy triều biển Đông có
dạng bán nhật triều không đều, mỗi ngày có hai đỉnh triều và hai chân triều,
với hai đỉnh xấp xỉ nhau và hai chân lệch nhau khá lớn. Độ cao của mỗi đỉnh và
chân triều biến đổi từ ngày này sang ngày khác trong một chu kỳ triều là 15
ngày. Trong mổi chu kỳ triều, nửa tháng, biên độ hai chân triều có thể lên tới
2m. Sông Sài Gòn bị ảnh hưởng khá mạnh của thuỷ triều của biển Đông.
Trên sông Sài Gòn thủy triều ảnh hưởng đến tận Dầu Tiếng cách biển
150km.
Trên sông Vàm Cỏ Đông dao động triều còn thấy ở biên giới Việt Nam
– Campuchia.
Biên độ triều vào mùa kiệt đạt 3,0 – 3,5m tại Nhà Bè. Biên độ triều cả
mùa kiệt lẫn mùa lũ dọc sông Sài Gòn luôn đạt 2,5 – 3,0m. Tuy nhiên sau khi

có hồ Dầu Tiếng trên thượng nguồn sông Sài Gòn, do lũ tích hết trong hồ Dầu
Tiếng nên mực nước dọc sông hầu như không thay đổi (trong mùa lũ).
V. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – KINH TẾ
1) Dân cư:
Theo số liệu thống kê năm 2000 của Cục Thống Kê thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy : Tp Hồ Chí Minh có số dân 5.169.449 người, tỷ lệ tăng dân số
bình quân là 1,34%, mật độ dân số trung bình là 2468 người/km2. Số dân thành

Nguyễn Phát Minh

11


Luận văn Thạc sỹ

Chương I

thị là 4.317.127 người, số dân nông thôn là 852.322 người. Tỷ lệ nam ít hơn nữ
(nam là 2.489.089 người, nữ là 2.680.360.người).
Dân số ở tuổi lao động đang làm việc là 2.237.168 người tỷ lệ thất
nghiệp là 6,48%
Về cơ cấu lao động: Giáo dục đào tạo 931.000 người, công nghiệp
674.500 người, nông lâm nghiệp 241.700 người, dịch vụ thương mại 330.600
người, ít hơn là giao thông bưu chính 126.000 người và xây dựng 56.100 người.
Có khoảng 5 dân tộc anh em sinh sống tại Thành phố dưới dạng cộng
đồng. Nhiều nhất là người Kinh (trên 92%), kế đó là người Hoa (7%), người
Chăm và Khơ me. Số ít dân tộc thiểu số khác sống rải rác.
Về tôn giáo, hầu hết các tôn giáo lớn và có tính phổ biến trên thế giới
đều có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin
Lành, Hồi giáo. Trong số các tôn giáo này, Phật giáo chiếm số đông và phổ

biến nhất, kế đó là Thiên Chúa giáo, ngoài ra, còn có một số đạo giáo khác
mang tính địa phương như Cao Đài, Hoà Hảo, Phật Giáo Tiểu Thừa.
Trình độ văn hoá của cộng đồng dân cư trên Tp Hồ Chí Minh nhìn chung
còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế, nhưng so với cả nước thì cũng đạt
trình độ khá. Theo số liệu thống kê của Viện kinh tế Tp Hồ Chí Minh thì tỷ lệ
dân cư có học thức từ phổ thông trung học trở lên chiếm khoảng 25,3%, trong
số đó tốt nghiệp phổ thông trung học là 7,2% và trung học chuyên nghiệp trở
lên là 4,3%. Nhìn vào con số tỷ lệ này thì trình độ dân trí nói chung còn thấp so
với các nước đang phát triển xung quanh ta. Tuy nhiên, nơi đây cũng tập trung
đông đảo lực lượng khoa học kỉ thuật, công nhân lành nghề, có khả năng tiếp
thu nhanh, nhạy những loại hình công nghệ mới, tiên tiến.
Nền giáo dục đang trên đà phát triển. Niên học 1994 có đến 741.480 học
sinh phổ thông, trong đó cấp II là 233.116 học sinh, câp III là 81.186 học sinh,
trung học chuyên nghiệp 24.400 học sinh và đại học 109.400 sinh viên.
Nguyễn Phát Minh

12


Luận văn Thạc sỹ

Chương I

Y tế cũng khá phát triển, với 18.620 cán bộ y tế với số giường bệnh là
12.345 giường, đảm đương trên 14 triệu lượt bênh nhân khám và chữa bệnh.
2) Kinh tế:
Thành phố Hồ Chí Minh giữ một vai trò kinh tế hết sức quan trọng, có
ảnh hưởng lớn đối với kinh tế cả nước và có tác động mạnh mẽ đối với kinh tế
Nam Bộ. Điểm qua một số chỉ tiêu kinh tế tổng quát (số liệu của chi cục thống
kê thành phố Hồ Chí Minh năm 1994) như sau:

Tổng thu nhâp 29.845,3 tỷ đồng trong đó:
+ Công nghiệp: 6692,9 tỷ
+ Dịch vụ: 1997,7 tỷ
+ Giao thông vận tải bưu điện: 2206,4 tỷ
+ Xây dựng cơ bản: 1532,2 tỷ
+ Giá trị sản lượng nông nghiệp: 1175 tỷ
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt: 1.694,4 triệu USD, nhập khẩu đạt:
1976,7 triệu USD
Tổng số vốn đầu tư nước ngoài: 1.076,992 triệu USD, vốn pháp định là
381,0 triệu USD.
Tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Trong 10 năm trở lại đây tốc độ
tăng trưởng biến đổi từ 10 – 25%/năm.
Tóm lại Tp Hồ Chí Minh từ lâu đã phát triển nền sản xuất hàng hoá.
Trong cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghóa, nền kinh tế
thành phố càng tỏ ra năng động, giàu tiềm năng phát triển và được xem là
vùng động lực phát triển của toàn vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và Việt
Nam.
VI. MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
Khu vực nghiên cứu nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh
nói chung nằm trên khu vực tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ.
Nguyễn Phát Minh

13


Luận văn Thạc sỹ

Chương I

Hệ thống giao thông trong vùng phát triển hơn so với các vùng khác, là đầu mối

giao thông quan trọng nối liền đồng bằng Sông Cửu Long với miền Đông Nam
Bộ, miền Trung, Tây Nguyên ra đến miền Bắc và thêù giới. Phương tiện giao
thông bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không…
1) Mạng lưới đường bộ:
Rất phát triển, cho phép lưu thông một lượng xe cộ lớn trong nội thành
và các tỉnh. Mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm chủ yếu đường tráng
nhựa, một ít là đường cấp phối, các trục giao thông chính gồm có:
Quốc lộ 1A xuyên suốt từ Đông sang Tây vùng kinh tế trọng điểm Nam
Bộ từ Phan Thiết tới Tân An. Đây là trục giao thông huyết mạch nối liền miền
Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và nối tiếp xuống Đồng Bằng Sông Cửu Long
đến tận Cà Mau.
Quốc lộ 22 từ Tp Hồ Chí Minh đi Phnôm Pênh nối với các nước Đông
Nam Á.
Quốc lộ 13 và 14 chạy song song với biên giới phía Tây và Tây Nam, nối
liền vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ với Tây Nguyên và qua Lào.
Hương lộ 14, 15, 34, 5, nối liền các quận nội thành với các huyện ngoại
thành và các tỉnh miền Tây.
Các quốc lộ trên đã và đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp mở rộng,
ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của vùng. Ngoài các quốc lộ còn
có các đường nội thị, các tỉnh lộ, hương lộ nối liền các trục giao thông chính với
các quận, huyện, các khu dân cư…
2) Đường sắt Bắc - Nam
Đường sắt Bắc Nam đi qua địa bàn nghiên cứu và ga cuối cùng là ga Sài
Gòn. Trong tương lai gần sẽ khôi phục tuyến đường sắt cũ Sài Gòn – Lộc Ninh,
xây dựng tuyến đường sắt mới Tp Hồ Chí Minh – Vùng Tàu.
3) Đường hàng không:
Nguyễn Phát Minh

14



Luận văn Thạc sỹ

Chương I

Sân bay Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm Tp Hồ Chí Minh 5km, là sân
bay quốc tế lớn nhất Việt Nam, đã mở trên 30 tuyến bay trực tiếp đến các nước
Đông Nam Á, các nước Tây u, Nga, Mỹ… năng lực tiếp nhận từ 1,2 đến 2
triệu hành khách và nửa triệu tấn hàng hoá/năm và sẽ tăng trong những năm
tới
4) Đường thủy:
Khu vực nghiên cứu có hệ thống kênh rạch tương đối ít, nhưng hầu hết bị
lấn chiếm, san lấp xây dựng nên ngày càng khó khăn cho việc thoát nước,
thừơng xuyên úng ngập, nhất là sau những cơn mưa trùng với thời điểm triều
cường.Tuy nhiên một số ít như kênh Xáng ở phía bắc, sông Sài gòn ở phía
Đông Bắc và kênh Tẻ ở phía Nam khu vực nghiên cứu vẫn còn vai trò tích cực
trong việc phát triển giao thông đường thủy nối liền với các vùng lân cận.
Hệ thống cảng Sài Gòn kéo dài trên hàng chục kilômet từ Tân Cảng đến
Nhà Bè có thể tiếp nhận được tàu có trọng tải từ 15.000 – 20.000 tấn.
Cảng hàng hoá có Tân Cảng, cảng Sài Gòn, cảng Bến Nghé.
Cảng chuyên dùng có cảng Nhà Rồng chuyên tiếp nhận tàu khách, cảng
Nhà Bè tiếp nhận xăng, dầu, gas. Từ cảng Sài Gòn có thể đi đến các nơi trên
thế giới bằng đường biển và đường sông đi đến hầu hết các tỉnh đồng bằng
Sông Cửu Long với các phương tiện tàu, xà lan có tải trọng 200 – 1000 tấn.
Tóm lại hệ thống giao thông của Tp Hồ Chí Minh khá phát triển và
tương đối đồng bộ (cả đường bộ, đường sắt, đường biển đường sông và hàng
không) tạo thế rất thuận lợi cho sự phát triển của vùng.

Nguyễn Phát Minh


15


Luận văn Thạc sỹ

Chương II

CHƯƠNG II

SƠ LƯC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
ĐỊA CHẤT- ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
I . LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
1) Trước năm 1975:
Năm 1895 –1960: các nhà địa chất Pháp đã bắt đầu nghiên cứu Đồng
Bằng Sông Cửu Long nói riêng và Đông Dương nói chung. Sở địa chất Đông
Dương cho xuất bản tờ bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1/500.000 vào năm
1956, tại Sài Gòn.
Năm 1962, E. Saurin và Tạ Trần Tấn đã thành lập cột địa tầng vùng
Châu Thới – Biên Hòa – Sài Gòn.
Năm 1965, Nguyễn Văn Vân với bài “ Thềm phù sa Sài Gòn – Chợ
Lớn”, đã ghi nhận sự hiện diện của trầm tích trước Holocene, trong phạm vi
lãnh thổ Sài Gòn trước đây, nay thuộc khu vực quận 1, quận 3, quận 10 của TP.
Hồ Chí Minh.
Năm 1966, Trần Kim Thạch phác họa vài nét kiến tạo ở hạ lưu sông
Đồng Nai, xác định một số nét cơ bản về địa tầng và kiến tạo; Lê Văn Tiết mô
tả trầm tích và kiến trúc trầm tích hạ lưu sông Đồng Nai.
Năm 1971, H. Fontaine và Hoàng Thị Thân đã vẽ tờ bản đồ Sài Gòn –
Thủ Đức–Biên Hòa–Phú Cường–Nhà Bè tỷ lệ 1/25000 kèm theo thuyết minh.
Năm 1974, H. Fontaine phác hoạ sơ lược về đứt gãy và lịch sử phát triển
địa chất vùng Biên Hòa.

2) Sau năm 1975:
Năm 1975, Trần Kim Thạch xuất bản tờ bản đồ địa chất miền Nam Việt
Nam tỷ lệ 1/2.000.000.
Hồ Chín và Võ Đình Ngộ với bài viết “ Những kết quả nghiên cứu mới
về địa chất kỷ thứ IV của Đồng Bằng Sông Cửu Long”.
Nguyễn Phát Minh

16


Luận văn Thạc sỹ

Chương II

Năm 1977, Trần Kim Thạch hoàn thành tờ bản đồ địa chất trầm tích kỷ
thứ IV của Đồng Bằng Sông Cửu Long tỷ lệ 1/200.000. Nguyễn Hữu Phước với
bài viết “ Trầm tích phù sa ở hạ lưu sông Đồng Nai”. Phạm Hùng với bài viết:
“Các trầm tích trẻ Đồng Bằng Tây Nam Bộ”. Lê Đức An với bài viết “ Kiến
tạo và địa mạo miền Nam Việt Nam”
Năm 1982, Ma Công Cọ chủ biên tập bản đồ địa chất Tp. Hồ chí Minh.
Năm 1986, Đoàn 20B đã hoàn thành công tác lập bản đồ khoáng sản
Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000...bao gồm cả phần lãnh thổ Tp.Hồ Chí Minh.
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
1) Trước năm 1975:
Từ đầu thế kỷ 20, ở Sài Gòn-Gia Định người Pháp đã sử dụng nước dưới
đất để cung cấp nước tập trung bằng cách đào những giếng lớn có lưu lượng
khai thác từ hàng trăm đến hàng ngàn m3/ngày (giếng Tân Sơn Nhất
4.600m3/ngày, đào từ năm 1907).
Năm 1932 thực dân Pháp cho khoan hai lỗ khoan đầu tiên (ở đường
Phạm Đăng Hưng và ởø đường Huỳnh Tịnh Của, nay thuộc quận 1 Tp.Hồ Chí

Minh) cho lưu lượng là 10880m3/ngày và 2400m3/ngày mở đầu cho việc khoan
khai thác nước dưới đất tập trung qui mô lớn.
Năm 1936, Brenil và Molleret có bài viết ”Lịch sử cấp nước thành phố
Sài Gòn”.
Cho đến năm 1959, khu vực nội thành đã có trên 40 lỗ khoan khai thác
nước với lưu lượng là 162.000 m3/ngày. Tuy nhiên, trong suốt thời gian này hầu
như chưa có công trình điều tra nghiên cứu nào đáng kể về nước dưới đất để
luận chứng cho việc khai thác và sử dụng với qui mô như vậy mang lại lợi ích
và tác hại như thế nào.
Năm 1959 có Karpoff Raman và năm 1960 có Brashears ML lập báo
cáo tường trình về việc khai thác quá mức an toàn cho phép dẫn đến tác hại
Nguyễn Phát Minh

17


Luận văn Thạc sỹ

Chương II

làm đường biên mặn (250 mg/l Cl-) của nước dưới đất lấn sâu vào khu vực nước
ngọt trước đó, có nơi đến 2 km, dẫn đến một số lỗ khoan bị nhiễm mặn phải
đình chỉ khai thác, mực nước dươi đất bị hạ thấp sâu, có nơi đạt đến –7m.
Năm 1966, W. Rasmussen và H. Anderson (1969) trong khi nghiên cứu
tiềm năng về nước dưới đất miền Nam Việt Nam và vùng châu thổ Mekong, có
đề cập một phần đến nước dưới đất ở khu vực Sài Gòn - Gia Định – Chợ Lớn.
Các tác giả này cho rằng, phần Tây Nam thành phố và vùng duyên hải của
đồng bằng Nam Bộ đều nằm trong vùng nhiễm mặn hoàn toàn, trong nội thành
có một số giếng nước ngọt. một số khác có hàm lượng Cl- lớn hơn hoặc dao
động trong khoảng 250 – 800 mg/l và sắt tổng cộng lớn hơn 2 mg/l.

Năm 1973, theo yêu cầu của chính quyền Sài Gòn, ông Himura Tanabe
(người Nhật) đã nghiên cứu vùng Hóc Môn với mục đích xây dựng nhà máy
khai thác nước dưới đất ở vùng phía Bắc khu vực nghiên cứu, họ đã tiến hành
khảo sát bằng các tuyến đo địa vật lý, với phương pháp đo sâu điện trên diện
tích 150 km2, khoan 1 lỗ khoan, bơm nước thí nghiệm, 3 lỗ khoan nghiên cứu
địa tầng đều ở độ sâu 120 m. Dựa vào kết quả điều tra ấy, đã thiết kế một hệ
thống lỗ khoan khai thác gồm 70 lỗ khoan với công suất là 3000 m3 /ngày/ lỗ
khoan. Vì vậy công suất nhà máy họ đề nghị là 210.000 m3/ngày. Tác giả này
đã không đề cập đến sự nhiễm mặn, mối quan hệ thủy lực giữa nước dưới đất
và nước sông Sài Gòn, sự thấm xuyên.
2) Sau năm 1975:
Năm 1975, Lê Thạc Xinh đã hiệu đính và cho xuất bản tờ bản đồ địa
chất thủy văn phần miền Nam tỷ lệ 1/500.000 trong đó có vùng TP. Hồ chí
Minh.
Năm 1980, Bùi Hữu Lân, Phan Đình Điệp và Vương Văn Phổ Danh
công bố công trình “ Tiềm năng Nước ngầm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”.

Nguyễn Phát Minh

18


Luận văn Thạc sỹ

Chương II

Năm 1978 đến 1983, Trần Hồng Phú làm chủ biên đã thành lập xong
Bản đồ Địa chất Thủy văn tỉ lệ 1/500.000 cho toàn Việt Nam, trong đó vùng TP
Hồ Chí Minh được xếp vào rìa của bồn Artezi Đồng Bằng Sông Cửu Long với 3
tầng chứa nước có tuổi QI-III, N2-Q1, N2.

Từ 1981 đến năm 1984, Tô Văn Nhụ (Bộ Xây Dựng) đã tiến hành khảo
sát thăm dò nước dưới đất vùng Hóc Môn với mục tiêu phục vụ cho công tác
xây dựng nhà máy nước có khả năng cung cấp là 50.000 m3/ngày. Báo cáo đã
làm sáng tỏ phần nào về đặc điểm địa chất – địa chất thủy văn của vùng. Với
khối lượng 17 điểm khoan, 12 lỗ khoan bơm hút nước thí nghiệm, cùng nhiều
điểm đo vật lý, đo Karota, lấy mẫu nước phân tích thành phần hoá học , quan
trắc động thái… Chiều sâu nghiên cứu chủ yếu từ 120 mét trở lại, một số ít điểm
khoan đến độ sâu 150 mét. Kết quả đã đánh giá trữ lượng theo tác giả đề nghị:
Cấp A + B = 30.892 m3/ngày
Cấp C1 = 38.000 m3/ngày
Tuy nhiên, trữ lượng này chưa được Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng
sản Nhà nước chấp thuận vì hồ sơ địa tầng còn thiếu, một số thí nghiệm tính
toán các thông số địa chất thủy văn của tầng chứa nước, có độ tin cậy thấp vì
thời gian bơm hút nước thí nghiệm quá ngắn v.v… quan hệ giữa các tầng chưa rõ
ràng.
Năm 1982, Nguyễn Hồng Bỉnh và Lê Văn Tốt báo cáo về: “Đặc điểm
nguồn nước ngầm TP Hồ Chí Minh”.
Giai đoạn1981-1985, Võ Ngọc Tùng và nhóm nghiên cứu cũng đã có
báo cáo về nước ngầm của đồng bằng sông Cửu long. Trong báo cáo đó cũng
đã đề cập đến nước ngầm của TP. Hồ Chí Minh.
Năm 1983-1985 Sở Thủy Lợi thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập báo
cáo “Nghiên cứu đánh giá trữ lượng nước ngầm phục vụ nông nghiệp tại Tp Hồ
Chí Minh” công trình này chủ yếu đánh giá, tính toán các loại trữ lượng, chủ
Nguyễn Phát Minh

19


Luận văn Thạc sỹ


Chương II

yếu cho tầng nước QI-III, là tầng chứa nước đang được tập trung khai thác, hoặc
dự định khai thác phục vụ cho các vùng chuyên canh rau của T.P Hồ Chí Minh.
Giai đoạn1983-1988, Đoàn Văn Tín đã lập bản đồ Địa chất thủy văn–
Địa chất công trình tỉ lệ 1/50.000 trên toàn bộ lãnh thổ TP Hồ Chí Minh.
Từ năm 1983 đến năm 1992 Bùi Thế Định và các tác giả khác của Liên
Đoàn 8 Địa Chất Thủy văn đã hoàn thành tờ bản đồ Địa chất Thủy văn và Địa
chất Công trình Nam bộ tỉ lệ 1/200.000.
Năm 1988, Vũ Văn Nghi chủ biên công trình “Tính trữ lượng khai thác
nước dưới đất, phục vụ cho việc xây dựng nhà máy nước Hóc Môn.
Năm 1991, Liên đoàn 8 Địa chất Thủy văn tiếp tục hoàn thành báo cáo
kết quả thăm dò sơ bộ nước dưới đất vùng Củ Chi – Hóc Môn do Nguyễn Quốc
Dũng làm chủ biên với trữ lượng đã được Hội đồng xét duyệt trữ lượng Nhà
nước thông qua là:
Cấp A + B = 53.000 m3/ngày
Cấp C1 = 30.000 m3/ ngày
Năm 1994, Vũ Văn Nghi chủ biên công trình “Tính trữ lượng nguồn
nước dưới đất phục vụ cho việc xây dựng nhà máy nước Bình Chánh ,Tp Hồ
Chí Minh”. Báo cáo được hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản Nhà nước
thông qua, với trữ lượng:
Cấp A:

7.400m3/ngày,

Cấp B: 17.600m3/ngày,
Cấp C1: 77.000m3/ngày,
Cấp C2: 282.000 m3/ngày
Năm 1995, Vũ Văn Nghi đã hoàn thành công trình “Tổng hợp đánh giá
tài nguyên nước ngầm vùng Tp Hồ Chí Minh“ đưa ra trữ lượng cấp công nghiệp

và các cấp của vùng Tp Hồ Chí Minh đã được tìm kiếm thăm dò là:
Cấp A + B = 260.000m3/ngày
Nguyễn Phát Minh

20


×