Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu tác động của hoạt động chế biến cao su ảnh hưởng đến tài nguyên nước ngầm huyện tân châu tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--- --DƯƠNG THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN CAO SU ẢNH
HƯỞNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM
HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH:BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TNTN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--- --DƯƠNG THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN CAO SU ẢNH
HƯỞNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM
HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH:BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TNMT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2007



CẢ
M ƠN
LỜILỜ
CẢIM
ƠN

Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đở của quý thầy cô trường
Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh
Tây Ninh, gia đình, tập thể các nhà khoa học thuộc nhiều lónh vực và các bạn
bè cùng lớp.
- Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Khoa Học Xã Hội & Nhân
Văn, Khoa Địa Lý, quý Thầy Cô giảng dạy lớp cao học khoá 2004 - 2007,
phòng Sau Đại Học và các Phòng Ban của Trường đã tạo mọi điều kiện để em
có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
- Em xin cảm ơn Thầy PGS-TS Hoàng Hưng đã hết lòng giúp đở, hướng dẫn
tận tình và luôn động viên em hoàn thành luận văn này.
- Tôi xin cảm ơn Sở Tài Nguyên & Môi Trường Tỉnh Tây Ninh đã cung cấp
cho tôi những số liệu cần thiết để hoàn thành luận văn.
- Tôi xin cảm ơn Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Tây Ninh đã
giúp đở tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luân văn.
- Tôi xin cảm ơn Phòng Thống Kê Uỷ Ban Huyện Tân Châu đã cung cấp cho
tôi những tài liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành lụân văn của mình.
- Tôi xin cảm ơn các bạn cùng lớp của khoá học năm 2004 -2007 đã giúp đở
tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

DƯƠNG THỊ HUYỀ N

I



MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. IV
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................................V
CHƯƠNG 1:
MỞ ĐẦU........................................................................ 1
1.1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2

1.3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2

1.4


GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3

1.5

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3

2.1

ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN TỈNH TÂY NINH

5

2.2

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH

22

CHƯƠNG 2:
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.1.6
2.1.7


KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH TÂY NINH ...................... 5

Vị trí địa lý ..................................................................................................... 5
Địa hình .......................................................................................................... 6
Địa chất .......................................................................................................... 8
Thổ nhưỡng .................................................................................................. 10
Thời tiết và khí hậu ..................................................................................... 10
Thuỷ văn....................................................................................................... 18
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ............................................................. 21

2.2.1
Dân số và sự phân bố dân cư ...................................................................... 22
2.2.2
Diển biến gia tăng dân số ........................................................................... 23
2.2.3
Cơ cấu dân số............................................................................................... 24
2.2.4
Diễn biến đô thị hóa. ................................................................................... 25
2.2.5
Sức khỏe cộng đồng..................................................................................... 26
2.2.6
Tình hình phát triển kinh tế ....................................................................... 28
a) GDP và thu nhập bình quân đầu người của tỉnh……………………………………………………..…..28
b) Cơ cấu GDP của tỉnh
28

c) Tình hình đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn

29


d) Các nhà máy, xí nghiệp độc lập (ngoài KCN) mới được đầu tư trong năm 30
e) Tình hình sản xuất nông nghiệp
30
f) Tình hình phát triển sản xuất ở các làng nghề
32
g) Tình hình phát triển ngành du lịch ở địa phương
34
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM TỈNH TÂY NINH .............. 39
3.1

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN

3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4
3.1.5
3.1.6

39

Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen( qh)................................... 39
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen trung- thượng (qp2-3 )........... 40
Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliestocen hạ ( qp1 ) .............. 41
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pliocen ha ï(m4 1).......................... 43
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Miocen thượng( m33) ................... 44
Phức hệ chứa nước khe nứt phun trào bazan Pliestocen (βqp)..................... 44

II



3.1.7
3.1.8

Phức hệ chứa nước khe nứt trầm tích Mezozoi (ms ).................................... 45
Phức hệ nước khe nứt các trầm tích Paleozoi (ps)........................................ 45

3.2

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NƯỚC NGẦM Ở TÂY NINH

46

4.1

SƠ LƯC VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CAO SU VÀ NGUỒN GỐC NƯỚC THẢI CỦA NÓ 51

4.2

THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI

57

4.3

HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

62


3.2.1
Các giếng khai thác tập trung (giếng công nghiệp) ..................................... 47
3.2.2
Các giếng khai thác tập trung tại các khu công nghiêp ............................... 48
3.2.3
Các giếng khai thác thuộc chương trình nước sạch nông thôn ............... 49
CHƯƠNG 4:
HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN CAO SU TỈNH TÂY NINH....................... 50
4.1.1
4.1.2
4.2.1
4.2.2
4.2.3

Dây chuyền sản xuất mủ cốm từ mủ nước:................................................... 53
Dây chuyền sản xuất mủ cốm từ mủ tạp....................................................... 54
Nước thải sinh hoạt của nhà máy ................................................................. 57
Nước thải công nghệ của nhà máy :............................................................. 59
Nước thải nhiễm dầu..................................................................................... 61

CHƯƠNG 5: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM DO HOẠT ĐỘNG
CHẾ BIẾN CAO SU HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH ....................................... 69
5.1 SƠ LƯC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN TÂN CHÂU

69

5.2 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM DO HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN CAO SU 2005, 2006

70


5.3 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM 2007

75

6.1 KẾT LUẬN

85

6.2 KIẾN NGHỊ

85

5.1.1. Nhiệt độ .............................................................................................................. 69
5.1.2. Độ ẩm và chế độ mưa ....................................................................................... 69
5.1.3 Chế độ gió ........................................................................................................... 69

5.3.1 Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu.............................................. 75
a/ Phương pháp lấy mẫu
75
b/ Vị trí các điểm lấy mẫu
77
c/ Kết quả phân tích
79
5.3.2
Đ ề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước ngầm cho tỉnh Tây
Ninh
79
CHƯƠNG VI:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHÒ .................................................. 85


III


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh ......................................................................... 6
Hình 2: Rừng cao su thiên nhiên chưa khai thác ............................................................. 51
Hình 3: Nhà máy chế biến mủ cao su thiên nhiên........................................................... 57
Hình 4: Hồ chứa nước thải ................................................................................................ 65
Hình 5: Hệ thống máng dẫn .............................................................................................. 65
Hình 6: nh hưởng của hoạt động chế biến cao su đến tài nguyên nước ngầm huyện
tân châu ....................................................................................................................... 70
Hình 7: Mẫu NN2 cách nhà máy Cao Su Tiến Thành 30- 50m..................................... 77
Hình 8: Mẫu NN3 cách nhà máy Cao Su Thiên Bích từ 30 - 50m ................................. 78
Hình 9: Mẫu NN4 cách nhà máy Cao Su 30/4 40 -60m ................................................. 78

IV


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở Tây Ninh trong 10 năm. ............ 12
Bảng 2: Lượng mưa trung bình (mm) các tháng trong năm của tỉnh ............... 13
Bảng 3: Độ ẩm tương đối trung bình (%) các tháng trong năm của tỉnh. ........ 15
Bảng 4: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm của tỉnh trong 20 năm qua.. 16
Bảng 5: Tốc độ gió trung bình (m/s) theo các hướng gió chính trong tỉnh. ...... 17
Bảng 6: Số giờ nắng (giờ) các tháng trong năm của tỉnh .................................. 18
Bảng 7: Một số trưng thuỷ văn cơ bản của sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông
thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh. ....................................................................... 20
Bảng 8: Số đơn vị hành chánh, diện tích và dân số của tỉnh Tây Ninh năm 200523
Baûng 9: Diễn biến dân số của tỉnh Tây Ninh trong hơn 10 năm.......................... 24
Baûng 10: Cơ cấu dân số tỉnh Tây Ninh ................................................................. 24

Baûng 11: Diễn biến dân số đô thị tỉnh Tây Ninh giai đoạn 1995-2005................. 25
Bảng 12: Tốc Độ tăng trưởng GDP bình quân .................................................... 26
Bảng 13: Cơ cấu GDP ........................................................................................... 29
Bảng 14: Tình hình đầu tư phát triển KCN của tỉnh Tây Ninh tính đến 30/06/2006
.......................................................................................................................... 29
Bảng 15: Một số loại cây trồng chủ lực của tỉnh Tây Ninh.................................. 31
Baûng 16: Một số loại gia súc, gia cầm chủ lực của tỉnh Tây Ninh .......................... 31
Bảng 17: Tình hình khai thác khoáng sản ........................................................... 32
Bảng 18: Tình hình khai thác khoáng sản năm 2004 .......................................... 37
Bảng 19: Lïng nước tiêu thụ đối với ngành công nghiệp lưạ chọn ( DONRE,
2005)................................................................................................................. 46
Bảng 20: Hiện trạng khai thác nước ngầm ở Tây Ninh (LĐĐCTV, 1999)........ 47
Bảng 21: Hiện trạng khai thác nước ngầm ở các khu công nghiệp (LĐĐCTV,
1999)................................................................................................................. 48
Bảng 22: Thành phần chất hữu cơ phi cao su trong mủ ..................................... 52
Bảng 23: Tính chất của nước thải sinh hoạt ........................................................ 58
Bảng 24: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ....................... 58
Bảng 25: Thành phần tính chất nước thải chế biến cao su (Viện nghiên cứu Cao
Su Việt Nam, 2002) ......................................................................................... 60
Bảng 26: Thành phần tính chất nước thải của nhà máy cao su Tân Biên ........ 66
Bảng 27: Thành phần tính chất nước thải của nhà máy cao su Tiến ThànhError!
Bookmark not defined.
Bảng 28: Thành phần tính chất nước thải của nhà máy cao su 30/4 ................. 68
Bảng 29: Phân tích thành phần tính chất các mẫu nước ngầm ..Error! Bookmark
not defined.
Bảng 30: Bảng phân tích thành phần tính chất các mẫu nước ngầm ......... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 31: Kết quả phân tích 06 mẫu nước ngầm không nằm gần các nhàmáy 73
V



Bảng 32: Kết quả phân tích thành phần tính chất các mẫu nước ngầm .......... 76

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

CSDL: Cơ sở dữ liệu
HTTT: Hệ Thống Thông Tin
KTTV: Khí tượng thủy văn
ĐCCT: Địa chất công trình
ĐCTV: Địa chất thủy văn
ĐC&KS: Địa chất và Khoáng sản
KH&CN: Khoa Học và Công Nghệ
TN&MT: Tài nguyên và Môi trường
TNKS: Tài nguyên khoáng sản
TNMT: Tài Nguyên Môi Trừơng
VLXD: Vật liệu xây dựng

VI



HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

CHƯƠNG 1:

LUẬN VĂN THẠC SĨ

MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ với tổng diện tích tự nhiên
là 4.029,98km2 và tổng số dân khoảng 1.045.713 người. Tiềm năng kinh tế chủ
yếu của Tây ninh là sản xuất cây nông nghiệp và trồng cây công nghiệp như cây
khoai mì, cây mía… và đặc biệt là cây cao su chiếm một diện tích khá lớn đất
nông nghiệp của tỉnh.
Với nhu cầu về cao su trên thế giới ngày càng tăng, nên nhu cầu trồng cao
su cũng như chế biến cao su trong nước cũng đang được đặc biệt chú trọng. Theo
thống kê năm 2006 diện tích trồng cao su của toàn tỉnh là 66.690 ha và đã có 30
cơ sở sơ chế và chế biến cao su trong tỉnh , trong đó có 04 công ty lớn là : Công
Ty Cao Su Tân Biên, Công Ty Cao Su Tây Ninh, Công Ty Cao Su 1/5 và Công
Ty Cao Su 30/4 ước tính chiếm 60% sản phẩm trong toàn tỉnh. Năng lực chế biến
của tất cả các công ty hiện nay hơn 94.000 tấn với các loại sản phẩm chủ yếu là
mủ Latex, SVR và một số sản phẩm khác đã được xuất khẩu sang một số nước
trên thế giới. Lượng nước thải từ việc chế biến này ước tính hàng năm khoảng
hơn 1.410.000m3.
Phần lớn các cơ sở chế biến cao su trong tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước
thải hoàn chỉnh hoặc có cũng chưa đạt tiêu chuẩn cho phép, làm cho nguồn tiếp
nhận lượng nước thải này bị ô nhiểm nghiêm trọng. Riêng huyện Tân Châu với
công ty chế biến cao su Tân Biên, công ty chế biến cao su 30/4, nhà máy chế

biến cao su Tiến Thành, Thiên Bích… hàng năm đã chế biến hơn 33.000 tấn sản
phẩm và đã đổ vào môi trường khoảng 495.000m3 chưa được xử lý đúng theo tiêu
chuẩn cho phép, làm nguồn nước ngầm- nguồn nước sinh hoạt chính của người
dân trong khu vực đang trong tình trạng báo động vì bị ô nhiễm.

1

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Theo Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam thì tình trạng quá tải đang xảy ra
với hệ thống xử lý nước thải hiện hành của một số doanh nghiệp chế biến cao su
trong cả nước. Việc quá tải này xảy ra ngay ở thời điểm các nhà máy chế biến chỉ
hoạt động một nữa công suất. Điều đó đồng nghóa với việc mức độ gây ô nhiễm
sẽ gia tăng. Đó là chưa nói đến việc hầu hết hệ thống xử XLNT của nhà máy chế
biến chỉ được vận hành khi có đoàn kiểm tra, một số hệ thống XLNT khác vận
hành chưa đúng kỹ thuật.
Nước thải từ các doanh nghiệp chế biến cao su với hệ thống XLNT như
trên không những làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm bởi mùi hôi của nó
mà còn làm cho nguồn nước tiếp nhận bị nhiẽm bẩn nghiêm trọng bởi nồng độ
COD,BOD5, SS… rất cao. Làm thế nào để giảm thiểu sự lan truyền các chất
ônhiễm của nước thải do hoạt động chế biến cao su ảnh hưởng đến chất lượng
nước ngầm của tỉnh Tây Ninh và đặc biệt là huyện Tân Châu- vùng có nhiều cơ
sở chế biến cao su nhất là rất cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm nước ngầm do hoạt động chế biến cao su

của tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là huyện Tân Châu. Đề xuất một số ý kiến nhằm
giảm thiểu sự ô nhiễm nước ngầm.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng nước ngầm của tỉnh Tây Ninh qua các
hoạt động chế biến mì, cao su, đường
-

Hiện trạng xử lý nước thải của các cơ sở chế biến cao su trong tỉnh nói
chung và của huyện Tân Châu

-

Tác động của hoạt động chế biến cao su ảnh hưởng đến tài nguyên
nước ngầm của huyện Tân Châu

2

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

-

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Một số ý kiến đề xuất nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm tài nguyên nước
ngầm của tỉnh, huyện.

1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các cơ sở chế biến cao su
trong tỉnh và đặc biệt là của huyện Tân Châu.
-

Hiện trạng ô nhiễm nước ngầm do hoạt động chế biến cao su.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu trong phòng
Bao gồm việc chọn lọc, thu thập tài liệuvà xử lý những tài lịêu đã có:
Phương pháp thu thập tài liệu: Chọn lọc và thu thập các nguồn tài liệu có ý
nghóa cũng như những bản đồ liên quan để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
đề tài. Những nguồn tài liệu có thể là: các báo cáo môi trường hàng năm của tỉnh,
các tài liệu về hiện trạng môi trường( báo cáo số lịêu, bản đồ) ; tài nguyên đất,
tài nguyên nước… Đó chính là những thông tin chính thể hiện thực trạng môi
trường của tỉnh. Sách báo đã phát hành chứa đựng những thông tin liên quan đến
môi trường. Thông tin có thể từ các file của đóa mềm, từ CD-ROM hoặc từ các
website trên mạng Internet.
Phương pháp phân tích- so sánh- tổng hợp: Đọc, phân tích và so sánh các
nguồn tài liệu khác nhau đã thu thập được, so sánh các số liệu đã thu thập được
với các số liệu chuẩn về chất lượng môi trường , ghi lại các ý kiến nhận xét của
mình và cuối cùng tổng hợp để rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho đề tài.
-

Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Điều tra thực địa là những phương pháp truyền thống trong việc nghiên cứu
môi trưiờng nước trước đây. Ngày nay, không những điều kiện môi trường tự
nhiên mà nhiều ngành khoa học khác trong đó có việc nghiên cứu các vấn đề về

3


GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

môi trường dù có thêm nhiều phương pháp mới và hiện đại vẫn không thể thiếu
phương pháp thực địa.
Trong đề tài này, áp dụng phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ghi
nhận thông tin, quan trắc các nguồn nước thải có ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường.
-

Phương pháp lập bản đồ, biểu đồ

Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày bằng các số liệu so sánh, các bảng
biểu trong quá trình nghiên cứu.
-

Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

Bước đầu tham gia nhgiên cứu khoa học theo phương pháp nghiên cứu
khoa học đã được học tập trong khoá cao học, cần phải có sự hướng dẫn, chỉ bảo
của các Thầy Cô và các chuyên gia đi trước đã am hiểu lónh vực mình nghiên cứu
nhằm học hỏi thêm và đưa ra những kết luận đúng đắn và sâu sắc. Do đó, cần
phải sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. Mặt khác, như mọi công
trình nghiên cứu, luận văn rất cần tham khảo các tài liệu, báo cáo đã có trước đây
để làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo. Do đó, việc thừa kế kết quả nghiên

cứu của những nghiên cứu trước đây cũng được xem như là một phần của phương
pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

4

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

CHƯƠNG 2:

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH TÂY NINH

2.1 ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN TỈNH TÂY NINH
2.1.1 Vị trí địa lý
Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong khoảng toạ độ
từ 100 57’ 08’’ đến 110 46’ 36’’ vó độ Bắc và từ 1050 48’ 43’’ đến 1060 22’ 48’’
kinh độ đông
-

Phía Tây và Tây Bắc : giáp Campuchia

-

Phía Đông : giáp các tỉnh Bình Dương, Bình Phước

-


Phía Nam và Đông Nam :giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.035,45 km2 ( 403,545 ha ). Tỉnh có 9
đơn vị hành chánh gồm 01 thị xã và 08 huyện, 95 xã phường (08 thị trấn, 05
phường, 82 xã). Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và
thủ đô Phnom Phênh của vương quốc Campuchia, cách thành phố Hồ Chí Minh
99 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22.

5

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh
2.1.2 Địa hình
Tây Ninh là tỉnh nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồi núi cao nguyên
Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long, do đó địa hình của tỉnh vừa mang
đặc điểm của một vùng đồi núi, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng.

6

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Địa hình tỉnh Tây Ninh nghiêng dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam,
được phân làm hai vùng rõ rệt. Phía Bắc với địa hình gò đồi dốc, độ cao trung
bình từ 10 - 15m. Đặc biệt cách thị xã Tây Ninh gần 10 km có núi Bà Đen cao
986m là ngọn núi duy nhất nằm trong địa bàn tỉnh. Phía Nam địa hình mang đặc
điểm của đồng bằng, với độ cao trung bình từ 3 - 5m
Địa hình Tây Ninh nhìn chung khá bằng phẳng với các bề mặt phù sa cổ
được nâng cao trên diện tích rộng. Mặt bằng thấp nhất có độ cao 3 - 5m so với
mặt nước biển ( phía Tây Gò Dầu ). Địa hình Tây Ninh được chia thành 4 dạng
chính:
-

Địa hình đồi núi

Chủ yếu thuộc về khối núi Bà Đen với diện tích khoảng 15 km2 là kiểu địa
hình sườn xâm thực bóc mòn với độ dốc lớn, thay đổi từ 20 – 400 .Tại các dạng
địa hình này hiện nay đang xảy ra quá trình xâm thực bóc mòn mạnh mẽ (kể cả
cát trượt và sụt lở đất ), tầng đất tại những địa hình này còn rất mỏng (thông
thường chỉ khoảng 30 - 50 cm đã tới nền đá), đá lộ thiên chiếm tỉ lệ rất cao.
-

Địa hình đồi

Là tập hợp các bề mặt đỉnh đồi có độ cao thay đổi trong phạm vi 50 - 80m,
được tạo thành từ cát bột kết, bột kết hoặc phù sa cổ được nâng cao. Đây là dạng
địa hìnhkhá phổ biến ở Tây Ninh. Về nguồn gốc đây là kiểu địa hình bóc mòn
tích tụ, những nơi quá trình bóc mòn xảy ra mạnh đất bị xói lở và vật liệu bị mang
đi, tầng đất còn lại mỏng. Ở vị trí chân các đồi vật liệu được tích tụ lại tạo thành

các tầng đất bỏ rời hoặc kết dính do ngập nước.
-

Địa hình đồi dốc thoải

Là những bề mặt có độ cao thay đổi trong phạm vi 15- 25m có khi lên tới
30m so với mực nước biển. Địa hình này có một ít ở Nam Tân Biên và xuất hiện
khá nhiều ở các huyện Dương Minh Châu, Hoà Thành, Trảng Bàng, Gò Dầu và
7

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

một ít ở Bến Cầu. Các đồi ở đây có đỉnh bằng, tròn, sườn lồi, rất thoải, độ dốc
sườn chỉ khoảng 2 –30 . Phần trên của mặt bằng các đồi này có vật liệu thô (bột
cát ) màu vàng (từ đậm đến nhạt) với độ dày từ 1- 7m. Phía dưới là lớp laterit khá
rắn chắc.
-

Địa hình đồng bằng

Là địa hình các thềm sông bậc 1 có độ cao tuyệt đối 5-10m, các bãi bồi
hiện đại chỉ cao hơn mức nước biển 2- 5m phân bố dọc các lòng sông thành từng
dãy rộng 20 - 150m với chiều dài khoảng vài km. Với thế nằm thấp đất ở đây
được hình thành từ các sản phẩm tích tụ mà chủ yếu là các aluvi hiện đại. Khối
vật liệu từ thô đến mịn chứa nhiều xác thực vật kém phân huỷ tạo nên than bùn,

đất lầy than bùn với diện tích hẹp và rải rác.
Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng , thuận lợi cho phát
triển toàn diện về nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng .
2.1.3 Địa chất
Lớp nền và lớp bề mặt của tỉnhø chủ yếu là aluvi chiếm một diện tích rất
lớn, phân bố chủ yếu về phía Tây đến tận Campuchia. Các aluvi mới ở phía Đông
nằm phủ lên lớp aluvi cổ (nơi aluvi cổ bị hạ xuống thấp dưới mực nước biển ). Tại
phía Nam, cách lãnh thổ Tây Ninh không xa lắm, tại vùng Bến lức tỉnh Long An
ở độ sâu 7 - 8m và vùng Tân An ở độ sâu 15- 20m đã phát hiện tầng laterit có
nguồn gốc aluvi cổ.
Ở phía Bắc của vùng có tồn tại một ít nhóm đất thuộc loại đất bazan, dưới
sâu 100m có phân bố một lớp aluvi cổ và dưới độ sâu 200m là tầng đá gốc – đá
phiến tuổi Mezozoi và Faleozoi muộn, một vài nơi bị xé nứt bởi các granít tuổi
Jura muộn – Creta sớm. Tại đây cũng gặp các xâm nhập granit đó ở các vùng nổi
cao như núi Bà Đen ……
8

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tuổi các aluvi cổ của tỉnh Tây Ninh theo thứ tự từ dưới lên bề mặt là :
Neogen đến Pleistocen muộn phủ trên 4/5 lãnh thổ của tỉnh. Phần còn lại của
lãnh thổ là các địa hình thấp phủ đầy các trầm tích Holocen với tuổi thay đổi từ
Q1-2IV, Q 2-3IV tới hiện đại , thành phần vật liệu là sét, cát hoặc than bùn.
Các thành phần địa chất tạo thành nền đất vùng nghiên cứu được miêu tả
như là nguồn cung cấp vật liệu trầm tích cho rạch Tây Ninh . Do vậy ở đây việc

mô tả sẽ có giới hạn trong các lớp bề mặt vì đây là những đối tượng bị tác động
bởi quá trình bị xâm thực, xói mòn, rửa trôi.
Nền đất vùng nghiên cứu được cấu tạo bằng các thành phần địa chất như
sau :
Trầm tích sông, hệ tầng Thủ Đức (aQII-III1 tđ ):
Thành phần chủ yếu là sét bột lẫn ít cát màu xám vàng,nâu vàng loang
lỗ, tỷ lệ sét bột tăng dần từ dưới lên trên: sét 22,8 - 71,1%, bột 26 - 39,9%, cát
giảm từ 37,3 - 2,9%.Thành tạo này phân bố khá liên tục ở Hoà Thành, Dương
Minh Châu và một ít ở Tân Châu
Trầm tích sông, hệ tầng Củ Chi (aQIII3 cc )
Thành phần gồm cát bột xen sét bột cát màu xám trắng vàng, nâu đỏ
loang lỗ .Tỷ lệ cát 34 - 70%, sét bột 30 - 66%. Cát có thành phần chủ yếu là
thạch anh lẫn ít mảnh đá. Phân bố rải rác qua các huyện Hoà thành, Châu Thành,
Thị Xã, Gò Dầu, Trảng Bàng, phân bố ở độ cao từ 5-10m.
Trầm tich sông(aQIV1-2)
Phân bố thành dải hẹp, dọc theo rạch, ở vị trí tương ứng với thềm sông, với
độ cao địa hình từ 2- 4m
Vật liệu thường có thành phần cát bột đến sét bột, cát bở rời màu xám, xám
trắng, xám vàng rải rác một ít mảnh vụn thực vật phân huỷ kém.Thành phần hạt
mịn chiếm ưu thế, tỷ lệ sét 22- 67%, bột 14- 43%, cát 34- 52%.
9

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trầm tích sông(aQIV2-3)

Viền theo rạch ở dạng dải hẹp không liên tục , quy mô hạn chế .Tương ứng
với trầm tích bãi bồi cao.Thành phần đặc trưng là sét bột chiếm tỉ lệ cao: sét bột
40 - 60% , bột 20 - 30%
Trầm tích sông (aQIV 3)
Đây là các thành tạo bãi bồi thấp hay bãi giữa lòng của các rạch, phát triển
hạn chế. Thành phần chủ yếu là cát bột. Bề dày từ 1- 2m.

2.1.4 Thổ nhưỡng
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng, Tây Ninh có 05 nhóm đất chính với 15
loại đất khác nhau. Trong đó :
-

Nhóm đất xám : có khoảng 344.928 ha, chiếm tỉ lệ lớn nhất, khoảng
85,63% tổng diện tích đất tự nhiên, là tài nguyên quan trọng nhất để
phát triển nông nghiệp.

-

Nhóm đất phèn: tổng diện tích khoảng 25.359 ha, chiếm 6,3% phân bố
chủ yếu ở ven sông Vàm Cỏ Đông.

-

Nhóm đất đỏ vàng: khoảng 6.850 ha, chiếm 1,7%, phân bố nhiều ở
vùng đồi núi thuộc huyện Tân Biên và Tân Châu

-

Nhóm đất phù sa: khoảng 1.755 ha, chiếm 0,44% diện tích đất tự nhiên


-

Nhóm đất than bùn chôn vùi: diện tích khoảng 1.072 ha, chiếm 0,27%

2.1.5 Thời tiết và khí hậu
Khí hậu của tỉnh Tây Ninh mang tính đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo nên khí hậu nóng ẩm, chế độ nhiệt quanh năm tương đối cao. Nhiệt
độ trung bình năm vào khoảng 26-27oC, chế độ bức xạ dồi dào, có 2 mùa rõ rệt :
10

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 04 năm sau và
tương phản rất rõ với mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11.
Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, có địa hình cao, ít chịu ảnh
hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Đây là điều kiện thuận lợi để phát
triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả và cây công
nghiệp, chăn nuôi gia súc.
Tình hình khí tượng
Thời tiết khu vực tỉnh Tây Ninh trong năm 2006 diễn biến bất thường, tình
hình mưa lớn, lốc xoáy xảy ra gây thiệt hại lớn trên địa bàn tỉnh. Mùa khô năm
2006 hầu như không có và nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao vì đã đến cuối
tháng 11 nhưng nhiệt độ vẫn ở mức trên 31oC
Tình hình thời tiết Tây Ninh từ ngày 11 đến ngày 20/11/ 2006, có sự hoạt
động của bão ảnh hưởng đến thời tiết của tỉnh, mưa tăng cả về diện và lượng.

-

Tổng lïng mưa

:

30 - 60 mm

-

Nhiệt độ không khí trung bình:

-

Nhiệt độ không khí cao nhất: 30 - 32oC ; thấp nhất: 21- 23oC

27- 28oC

Tổng lượng mưa năm 2004 là 1.578,7mm thấp hơn trung bình nhiều năm
370,4mm và thấp hơn năm 2003 là 218,5mm.
Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ trungbình năm 27,2oC và ít thay đổi ( trung bình các năm 2000
-

2004), lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến
trên 7 giờ nắng.

Nhiệt độ trung bình tháng không dưới 25oC , chế độ nhiệt ít biến động qua
các tháng trong năm, thường chỉ dao động từ 0,5 – 1oC. Tháng có nhiệt độ cao
nhất trong năm là tháng 4 và tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 12.

Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất khoảng 3,7oC.
11

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bảng 1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở Tây Ninh trong 10 năm.
(Cục Thống Kê tỉnh Tây Ninh, Niên Giám Thống Kê 2005)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
-

1995
26,1

26,0
27,5
29,3
28,2
27,8
27,1
27,1
26,5
26,7
26,1
25,0
27,0

2000
26,4
26,5
27,6
28,3
27,8
27,0
26,8
26,8
26,8
26,1
26,1
26,1
26,9

2001
26,3

26,7
27,5
28,5
28,0
27,1
27,7
26,9
27,3
26,9
25,3
25,8
27,0

2002
25,7
26,2
28,0
29,1
29,2
27,8
28,0
26,7
27,2
27,1
26,8
26,8
27,4

2003
25,1

27,0
28,3
29,7
28,2
28,1
27,2
27,2
27,0
26,7
26,7
25,4
27,2

2004
26,4
26,4
28,5
29,6
28,7
27,4
27,5
27,2
27,2
27,1
27,3
25,7
27,4

Nhiệt độ trung bình tại các vùng của tỉnh chênh lệch nhau không đáng
kể, riêng vùng cao phía Đông Bắc của tỉnh và trên núi Bà Đen, nhiệt

độ thấp hơn thị xã Tây Ninh khoảng 0,5oC và thấp hơn 0,5 - 1,4oC so
với đồng bằng

-

Nhiệt độ trong ngày luôn thay đổi, nhiệt độ thường đạt giá trị cao nhất
lúc 13-14 giờ và thấp nhất lúc 4-5 giờ. Từ năm 1976 đến nay, nhiệt độ
cao nhất tuyệt đối là 39oC (ngày 15/ 5/1983) và nhiệt độ thấp nhất là
15oC (ngày 19/12/1982).

Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, nhất là vào mùa khô ( 810oC hoăc hơn nữa). Tổng lượng nhiệt toàn năm vào khoảng 9.500 -10.000oC

12

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Như vậy, Tây Ninh nhận được nguồn nhiệt khá lớn, dẫn đến những biến đổi
sâu sắc và nhanh chóng trong sự hình thành vỏ phong hoá, sự tiến triển của đất
và ảnh hưởng đến sự phát triển cây trồng, vật nuôi.
Chế độ mưa
Mưa ở Tây Ninh chịu sự chi phối luân phiên của nhiều khối không khí có
nguồn gốc khác nhau. Tuỳ theo sự hoạt động của các khối không khí mà mùa
mưa và mùa khô cũng biến đổi theo từng năm, có năm mùa mưa hoặc mùa khô
đến sớm, có năm đến muộn.
Mùa mưa: mùa mưa ở Tây Ninh trùng với gió mùa Tây Nam, bắt đầu từ

tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 83,6 – 94,5% tổng lượng mưa của cả
năm. Mùa mưa thường xảy ra dạng mưa rào to, nặng hạt, mau tạnh, vào những
tháng đầu mùa mưa thường có giông, sấm sét.
Bảng 2: Lượng mưa trung bình (mm) các tháng trong năm của tỉnh
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm

1995
36,7
25,5
350,5
142,8
230,1
202,1
672,4
312,9
68,1
42,7

2.083,8

2000
71,3
35,3
27,5
99,3
143,5
558,9
313,2
235,3
169,5
469,9
156,4
167,7
2.477,8

2001
74,2
116,5
292,8
188,3
437,3
150,4
364,5
252,6
314,2
47,4
134,2
2.372,4


2002
58,7
72,4
328,5
144,9
216,2
252,9
323,5
173,9
153,2
1.724,2

2003
0,2
10,2
16,2
223,3
259,9
313,1
273,0
266,2
379,7
55,4
1.797,2

2004
0,7
85,1
218,3

322,3
283,2
241,1
171,8
173,5
82,6
0,1
1.578,7

Nguồn: Niên giám thống kê 2005- Cục thống kê tỉnh Tây Ninh
Lượng mưa trung bình năm: 1.600 - 2000mm
Lượng mưa năm lớn nhất:
2.300 - 2500mm
13

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Số ngày mưa bình quân năm: 116 ngày
Mưa phân bố rất không đồng đều, vào mùa mưa (tháng 5-11) trong khoảng
120 - 140 ngày mưa với trị số trung bình hàng tháng 200 - 300 mm. Biến động
mưa theo không gian không lớn. Theo thống kê nhiều năm, lượng mưa ở khu vực
phía Đông và Đông Nam của tỉnh lớn hơn các nơi khác. Lượng mưa lớn ngày,
tuần, tháng phần nhiều xuất hiện vào tháng 09 và tháng 10 hàng năm. Những số
liệu này có ý nghóa thực tiễn rất lớn đối với các hoạt động kinh tế , đặc biệt trong
việc bố trí thời vụ, thâm canh cây trồng .

- Mùa khô: trùng với gió mùa Đông Bắc, mùa khô kéo dài trong 5 tháng
(tháng 12- 4) với lượng mưa rất ít và bức xạ mặt trời lớn làm tăng quá trình bốc
hơi một cách mãnh liệt, dẫn đến hiện tượng khan hiếm nước, xảy ra hạn hán vào
cuối mùa khô, nhất là các vùng đất cao phía Bắc và Đông bắc tỉnh
Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình năm ở Tây Ninh rất cao, vào khoảng 78 82%. Thông thường nhiệt độ càng cao thì độ ẩm càng thấp và ngược lại, lượng
mưa càng cao thì độ ẩm càng lớn. Những ngày có độ ẩm thấp thường xuất hiện
trong tháng 1, 2. Vào thời điểm này, độ ẩm thấp nhất trung bình chỉ đạt 47%, độ
ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối là 38% xảy ra ngày 3/2/2005. Ngược lại trong
những ngày nhiều mây, có mưa lớn, độ ẩm thường đạt 90- 99%

14

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bảng 3: Độ ẩm tương đối trung bình (%) các tháng trong năm của tỉnh.
Tháng
1995 2000 2001 2002 2003 2004
68,0
77,0
83,0
78,0
79,0
78,0
1

69,0
79,0
79,0
79,0
77,0
76,0
2
72,0
83,0
83,0
78,0
80,0
71,0
3
73,0
82,0
85,0
80,0
80,0
63,0
4
81,0
87,0
88,0
83,0
90,0
79,0
5
83,0
89,0

90,0
88,0
90,0
83,0
6
82,0
90,0
89,0
87,0
92,0
83,0
7
85,0
91,0
91,0
92,0
91,0
80,0
8
88,0
89,0
88,0
92,0
92,0
81,0
9
85,0
93,0
89,0
90,0

90,0
77,0
10
78,0
86,0
83,0
87,0
81,0
74,0
11
69,0
84,0
80,0
85,0
77,0
75,0
12
Cả năm 78,0
85,5
85,7
85,0
84,9
76,7
Nguồn: Niên giám thống kê 2005-Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh
Độ bốc hơi
Lượng bốc hơi phân bố theo mùa khá rõ rệt: mùa khô và mùa mưa, ít biến
động theo không gian. Lượng bốc hơi trung bình trong tỉnh chiếm từ 65-70%
lượng mưa hàng năm. Lượng bốc hơi trong mùa khô khá lớn và ngược lại đối với
mùa mưa. Tại khu vực tỉnh Tây Ninh lượng bốc hơi trung bình năm như sau:
- Lượng bốc hơi trung bình trong năm


:1500mm

- Lượng bốc hơi trung bình trong mùa khô : 950mm
- Lượng bốc hơi trung bình trong mùa mưa : 540mm

15

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bảng 4: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm của tỉnh trong 20 năm qua
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm


Độ ẩm thấp nhất ( % )
30
34
33
38
36
50
51
53
57
48
39
35
-

Lượng bốc hơi nước ( mm )
167
157
195
172
114
91
90
94
77
76
100
156
1.488


Lượng bốc hơi trong những tháng mùa mưa khoảng 75 - 95mm, còn đối với
mùa khô lượng bốc hơi trong tháng tương đối cao khoảng 150 - 190mm. Điều này
gây nên tính trang hạn hán, thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô.
Chế độ gióù
-

Chế độ gió ở tỉnh Tây Ninh phản ánh rõ rệt độ hoàn lưu của gió mùa.
Hướng gió thịnh hành trong năm thay đổi theo mùa, khác nhau theo
cường độ và phạm vi hoạt động.

-

Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 12, là thời kì Tây Ninh chịu
ảnh hưởng khối không khí lạnh cực đới phía Bắc, hướng gió thịnh hành
trong các tháng này chủ yếu là hướng Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc. Tốc
độ gió trung bình từ 5- 7m/s, tần suất 25-45%

16

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG


HV: DƯƠNG THỊ HUYỀN

-

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Gió mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, là thời kì chịu ảnh hưởng các khối

không khí nóng ẩm ở phía Tây Nam. Tháng 5 hướng gió thịnh hành là
Đông Nam, từ tháng 6 đến cuối tháng 10 thịnh hành gió Tây Nam. Tốc
độ gió 3-5m/s, chiếm 35- 45%.

-

Giữa 2 mùa chính có một thời kì chuyển tiếp ngắn (tháng 3 và tháng 4)
xen kẽ gió mùa Tây Nam vá gió mùa Đông Nam.

Bảng 5: Tốc độ gió trung bình (m/s) theo các hướng gió chính trong tỉnh.
Tháng
Vận tốc gió trung bình ( m/s )
Hướng gió
1,6
Bắc
1
2,0
Đông- Nam
2
2,1
Đông- Nam
3
1,8
Đông
4
1,5
Nam
5
1,6
Tây-Nam

6
1,6
Tây-Nam
7
1,7
Tây-Nam
8
1,6
Tây-Nam
9
1,5
Nam
10
1,8
Bắc
11
1,7
Bắc
12
1,7
Cả năm
Nguồn: Báo Cáo Hiện Trạng Môi Trường tỉnh Tây Ninh năm 2005
Số giờ nắng
Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.400 - 2.600 giờ. Số giờ nắng có sự
tương phản sâu sắc giữa hai mùa trong năm: mùa khô nắng nhiều và mùa mưa
nắng ít.

17

GVHD: PGS - TS. HOÀNG HƯNG



×